Vai Trò Của Chiến Khu Rừng Sác Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước (1954 1975)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI HIẾU PHƯỚC

VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC


TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành Phố Hồ Chí Minh, 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI HIẾU PHƯỚC

VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC


TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM


MÃ SỐ: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS.NGUYỄN ĐỨC HÒA

TP. HỒ CHÍ MINH, 2012


3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài “Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)”, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc đến các Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa sau đại học, khoa lịch sử trường đại học
Vinh, Phòng Tài Nguyên Quân khu 7… đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến
quý báu cho tôi trong quá trình viết luận văn.
Đặc biệt, cho phép tôi được bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn đối với TS
Nguyễn Đức Hòa - người đã truyền lòng đam mê nghiên cứu và cho tôi ý
tưởng hay, chỉ bảo cho tôi cách thức dễ tiếp cận những giá trị khoa học. Xin
cảm ơn các thầy (cô) phản biện đã đọc và có những nhận xét giúp tôi hoàn
thiện đề tài của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường THCS Chi Lăng và các
đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Mặc dù rất cố gắng và tâm huyết với đề tài, song chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự lượng thứ, góp ý kiến
của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Mai HIếu Phước


4

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................6
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu...........................................6
5.1 Cơ sở lí luận.......................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................6, 7
6. Đóng góp của luận văn........................................................................7
7. Bố cục của luận văn.............................................................................8
B. NỘI DUNG........................................................................................9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG
SÁC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP...............................9
1.1. Vị trí chiến lược của khu vực Rừng Sác.......................................9
1.2. Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp.
1.2.1. Vai trò hậu cứ cho phong trào cách mạng miền Nam.................15
1.2.2. Vai trò bàn đạp trong kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn..........23
1.2.3. Vai trò của nhân dân Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp......34
Tiể u kế t chương 1..................................................................................36
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1964)...................................38
2.1. Yêu cầu lịch sử tái lập chiến khu Rừng Sác...............................38
2.1.1. Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.......38
5

2.1.2. Yêu cầu tái lập chiến khu cách mạng ở miền Nam và Rừng Sác....47
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, lực lượng tác chiến của chiến khu Rừng Sác....50
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức, lực lượng chiến khu Rừng Sác.......................50
2.1.3.2. Vai trò của nhân dân trong việc xây dựng, bảo vệ chiến khu Rừng Sác
...............................................................................................................54
2.2. Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Mỹ
1954 – 1964...........................................................................................60
2.2.1. Vai trò hậu cứ của chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước..........................................................................................61
2.2.2. Góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của
Mỹ - Ngụy (1961-1965).........................................................................64
Tiể u kế t chương 2..................................................................................66
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1965 – 1975)............68
3.1. Bối cảnh lịch sử của chiến khu Rừng Sác (1965 – 1975)...........68
3.2. Vai trò của chiến khu Rừng Sác (1965 – 1975)..........................69
3.2.1. Vai trò hậu cứ của chiến khu Rừng Sác......................................69
3.2.2. Vai trò bàn đạp của chiến khu Rừng Sác trong việc đánh
bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
(1965 – 1968).........................................................................................94
3.2.3. Quân dân Rừng Sác trong tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1968......100
3.2.4.Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong việc đánh bại chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1969)..........................101
3.2.5. Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong Đại thắng mùa xuân năm 1975
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước..........................................107
Tiể u kế t chương 3................................................................................109
C. KẾT LUẬN....................................................................................110
6

TÀ I LIỆU THAM KHẢO.................................................................116


PHỤ LỤC
7

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu Chữ viết tắt


TS Tiến sĩ
TP Thành phố
NXB Nhà xuất bản
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH, XHCN Chủ nghĩa xã hội, xã hội chủ nghĩa
KHKT, KHCN Khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ
VN Việt Nam
EU Liên minh châu Âu
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
DL Du lịch
SX Sản xuất
8

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hàng chục năm nhưng những chiến
công và những điều bí mật liên quan đến những cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước thần thánh của dân tộc vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà sử học. Khi Mỹ tiến hành cuộc chiến
tranh xâm lược, cách mạng miền Nam đã gặp muôn ngàn khó khăn thử thách
khi ta phải đối mặt với một kẻ thù mạnh có nhiều vũ khí và phương tiện chiến
tranh hiện đại. Trong chiến tranh cách mạnh Việt Nam, việc xây dựng căn cứ
địa kháng chiến ở những vùng nông thôn, miền núi trở thành yêu cầu bức thiết
mang tính sống còn, nhất là khi mà chỗ đứng chân của lực lượng cách mạng ở
vùng đô thị gặp rất nhiều khó khăn trở ngại.

Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ bao đời nay,
cộng với nghệ thuật chỉ đạo cách mạng tài tình của Đảng, những căn cứ địa
kháng chiến đã được hình thành thuộc phạm vi các vùng nông thôn, miền núi
là nơi có địa thế hiểm trở, có điều kiện gắn bó mật thiết với nhân dân và đó
cũng là nơi mà những cơ sở hành chính, quân sự của địch còn yếu, do địch
khó có thể vươn tới để quản lý, kiểm soát chặt chẽ được các nơi này. Chiến
khu Rừng Sác ra đời cũng tuân theo những quy luật ấy.

Ra đời ngay từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Rừng Sác chiếm vị trí nằm án ngữ yết hầu Sài Gòn – Gia Định và trở thành
nơi đọ sức quyết liệt giữa kẻ thù hùng mạnh với lực lượng vũ trang cách
mạng. Trên chiến trường Nam Bộ, kẻ thù đã dồn những nổ lực cao nhất việc
tấn công, tiêu diệt, nhưng chúng không thể xóa nổi chiến khu Rừng Sác.
Chiến khu Rừng Sác vẫn tồn tại một cách hiên ngang ngay sát nách hang ở
9

của kẻ thù và liên tiếp gây cho chúng những đòn chí mạng. Biết bao nhiêu mồ
hôi, xương máu của bộ đội Rừng Sác đã đổ xuống để góp phần cho thắng lợi
huy hoàng của dân tộc ta hôm nay.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ rằng có nhìn và đánh giá đúng
quá khứ của mình một dân tộc mới đủ bản lĩnh đi vào tương lai, trân trọng quá
khứ chính là trân trọng sự thật. Lời nhận xét ấy là sự đánh giá xứng đáng cho
đồng bào chiến sĩ miền Nam nói chung và lực lượng vũ trang Rừng Sác nói
riêng.

Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chiến khu Rừng Sác
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là việc làm cần thiết, vừa là vấn đề
khoa học vừa là vấn đề thực tiễn có ý nghĩa chính trị sâu sắc góp phần phục
dựng lại hình ảnh chân thực những đóng góp của chiến khu Rừng Sác trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc và cũng là cách đền ơn đáp nghĩa đối với sự hy sinh
anh dũng của biết bao ngườu anh hùng của chiến khu Rừng Sác trong sự
nghiệp cách mạng của dân tộc.

Tưởng nhớ về các chiến sĩ Rừng Sác, tri ân họ là nhiệm vụ và là đạo lý


của mỗi con người chúng ta hôm nay và mai sau. Đó là lí do tôi chọn Chiến
khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước làm đề tài tốt
nghiệp cao học của mình.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Luận văn đặt ra mục đích nghiên cứu là làm rỏ quá trình hình thành,
phát triển cũng như vị trí, vai trò của đồng bào chiến sĩ chiến khu Rừng Sác
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).

Qua đó, luận văn muốn tái hiện một cách chân thực những chiến công,
những đóng góp của lực lượng vũ trang Rừng Sác đối với chiến trường Đông
Nam Bộ nói riêng cũng như đối với cách mạng miền Nam nói chung.
10

Luận văn còn đánh giá sức mạnh lịch sử của chiến khu Rừng Sác đối
với chiến thắng chống Mỹ xâm lược của nhân dân Đông Nam Bộ.

3. LICH
̣ SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Gắn với quá trình hình thành và phát triển của chiến khu Rừng Sác đã
có nhiều tác giả, tác phẩm phản ánh về vị trí, vai trò, hoạt động cùng những
chiến công của nhân dân và lực lượng vũ trang Rừng Sác.

Tác phẩm của Lương Văn Nho, Chiến khu Rừng Sác, NXB Đồng Nai,
1983 đã mô tả một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển của chiến
khu Rừng Sác suốt từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống
Mỹ. Bên cạnh ấy, tác giả còn làm hiện rỏ nơi đây là một vùng đất đầy những
cam go thử thách với con người mà đôi khi phải trả giá bằng chính tính mệnh
của mình. Ngoài việc phải đối diện với kẻ thù hung bạo Mỹ - Ngụy ở bên kia
chiến tuyến hơn hẳn mình về mặt quân số, trang bị phương tiện chiến tranh
hiện đại thì lại có những tình huống phải đối đầu những kẻ thù tự nhiên mà
tính chất khốc liệt thì không sách vở nào tả hết. Đó là những trận chiến với
bầy cá sấu dữ hung bạo, với muỗi mòng, rắn rít, với cái đói khát trường kì đe
dọa tính mạng. Tác phẩm ấy còn nêu rỏ chỉ những ai có ý chí sắt đá cùng với
sự mưu trí linh hoạt một lòng bám trụ đối diện với những khó khăn muôn
trùng thì mới có thể tồn tại được giữa trận đồ mênh mông của sông nước và
rừng rậm.

Chuyên khảo của tác giả Bùi Thị Thu Hà, Những trận đánh trong lịch sử
Việt Nam, NXB Trẻ, 2010 đã dành một phần để viết khái quát về chiến khu
Rừng Sác, cùng những cống hiến to lớn của các chiến sĩ nơi đây. Tác giả
khẳng định những đóng góp của chiến khu này là rất quan trọng góp phần vào
thắng lợi to lớn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc.

Tác phẩm của Hồ Sĩ Thành, Đặc khu Rừng Sác, NXB Trẻ, 2002 được
11

viết dưới dạng hỏi đáp. Qua đó, tác giả đã thể hiện một cách chân thật về
chiến khu Rừng Sác ngay từ buổi đầu kháng chiến. Tác giả đã miêu tả vị trí
địa lí hiểm trở, án ngữ vùng yết hầu Sài Gòn cho đến quyết định thành lập
Đặc khu Rừng Sác và cuộc sống chiến đấu của các chiến sĩ Rừng Sác trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tác phẩm cũng đã nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Đặc khu Rừng Sác
ngay khi thành lập đối với cách mạng miền Nam.

+ Xây dựng một khu căn cứ bàn đạp vững chắc ngày càng củng cố,
bảo đảm cho các lực lượng vũ trang của khu đứng vững tại chỗ, luôn luôn tấn
công địch trong mọi tình huống.

+ Chiến đấu bằng mọi cách trên các dòng sông, chủ yếu là đánh địch
trên sông Lòng Tàu, kiên quyết tiêu diệt và phá hủy thật nhiều sinh lực và
phương tiện chiến tranh của chúng. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng,
dân chính, tiến hành công tác; dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở, phát động
chiến tranh du kích trong toàn Đặc khu; bảo vệ an toàn hành lang vận chuyển
của ta.

Tác phẩm của Lê Bá Ước, Một thời Rừng Sác, NXB Tổng Hợp Đồng
Nai, 2003 được viết dưới dạng hồi ký. Bằng ngòi bút chân phương, tác giả ôn
lại những câu chuyện của những năm tháng gian khổ nơi đây cùng những trận
đánh hào hùng gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, làm nức lòng nhân
dân Nam Bộ và quân dân cả nước đồng thời gây thiệt hại to lớn cho Mỹ và tay
sai.

Tác phẩm của Phòng Khoa Học Quân Sự - Ban Chỉ Huy Quân Sự
Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn 10 Rừng Sác anh hùng, NXB Thành Phố Hồ
Chí Minh, 1986 ghi lại sự hình thành và phát triển cùng những chiến công
của Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác anh hùng trên con sông Lòng Tàu - cửa ngõ
12

quan trọng trong việc vận chuyển tiếp tế của kẻ thù, khiến cho chùng ngày
đêm mất ăn mất ngủ lo tìm phương cách đối phó với các chiến sĩ Rừng Sác.

