Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

Tiểu sử
- Hoàng Tuấn Anh ( sinh năm 1985, tại TP.HCM), hiện là Tổng giám đốc công
ty Vũ Trụ Xanh, đơn vị phân phối khóa điện tử thông minh PHGLock khu vực
Đông Nam Á.
- Anh du học ở Úc từ lúc 15 tuổi và tốt nghiệp kỹ sư ngành xây dựng. Anh có
nhiều năm làm việc ở nước này trước khi về khởi nghiệp ở VN.
- Với phát minh máy ATM gạo, Hoàng Tuấn Anh không chỉ được truyền thông
trong nước chú ý mà tên của anh còn có mặt trên nhiều báo đài nổi tiếng như
CNN, Reuters… Anh cũng được nhận thư khen của Phó chủ tịch nước Đặng
Thị Ngọc Thịnh và Bằng khen của UBND TP.HCM cho người sáng chế “ATM
gạo” hỗ trợ những người dân có hoàn cảnh khó khăn trước đại dịch Covid-
19.

II. “ATM gạo” hỗ trợ người khó khăn


- Tháng 3/2020, trong đợt Việt Nam giãn cách xã hội lần thứ nhất do Covid-19,
trên trang cá nhân của mình, Hoàng Tuấn Anh bày tỏ mong muốn được mọi
người chung tay phát 100 tấn gạo đến người nghèo. Với ưu thế là DN trong
lĩnh vực kỹ thuật, anh quyết định sáng tạo một chiếc máy phát gạo, sao cho
người nhận gạo không phải chen lấn xô đẩy, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh
lẫn nhiều hệ lụy khác. Sau ít ngày miệt mài, chiếc “ATM gạo” đầu tiên đã ra
đời, đặt tại đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP HCM.
- “Tôi lo một số người bị ảnh hưởng, vì thiếu ăn mà có thể “làm bậy”, vi phạm
pháp luật. Tôi nghĩ mình phải làm gì đó để giúp những người khó khăn, góp
phần nhỏ bé ổn định xã hội. Tôi gọi sáng chế là “cây ATM gạo” vì mọi người
có thể lấy gạo từ đó, hoàn toàn “bình đẳng” khi đối mặt với chiếc máy”, anh
cho biết.
- “ATM gạo” hoạt động theo nguyên lý gạo được đổ vào phía bên trong máy,
dẫn ra ngoài qua một đường ống. Bên ngoài lắp đặt nhiều máy “rút gạo” với
khoảng cách an toàn. Thiết bị chính của ATM gạo là chuông thông minh và
van tự động. Khi có người đến nhận, ấn nút thì cảm biến chuyển động kích
hoạt hệ thống trên điện thoại và gạo sẽ chạy ra từ bồn chứa phía trên. Người
đến nhận gạo được yêu cầu đứng vào các vị trí đánh dấu để xếp hàng cách
nhau 2m, được nhân viên vận hành máy hướng dẫn rửa tay sạch sẽ và nhận
gạo. Mỗi lần nhấn nút, mỗi người được nhận 1,5kg gạo, không lấy quá 2
lần/ngày và có thể “lập trình” để thay đổi số lượng gạo và số lượt.
- Sau khi ra đời, “ATM gạo” nhanh chóng trở thành một “hiện tượng”. Trong
ngày đầu tiên vận hành, 1 tấn gạo đã đến tay hơn 500 người nghèo. Trong
năm 2020, “ATM gạo” đã có mặt tại hầu hết các quận trên địa bàn TP HCM,
nhiều tỉnh, thành trên cả nước như Hà Nội, Bình Thuận, Bình Dương, Đà
Nẵng, Lâm Đồng…
- Đến nay, “ATM gạo” đã nhận được sự chung sức của hàng chục ngàn “mạnh
thường quân”, có người góp hàng trăm tấn gạo, có người âm thầm chở đến
một, vài bao. Hoàn cảnh khác nhau nhưng họ gặp nhau ở tấm chân tình dành
cho những phận đời khốn khó hơn mình.
- Khi “ATM gạo” mới đi vào hoạt động, Hoàng Tuấn Anh đã tâm sự về một
“giấc mơ xa”, đem “ATM gạo” đi khắp thế giới, để Việt Nam được biết đến
như nước đầu tiên phát minh ra chiếc máy này. Đó không còn là giấc mơ.
Thông qua các cơ quan chức năng, “ATM gạo” đã được trao tặng cho 10
nước Đông Nam Á và tiếp tục đến với nhiều nước khác.

III. ATM oxy - “Trao oxy - nối dài sự sống”


- Những ngày đầu tháng 8/2021, TP HCM đang trong tâm dịch, Hoàng Tuấn
Anh lại đôn đáo ngược xuôi để “ATM oxy” đi vào hoạt động.
- Thực tế cho thấy khi dịch bùng phát, nhiều nước xảy ra tình trạng khan hiếm
oxy, TP HCM đang có những bệnh nhân F0 tự cách ly, điều trị tại nhà cần
được cung cấp oxy khi trở nặng. Nhưng số tài xế giao hàng công nghệ hạn
chế vì phải gánh đơn giao hàng toàn TP, xe của các trung tâm sang chiết oxy
quá tải…
- Với “ATM oxy”, bệnh nhân cần đổi bình oxy có thể liên hệ đường dây nóng
0796. 555.564. Các tình nguyện viên sẽ chở oxy bằng xe máy đến tận nhà.
Với người chưa có bình và hoàn cảnh khó khăn, ATM oxy sẽ cho mượn miễn
phí.
- Ngoài việc hỗ trợ các bệnh nhân, F0 tại nhà, trong giai đoạn 2 “ATM oxy” sẽ
hỗ trợ đổi bình oxy miễn phí cho các bệnh viện với số lượng 5.000 - 10.000
bình. Tại các hệ thống bệnh viện và cơ sở y tế, số lượng bình oxy y tế hiện
không nhỏ. Thông thường các đơn vị 5-7 ngày mới thay vỏ bình một lần, nên
sẽ có 5-6 bình để không (một bình 40 lít dùng được 4-24 tiếng đồng hồ). ATM
oxy sẽ tăng cường đội xe đổi oxy hàng ngày cho các bệnh viện để nâng công
suất sử dụng các bình lên 3-4 lần.
- Giai đoạn 3, “ATM oxy” sẽ cho các bệnh viện mượn để sau này TP HCM
giảm dịch có thể hỗ trợ các tỉnh, thành khác trên cả nước. Giai đoạn tiếp theo
sẽ cần bổ sung đến bình nhập khẩu.
- Nhóm của Hoàng Tuấn Anh đã nhận được vài trăm cuộc gọi của các F0, F1
muốn đổi và mượn bình oxy. Với số lượng lớn như trên, Tuấn Anh thừa nhận
hệ thống đang quá tải. Tuy nhiên, dự án đã nhận được sự hỗ trợ từ Hội
doanh nhân trẻ TP HCM và đã kêu gọi được số tiền lên đến cả tỷ đồng. Nhờ
vậy, nhóm sẽ triển khai nhanh thêm nhiều trạm khác để khắc phục tình trạng
quá tải này.
- Xuất phát từ 90 bình oxy loại 8 lít ban đầu và triển khai tại các trạm ở quận
đoàn trên địa bàn quận 7, quận 8, quận 10, quận Tân Phú, quận Bình Tân và
huyện Bình Chánh... mô hình sẽ mở rộng lên khoảng 900 bình với khoảng 24
trạm “ATM oxy” được triển khai để hỗ trợ công tác điều trị Covid-19 trên địa
bàn TP HCM.

You might also like