HC L N Bu NG Tim - Thay Tan

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

CHƯƠNG 2

HỘI CHỨNG LỚN CÁC BUỒNG TIM


TRÊN ECG

TS. LÊ CÔNG TẤN


BM NỘI – ĐHYK PHẠM NGỌC THẠCH

THÁNG 7 - 2014
KHÁI NIỆM
Hội chứng lớn các buồng
tim bao gồm các tình trạng:
+ Dày (Hypertrophy) lớp cơ tim.
+ Hoặc giãn (Enlargement) các
buồng tim.
Khi các buồng tim làm việc
quá sức (tăng gánh) thì thường
vừa bị dày vừa bị giãn
-Nếu tăng gánh tâm thu:
thường bị dày trước, giãn sau.
-Nếu tăng gánh tâm trương:
thường bị giãn trước, dày sau.
A. Volume overload (diastolic overload)
B. Pressure overload (systolic overload)
KHÁI NIỆM
Điện tâm đồ giúp chẩn
đoán lớn các buồng tim, nhưng
không phải khi nào cũng phù hợp
với thực tế, mà có nhiều trường
hợp dương tính giả hoặc âm tính
giả. Do đó, bao giờ cũng phải kết
hợp thêm với siêu âm tim, X
quang tim phổi …
Khi lớn buồng tim, trên
điện tâm đồ:
- Có sự gia tăng về điện thế.
- Thời gian khử cực dài hơn.
- Có sự dịch chuyển vector khử
cực.
1. HỘI CHỨNG LỚN NHĨ

Xung động từ nút xoang phát ra sẽ khử cực nhĩ phải


trước nhĩ trái khoảng 0,04s. Sự kết thúc quá trình khử cực nhĩ
trái là kết thúc quá trình khử cực nhĩ.
→ Nhĩ phải lớn: tăng biên độ sóng P, nhưng không kéo dài thời
gian sóng P.
→ Nhĩ trái lớn: tiêu chuẩn chính là thời gian sóng P kéo dài.
1.1. HỘI CHỨNG LỚN NHĨ PHẢI
1.1. HỘI CHỨNG LỚN NHĨ PHẢI
TIÊU CHUẨN:
- P cao >0,25 mV, nhọn, đối xứng, thường ở các
chuyển đạo DII, DIII, aVF.
- Ở V1, sóng P 2 pha +/-, với pha dương >0,03s.
- Trục của sóng P hơi lệch sang phải (trong khoảng
+75˚ đến +90˚), làm cho sóng P có thể không ưu thế ở
DII mà là ở DIII và aVF.
- Thời gian của sóng P không kéo dài.
Thường gặp trong:
-Tâm phế mạn (P phế)
-Bệnh tim bẩm sinh: bệnh Fallot, hẹp động mạch phổi,
thông liên nhĩ và hẹp hay hở van ba lá.
1.1. HỘI CHỨNG LỚN NHĨ PHẢI

DII: sóng P cao 4 mm


V1: P 2 pha, pha dương > pha âm.
1.2. HỘI CHỨNG LỚN NHĨ TRÁI
1.2. HỘI CHỨNG LỚN NHĨ TRÁI
Tiêu chuẩn:
- Sóng P >0,12s
- Sóng P 2 đỉnh, khoảng cách giữa 2 đỉnh >0,04s,
xuất hiện rõ ở DI, DII, aVL.
- Ở V1, sóng P 2 pha +/-, với pha âm >0,04s.
- Trục sóng P lệch trái, trong khoảng -30˚ đến -90˚.
Thường gặp trong:
– Hẹp hai lá (P hai lá), hở hai lá.
– Hở động mạch chủ.
– Tăng huyết áp.
1.2. HỘI CHỨNG LỚN NHĨ TRÁI

DII: sóng P rộng > 0,16 sec


V1: P 2 pha, pha âm > pha dương.
1.2. HỘI CHỨNG LỚN NHĨ TRÁI

DII: sóng P rộng > 0,14 sec


V1: P 2 pha, pha âm > pha dương.
1.3. HỘI CHỨNG LỚN HAI NHĨ
DII V1
1.3. HỘI CHỨNG LỚN HAI NHĨ
- DII: P vừa rộng (≥ 0,12s) vừa cao (≥ 2,5mm)
- V1: P 2 pha +/- với cả 2 pha đều rộng và dày cộm