Tác phẩm của Hồ Sơn Đài, Chiến khu ở miền Đông Nam Bộ (1945 –
1954), NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1996 đã phản ánh sự hình thành, quá trình hoạt
động của chiến khu miền Đông Nam Bộ trong đó có căn cứ Rừng Sác trong
suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1945 đến 1954

Tuy các tư liệu đã cung cấp được nhiều mặt về vai trò hoạt động của
Đặc khu Rừng Sác nhưng phải nhìn nhận một thực tế là hơn 36 năm đã trôi
qua kể từ khi thống nhất đất nước 1975, tài liệu nghiên cứu và viết về Đặc khu
Rừng Sác này còn rất nhiều hạn chế chưa nói hết được những gì cần phải nói
về một chiến trường vô cùng khốc liệt chịu sự chà xát dưới làn bom đạn của
kẻ thù. Những chiến công, đóng góp của chiến khu Rừng Sác hết sức thầm
lặng nhưng lai mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao. Luận văn tập
trung nghiên cứu về những đóng góp và vai trò của Đặc khu Rừng Sác đối
với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chiến khu Rừng Sác trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gắn với nội dung chính là vị trí, vai trò và
hoạt động cũng như các chiến công to lớn của chiến khu Rừng Sác.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt thời gian, luận văn thực hiện theo giới hạn thời gian từ năm 1954
đến năm 1975. Tuy nhiên, tác giả cũng có đề cập đến sự hình thành của chiến
khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp để thấy rõ sự kế thừa, tái lập và
phát triển liên tục của nó trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
13

Về mặt không gian, luận văn tập trung nghiên cứu địa bàn chiến khu
Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Biên Hoà là khu vực tác chiến của
các cơ quan dân chính Đảng, Đoàn 10 bộ đội đặc công - một khu vực rộng
khoảng 60.000 ha.

Về vị trí địa lý, phía đông của Rừng Sc giáp đường 15, phía tây giáp
sông Soài Rạp, phía bắc giáp đường 19 và phía nam giáp biển. Với 10 xã
thuộc nhiều tỉnh khác nhau: Phú Hữu, Phước Khánh (quận Nhơn Trạch, Biên
Hòa), Long Sơn - Bà Trao, núi Nứa (quận Châu Đức, Bà Lịa), Lý Nhơn, Bình
An, ( huyện Nhà Bè), Đồng Hòa, Cần Thạnh, Tân Thạnh, Thạnh An, Tam
Thôn Hiệp ( huyện Cần Giờ) trong thời kì chống Pháp - Mỹ.

5. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Cơ sở lí luận nghiên cứu:

Cơ sở lí luận nghiên cứu của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin về chiến tranh cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về căn cứ
kháng chiến.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt mục đích nghiên
cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, tổng hợp, so sánh, phân
tích nhằm tái hiện quá trình hình thành và phát triển của chiến khu Rừng Sác
trong thời kì chống Mỹ. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn khách quan về vai
trò, sứ mệnh của chiến khu Rừng Sác trong giai đoạn có nhiều biến cố lịch sử.

6. ĐÓNG GÓP CỦ A LUẬN VĂN

Luận văn đã có những đóng góp khiêm tốn như sau:

- Luận văn đã có sự tập hợp, hệ thống hoá một khối lượng tư liệu lịch sử
có giá trị khoa học và có độ tin cậy cao liên quan đến quá trình hình thành,
14

phát triển của chiến khu Rừng Sác.

- Luận văn đã phục dựng được một cách chân thực cuộc chiến đấu gay
go, quyết liệt, gian khổ và những chiến công huy hoàng của lực lượng vũ
trang Rừng Sác trong khoảng thời gian từ 1966 đến 1975.

- Luận văn đã bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác
xây dựng, tổ chức căn cứ địa và công tác dân vận cùng những đặc điểm phát
triển của nó. Tiến xa hơn là phát huy, gìn giữ những truyền thống của cha ông.

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập của sinh viên,
học sinh và cho những ai quan tâm, nghiên cứu về mảng lịch sử trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Nhất là có thể sử dụng làm
tư liệu bổ sung trong quá trình giảng dạy Lịch sử địa phương Tp.Hồ Chí
Minh.

7. BỐ CỤC CỦ A LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được bố cục thành 3 chương như sau:

Chương 1. Khái quát về vai trò chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến
chống Pháp

Chương 2. Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ (1954 – 1964)

Chương 3. Vai trò của chieán khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Mỹ
(1965 – 1975)
15

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN KHU RỪNG SÁC
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

1.1. Vị trí chiến lược của khu vực Rừng Sác

Rừng Sác nằm ở Cần Giờ, thuộc Sài Gòn – Gia Định trước đây - là
rừng ngập mặn quanh năm có nhiều sông rạch chằng chịt, thủy triều dâng thay
đổi nhanh theo từng giờ. Rừng Sác còn có vị trí đặc biệt quan trọng do nằm án
ngữ phía Đông Nam thành phố Hoà Chí Minh, cách trung tâm thành phố 8km
đường chim bay.

Từ Rừng Sác nhìn về phía Bắc là địa phận Nhơn Trạch (nay là huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Còn phía Đông giáp Phước Tuy, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, phía Tây giáp huyện Nhà Bè, phía Tây Nam giáp Long An, Tiền
Giang và phía Đông Nam giáp biển Đông. Rừng Sác còn là nơi hội tụ của
nhiều sông rạch chằng chịt đan xen nhau.
Sát biển Cần Giờ nổi lên những giồng cát: Giồng Ao, Giồng Cháy…
phía Đông lưu vực sông Thị Vải là triền núi. Ở đây có nhiều núi thấp, đất
nhiều sỏi đá. Hàng trăm gò lớn nhỏ của Rừng Sác bị nhận chìm khi nước
lớn. Xen kẽ và bao quanh cả khu rừng ngập mặn là những khu ruộng lúa,
nương rẫy, cây ăn trái, ruộng muối. [20, 11]

Diện tích của Rừng Sác khoảng 710 km 2 giới hạn bởi sông Soài Rạp và
quốc lộ 15 (nay là quốc lộ 51) chạy dài từ Sài Gòn ra biển. Đây là cửa biển và
cũng là khu dự trữ sinh quyển quan trọng (Rừng ngập mặn Cần Giờ) của Tp
cũng như cả nước. Vị trí địa lý trên giúp cho khu vực Rừng Sác có sự kết nối
với khu vực khác qua hệ thống đường giao thông thủy bộ. Trục đường chính
là đường Rừng Sác xuất phát từ phà Bình Khánh nối trung tâm huyện Cần Giờ
16

với Tp.Hồ Chí Minh dài 36,5km đã cải tạo thành tuyến đường có 6 làn xe
cùng với 3 trục nhánh từ đường Rừng Sác đi qua khu di tích căn cứ Rừng Sác,
ngang qua bãi biển 30 tháng 4 đến với trung tâm 3 xã còn lại là Tam Thôn
Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn rồi thẳng hướng đến Cần Thạnh. Từ trong thời
kì chiến tranh cho đến tận ngày nay, đường bộ đi đến khu vực này rất ít.
Trước năm 1975 có quốc lộ 15 đi từ Sài Gòn qua Quận 4, Nhà Bè ra bến sông,
đường 19, 325, 327 chạy cập triền đồi bao quanh kho bom Thành Tuy Hạ
vòng qua khu lòng chảo Nhơn Trạch đến các xã Vũng Gấm, Soài Minh, Ông
Kèo. Bên cạnh đó có đường ven biển chỉ dài 13km nối Cần Giờ với Đồng
Hòa.

Sau khi thống nhất đất nước, do yêu cầu phát triển giao thông, kinh tế,
quốc phòng của thánh phố nói chung và vùng Cần Giờ nói riêng, Thành phố
Hồ Chí Minh đã mở tuyến đường bộ Nhà Bè – Duyên Hải (1985) dài 37 km.
Đây được xem là con đường huyết mạch của huyện Cần Giờ cũng như là lối
ra biển quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới góc nhìn quân sự, Rừng Sác là một vùng sông rạch chi chít.
Nhiều bãi triều ngập mặn xen lẫn với các gò nổi, giồng đất. Bên cạnh đó còn
những vùng dừa nước, cây đước, mắm với tán lá dày đặc đủ sức che kín cả
một đại đội. Có thể ví Rừng Sác như một “Bát quái trận đồ” hoặc một “cái
bẫy tự nhiên” khó mà thoát được khi lạc vào đây. Lịch sử chiến đấu của vùng
căn cứ Rừng Sác đã chứng minh vùng đất Rừng Sác này đã từng một thời là
“mồ chôn” quân xâm lược.

Các con sông lớn ở vùng này như Cái Giáp, Thị Vải, Gò Gia có độ sâu
15 đến 20m. Riêng sông Ngã Bảy nối với sông Lòng Tàu là có độ sâu lớn
nhất. Như vậy, Rừng Sác là nơi hợp lưu về cùng một hướng của bốn con sông
lớn là sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai
với tốc độ giảm dần đã vô hình trung tích tụ phù sa, bồi đắp liên tục không
17

ngừng nghỉ cho vùng cửa biển. Trong khi thủy triều lại bồi đắp, tích tụ cát
thành những gờ cao ven biển để chặn các luồng lạch tạo thành những vùng
sình lầy ứ nước bên trong.

Từ thành phố Hồ Chí Minh đi về hướng Đông Nam đến Cần Giờ theo
lộ trình 7 – 8 km, đất thấp dần và từ trên cao nhìn xuống, chúng ta sẽ được
nhìn thấy nơi đây quần tụ rất nhiều những đảo lớn và nhỏ mà người dân nơi
ấy thưòng gọi “đảo triều” chen chút nhau giữa đường 15 (nay là đường 51) và
sông Soài Rạp. Đến thời điểm nước lớn che phủ thì hàng trăm gò đất lớn nhỏ
ấy bị nhận chìm mất dấu. Lúc này, Rừng Sác trở nên là những gò nổi giữa
mênh mông nước biển và lá dừa nước. Chính vì do sông ngòi chằng chịt nên
việc đi lại ở Rừng Sát rất khó khăn chủ yếu là đường thủy.

Hệ thống sông ngòi của Rừng Sác có bốn sông lớn là Soài Rạp, Đồng
Tranh, Thị Vải và sông Lòng Tàu. Trong các con sông ấy thì Lòng Tàu là con
sông lớn nhất với chiều dài 50 km nó đã cắt rừng thành hai khu Đông và Tây
sau đó nối với sông Nhà Bè chảy ra tận biển Đông. Độ sâu (9m đến 12m có nơi
từ 20m đến 29m), độ rộng (không có nơi nào hẹp dưới 300m) và mức độ dòng
chảy của nước ổn định. Đoạn ra biển còn có tên là sông Ngã Bảy [28, 8 - 9].
Tất cả những điều kiện đó đã biến Lòng Tàu thành một con đường
thủy huyết mạch quan trọng không chỉ trong nước mà còn là cửa ngõ ăn
thông ra quốc tế cho phép tàu tải trọng hàng chục ngàn tấn lưu thông qua
lại. Nổi bật nhất là sự kiện chiến hạm US CARD của Mỹ cũng đã từng lưu
thông qua con sông này vào năm 1964 và đặc công của ta đã gây cho Mỹ
một trận kinh hoàng khiếp vía bằng việc nhấn chìm chiến hạm này.
Nước ngọt ở vùng Rừng Sác rất khan hiếm. Do vậy, trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, những chiến sĩ bám trụ nơi đây đã phải
sáng tạo ra nhiều cách để có được nước ngọt dùng hàng ngày một cách dè
sẻn.
18

Nhờ có vị trí chiến lược như thế mà vào thế kỷ XVIII, Nguyễn Huệ đã
chỉ huy hơn 100 chiến thuyền đi vào cửa Cần Giờ đánh nhau với quân Nguyễn
Ánh ở Thất Kỳ Giang (sông Ngã Bảy). Trận ấy, quân Nguyễn Ánh thua to, có
người nước Pháp tên Mạn Hòe (Manuel) làm chủ một chiếc tàu phải đốt tàu
mà chết [31, 377].

Ngày 10 tháng 2 năm 1859, quân Pháp công phá pháo đài Phúc
Thắng (thuộc tỉnh Biên Hòa). Sau đó, đoàn thuyền chiến của Pháp vượt sông
Lòng Tàu tiến vào Gia Định, xâm nhập sâu vào phía nam lãnh thổ quốc gia
phong kiến Việt Nam. [19, 335].

Cuối thế kỷ XIX, khi miền Tây hoàn toàn rơi vào tay giặc Pháp, vùng
Rừng Sác cũng một thời là căn cứ của nghĩa quân Trương Định chống Pháp.

Đến tháng 10/1945 khi trở lại xâm lược Việt Nam với sự trợ giúp của
thực dân Anh, Pháp cũng vẫn đi qua sông Lòng Tàu tiến vào địa phận Nam
Bộ.

Tóm lại, vị trí trọng yếu của sông Lòng Tàu – Rừng Sác được thể hiện
rõ nét qua yếu tố: Trong thời kì chiến tranh, cả quân Pháp và Mỹ xâm lược
đều chọn con đường này để vận chuyển vũ khí và tiếp tế từ ngoài biển vào Sài
Gòn.

Năm 1871, Cần Giờ được chia ra 2 tổng trực thuộc tỉnh Gia Định gồm
tổng An Thít và tổng Cần Giờ. Năm 1920, Cần Giờ thuộc huyện Nhà Bè tỉnh
Gia Định. Năm 1947, Pháp tách vùng Rừng Sác Cần Giờ (gồm cả tổng An
Thít và tổng Cần Giờ) từ tỉnh Gia Định sang thị xã Ô Cấp (Vũng Tàu) để thiết
lập một tỉnh mới là Cáp Saint - Jacques.

