CHƯƠNG 3 General Law

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1 . Những nhận định sau là đúng hay sai. Tại sao?
STT Loại Nội dung
Câu hỏi Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định
và chế tài

Nhận định này sai. Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ
3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.
1
Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp
năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có Bộ
phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà
không có bộ phận giả định và chế tài.
Câu hỏi Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc
Nhận định: SAI
Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, điều lệ của một tổ chức
2
cũng mang tỉnh bắt buộc đổi với thành viên của tổ chức đó. Điểm khác
biệt giữa quy phạm pháp luật với các quy phạm khác là có tính bắt
buộc chung
Câu hỏi Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp
Nhận định: SAI
3 Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có
tính giai cấp, điều này do tổn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

Câu hỏi Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật
Nhận định SAI
4
Một quy phạm pháp luật có thể được thể hiện trong nhiều điều luật
bằng cách viện dẫn đến điều luật khác
Câu hỏi Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả
định, quy định và chế tài
sai Theo logic chung thì trật tự một quy phạm pháp luật thể hiện lần
5
lượt là gia định, quy định và chế tài, tuy nhiên đây không phải là yêu
cầu bắt buộc mà trật tự của các bộ phận gia định, quy định và chế tài
trong một quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn
Câu 2: Anh chị hãy xây dựng các quy phạm sau:
- Hãy xây dựng mô ̣t quy tắc để chấm dứt tình trạng đi làm muộn trong công ty.
- Quy phạm về mặc đồng phục của cơ quan
- Quy phạm chấm dứt tình trạng hút thuốc nơi công cộng.
- Quy phạm chấm dứt tình trạng đi học trễ.
Câu 3. Anh chị hãy phân tích cơ cấu của các QPPL sau:
a. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy
có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
TL:Nếu thấy chỉ có nghĩa hẹp là thấy bằng mắt thì nhiều trường hợp không cứu giúp
người khác trong trường hợp không thấy (như nghe) không bị coi là phạm tội.

Ví dụ: Ông A đang ngồi chơi thì nghe một tiếng bùp và kêu cứu của em bé cách đó
10 mét, ông biết rõ em bé rơi xuống sông nhưng không thích cứu vậy là không chịu
quay lại (không thấy).

Vậy ông A có chịu chế tài theo khoản 1 điều 102 không?

Căn cứ Công văn 24/1999/KHXX, thì "Thấy" quy định trong Điều 102 Bộ luật Hình
sự hoặc là "mắt nhìn thấy" hoặc là tuy mắt không nhìn thấy nhưng "có đầy đủ căn cứ
biết rõ" người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện mà không cứu giúp dẫn đến chết người.

Như vậy, ông A phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 102 Bộ luật Hình sự
dù không “thấy bằng mắt”.
b. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hay nhờ cha mẹ quản
lý.
c. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ
chồng.

You might also like