AAAAA
2. HỘI CHỨNG LỚN THẤT
2.1. HỘI CHỨNG LỚN THẤT PHẢI
Thường gặp trong:
-Hẹp hai lá
-Tâm phế mạn
- Thứ phát sau suy tim trái
-Và nhiều bệnh tim bẩm sinh có tím (Fallot, đảo
gốc động mạch, thân động mạch chung) và không
tím (hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông
liên thất, ống động mạch đã có tăng áp phổi).
2.1. HỘI CHỨNG LỚN THẤT PHẢI
+ Trục phải
+V1, V2: R>S
– R ≥7mm và có thể bằng S
(dạng RS) hay lớn hơn S
(dạng Rs) hay mất hẳn S
(dạng “R” thường gặp trong
Fallot).
– Nhánh nội điện tới trên
0,03s hay 0,035s.
+ DI, V5, V6: S>R sóng S
sâu hơn bình thường và lớn
hơn sóng R.
+ Vùng chuyển tiếp: vùng chuyển tiếp dịch sang trái (V5: sóng S
ưu thế).
+ STT trái hướng với QRS
2.1. HỘI CHỨNG LỚN THẤT PHẢI
2.1. HỘI CHỨNG LỚN THẤT PHẢI
2.2. HỘI CHỨNG LỚN THẤT TRÁI
Thường gặp trong:
– Tăng huyết áp.
– Hở hay hẹp động mạch chủ.
– Hẹp eo động mạch chủ.
– Hở hai lá
– Còn ống động mạch
– Phồng động tĩnh mạch
– Bệnh mạch vành…
2.2. HỘI CHỨNG LỚN THẤT TRÁI
+ Trục trái
+V5, V6:
– R >25-30mm.
– Nhánh nội điện muộn >0,045s.
+V1, V2:
– S sâu >25 mm.
– R bé đi, có khi mất hẳn,
→ phức bộ QRS có dạng QS.
+ STT trái hướng với QRS
+ Vùng chuyển tiếp: dịch sang
phải → ở V3 hoặc V3-V2 có
sóng R chiếm ưu thế
+ Các chỉ số:
– Sokolov – Lyon: R V5 + S V2 ≥ 35mm.
– Cornell: * Nữ: R ở aVL + S V3 ≥ 20mm.
* Nam: R ở aVL + S V3 ≥ 28mm.
2.2. HỘI CHỨNG LỚN THẤT TRÁI
2.2. HỘI CHỨNG LỚN THẤT TRÁI
+ Tăng gánh tâm thu thất trái (dày):
Các tiêu chuẩn trên + có thêm các tiêu chuẩn sau:
- T âm sâu không đối xứng trên V5, V6
- T dương cao không đối xứng trên V1, V2
2.2. HỘI CHỨNG LỚN THẤT TRÁI
+ Tăng gánh tâm thu thất trái (dày):
Các tiêu chuẩn trên + có thêm các tiêu chuẩn sau:
- T âm sâu không đối xứng trên V5, V6
- T dương cao không đối xứng trên V1, V2
2.2. HỘI CHỨNG LỚN THẤT TRÁI
+ Tăng gánh tâm trương thất trái (dãn):
- ST đẳng điện hoặc chênh xuống ít
- T luôn dương, không đối xứng trên V4, V5, V6
2.2. HỘI CHỨNG LỚN THẤT TRÁI
+ Tăng gánh tâm trương thất trái (dãn):
- ST đẳng điện hoặc chênh xuống ít
- T luôn dương, không đối xứng trên V4, V5, V6
2.3. HỘI CHỨNG LỚN HAI THẤT
Trong các bệnh có hai tổn thương đồng thời tác động lên
hai thất. Ví dụ:
- Bệnh hai lá
- Bênh động mạch chủ
- Tâm phế mạn kèm tăng huyết áp.
ECG: Sự lớn hai thất sẽ gây ra những thay đổi điện tâm
đồ phức tạp. Ngược lại với tình trạng lớn cả 2 nhĩ, hình
ảnh điện tâm đồ chỉ là sự phối hợp đơn giản của cả lớn
nhĩ phải và nhĩ trái. Trong trường hợp lớn 2 thất, dấu hiệu
của lớn thất này sẽ che dấu hình ảnh của lớn thất kia.
2.3. HỘI CHỨNG LỚN HAI THẤT
Tiêu chuẩn chẩn đoán lớn 2 thất:
•Ở các chuyển đạo V3, V4 phức bộ thất có dạng hai pha
RS với biên độ rất cao (khoảng 50 mm).
•Tiêu chuẩn điện thế thỏa lớn thất trái trên các chuyển đạo
trước tim + trục phải ở các chuyển đạo chi.
•Sóng s nhỏ ở V1 + S rất sâu ở V2
•Tiêu chuẩn điện thế thỏa lớn thất trái trên các chuyển đạo
trước tim + sóng R cao ở các chuyển đạo trước tim phải
(V1, V2)
•Dấu hiệu lớn nhĩ trái + bất kỳ tiêu chuẩn nào của lớn thất
phải.
•Sóng R cao ở tất cả các chuyển đạo trước tim.
2.3. HỘI CHỨNG LỚN HAI THẤT
2.3. HỘI CHỨNG LỚN HAI THẤT
DI V1

You might also like