Trong suốt thời kì chống Pháp kể từ khởi nghĩa của Trương Định năm
1860 cho đến ngày 19 tháng 08 năm 1945, Rừng Sác với những con người
kiên trung đã bám trụ và xây dựng nơi đây thành căn cứ địa kiên cường
19

chống quân xâm lược.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 của dân tộc Việt Nam thắng lợi đẩn
đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngày 2 tháng 9 năm 1945,
chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
tự do, độc lấp ấy”[10, 557]

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, gây nhiều
khó khăn cho chính quyền non trẻ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới thành
lập. Chúng lấn chiếm các vùng chung quanh Sài Gòn rồi tất cả Nam Bộ. Cần
Giờ cũng bị Pháp chiếm. Nhằm chia rẽ nội bộ Việt Minh, Pháp đã tiếp xúc với
Bảo Đại và đưa ông ta làm quốc trưởng năm 1947, đưa Nguyễn Văn Xuân
làm thủ tướng chính quyền bù nhìn. Cùng với quá trình thiết lập bộ máy hành
chính tay sai, thực dân Pháp còn thiết lập những chiến khu quốc gia ngay
trong vùng kháng chiến của cách mạng như chiến khu Bình Quới Tây (Bình
Thạnh) giao cho lính Cao Đài về đóng đồn; Rừng Sác do vị trí chiến lược
quan trọng nên Pháp đã giao cho lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn hùng
cứ một phương bảo vệ mặt đông nam Sài Gòn.

Tháng 10 năm 1945, tại bờ nam rạch Chợ Đệm đã diễn ra hội nghị cán
bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang phía nam Sài Gòn do ông Trần Văn Giàu –
chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ chủ trì. Theo Hội nghị chợ Đệm, Sài
Gòn – Gia Định được chia thành 5 mặt trận đánh Pháp: Gò Vấp, Hóc Môn,
Thủ Đức, Rừng Sác, Bến Cát. Lúc này, mặt trận số 4 thuộc về lực lượng của
ông Dương Văn Dương cùng các đơn vị Tân Thuận, Tân Qui, Nhà Bè trải dài
từ Nam Thủ Đức qua Nhà Bè vào đến tận cầu Hiệp Ân. Chỉ huy mặt trận là
ông Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân). Sở chỉ huy đặt tại khu vực cầu Bình Đăng
20

cạnh liên tỉnh lộ 5A Sài Gòn đi Cần Giuộc.

“Tháng 10 năm 1945, theo quyết định của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ
ông Nguyễn Văn Trân (nguyên bí thư tỉnh ủy Chợ Lớn) là chính ủy; ông Dương
Văn Dương (lúc đó là trưởng ban sưu tầm vũ khí miền Đông Nam Bộ) làm tư
lệnh Mặt trận số 4 bao gồm các đơn vị trải dài từ Nhà Bè, Tân Thuận, Tân
Quy” [11, 32].

Sau khi Hội nghị Chợ Đệm họp, nhiều kế hoạch, phương án tác chiến
đã được triển khai nhanh chóng.

Do sự tiếp tay của quân Anh, thực dân Pháp đã lần lượt tấn công ra
ngoại ô và kiểm soát hầu hết các vị trí giao thông quan trọng ở Sài Gòn. Đến
tháng 11 năm 1945, lực lượng của Dương Văn Dương buộc phải lui về xã
Phước An thuộc huyện Long Thành ven Rừng Sác. Về sau, theo chỉ đạo của
Ủy ban kháng chiến Nam bộ, ông Dương Văn Dương đem quân chi viện cho
các mặt trận An Hóa, Gia Hòa thuộc tỉnh Bến Tre. Lực lượng còn lại của chi
đội 2, 3 nhận nhiệm vụ lùi sâu vô Rừng Sác dưới sự chỉ huy của các ông
Dương Văn Hà, Đặng Bá Lầu xây dựng cơ sở đánh Pháp lâu dài. Căn cứ địa
Rừng Sác đã dần dần hình thành và phát triển trong kháng chiến chống Pháp.

Năm 1947, chính quyền Sài Gòn tay sai Pháp ở Nam Bộ đã tách vùng
Rừng Sác (kể cả tổng An Thít và toàn bộ tổng Cần Giờ) từ tỉnh Gia Định sang
thị xã Ô Cấp (Vũng Tàu) để lập một tỉnh mới ở Nam Bộ - tỉnh Vũng Tàu (Cap
Saint Jacques)[3, 20].

Cũng trong năm 1947, đơn vị cách mạng được tăng cường cho Rừng
Sác là lực lượng Nam tiến mang tên Dương Văn Dương với biên chế 1.000
người từ ga Hàng Cỏ – Hà Nội lên đường vào Nam. Trải bao tháng ngày gian
khổ bộ đội ta đã đến Giồng Dinh, Tháp Mười với quân số còn 400 chiến sĩ.
Lực lượng này đã hợp cùng chi đội khác như 13 ở Giồng Đinh – Giồng Dứa
21

để thành lập Trung đoàn 300 Dương Văn Dương chi viện cho lực lượng cách
mạng khu vực này để xây dựng chiến khu Rừng Sác. Bên cạnh đó, còn có lực
lượng bộ đội của liên huyện Nhà Bè, Cần Giuộc.

1.2 Vai trò của chiến khu Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp

1.2.1 Vai trò hậu cứ cho phong trào cách mạng miền Nam chống Pháp

Ngay từ rất sớm khi mà khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì thất
bại, Đảng ta đã chú trọng đến xây dựng các căn cứ địa để bảo toàn lực lượng
chiến đấu lâu dài với kẻ thù mạnh hơn. Cho nên:

“Căn cứ địa là chổ đứng chân của cách mạng đồng thời là chổ dựa và
phát triển lực lượng vũ trang đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng; trên ý
nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng”[43].

Các chiến khu cách mạng ở Nam Bộ được hình thành trong những năm
đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ngày 6 tháng 9 năm 1945 tức là bốn ngày sau khi Hồ Chí Minh đại
diện chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập tại quảng
trường Ba Đình thì phái bộ quân sự của Anh đã có mặt ở Sài Gòn dưới danh
nghĩa là quân đồng minh giải giáp quân Nhật nhưng theo sau là liên quân
Anh-Pháp. Quân Anh đã tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ.
Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, được sự giúp đỡ của
quân Anh, Pháp đã quay trở lại nổ súng xâm lược Việt Nam một lần nữa.
Chúng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn gây nên sự phản kháng mạnh mẽ
của các giai tầng và lực lượng ở miền Nam.
“Ngay trong buổi sáng ngày 23, Xứ ủy Đảng và Ủy ban nhân dân
Nam Bộ đã họp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn), Ung Văn Khiêm, Trần Văn
Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng… và Hoàng Quốc Việt thay mặt
Trung ương dự đã xác định chủ trương kiên quyết đánh và phát động nhân
22

dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến, đánh địch khắp nơi. Sài Gòn triệt để
tổng đình công, không hợp tác với giặc. Công sở, hãng buôn, xí nghiệp
đóng cửa. Chợ không họp, xe ngừng chạy. Nhà máy điện, nhà máy nước bị
phá hoại. Bàn ghế, giường tủ… được liệng ra đường[19, 507].

Ngày 5 tháng 10 năm 1945, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theo
chân y là lực lượng gồm 40.000 quân viễn chinh Pháp để chiếm giữ miền
Nam Việt Nam và Campuchia. Đồng thời với đó, chính phủ Đờ Gôn còn cử
đô đốc Đắc-giăng-li-ơ sang làm Cao Ủy Pháp ở Đông Dương. Từ cuối tháng
10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ra
vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Với sự giúp sức của quân
Anh, Pháp đã quyết tâm quay lại xâm lược Việt Nam một lần nữa.

Chính vì lý do ấy nên ngay khi quân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam
tháng 9 năm 1945, Rừng Sác hợp với Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Bến Cát
thành 5 vùng du kích vùng ven đầu tiên chống Pháp.

Dưới sự lãnh đạo của Xứ Ủy và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, nhân
dân Sài Gòn – Chợ Lớn đã đứng lên cùng đồng bào miền Nam kiên cường
chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí mà họ có được.

Các đoàn quân Nam tiến cùng các lực lượng cách mạng địa phương ra
sức chống Pháp nhưng xét về tương quan lực lượng đã có sự chênh lệch rất
lớn trong cuộc chiến không cân sức. Do vậy, nhiều tuyến phòng thủ của ta rơi
vào tay giặc, lực lượng ta dần phải rút lui để bảo toàn lực lượng và chuyển
hướng sang kháng chiến lâu dài chống Pháp. Kế hoạch đánh nhanh thắng
nhanh của giặc cũng đã phần nào bị phá sản.

Từ đó, vấn đề căn cứ kháng Pháp được đặt ra một cách hết sức cấp
bách nhằm tạo thế đứng chân cho cách mạng ở miền Nam. Căn cứ địa sẽ tranh
thủ các lực lượng địa phương, quần chúng tạo chổ dựa về hậu cần và trở thành
23

hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Bàn về những vấn đề chiến tranh và cách mạng, Lê Nin từng cho rằng:

“Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều


nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn thì người đó thu
được thắng lợi”.

Trong dòng thác cách mạng, việc định hình và xây dựng căn cứ địa là
một lẽ tất yếu. Tuy nhiên cần phải xác định rõ quy mô, vị trí và vai trò của
căn cứ bởi Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé, đất không rộng, người không
đông, kinh tế lại nghèo nàn lạc hậu so với kẻ thù đi xâm lược lại mạnh hơn
hẳn chúng ta về mọi mặt. Do vậy, việc xây dựng một căn cứ phù hợp với điều
kiện chiến trường và qui mô chiến tranh là cả một nghệ thuật chỉ đạo tài tình
về phương diện quân sự. Nhờ kế thừa truyền thống hơn ngàn năm chống giặc
giữ nước của cha ông, Đảng ta đã xác định đúng đắn con đường đấu tranh của
dân tộc ta là chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh. Sự xâm
lược của Pháp đã đặt các lực lượng vũ trang Nam Bộ trước tình thế vô cùng
khó khăn, hiểm nghèo.

Trước sự lấn át của kẻ thù có ưu thế về hỏa lực, vũ khí, Đảng và Hồ


Chủ tịch chủ trương hòa hoãn với kẻ thù nhằm củng cố lực lượng, chuẩn bị
đầy đủ mọi mặt chờ cơ hội thuận lợi cho cuộc đối đầu không tránh khỏi với
Pháp. Do vậy, ngày 6 tháng 3 năm 1946 chính phủ của Hồ chủ tịch đã ký với
Pháp Hiệp định Sơ bộ nhằm loại bỏ bớt kẻ thù là quân đội Tưởng Giới Thạch
về nước để chỉ phải đối phó với kẻ thù chủ yếu là Pháp.

Khi bước sang thời điểm tháng 11 năm 1946, Pháp bội ước đánh chiếm
Hải Phòng, Lạng Sơn. Tiếp đó, Pháp liên tiếp gây xung đột ở phố Tràng Tiền,
đánh chiếm trụ sở Bộ tài chính… Tuy thời gian hòa hoãn diễn ra ngắn ngủi
nhưng đó lại là là khoảng thời gian quý báu vì đã giúp cho Đảng và nhân dân
24

ta rất nhiều trong việc chuẩn bị lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào du
kích chiến trang nhằm đương đầu với kẻ thù hung hãn. Rừng Sác cũng hòa
chung vào không khí đánh giặc của cả nước.

Về mặt lực lượng:

Trước tháng 11 năm 1945, vùng phạm vi chiến khu Rừng Sác đã tồn
tại các lực lượng như sau: Lực lượng Dương Văn Dương đóng tại Rạch Đỉa,
lực lượng ở các đơn vị Tân Thuận, Tân Quy, Nhà Bè với phạm vi trải dài từ
phía nam Thủ Đức đến tận cầu Hiệp An, lực lượng Mai Văn Vĩnh đóng tại
làng Chánh Hưng, lực lượng Nguyễn Văn Hoạch đóng tại Cần Giuộc.

Dương Văn Dương lập tổng hành dinh tại Rạch Đỉa, lần đầu tiên
trương cờ "Hải quân Bình Xuyên" trên chiếc tàu võ trang chạy dọc mặt trận số
4, kiểm soát từ Rạch Đỉa đến bến đò Thủ Thiêm. Lực lượng Dương Văn Dương
đứng hàng đầu về trang bị lúc bấy giờ: có đủ các loại trung liên, hốc-kiss
brem, "bầu dầu”, hơn nửa chục trọng liên 13.2 ly, đại bác 24 ly (do mua sắm,
lấy của giặc, trục vớt tháo gỡ trên máy bay của Nhật và của đồng minh...) [11,
32].

Vào tháng 11 năm 1945: lực lượng Bình Xuyên cách mạng – một lực
lượng được xem là thuộc loại mạnh vào thời bấy giờ trong các lực lượng
chống Pháp. Lực lượng này do ông Dương Văn Dương chỉ huy với biên chế
gồm 7 chi đội vào năm 1946 có tổng hành dinh đặt tại Rạch Xu. Ngoài ra, lực
lượng này còn có hệ thống chính trị, có tổ chức Đảng.

