Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHÍ PHÈO

Nhà văn Lê Định Kỵ từng nói: “Trong văn xuôi trước cách mạng,chưa có ai có được
ngòi bút sắc sảo,gân guốc soi mói như của Nam Cao”. Nam Cao – cái tên đã để lại cho nền
văn học VN những dấu ấn không thể xóa mờ trong lớp bụi mờ của thời gian. Với quan điểm
nghệ thuật mới mẻ, tiến bộ ông luôn tôn trọng, đề cao giá trị nhân đạo, xem đó là linh hồn
làm nên giá trị 1 tác phẩm. “Chí Phèo” là tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu phản ánh xã hội bấy
giờ và thể hiện thái độ phê phán xã hội thực dân phong kiến độc ác, bất nhân ấy. Nhân vật
cùng tên Chí phèo – “con quỷ dữ làng Vũ Đại” người nông dân lương thiện bị đàn áp đến bần
cùng hóa, lưu manh hóa. Sự xuất hiện của Thị Nở đã hé mở cánh cửa lương tri, đánh thức bản
chất lương thiện và kêu gọi nỗi niềm khao khát lương thiện trong hắn.
"Chí Phèo" có tên là "Cái lò gạch cũ", khi in lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là "Đôi
lứa xứng đôi". Đến khi in lại trong tập "Luống cày", tác giả đặt lại là "Chí Phèo". Đây là kiệt
tác trong văn xuôi VN hiện đại, có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ
trình độ nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao. Với chủ đề “người nông dân”, đã có rất nhiều tác
phẩm tiêu biểu như “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” – Nguyễn Công Hoan,.. Nên
đây là một thử thách lớn với nhà văn, “khơi những nguồn chưa ai khơi”, đã tạo nên thành
công rực rỡ của tác phẩm đồng thời khẳng định tên tuổi của mình. Ông miêu tả chân thực
cuộc sống nghèo khổ, tuổi nhục của những người nông dân nghèo, chủ yếu đi sâu vào những
đau đớn trong tâm hồn họ qua miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế mà phức tạp. Qua đó, kết án
cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác, tâm hồn người nông dân lao động và đồng thời khẳng
định bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.
Sự ra đời của Chí phèo có thể nói là màn mở đầu của chuỗi bi kịch đời hắn. Hắn
không có “giấy khai sinh”- không cha không mẹ, bị bỏ rơi ở “lò gạch cũ” hoang vắng. Ngay
từ nhỏ, đã được truyền tay từ nhà này sang nhà khác. Lớn lên, khi biết lao động, hắn đã cày
thuê cuốc mướn làm ăn rất chăm chỉ, hỉền lành, có ước mơ rất dỗi là bình dị hạnh phúc. Khi ở
đợi nhà Bá Kiến, do ghen tuông nên ông ấy đẩy hắn vào tù. Chính nhà tù đã tha hoá hắn,
khiến một Chí phèo hiền lành lương thành một “con quỷ làng vũ đại”. Nhưng trong trái tim
hắn vẫn len lỏi một thứ ánh sáng nhiệm màu - ánh sáng lương tri. Một nhân vật khác Thị Nở -
người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”. Một buổi tối bên bờ sông, dưới ánh trăng rười rượi chỉ
làm khơi dậy thứ tình yêu mang tính bản năng con người. Và cuộc gặp gỡ định mệnh của 2
con người dưới cùng đáy xã hội này đã thu hút hấp dẫn lẫn nhau, họ đã yêu nhau dù chỉ là
một khoảnh khắc. Thị xem Chí như một con người bình thường như bao người khác, thấy
thương cho con nguời đau ốm nằm cong queo một mình, cho hắn tình thương, sự ấm áp. Lần
đầu tiên sau bao con say hắn thật sự ‘tỉnh’, trong đêm trăng ấy với tình yêu “bát cháo hành”
đã làm sống dậy “phần người” trong Chí, được hồi sinh trong khát vọng hiền lương.
Tỉnh sau cơn say dài, Chí bắt đầu mở rộng các giác quan để đón nhận cuộc sống đầy
đủ ánh sáng, âm thanh trong tâm trạng xốn xang khác lạ sau một đêm ốm thập tử nhất sinh.
Lần đầu nhận ra “Mặt trời đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ", “nghe chim ríu rít”,
“tiếng cười nói của những người đi chợ”, tiếng “anh thuyền chài gõ mái chèo”. Những âm
thanh rất quen thuộc, bình dị nhưng với hắn lại xa lạ biết bao vì hắn bị mù diết về tâm hồn
bởi chưa bao giờ hắn hết say. Hắn thấy lòng “bâng khuâng” và “mơ hồ buồn”. Nhớ về quá
khứ - một Chí phèo có lòng tự trọng, có ước mơ, biết phân biệt xấu xa thấp hèn với tình yêu
chân chính, từng tuyên bố “Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn
là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh”. Một quá khứ rất đẹp nhưng giờ chỉ
còn trong hồi ức, không thể quay lại được. Đối mặt với hiện tại tàn nhẫn, hắn lắng nghe tiếng
nói của cơ thể với những cảm giác rất thực “thấy miệng đắng’, “chân tay bủn rủn”, dư âm sau
trận ốm đêm trước cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự xuống dốc về sức khỏe của hắn.
Nhớ lại quãng hắn thấy hối hận nhưng mọi thứ đều đã muộn khi Chí đã ở “cái dốc bên kia
của cuộc đời”. Nhìn về tương lai, với cái hiện tại này hắn dường như “đoán trước được” quá
nhiều điều bất hạnh. Nào là “tuổi già”, “đói rét, ốm đau” và “cô độc”. Với hắn “cô độc còn
đáng sợ hơn”, bởi từ nhỏ đã mất tình thương của mẹ, ra tù lại bị xã hội ghẻ lạnh, xa lánh.
Hoàn cảnh bất hạnh, không ai dạy hắn cách yêu và chính Thị Nở và “Bát cháo hành” đã
khiến hắn có những cảm xúc, khát khao đầu tiên đúng với bản chất phần “người” trong Chí.
Tâm trạng Chí Phèo được đẩy lên cao hơn khi đón nhận “bát cháo hành” từ tay Thị Nở. Hắn
ngạc nhiên vì “Xưa này nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là
giật cướp”, lâu lắm rồi không được coi làm người, thế giờ lại được “săn sóc bởi một bàn tay
đàn bà” một cách âu yếm và ân cần đến vậy. Khác với Bà Ba – người đem đến sự nhục nhã
đau đớn, thì Nở đã dành tất cả tình cảm, sự thương yêu chăm sóc cho hắn. Hắn cảm động
“thấy mắt hình như ươn ước”

You might also like