Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC,

TÂM LÝ Y HỌC

Mục tiêu học tập:


1. Trình bày được khái niệm, các hiện tượng tâm lý học và tâm lý y học.
2. Trình bày được các hiện tượng tâm lý.
3. Trình bày được phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ, TÂM LÝ HỌC:


1. Khái niệm về tâm lý:
Tâm lý là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con
người. (Theo Tự điển tiếng Việt -1998). Tâm lý là hệ thống những hoạt động thay đổi lẫn
nhau, là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong não của con người.
Bất cứ hoạt động nào cũng có sự tham gia của yếu tố tâm lý, sự tồn tại tâm lý mang
tính chất độc đáo,bí ẩn…không cân, đông, đo, điếm trực tiếp được. Nó chính là nguyên nhân
động cơ cho hoạt động tâm lý người tại sao không thế này mà lại thế khác.
2. Các hiện tượng tâm lý:
2.1. Quá trình tâm lý:
 Quá trình nhận thức: Phản ánh các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan
bằng các cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
 Thái độ:Thái độ là thành tố quan trọng tạo nên ý thức, là những rung cảm, cảm nghĩ
dẫn đến hành động, hành vi tương ứng với những đối tượng được nhận thức.
 Tình cảm, cảm xúc: Cảm xúc là sự hình thành thái độ hiện thực. Biểu hiện cảm xúc:
vui, buồn, yêu thương, căm ghét, giận hờn…
 Quá trình ý chí: Là biểu hiện hành động có ý thức nhằm thực hiện một nhiệm vụ đã
đặt ra, có kèm theo sự khắc phục khó khăn. Biểu hiện ý chí: ham muốn, tham vọng, đấu
tranh tư tưởng…
2.2. Trạng thái tâm lý:
Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, thường ít biến động
nhưng lại chi phối các quá trình tâm lý. Đó là các biểu hiện về tâm trạng, trạng thái chú ý,
trạng thái trầm lắng, ganh đua, đố kỵ… Để giúp quá trình nhận thức có kết quả rõ ràng,
thường có trạng thái chú ý kèm theo.
2.3. Thuộc tính tâm lý:
Là hiện tượng tâm lý tương đối bền vững, chi phối các quá trình tâm lý và trạng thái tâm
lý. Thuộc tính tâm lý thành 4 nhóm: Tính cách, năng lực, khí chất, xu hướng.
 Tính cách: Thể hiện thái độ, hành vi của mỗi cá nhân đối với thế giới xung quanh

1
và bản thân như: lòng nhân đạo, tình yêu lao động, tính kiên trì, lòng dũng cảm…Những
phẩm chất như: trung thành hay phản bội, thật thà hay giả dối, siêng năng hay lười biến,
kiêu ngạo hay khiêm tốn, dũng cảm hay hèn nhát…được gọi là những nét tính cách của con
người.
 Năng lực: Thể hiện khả năng của mỗi cá nhân có thể làm được gì, làm đến mức
nào…trên mỗi lĩnh vực cuộc sống, nó thể hiện tài năng của mỗi con người.
 Khí chất: Là sự biểu hiện về cường độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý trong hành
vi, cử chỉ lời nói. Nó thể hiện sắc thái bên ngoài của đời sống con người, tinh thần của con
người. Nó bao gồm các thuộc tính như: Linh hoạt (hăng hái), nóng nảy, bình thản (điềm
tỉnh), ưu tư. Theo Carl Jung: Khí chất có thể chia làm 2 loại:
 Người hướng ngoại: là loại người hay quan tâm những gì xảy ra chung quanh mình
hơn là tư tưởng tình cảm của chính mình. Là loại người “ Ruột để ngoài da” sẳn sàng nói
cho người khác biết tư tưởng tình cảm, quan điểm của mình về mọi vấn đề.
 Người hướng nội: điềm tỉnh và ưu tư, ít bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình, khi cần chỉ
tiết lộ với bạn thân, tri kỷ. Thích tỉnh táo, thích cái đã quen thuộc, sống nội tâm, không
thích phô trương.
Trong thực tế ít có người nào có đơn thuận một kiểu khí chất mà thường có sự pha
trộn những khí chất với nhau. Khi đánh giá khí chất của một người cần căn cứ vào loại khí
chất nào nổi bậc nhất ở họ. Không có loai khí chất nào tốt hoặc xấu hoàn toàn, mỗi cách có
những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, cần hiểu rõ khí chất của mỗi người, những ưu, nhược
điểm của từng loại khí chất để phân công và đối xử hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của họ.
 Xu hướng: Thể hiện phương hướng, chiều hướng phát triển của con người. Nó biểu
hiện nhu cầu, hứng thú, sở thích, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan…. của mỗi cá nhân.
II. KHÁI NIỆM VỀ TÂM LÝ Y HỌC
1. Tâm lý học y học:
 Tâm lý học y học còn gọi là tâm lý học lâm sàng là tâm lý học ứng dụng vào y học
(một ngành hẹp của tâm lý học). Đối tượng của tâm lý học y học là nghiên cứu các đặc
điểm đa dạng và phong phú của hoạt động tâm lý người bệnh, cán bộ y tế và các yếu tố ảnh
hưởng.
 Tâm lý học y học được hình thành và phát triển do đòi hỏi của y học, nhằm giải
quyết những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của y học thuần tuý, những mối quan hệ giữa
tâm lý và bệnh, giữa thành phần sinh vật ( sinh lý) và thành phần xã hội trong hoạt động của
con người.
2. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học
Phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp thực nghiệm, phương
pháp trắc nghiệm (Test).

2
Các phương pháp được sử dụng phối hợp đê bổ trợ cho nhau. Quan sát và trò chuyện
không thể tách rời nhau. Thông qua quan sát và trò chuyện sẽ phát hiện những vấn đề cần
phải thực nghiệm. Kết hợp với kết quả trắc nghiệm sẽ là cơ sở tốt cho việc phân tích kết quả
thực nghiệm. Tổng hợp cả 4 phương pháp sẽ cho ta nhận định chính xác tâm lý ngưòi bệnh.
 Khi tiến hành công tác khám, điều trị và chăm sóc toàn diện cho người bệnh, người
thầy thuốc và cán bộ y tế cần thực hiện một số công việc sau:
 Tìm hiểu không chỉ ca bệnh mà cả người bệnh.
 Thầy thuốc và cán bộ y tế có nhiệm vụ góp phần với gia đình, lãnh đạo cơ
quan, xí nghiệp và xã hội tạo điều kiện tốt cho cuộc sống của người bệnh, chứ không phải
đơn giản là kê đơn, làm các thủ thuật điều trị. Chỉ quan tâm đến các vấn đề y sinh học là
chưa làm tròn bổn phận.
 Mỗi lời nói, cử chỉ của người thầy thuốc, các qui định của các cơ sở y tế đều tác
động sâu sắc đến tâm lý người bệnh. Ngược lại, người bệnh cũng tác động lên tâm lý người
thầy thuốc, nhiều khi gây những phản ứng bất lợi.
 Vì vậy các cơ sơ y tế, cán bộ y tế cần biết tìm ra nó để tránh những tác động không
tích cực đến tâm lý bất lợi cho bệnh nhân cũng như cho bản thân mình.

You might also like