“Tháng 11 năm 1945 , từ mặt trận số 4, lực lượng Dương Văn Dương
lui về xã Phước An (ven Rừng Sác thuộc huyện Long Thành). Từ đây đem quân
chi viện mặt trận Biên Hòa rồi về sau trở lại thành lập chi đội 2 và 3 theo
quyết định của Khu bộ trưởng Nguyễn Bình. Dương Văn Dương nhận chức
Khu bộ phó Khu 7, lập tổng hành dinh Rạch Xu đề tên “Tư lệnh vệ quốc đoàn
25

liên khu Bình Xuyên, Chi đội 2, 3, Khu bộ phó". Lúc này mặt trận Cần Giuộc
đã thất thủ, bộ đội cách mạng Cần Giuộc do đồng chí Trương Văn Bang
(nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ từ năm 1933 đến năm 1936) chỉ huy lui về
Giồng Nổi, Rạch Dột...”[11, 33].

Bên cạnh lực lượng Bình Xuyên còn có các đơn vị cách mạng trú
đóng tại địa phương và gắn bó suốt thời kỳ chống Pháp. Có thể kể đến như lực
lượng Cần Giuộc được thành lập vào tháng 8 năm 1945 do ông Trương Văn
Bang – Thường vụ huyện ủy Cần Giuộc chỉ huy, ông Lưu Quang Tuyến làm
chính trị viên. Đến cuối năm 1946 lấy tên là tiểu đoàn Nguyễn An Ninh.
Ngoài lực lượng quân sự, tiểu đoàn còn có các cơ sở quân nhu phục vụ. Tiểu
đoàn đánh giặc trên cả hai mặt trận quân sự và tuyên truyền. Đến ngày 15
tháng 8 năm 1948, tiểu đoàn Nguyễn An Ninh sáp nhập với Chi đội 15
chuyên hoạt động ở vùng Chợ lớn và đổi tên thành Trung đoàn 308 hoạt động
ở các vùng phụ cận Rừng Sác như Cần Giuộc, Cần Đước, vùng phụ cận Rừng
Sác, Nam Chợ Lớn, Nhà Bè, Bà Rịa, Long Thành.

Năm 1947, Trung đoàn 300 Dương Văn Dương hình thành nhằm chi
viện cho lực lượng, chiến khu cách mạng Rừng Sát, phát triển cách mạng ở các
vùng Nhà Bè, Cần Giuộc, Cần Đước, Bình Khánh, Phú Xuân, Long Thạnh,
Cần Giờ đồng thời xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng nội thành. “Qua tổ chức
củng cố các đơn vị phân khu miền Duyên Hải, Trung đoàn 300 Dương Văn
Dương, Trung đoàn 309 và các lực lượng địa phương hình thành thế quân sự
vững chắc của chiến khu Rừng Sác. Vùng tranh chấp địch - ta đã áp Sài Gòn -
Chợ Lớn [11, 38].

Tính cho đến năm 1948, ngoài lực lượng ở Rừng Sác, mạng lưới cơ sở
nội thành đã định hình hoàn chỉnh và cung cấp thông tin chính xác về tình
hình của địch cho cách mạng. Ngoài lực lượng ở Rừng Sác, mạng lưới cơ sở
nội thành đã định hình hoàn chỉnh và cung cấp thông tin chính xác về tình
26

hình của địch cho cách mạng.

Bước sang thời điểm năm 1950, với chủ trương thành lập các trung
đoàn chủ lực, củng cố các đơn vị độc lập đang hoạt động ở các vùng địa
phương, ông Trần Văn Trà – tư lệnh Đặc khu Sài Gòn – Gia Định đã giao
nhiệm vụ cho cấp chỉ huy và Đảng Ủy trung đoàn 300 (lúc này trung đoàn
trưởng là ông Nguyễn Văn Bứa, ông Tư Việt Hồng là bí thư Đảng ủy trung
đoàn) như sau:

- Huấn luyện bộ đội, tổ chức các đội vũ trang tuyên truyền, biệt
động, phát triển chiến tranh du kích. Hoạt động bám sát các vùng Nhà Bè, Cần
Giuộc, Cần Đước, quận 7, quận 4, cảng và kho xăng Nhà Bè.

- Tổ chức đội binh chủng với nhiệm vụ đánh đặc công thủy lôi trên
các con sông rạch Rừng Sát, kiểm soát con đường thủy tiếp tế qua lại của đối
phương. Đồng thời đảm bảo thông suốt tuyến đường thủy trên sông Soài Rạp
và vùng đất liền ven thành phố..

- Hỗ trợ các lực lượng ven thành phố ở các vùng huyện, xã.

- Quan hệ chặt với các cấp ủy của các vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Bà
Rịa, Biên Hòa, Gò Công.

Từ đó, chiến khu Rừng Sác trở thành vùng hậu cứ thật sự vững chắc
hỗ trợ mạnh mẽ có cuộc kháng chiến chống Pháp vùng Sài Gòn – Gia Định.

Về mặt hậu cần:

Cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc ta là một cuộc kháng
chiến không cân sức trước một kẻ thù mạnh và thiện chiến gấp bội phần.
Thêm vào đó, ta hoàn toàn không nhận được bất kì sự ủng hộ nào kể từ khi
hình thành quốc gia độc lập Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 2 tháng 9
năm 1945 cho đến trước chiến dịch Biên Giới năm 1950. Hoàn cảnh đó buộc
27

Ta phải “tự lực cánh sinh và trường kỳ kháng chiến” trong bối cảnh giặc bao
vây lại xa cách hậu phương lớn miền Bắc, các công xưởng chế tạo đã dần hình
thành.

Ngay những ngày đầu, khi tổ chức lực lượng hậu cần cho Rừng Sác,
người ta nghĩ ngay đến những công binh xưởng sản xuất các loại vũ khí thô sơ
để đánh giặc. Súng đạn cối với chiến si Rừng Sác cũng cần như cơm ăn, khí
trời vậy Không còn phương cách nào là phải tự lực cánh sinh mà trường kỳ
kháng chiến. Vì thế có rất nhiều xưởng quân giới của các đơn vị, cơ quan, và
tuổi hình thành của nó cùng với tuổi của chiến khu trên mặt nước này. Xây
dựng xưởng quân giới mạnh trở thành một đặc điểm của các đơn vị trong
chiến khu Rừng Sác. Lực lượng Bình xuyên, bộ đội Cần Giuộc, Trung đoàn
300... đều có công binh xướng chế tạo vũ khí đa dạng, tinh xảo phục vụ chiến
đấu tại chỗ. Tiểu đoàn 105 Gò Công xây dựng xưởng quân giới ở chi đội 7 Mai
Văn Vĩnh, thu góp gầy dựng được một công binh xường đủ lệ bộ trên một chiếc
ghe lớn[11, 49].

Lực lượng của Trung đoàn 300 ngay từ đầu đã có công xưởng riêng
chế tạo vũ khí dần đạt đến độ chính xác tinh xảo, đa dạng, xưởng quân giới
An Thới Đông, Ba Giồng từ chổ sửa chữa đã tiến lên một bước cao hơn là đúc
và sản xuất được một số vũ khí từ vũ khí hư hỏng của giặc để đúc đạn, bom
UB, thủy lôi, mìn lõm bazomine, thủ pháo.

Phục vụ cho xưởng quân giới còn có xưởng sưu tầm nguyên vật liệu
chiến tranh phục vụ cho chế tạo vũ khí.

Xưởng quân giới của Đoàn 10 với tên là Đại đội 8 do ông Tư Tiên
làm trưởng xưởng đã chế tạo ra nhiều vũ khí tưởng chừng như không thể: bệ
phóng tên lửa B72, đồng hồ hẹn giờ bằng hóa chất thậm chí bằng phèn chua.
Cải tiến mìn DH10, K69, đầu đạn DKP khi cải tiến gắn khối thuốc nổ 100 kg
28

đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại có thể nhấn chìm tàu tải trọng trên 7000
tấn, H12, B41....

Bên cạnh xưởng quân giới còn có đội sưu tầm nguyên vật liệu có
"chân duỗi" tận nội thành Sài Gòn – Gia Định lại có đội mò vớt trên các con
sông thu lượm vũ khí, đạn dược, vật dụng của địch bị chìm tàu.

“Có lần một đội sưu tầm của Trung đoàn 300 mò được một trái lựu
đạn lớn, dài hơn 1 mét đem về xưởng, cưa lấy thuốc nổ bên trong. Lưỡi cưa
vừa "ăn" hết phần sắt (vỏ trái đạn) thì một làn khói xanh bốc lên, anh em vội
vàng xô trái đạn xuống nước; thấy hết khói, vớt lên, lại có khói... thế là trái
đạn buộc phải cưa dưới nước. Mọi thao tác phức tạp đều làm trong nước thật
nguy hiểm nhưng anh em vẫn quyết tâm làm để có thuốc nổ làm trái mìn tiêu
diệt quân giặc. Kết quả là một trái Tromblon ém chặt thuốc nổ từ trái đạn cưa
ra, đã bắn cháy bót Bà Nghĩa. Phần thuốc nổ còn lại, anh em cho vào chai
(dưới thuốc trên nước), khi cần chỉ đập chai là nổ. Đó là thứ vũ khí đã sử dụng
một trong những trận đánh kho xăng Nhà Bè, thiêu hủy các bồn xăng của giặc.
Sau này anh em mới biết đó là phốt pho trắng, một chất hóa học cháy trong
không khí. Sau này đoàn 10 còn có xưởng quân giới mang phiên hiệu đại đội 8.
Từ một tổ sửa chữa vũ khí với một số thương binh không còn đủ sức ra phía
trước và một vài người biết kỹ thuật, đã trở thành một xưởng quân giới có kỹ
sư và 20 công nhân, do đồng chí Tư Tiên làm xưởng trưởng. Quá trình phát
triển của xưởng gắn liền với yêu cầu chiến đấu trên mặt nước. Từ những trái
thủy lôi, mìn đánh tàu tự tạo, các loại kíp nổ điện đã truyền lại từ những xưởng
quân giới kháng chiến, xưởng Đoàn 10 đã chế tạo ra được bệ phóng B72, đồng
hồ hẹn giờ đơn giản và tiện lợi bằng hóa chất, cải tiến mìn ĐH10, K69, đầu
đạn ĐKP, H12, B41... Trái ĐH10 tăng lượng thuốc nổ đã có sức công phá tàu
trên sông nhỏ. Súng B41 tầm bắn chính xác trên 150m trở thành súng bắn tỉa
trên sông Lòng Tàu rộng cả ngàn mét. Trái ĐKP bắn chỉ thủng tàu mà không
29

chìm, nhưng khi bỏ đầu đạn, thay vào khối nổ 100kg trở thành trái "bom bay”
hạ gục chiếc tàu 7000 tấn đến 10.000 tấn trên sông Lòng Tàu”[11, 49 – 50].

1.2.2 Vai trò bàn đạp trong kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn

Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, được sự giúp đỡ của
quân Anh, Pháp đã quay trở lại nổ súng xâm lược Việt Nam một lần nữa.
Chúng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn gây nên sự phản kháng mạnh mẽ của
các giai tầng và lực lượng ở miền Nam.

Ngay trong buổi sáng ngày 23, Xứ ủy Đảng và Ủy ban nhân dân Nam Bộ
đã họp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn), Ung Văn Khiêm, Trần Văn Giàu, Phạm
Ngọc Thạch, Huỳnh Văn Tiểng… và Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương dự
đã xác định chủ trương kiên quyết đánh và phát động nhân dân Nam Bộ đứng
lên kháng chiến, đánh địch khắp nơi. Sài Gòn triệt để tổng đình công, không
hợp tác với giặc. Công sở, hãng buôn, xí nghiệp đóng cửa. Chợ không họp, xe
ngừng chạy. Nhà máy điện, nhà máy nước bị phá hoại. Bàn ghế, giường tủ…
được liệng ra đường [19, 506 - 507].

Về sau, ngày này được đi vào sử sách Việt Nam với tên gọi là ngày
Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (23/9/1945).

Ngày 26 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi, có
đoạn như sau:

“Tôi tin và đồng bào cả nước đều tin vào lòng kiên quyết, ái quốc của
đồng bào Nam Bộ… Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ!”[1, 363]

Tiếp theo đó, ngày 5 tháng 10 năm 1945, tướng Pháp Leclerc đến Sài
Gòn. Theo chân ông ta là lực lượng viện binh gồm 40.000 quân viễn chinh
Pháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia. Đồng thời với đó,
chính phủ Đờ Gôn còn cử Đô Đốc Đắcgăngliơ sang làm Cao Uy Pháp ở Đông
Dương.
30

Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở
rộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.

Cuối tháng 2 năm 1946, Pháp đã hoàn tất xong quá trình chiếm đóng,
tập trung xây dựng bộ máy hành chính, các căn cứ chiến đấu, tổ chức hậu cần,
kho tàng quân nhu. Sau đó, Pháp liên tục tổ chức tấn công vào các vị trí mà
chúng cho là nơi đứng chân của Việt Minh.

Song song với quá trình thiết lập bộ máy hành chính tay sai, thực dân
Pháp đã thiết lập những chiến khu quốc gia ngay trong vùng kháng chiến của
cách mạng như chiến khu Bình Quới Tây (Bình Thạnh) giao cho Lê Văn
Hoạch thống lĩnh lính Cao Đài đóng đồn, chiến khu Rừng Sác do Bảy Viễn
quản lý có vai trò lớn gấp mười lần chiến khu Bình Quới Tây về vị trí chiến
lược yết hầu đối với quân Pháp ở Sài Gòn cũng như về độ tinh nhuệ.

Thực hiện chủ trương “Hòa để tiến”, ngày 6 tháng 3 năm 1946 chính
phủ của Hồ Chủ tịch đã ký với Pháp Hiệp định sơ bộ. Ngay sau khi ký, Hồ
Chí Minh gửi thư cho đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ và Thường vụ Trung ương
Đảng ra chỉ thị, trong đó chỉ rõ: hòa hoãn với Pháp là để “bảo toàn thực lực,
giành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố lực lượng, vị trí đã chiếm được.
Chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong
trào… chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới”.

Tại miền Đông Nam Bộ, Hiệp ước không được thực dân Pháp nghiêm
chỉnh thực hiện. Ngày 10 tháng 4 nămm 1946, phái đoàn đại diện của Khu 7
đã đàm phán với đại diện tướng Nyo – Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở miền
Nam – về việc thực hiện điều khoản ngừng bắn của Hiệp định Sơ bộ nhưng
cuộc đàm phán đã thất bại. Mặc dù Pháp đã không nghiêm chỉnh thực hiện
Hiệp định Sơ bộ và cuộc đàm phán ngày 10 tháng 4 bị thất bại, thời gian hòa
hoãn ngắn ngủi sau ngày 6 tháng 3 năm 1945 ở miền Đông Nam Bộ đã tạo ra
31

thời gian hết sức quí báu để các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ trang
chuẩn bị tổ chức, củng cố và phát triển lực lượng, đẩy mạnh phong trào du
kích chiến tranh và phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp. Nhờ đó, trên cơ
sở những khu vực đứng chân thuận lợi, hàng loạt căn cứ đã ra đời trong đó có
căn cứ Rừng Sác.

Lực lượng đầu tiên làm chủ vùng căn cứ Rừng Sác này là của ông
Dương Văn Dương – một lực lượng từng chiếm 7 trong số 25 chi đội có mặt ở
vùng miền Đông lúc bấy giờ. Các đơn vị hậu cần quân nhu cũng đã lần lượt
hình thành bên cạnh các tổng hành dinh.

Cùng với Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức, Bến Cát, Rừng Sác trở thành
năm vùng du kích bao quanh Sài Gòn – Chợ Lớn. Xứ ủy và Ủy ban Kháng
chiến Nam Bộ đã nhận thức rỏ: nếu nắm được các vùng du kích này thì sẽ tạo
thành một vòng vây đối với quân Pháp đồng thời sẽ là chổ dựa vững chắc cho
cuộc kháng chiến lâu dài về mọi mặt.

Cho đến năm 1947, các đơn vị tiếp tục tăng cường và hình thành ở Rừng
Sác như các khóa huấn luyện Phan Đăng Lưu của khu 7, Trung đoàn 300
Dương Văn Dương, Trường lý luận Mác-Lênin, lực lượng liên huyện Nhà Bè,
Cần Giuộc[11, 35].

Các lực lượng cách mạng này đã làm tốt cả hai nhiệm vụ xây dựng cơ
sở, lực lượng và đánh địch ở vùng tranh chấp cũng như áp sát vùng Sài Gòn –
Chợ Lớn.

Với thế và lực của thực dân Pháp khi ấy, sau khi đã tiến hành biết bao
cuộc càn quét, bố ráp…. nhưng những hiểm trở của vùng căn cứ Rừng Sác
cùng sự quả cảm của các lực lượng Rừng Sác chống Pháp thì việc tiêu diệt
khu căn cứ này với bọn xâm lược là ngoài khả năng dù chúng biết rất rỏ đây là
con đường huyết mạch không kém phần quan trọng với chúng.
32

Ngay từ đầu của thời điểm Nam Bộ kháng chiến và trong 9 năm kháng
chiến chống Pháp, quân dân Rừng Sác đã đánh nhiều trận lớn nhỏ góp phần
phá vỡ âm mưu xâm lược của Pháp khẳng định mạnh mẽ vai trò bàn đạp của
mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong phạm vi luận văn này chúng
tôi chỉ xin giới thiệu vài chiến công tiêu biểu thể hiện tinh thần và ý chí kiên
cường, tài nghệ quân sự trong cách đánh giặc của quân và dân Rừng Sác bên
cạnh sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhân dân cả nước như:

Cuối tháng 9 năm 1945, bộ đội Rừng Sác đã phục kích và tấn công
đoàn tàu vận tải công –voa địch vận chuyển lương thực, thực phẩm trên tuyến
kênh Cây Khô (Phước Lộc, Nhà Bè) có sự hộ tống của ca nô vũ trang tốc độ
lớn cùng hơn một tiểu đội có trang bị súng trung liên, tiểu liên, súng trường bố
trí trên chiếc tàu kéo. Ngoài ra còn có hai tiểu đội lính Pháp cố thủ trong các
công sự trên sà lan.

Lực lượng tấn công chính là của ông Chín Hiệp có tăng cường thêm 2
trọng liên 13,2 ly, lực lượng chốt chặn do ông Đoàn Văn Ngọc chỉ huy có
trọng liên 13,2 ly và một khẩu Tromblon VB, lực lượng chốt chặn từ xa và
tiêu diệt quân viện binh được phân cho đơn vị Tân Quy của ông Quách Văn
Phải chỉ huy, lực lượng khóa đuôi án ngữ bến đò Tân Thanh giao cho ông Tư
Huỳnh chỉ huy. Ngay khi đoàn tàu của địch lọt vào trận địa phục kích, các
chiến sĩ đã nổ súng tấn công gây kinh hoàng cho địch buộc chúng phải chặt bỏ
dây kéo bỏ lại đoàn ghe chở lương thực nhằm tháp chạy. Tuy nhiên với sự
truy kích gắt gao của bộ đội Rừng Sác cùng với nước triều rút mạnh, xà lan
của địch mắc cạn cách căn cứ Mặt trận số 4 chưa đầy 700 m. Ta đã tiêu diệt
và bắt sống toàn bộ quân địch, thu 1 tàu kéo, 1 xà lan, 4 ghe chở đầy lương
thực cùng một số vũ khí của giặc.

Càng về cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, trong khi lực lượng cách
mạng ta không ngừng lớn mạnh từ những năm 50 của thế kỷ XX thì Pháp lại
33

gặp nhiều khó khăn phải nhờ sự giúp sức của Mỹ. Trong bối cảnh ấy, chiến
khu Rừng Sác đã khẳng định mạnh mẽ vai trò của mình qua việc góp phần
chiến công vào cuộc kháng chiến chống Pháp có sự hỗ trợ của Mỹ.

Năm 1950, trước tình hình khốn quẫn trong cuộc chiến Đông Dương,
thực dân Pháp phải cần đến viện trợ của đế quốc Mỹ nhằm giữ thế “thượng
phong” trong cuộc chiến tranh Đông Dương và giữ vững thuộc địa của mình ở
Đông Dương. Đế quốc Mỹ vốn đã có âm mưu lâu dài về Đông Dương, quyết
định mở màn cho sự có mặt của Mỹ ở đây, bằng cuộc phô trương sức mạnh.
Ngày 17-3-1950, chúng cho hai chiến hạm diệt ngư lôi Stikken và Anderson
chở lính hải quân Mỹ cặp bến Sài Gòn và theo kế hoạch thì có 70 máy bay
chiến đấu từ chiếc hàng không mẫu hạm ngoài khơi sẽ mở cuộc thao diễn lớn
trên tuyến sông Lòng Tàu và vùng trời Sài Gòn nhằm trấn áp tinh thần của
nhân dân Việt Nam.

Hành động đó làm quần chúng Sài Gòn sục sôi căm thù trước sự có mặt
của tên xâm lược mới. Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định quyết định đánh phủ
đầu bọn giặc láo xược bằng một đòn chính trị có quân sự phối hợp. Đồng chí
Nguyễn Văn Bứa (Đồng chí Nguyễn Văn Bứa còn có tên là Nguyễn Hồng
Lâm, sau này là thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân Khu 7. Lúc đó được trên điều
về thay thế đồng chí Mười Thìn làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 300) được
đặc khu ủy phổ biến chủ trương huy động lực lượng biệt động và một số khẩu
pháo của trung đoàn 300 đánh chiến hạm Mỹ, nổ phát súng đầu tiên của Việt
Nam vào tên đế quốc đầu sỏ. Trận đánh sử dụng cối 82 ly tự chế của xưởng
công binh 312, loại cối không dùng cò chết mà dùng cò giật, mỗi lần bắn phải
giật cò. 22 giờ đêm, trận địa cối 82 ly đặt tại Thủ Thiêm dưới sự chỉ huy của
ông Trần Sơn Tiêu đồng loạt nhả đạn vài các chiến hạm của Mỹ. Cùng lúc ấy,
các chiến sĩ biệt động đồng loạt tấn công đồn bót, công sở của giặc.

“Tại xóm Triều Rừng Sác, các chiến sĩ căn bản đồ, căng dây đo cự ly
34

bắn thử. Ba khẩu đội trợ chiến thuộc Trung đoàn 300 xuất trận, có hai đội biệt
động yểm trợ. Đồng chí Trần Sơn Tiêu đã tổ chức trinh sát và lập trận địa
pháo tại Thủ Thiêm. Đúng như phương án đề ra, 10 giờ đêm ngày 18 tháng 3
năm 1950, 3 khẩu cối đồng loạt nổ 20 phát. Hai chiến hạm Mỹ và thành Thủy
quân Francis Garnier (Bạch Đằng) bị trúng đạn. Theo tin của quân báo: 10
tên Mỹ trên hai hạm ngư lôi và 1 sĩ quan Pháp trong thành Thủy quân chết.
Phối hợp nhịp nhàng với các khẩu đội cối các đội biệt động tập kích nhiều bót
ở nội thành và đồn cảnh sát quận 4” [11, 38 – 39].

Trên đà thắng lợi đó của các chiến sĩ Trung Đoàn 300, ngày 13 tháng 9
năm 1950, hàng ngàn nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn kéo đến trường Tôn Thọ
Tường tổ chức mít tinh chống can thiệp của Mỹ và nghe luật sư Nguyễn Hữu
Thọ diễn thuyết. Cảnh sát và binh lính Pháp đã bao vây, đàn áp. Cuộc mít tinh
đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của hơn 30 vạn người với khẩu hiệu :”Đả
đảo thực dân Pháp và bè lũ tay sai”, “Đế quốc Mỹ cút đi” khiến cho kẻ thù
phải khiếp đảm.

Trên mặt trận đường thủy, các chiến sĩ biệt động Rừng Sác đánh giặc
theo cách riêng đầy sáng tạo, anh dũng của mình khiến cho kẻ địch phải kinh
hãi.

“Từ lâu, đơn vị đã phát hiện và theo dõi chiếc tàu Klataken chở lương
thực, máy móc, xe đạp... thường kéo theo cả một đoàn ghe dài trên sông Soài
Rạp, đi sang Phnôm Pênh. Biệt đội 1 và biệt đội 2 góp người thành lập một
"tiểu đội xung kích" trên mặt nước luôn ở tư thế sẵn sàng hành động. Một hôm
“con cá sấu sắt” Klataken đến gần Rạch Lá, các chiến sĩ xung kích ôm súng
lặn ra, bất thần nhảy lên tàu dí súng vào lưng bọn giặc và bắt tài công phải lái
tàu vào Rạch Lá. Hôm đó Rừng Sác được một kho bột mì lớn, lại có cả máy
phay, gò tiện, nguội và hàng trăm xe đạp là những thứ mà lực lượng ta cần nó
như súng đạn”[11, 43].
35

Ngày 26 tháng 5 năm 1951 trên sông Lòng Tàu, các đội biệt động và
Tiểu đoàn 300 đã đánh chìm tàu Saint Loubenbier tải trọng 7000 tấn bằng hai
quả mìn Curassier của Nhật tại Vàm Bà Nghĩa. Chiếc tàu hàng quân sự này
trở thành chiếc tàu lớn nhất bị đánh chìm trên sông Lòng Tàu trong thời kỳ
chống Pháp (1945 - 1954) [11, 43].

Tháng 4-1951, ngay trên dòng sông Lòng Tàu, đội thủy lôi do ông Hai
Bứa và Sơn Tiêu phụ trách đã kiên trì nghiên cứu và tìm phương cách tiêu diệt
tàu chiến trọng tải hàng ngàn tấn của giặc. Vũ khí đánh tàu khi ấy chỉ là
những vũ khí tận dụng từ những trận đánh trước đó như thủy lôi Curassier của
Nhật nặng 80kg do quân giới Nam bộ lấy được trên một chiến hạm ngư lôi.

Ngày 26-5-1951, chiếc tàu chiến lớn Saint Louberbier xuất hiện nơi cửa
biển Cần Giờ theo như kế hoạch điều nghiên của các chiến sĩ và nó đã rơi vào
trân địa phục kích của bộ đội Rừng Sác giúp các chiến sĩ tạo lập thêm chiến
công cho cách mạng vùng Đông Nam Bộ.

“Tham mưu trưởng Trần Sơn Tiêu đứng sau bụi lá mắt không rời mục
tiêu. Khi ước lượng khoang chứa hàng và hầm máy ngang với thủy lôi, ông hô
lớn:

Ngàn nóp!

Đó là tín hiệu bấm nút điện. Một tiếng nổ vang rền trên sông. Chiếc tàu
dạt về phía bên kia, mũi cắm phập vào bờ. Sau này, theo các thợ lặn báo lại đó
là chiếc tàu 7000 tấn, bị thương một lỗ có đường kính 8 mét, giặc Pháp phải
kéo về Philippin đại tu. Từ đó, trên sông này có hẳn một đại đội đánh thủy lôi
do đồng chí Đức chỉ huy. Kỹ thuật thả neo phát triển. Thủy lôi trên dưới 10kg
đánh được tàu đổ bộ trên sông rạch Rừng Sác. Ta làm chủ khu vực sông Thị
Vải. Từ tháng 6-1951 đến tháng 7-1954, trên sông rạch Rừng Sác có 32 tàu
địch bị đánh chìm, 8 trung đội, 13 tiểu đội, 16 sĩ quan Pháp từ thiếu úy đến
36

trung úy bị chết” [11, 46-48].

Chiến công tiếp theo có thể kể đến là trận đánh tiêu diệt chi khu Cần
Giờ - một căn cứ quan trọng bậc nhất ở vùng này của giặc Pháp do đại đội
Partisan đóng giữ, tên quan hai (trung úy) Pháp, quận trưởng Cần Giờ chỉ huy
không chỉ là nơi khống chế kìm kẹp nhân dân địa phương mà còn là chốt
phòng thủ trọng yếu của Pháp trong hệ thống phòng thủ cửa biển và con
đường vận chuyển quốc tế huyết mạch của chúng. Vì thế ta quyết tâm tiêu diệt
chi khu này. 11 giờ đêm 30 tết Nhâm Thìn (1952), các chiến sĩ Rừng Sác bất
ngờ đột kích từ phía biển. Giặc trong chi khu bất ngờ trước sự tấn công ấy đã
không kịp chống trả và ta đã nhanh chóng tiêu diệt gọn hai đại đội Pantisan
làm chủ huyện ly ngay trong đêm đó. Đây là trận tiêu diệt căn cứ địch cấp
quận đầu tiên của miền Đông Nam bộ sau ngày "Nam bộ kháng chiến" (23-9-
1945).

Trong hai năm 1950 – 1951, Trung đoàn 300 đã tiếp tục khẳng định
mạnh mẽ vai trò của mình qua việc phối hợp cùng bộ đội địa phương làm nên
nhiều chiến thắng vang dội như: đánh sập cầu Bến Lức dài 358 m nằm trên
quốc lộ 16 (2/1951), tiêu diệt 8 trung đội, 13 tiểu đội, bắn cháy và làm chìm
32 tàu giặc trên các vùng sông rạch, đốt cháy kho xăng Nhà Bè - nơi được bảo
vệ chu đáo cẩn mật với 3 đại đội lính Âu – Phi thay phiên canh gác, 5 lớp rào
gai có kết hợp lựu đạn, mình. Chiến công tiêu diệt kho xăng Nhà Bè đã gây
chấn động dư luận trong nước (6/1951).

Kho xăng Nhà Bè có quy mô lớn nhất, gần các kho Soconi, Shell, Texaco
với hàng ngàn công nhân. Địch ở đây có 3 đại đội, trong đó có đại đội Âu - Phi
đóng ở kho Shell, xung quanh có 5 lớp rào thép gai, ban đêm đèn pha sáng rực,
cứ 15 phút có một toán lính tuần tra. Quá trình chuẩn bị cho trận đánh kho
xăng công phu, gian khổ. Đêm đêm anh em bò vào nằm sát địch để nghiên cứu
mục tiêu, ban ngày phải ém xuống hầm bí mật ở các nhà cơ sở quanh khu kho.
37

Chuyện rủi ro đã xảy ra. Địch phát hiện được một hầm bí mật, khui lên bắt
được hai người. Trong lúc bị di chuyển, hai chiến sĩ tìm cách trốn, nhưng địch
phát hiện bắn theo làm một chiến sĩ hy sinh. Tuy vậy phương án tác chiến
(đánh từ đất liền ra) vẫn không thay đổi. Để khắc phục rào cản, anh em đem
theo kéo và mã tấu để cắt rào và đào ngách khi qua những hàng rào mà kéo
không cắt được. Khối nổ dùng để phá hủy mục tiêu là loại mìn điện do xưởng
quân giới Nam bộ sản xuất. Gần 11 giờ đêm, các chiến sĩ đã tiềm nhập đem
mìn áp sát 2 bồn xăng máy bay và lùi ra vị trí an toàn, bấm công tắc điện. Hai
bồn xăng bốc cháy rực trời. Bọn giặc hoảng hốt vãi đạn ra như mưa. Anh em
nằm bên cạnh hàng rào, chờ cho ngớt đạn địch mới bò ra khỏi khu vực trận
địa. Lúc này xe nhà binh, xe chữa cháy chạy ầm trên đường 15 để ứng cứu,
nhưng xăng vẫn cháy đến 4 giờ chiều hôm sau, mới dập tắt được [11, 42 – 44].

Trung đoàn 300 trước khi giải thể theo chủ trương của Trung ương cục
đã lập nên một chiến công lớn là tiêu diệt tận gốc ổ gián điệp lớn mà Pháp đã
dày công tạo nên ở chiến khu Rừng Sát. Chính mạng lưới những tên gián điệp
này đã len lõi sâu vào tận trung đoàn bộ E300, vào tận các cơ quan tham mưu,
chính trị, quân nhu nhằm tiêu diệt trung đoàn bộ và 3 cơ quan huyện đội, lấy
lực lượng Bình Xuyên đã rơi vào tay cách mạng trước đó. Tuy nhiên, Ta đã
điều tra rõ tình hình và kế hoạch hoạt động của chúng và ra tay kịp thời trước
khi chúng hành động.

“Trung đoàn 300 nhận được tin quân báo là có một ổ gián điệp của giặc
Pháp nằm trong nội bộ của Trung đoàn. Bọn này từ lâu đã "chui sâu leo cao"
lên được tới trung đoàn bộ, đầu mối của chúng có cơ sở cả ở tham mưu, chính
trị, quân nhu (như tên Sơn trưởng văn phòng Trung đoàn, tên Lá - trường đài
VTĐ, tên Paul - trưởng ban quân y, tên Hai Điều ở ban quân nhu, Bảy Nghiệp
và một tên nữa ở tổ quân báo và địch vận).

Nhờ nắm phương tiện thông tin VTĐ nên địch biết được tin tức trong nội
38

bộ của ta. Chúng đã lập kế hoạch để đánh một cú quyết định nhằm tiêu diệt
toàn bộ Ban chỉ huy trung đoàn cùng với trung đoàn bộ và 3 cơ quan huyện
đội, đồng thời nắm lại lực lượng Bình Xuyên. Nhưng "vỏ quít dày có móng tay
nhọn", ta đã điều tra nắm rõ âm mưu của chúng và bắt toàn bộ bọn gián điệp
trước khi chúng hành động.

Trước tòa án quân sự mở tại Long Thành, bọn này phải cúi đầu nhận tội
và chịu xử án tội phản quốc. Đây là vụ án gián điệp lớn nhất trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp ở Rừng Sác”[11, 41-42].

Bên cạnh những chiến công của các chiến sĩ Rừng Sác trong kháng
chiến chống Pháp, với địa hình hiểm trở cùng sự khó khăn về các mặt mà
ngay từ đầu khi xây dựng lực lượng hậu cần ở vùng Rừng Sác, các cơ sở chế
tạo vũ khí thô sơ bước đầu cũng đã manh nha hình thành nhằm đáp ứng phần
nào nhu cầu của hoạt động ở chiến trường.

“…những công binh xưởng sản xuất các loại vũ khí thô sơ để đánh giặc.
Súng đạn cối với chiến si Rừng Sác cũng cần như cơm ăn, khí trời vậy Không
còn phương cách nào là phải tự lực cánh sinh mà trường kỳ kháng chiến. Vì
thế có rất nhiều xưởng quân giới của các đơn vị, cơ quan, và tuổi hình thành
của nó cùng với tuổi của chiến khu trên mặt nước này. Xây dựng xưởng quân
giới mạnh trở thành một đặc điểm của các đơn vị trong chiến khu Rừng Sác.
Lực lượng Bình xuyên, bộ đội Cần Giuộc, Trung đoàn 300... đều có công binh
xướng chế tạo vũ khí đa dạng, tinh xảo phục vụ chiến đấu tại chỗ. Tiểu đoàn
105 Gò Công xây dựng xưởng quân giới ở chi đội 7 Mai Văn Vĩnh, thu góp gầy
dựng được một công binh xường đủ lệ bộ trên một chiếc ghe lớn. Bên cạnh
xướng quân giới còn có đội sưu tầm nguyên vật liệu có "chân duỗi" tận nội
thành lại có đội mò vớt trên sông thu lượm súng đạn, vật dụng của địch bị chìm
tàu” [11, 49-50].
39

Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, các cơ quan Dân chính Đảng, hậu cần, quân
nhu có thể trụ vững và chiến đấu oanh liệt ở vùng căn cứ Rừng Sác ngoài sự
quả cảm, mưu trí ra còn có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhân dân Rừng Sác.

1.2.3. Vai trò của nhân dân Rừng Sác trong kháng chiến chống Pháp

Trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp xâm lược chung của toàn dân
tộc, nhân dân khu vực Rừng Sác cũng đã góp phần to lớn vào chiến công
chống Pháp ngay từ buổi đầu cho đến khi có sự hỗ trợ của Mỹ.

Nếu như buổi ban đầu đây là nơi lánh mặt của những con người lao
động nghèo khó tránh sự nhiễu nhương của các thế lực phong kiến, thực dân.
Trong họ tồn tại ý thức phản kháng mạnh mẽ, đạp đổ mọi thiết chế của xã hội
thống trị bất công nhưng không thể thực hiện được. Đến khi cả nước phát
động toàn dân chống Pháp và nhất là hưởng ứng ngày Nam bộ kháng chiến 23
tháng 9 năm 1945 thì Rừng Sát đã không còn lặng lẽ mà trở nên sôi sục khí
thế chống giặc cứu nước. Bắt nguồn từ tinh thần đấu tranh bất khuất và lòng
yêu nước nồng nàn mãnh liệt, nhân dân Rừng Sác không di tản ra vùng giặc
tạm chiếm để cầu an thân mà họ sẵn sàng trụ lại với cách mạng. Ngoài việc
phải lo cho cuộc sống của mình ngày càng khó khăn do sự đánh phá của Pháp
khiến họ phải sống tạm bợ mà họ còn phải góp phần nuôi dưỡng, chăm sóc,
che chở cho cán bộ chiến sĩ nhưng dù có thế nào thì họ quyết không rời kháng
chiến đến nỗi quân Pháp phải xem đây là vùng bất trị.

“Nhiều gia đình có bốn năm người đi kháng chiến; cha mẹ, vợ con cũng
xuống ghe đi luôn vào rừng. Bộ đội, cơ quan ở đâu, họ cắm sào, dựng chòi ở
đó. Họ chắt chịu từng đồng bạc, chia đôi, nửa nuôi thân, nửa nuôi kháng
chiến. Má Tám ở An Thới Đông có nhà trong rừng bên cạnh căn cứ bộ đội,
ngày ngày đốn lá dừa nước lên bán trên đất liền, mua hàng về cho đơn vị. Ông
Năm Phân và bà Bông có đàn chó săn tinh khôn, săn được con gì, lại nhắn anh
40

em vào lấy. Những người dân trong rừng đều chí tình với bộ đội. Họ là đội
quân hậu cần nhân dân rộng lớn của các chiến sĩ Rừng Sác. Dân tình chạy
giặc sống tạm bợ, có khi nghèo đến không còn một đôi đũa ăn cơm, nhưng
sống chết họ không rời kháng chiến. Dân có ăn thì bộ đội cũng có ăn... Bộ đội,
cơ quan và dân cùng ăn củ mì, rau rừng, cua ốc ròng rã tháng này qua tháng
khác, để kháng chiến trong những năm đầu thập niên 50.
Chỉ riêng việc mua bán, người dân Rừng Sác phải chịu một hy sinh to lớn. Với
con cua con cá kiếm được, họ bán tại chỗ lấy đồng bạc Cụ Hồ. Tiền này chỉ
lưu hành được trong vùng giải phóng. Lại có bà con chuyên đưa cua, cá mua
bằng tiền Cụ Hồ ra thành bán lấy "tiền xanh" 1 (Tiền Đông Dương ngân hàng
thời bấy giờ) rồi mua hàng về cho kháng chiến...

Chiến khu Rừng Sác ăn gạo từ nhiều nơi: Bến Tre, Gò Công, Tân An,
Mỹ Tho, Chợ Lớn. Địch kiểm soát gắt gao, nhưng gạo vẫn từ người dân đến
với bộ đội. Họ chỉ nhận biên lai mà không có tiền mặt. Chỉ riêng xã Bình
Khánh trong 2 năm 1947 - 1948, số "gạo biên lai" cho chi đội 2, 3 và Trung
đoàn 300 Dương Văn Dương đã lên tới 27 ngàn giạ (1 giạ 40 lít). Những tấm
biên lai như vậy, hai chục ba chục năm sau vẫn còn nguyên đó, đủ biết người
dân Rừng Sác gánh chịu hy sinh đến mức nào.”[11, 51-52]

Tóm lại, suốt thời kì 9 năm kháng chiến chống Pháp, Rừng Sác là một
căn cứ nổi tiếng “bất trị” của các chi đội Vệ quốc đoàn khiến quân giặc không
dám bén mảng tới, nơi nhận nhiệm vụ giao liên, tiếp nhận binh lực và vũ khí.

Với căn cứ địa hiểm trở, lòng dân bất khuất tràn đầy lòng yêu nước hợp
với lòng quân anh dũng kiên cường và mưu trí thì Rừng Sác đã trở thành một
chiến khu “bất khả xâm phạm” làm tốt vai trò bàn đạp tấn công quân thù trên
mọi mặt trận từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn

Tiểu kết
41

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến khu Rừng
Sác với chiến lược chiến tranh du kích đã gây biết bao khó khăn cho đối
phương. Thực dân Pháp phải xem đây là vùng bất trị.

Bằng vị trí trọng yếu, chiến khu Rừng đã án ngữ cửa ngỏ yết hầu của
đồi phương. Từ những đơn vị nhỏ lẻ ban đầu thiếu thốn trang thiết bị quân sự
nhưng có thừa lòng quả cảm, các lực lượng ở chiến khu Rừng Sác đã phát
triển nâng cấp từng bước lên chi đội, trung đoàn, liên trung đoàn và cao hơn
nữa là thành lập các tiểu đoàn chủ lực cơ động. Họ đã thật sự làm chủ vùng
sau lưng địch và biến nơi đây thành đầu mối giao liên quan trọng đồng thời
làm nơi xuất phát, bàn đạp tấn công cho các lực lượng kháng chiến ngoài căn
cứ Rừng Sác gây nhiều tổn thất cho kẻ thù khiến chúng ăn không ngon, ngủ
không yên. Tuy thực dân Pháp đã ngày đêm ra sức tìm cách tiêu diệt nhưng
cuối cùng chúng cũng đành phải chấp nhận sự thất bại trước chiến khu cách
mạng này. Rừng Sác vẫn hiên ngang sừng sững trước kẻ thù.

Người bộ đội đặc công Rừng Sác năm xưa là những người lính được
đào tạo bài bản, có tài thao lược, giỏi bơi lội, võ nghệ cao cường, biết sử dụng
các loại vũ khí, thậm chí có thể xem họ là chuyên gia bậc thầy về các loại chất
nổ, bộc phá. Họ không chỉ đương đầu với mưa bom bão đạn mà còn đương
đầu với sự đe dọa của muôn ngàn thiếu thốn khắc nghiệt trong đó có thiếu
lương thực, nước ngọt, thuốc men, vũ khí và phải đối đầu với kẻ thù tự nhiên
hung dữ: đàn cá sấu, cọp dữ... Tuy nhiên với bản chất thép của người lính cụ
Hồ, nên trong hoàn cảnh khó khăn nhất họ vẫn kiên trung vượt qua muôn
ngàn gian khó hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó, góp phần to lớn
vào thắng lợi chung của dân tộc.

Có thể nói: Chiến khu Rừng Sác cùng những người quân và dân can
trường nơi đó đã trở thành hình ảnh một xã hội mới của chế độ dân chủ nhân
dân, là hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến tới
42

xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những cống hiến của quân và dân vùng chiến khu
Rừng Sác đã trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc kháng
chiến trường kì mới chống đế quốc Mỹ ngay tiếp sau đó.

CHƯƠNG 2

VAI TRÒ CỦA CHIẾN KHU RỪNG SÁC TRONG


43

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1964)

2.1 Yêu cầu lịch sử tái lập chiến khu Rừng Sác

2.1.1 Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Gieneve được ký kết tại thành
phố Genève của Thụy Sỹ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Công
nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho 3 nước: Việt Nam – Lào – Campuchia.
Từ đó, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp cũng như chế độ thực dân
Pháp trên bán đảo Đông Dương. Theo quy định của Hiệp định này, tại Việt
Nam, hai bên sẽ đình chiến và tạm thời lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới phân
chia khu vực kiểm soát. Sau hai năm, Pháp sẽ phải rút hết toàn bộ quân khỏi
Việt Nam và hai miền Nam – Bắc sẽ thực hiện Tổng tuyển cử thống nhất đất
nước.

Ngày 22 tháng 7 năm 1954, ta thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định
Giơnevơ về ngưng bắn. Sau tháng 10 năm 1954, các lực lượng vũ trang tập
kết chuyển 15 vạn cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra miền Bắc; tiến hành trao đổi
tù binh và chuyển giao khu vực. Ngày 1 tháng 1 năm 1955 hàng vạn nhân dân
đã tiến hành cuộc mít tinh chào mừng Trung ương Đảng, chính phủ và Hồ
Chủ Tịch về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ngày 16 tháng 5 năm 1955, quân đội
Pháp rút khỏi đảo Cát Bà hoàn thành việc rút quân ra khỏi miền Bắc.

Ở miền Nam, bằng chiêu bài “độc lập” cùng với hệ thống cố vấn, kèm
theo đó là viện trợ quân sự, Mỹ từng bước thay chân Pháp và ép quân Pháp
trao quyền cai trị miền Nam cho chính quyền thân Mỹ Ngô Đình Diệm vào
ngày 25 tháng 6 năm 1954 mà Mỹ đã chuẩn bị trước đó để làm công cụ cho
chính sách xâm lược Việt Nam của chúng.

Ngày 7 tháng 7 năm 1954 Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về nước làm thủ
tướng. Ngày 8 tháng 9 năm 1954, Mỹ ra sức lôi kéo các nước đồng minh
44

Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan lập khối
liên minh quân sự Đông Nam Á SEATO đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo
trợ của khối liên minh này. Tháng 11 năm 1954, Mỹ cử tướng L.Colins sang
làm đại sứ ở Sài Gòn. Ơng ta sang Việt Nam với kế hoạch 6 điểm. Ngày 13
tháng 12 năm 1954, Mỹ buộc Pháp phải ký hiệp định trao quyền huấn luyện
quân sự và trang bị cho quân Ngụy ở miền Nam Việt Nam cho Mỹ. Ngày 19
tháng 12 năm 1954 Pháp ký hiệp định trao quyền hành chính, chính trị ở miền
Nam cho Ngô Đình Diệm.

Trong bối cảnh ấy, Ngô Đình Diệm từng bước loại bỏ những người của
lực lượng thân Pháp ra khỏi bộ máy hành chính cai trị, tiêu diệt các lực lượng
chống đối hoặc có thể gây nhiều bất lợi cho chính quyền của ông ta như:

Bình Xuyên (5.000 - 8.000 cảnh sát, 2.500 binh lính vũ trang) khống
chế Sài Gòn và các vùng phụ cận. Tín đồ Cao Đài có vũ trang (15.000 -
20.000) chiếm các vùng tây bắc Sài Gòn. Lực lượng vũ trang Hoà Hảo
(10.000 - 15.000) kiểm soát một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây
là những lực lượng được Pháp dung dưỡng và cho hưởng đặc quyền cát cứ ở
một số địa phương. Quyền lợi của họ gắn liền với Pháp.

Trong thời gian đầu, Mỹ chủ trương dùng biện pháp mềm dẻo. Vừa
mua chuộc, dụ dỗ, vừa đe doạ để phân hoá, lung lạc, lôi kéo lực lượng Bình
Xuyên, Cao Đài, Hoà Hảo đứng về phía Diệm.

Kết quả thật không như mong muốn, nhóm Cao Đài liên minh của
Trịnh Minh Thế đầu hàng Diệm. Còn phái Bình Xuyên của Bảy Viễn (Lê Văn
Viễn) và nhóm Hoà Hảo của Ba Cụt (Lê Quang Vinh) chống lại.

Do vậy, tháng 4 - 1955 Mỹ - Diệm huy động lực lượng lớn quân Nguỵ
liên tục mở các cuộc hành quân dài ngày với quy mô từ 1 đến 2 sư đoàn để
tiêu diệt lực lượng vũ trang giáo phái. Mở đầu là chiến dịch Hoàng Diệu (từ
45

tháng 4 đến tháng 10- 1955) đánh vào rừng Sác diệt lực lượng của Bình
Xuyên. Tiếp đó, từ tháng 5 đến tháng 12-1955, chiến dịch Đinh Tiên Hoàng ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà trọng điểm là vùng Đồng Tháp Mười,
Ô Môn, Thốt Nốt diệt lực lượng Hoà Hảo của Năm Lửa (Trần Văn Soái), Ba
Cụt. Cuối cùng, từ tháng 2 đến tháng 6, chúng mở chiến dịch Nguyễn Huệ
trên hướng Tây Ninh thuộc miền Đông Nam Bộ tiêu diệt lực lượng còn lại của
Cao Đài.

Đồng thời với việc thanh toán lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ,
trên địa bàn Khu V, Trị - Thiên, Mỹ - Diệm dùng lực lượng quân sự để tiêu
diệt lực lượng các đảng phái tay chân của Pháp như Đại Việt, Quốc dân
Đảng... nhằm loại bỏ tận gốc ảnh hưởng của Pháp, trừ hậu hoạ sau này.

Song song đó, Diệm ra sức phá hoại Hiệp định Gienève, từ chối hiệp
thương với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổng tuyển cử tự do
trong cả nước thống nhất đất nước trong 2 năm.

Đỉnh cao của việc vi phạm Hiệp định là ngày 4 tháng 3 năm 1956, Mỹ -
Diệm đã tổ chức bầu cử quốc hội ở miền nam và lập ra chính phủ Việt Nam
Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm tổng thống. Điều này đã thể hiện rỏ âm
mưu chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam và Bắc với hai chế độ
chính trị và xã hội khác nhau đồng thời biến miền Nam thành thuộc địa kiểu
mới của Mỹ, ngăn chặn làn sóng cách mạng xã hội chủ nghĩa lan ra khắp
Đông Nam Á và thế giới đồng thời biến nơi đây thành bàn đạp tấn công ra
miền Bắc.

Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành chính sách khủng bố cực kỳ
tàn bạo bằng những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, luật 10/59 được Quốc
hội Việt Nam Cộng hoà thông qua luật số 91 vào tháng 4 năm 1959 và được
ban hành ngày 6 tháng 5 năm 1959 về thành lập các "tòa án quân sự đặc biệt".
46

Theo luật 10-59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử
chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng
cáo, bản án thi hành ngay.... áp dụng cho tất cả mọi người bị quy là phạm tội
ác chiến tranh chống lại nhà nước Việt Nam Cộng hòa.

Để tăng cường lực lượng, Mỹ đã xây dựng cho chính quyền Diệm 10 sư
đoàn bộ binh Ngụy quân với trang bị quân sự hiện đại, 17 tiểu đoàn pháo
binh, 5 tiểu đoàn tăng thiết giáp cùng 54000 quân địa phương, các căn cứ
quân sự được Mỹ nhanh chóng xây dựng trong đó có hệ thống sân bay, quân
cảng, đường giao thông chiến lược. Số cố vấn Mỹ từ 55 người năm 1950 đã
tăng chóng mặt lên 699 người năm 1956. Miền Nam đã trở nên là một vị trí
quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ.

Hàng trăm cuộc càn quét đã được Mỹ - Ngụy thực hiện để tiêu diệt
những người kháng chiến cũ.

Tất cả những hành động trên của Chính quyền Mỹ – Diệm không ngoài
mục đích chia cắt Việt Nam biến miền Nam thành một quốc gia riêng tích cực
chống cộng thậm chí là trở thành một phần lãnh thổ của Mỹ ở châu Á.

Tháng 5 năm 1957, Ngô Đình Diệm được mời sang Mỹ, ông ta đã
không tiếc lời cảm ơn chính quyền Mỹ và tuyên bố tại Washington rằng:

“Biên giới của Hoa Kỳ đi qua vĩ tuyến 17”.[24, 273]

Từ đây, cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập dân tộc đã chuyển
sang một bước mới không còn là chống chế độ thực dân kiểu cũ nữa mà là
chống chế độ thực dân xâm lược kiểu mới với mức độ gian khó và ác liệt gấp
trăm lần so với thời chống Pháp.

24 giờ ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định đình chỉ chiến sự nhằm
nhằm kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam cũng như toàn cõi
Đông Dương được ký kết. Hiệp định Giơnevơ đã tạo cơ hội lớn cho việc
47

thống nhất đất nước.

Trong khi nhân dân ta ở hai miền Bắc - Nam tích cực thực hiện
những quy định của Hiệp định Giơnevơ và Tuyên bố cuối cùng của hội nghị,
như chuyển quân tập kết, tiếp quản những vùng quân Pháp rút đi và bàn giao
những vùng cách mạng quản lý trong kháng chiến cho quân đội liên hiệp Pháp
thì đế quốc Mỹ tìm đủ mọi phương cách hòng phá hoại Hiệp định Giơnevơ,
từng bước ép Pháp bỏ trách nhiệm thi hành hiệp định để Mỹ có thể nhảy vào
miền Nam thay Pháp, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ, thực hiện âm
mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Việc phá hoại Hiệp đinh Giơnevơ của Mỹ
lần lượt thể hiện qua việc dùng Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng bù nhìn,
chúng lập ra “Uỷ ban di cư Bắc Việt” để vận động và cưỡng ép giáo dân di cư
vào Nam và dùng biệt kích, gián điệp phá hoại các công trình công cộng, gây
rối loạn trật tự an ninh miền Bắc.

Ý thức được sự hỗ trợ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức
phá hoại hiệp định Giơnevơ, lập ra các tổ chức phản động như: Đảng Cần lao
nhân vị (thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1954) do Ngô Đình Diệm làm lãnh tụ,
Ngô Đình Nhu làm tổng bí thư là lực lượng nòng cốt trong các cơ quan của
Ngụy quyền. Đến cuối năm 1954, Ngô Đình Diệm lại thành lập tổ chức Phong
trào cách mạng quốc gia do Trần Chánh Thành đứng đầu với 3 mục tiêu như
sau: “Chống cộng” (chống cộng sản nhưng thực chất là chống nhân dân), “Đả
Thực” (chống lại ảnh hưởng của thực dân Pháp để tạo điều kiện cho Mỹ độc
chiếm miền Nam), “Bài Phong” (chống Bảo Đại để tạo điều kiện cho Ngô
Đình Diệm thâu tóm quyền lực ở miền Nam).

Cũng trong bối cảnh của năm 1954, Mỹ lợi dụng Pháp bị suy yếu vì
cuộc chiến tranh Việt Nam và đang mắc kẹt trong cuộc chiến tranh Angiêri,
nền kinh tế kiệt quệ, đế quốc Mỹ ép Pháp phải thực hiện các điều khoản mà
Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đưa ra ngày 8-8-1954:
48

1. Mỹ trực tiếp viện trợ cho Ngô Đình Diệm không qua tay Pháp.

2. Mỹ trực tiếp chỉ huy và huấn luyện quân đội nguỵ miền Nam.

3. Buộc Pháp phải rút hết quân khỏi Nam Việt Nam.

4. Loại bỏ Bảo Đại và những ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam.

[33, 216]

Ngay từ đầu năm 1954 và nhất là trong tình hình Hiệp định Giơnevơ bị
vi phạm trắng trợn, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc với hai
chế độ chính trị – xã hội khác nhau, Đảng và Chính phủ ta đã xác định kẻ thù
nguy hiểm nhất là đế quốc Mỹ và đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm
vụ chiến lược riêng biệt phù hợp nhưng tất cả đều vì mục đích chung là dân
tộc được độc lập, đất nước thống nhất tạo điều kiện để cả nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.

Miền Bắc:

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản đã hoàn thành. Giờ
đây, Đảng chủ trương tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm biến miền Bắc
thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và củng cố vị trí hậu phương lớn cho
tiền tuyến lớn miền Nam, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của
toàn bộ cách mạng cả nước.

Trong quá trình này, ta vừa phải đấu tranh đòi thực thi Hiệp định
Gienève, tiếp quản vùng giải phóng. Hoàn thành quá trình cải cách ruộng đất,
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.

Sau Hiệp định Gienève, các bộ, chiến sỹ cách mạng của ta đã phải tập
kết ra Bắc. Do vậy, xét về tương quan lực lượng giữa ta và địch vô cùng bất
lợi.

Cuộc chuyển quân tập kết ấy đã là biến chuyển tình hình từ thế “cài
49

răng lược” trên phạm vi toàn quốc sang thế “tập trung” về hai phía Nam và
Bắc

Tuy nhiên không vì vậy mà phong trào đấu tranh yếu đi. Mở đầu là vào
tháng 8 năm 1954, “Phong trào Hòa bình” ở Sài Gòn – Chợ Lớn của trí thức
và nhân dân với Bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Gienève, ủng hộ hiệp
thương tổng tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Nhiều “Ủy ban bảo vệ hòa bình” được thành lập đi vào hoạt động một
cách công khai. Không chỉ vậy, phong trào này còn liên hệ được với Uy ban
quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định Gienève ở Việt Nam.
Mỹ – Diệm ra sức khủng bố và đàn áp nhưng phong trào càng dâng cao, lan
rộng tới các thành phố lớn như Huế, Đà Nẵng… cho đến cả vùng nông thôn
khi càng gần đến ngày hiệp thương tổng tuyển cử đã được ấn định.

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Mỹ - Diệm bày trò “trưng cầu dân ý” để
tập trung lực lượng, hợp pháp hóa chính quyền tay sai phế truất Bảo Đại, suy
tôn Diệm làm Tổng thống. Tiếp nối sau đó là ngày 4 tháng 3 năm 1956, Ngô
Đình Diệm đã tổ chức bầu cử riêng rẻ để lập quốc hội lập hiến riêng. Ngày 26
tháng 10 năm 1956, quốc hội ấy đã ban hành Hiến pháp, lập ra nền “cộng hòa
đệ nhất” với âm mưu biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt.

Từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 5 năm 1956, Mỹ – Diệm phát động
chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” để phát hiện và tiêu diệt tận gốc cộng sản.
Chúng còn nêu khẩu hiệu : “Tiêu diệt nội tuyến, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán
thù để thực thi chủ nghĩa nhân vị”. Chỉ trong 4 năm từ 1955 đến 1958, 9 phần
10 cán bộ, Đảng viên ở miền Nam bị tổn thất. Riêng Nam Bộ, chỉ còn khoảng
5000 trong tổng số 60000 đảng viên. Đồng bằng liên khu V có 40% tỉnh ủy
viên, 60% huyện ủy viên, 70% chi ủy viên bị địch bắt và giết hại, 12 huyện
không còn cơ sở Đảng. Quảng Trị chỉ còn 176 trên tổng số 8400 đảng viên.
50

Từng ngày 17 tháng 7 năm 1956 đến ngày 15 tháng 12 năm 1957, chính
quyền Diệm đã mở chiến dịch mang tên Trương Tấn Bửu nhằm tiêu diệt những
phần tử mất gốc, nổi loạn và Cộng sản đang gieo các rối loạn ở miền Đông
Nam Bộ và ở biên giới với Campuchia. Từ tháng 7 năm 1959 đến tháng 7 năm
1960, 76 chiến dịch quân sự và 9 cuộc hành quân thăm dò đã được tiến hành.
Như vậy, Nam Việt Nam chưa bao giờ có hòa bình kể từ năm 1954 [24, 297 –
298].

Bước sang năm 1956, Mỹ đã hỗ trợ Diệm xây dựng và huấn luyện một
lực lượng Ngụy quân lên đến 10 sư đoàn cùng một vài trung đoàn. Song song
đó, Mỹ đưa cố vấn quân sự, nhân viên quân sự vào miền Nam, tăng cường các
phái đoàn Viện trợ quân sự MAAG.

Từ năm 1955 đến 1960, tổng số phương tiện, vũ khí chiến tranh do Mỹ
đưa vào miền Nam Việt Nam đã chiếm tới 1,5 tỉ đô la. Nhờ vậy mà chính
quyền Ngô Đình Diệm đã có thể sở hữu trong tay 250 máy bay các loại, 250
tàu chiến tải trọng 20.000 tấn, 600 xe bọc thép, 100 xe tăng…

Tháng Giêng năm 1957, Pháp ủng hộ đơn của chính phủ Diệm xin gia
nhập Liên hiệp quốc, một hành động vi phạm Hiệp định Giơnevơ [24, 266].

Trước tình hình ấy, Hội nghị Trung ương lần 6 (tháng 7 năm 1954) đã
chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải từ đấu tranh vũ trang
sang đấu tranh chính trị”. Nhiệm vụ của đảng bộ miền Nam là lãnh đạo nhân
dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ – Diệm, củng cố hòa bình, đòi các quyền
tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh và xây dựng lực lượng cách mạng. Ta nhanh
chóng rút Đảng viên vào hoạt động bí mật, cất giấu vũ khí.

Tháng 12 năm 1956, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị nhằm nghiên cứu
“Đề cương cách mạng miền Nam” của tổng bí thư Lê Duẩn cùng với việc thực
hiện nghị quyết Bộ Chính Trị tháng 8 năm 1956. Qua đó, Hội nghị đã nhận
51

định rõ về tình hình của cách mạng miền Nam rất nguy hiểm, cần phải dùng
bạo lực vũ trang tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền mới mong đảm bảo sự
thắng lợi cho cách mạng.

“Chính quyền Ngụy ở miền Nam dựa vào bạo lực và viện trợ của Mỹ
để tồn tại. Chúng quyết dìm cách mạng Miền Nam trong biển máu….. Con
đường tiến lên của cách mạng miền Nam phải dùng bạo lực tổng khởi nghĩa
để giành chính quyền”.[34, 24]

Năm 1961, nhiều phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân chống
chính quyền Ngô Đình Diệm đã diễn ra:

Ngày 17 tháng 11 năm 1961, 16.000 người biểu tình phản đối những
biện pháp khủng bố của chế độ Diệm. Trong tỉnh Gia Định ngày 15 tháng 10,
10.000 người gồm vợ và cha mẹ của các tân binh đã tập hợp lại trước trại
huấn luyện Quang Trung để phản đối bắt ép chồng con họ vào lính. Những
cuộc biểu tình khác, ít nhiều thuộc cùng tầm cỡ đó, cũng đã nổ ra ở Vĩnh Long,
Sa Đéc, Cần Thơ, Chợ Lớn. Việc thiết lập các khu trù mật cũng là đối tượng
của sự phản đối kịch liệt của nông dân. Ở một số nơi, họ đã phá tan được cả
những bốt gác và kéo nhau trở về làng cũ [24, 374].

2.1.2. Yêu cầu tái lập chiến khu cách mạng ở miền Nam và Rừng Sác

Trong quá trình tiếp diễn đấu tranh, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
nhân dân phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, giải phóng dân tộc
chống xâm lược Mỹ giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc. Phối hợp với
chiến tranh giải phóng dân tộc của hai nước Lào và Campuchia.

Trước tình thế Mỹ – Diệm khủng bố dã man cách mạng miền Nam,
Tháng 8 năm 1956, Lê Duẩn – ủy viên Bộ chính trị, Bí thư xứ ủy Nam bộ đã
viết “Đề cương cách mạng miền Nam”.

Trong đó đã xác định rõ:


52

Nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác là đứng lên làm
cách mạng để cứu mình, cứu nước. Đến tháng 12 năm 1956, xứ ủy Nam bộ
quyết định tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, các đội vũ trang
bí mật, xây dựng căn cứ ở vùng rừng núi, tranh thủ vận động cải tạo, tập hợp
lực lượng giáo phái bị Mỹ - Diệm đánh tan vào hàng ngũ nhân dân, lợi dụng
danh nghĩa giáo phái ly khai để tiêu diệt ác ôn. [34, 24]

Các địa phương đã xây dựng được lực lượng vũ trang như sau:

3 đại đội ở vùng Đồng Tháp Mười, 1 đại đội ở Trà Ôn, Lấp Vò (Sa
Đéc), 2 đại đội ở Phụng Hiệp, Long Mĩ, Châu Thành (Cần Thơ). Các địa
phương như: Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiến Tường,
Mỹ Tho, Long An, Gò Công, Bến Tre tổ chức được từ 1 tiểu đội đến 1 tiểu
đoàn gồm có: Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng, 502, 404, 512 cùng các đội vũ
trang Hòa Hảo, Bình Xuyên. Rừng Sác lúc này cũng đã chuẩn bị tư thế sẵn
sàng cùng nhân dân cả nước cho cuộc đụng đầu lịch sử.

Trong thời gian từ cuối năm 1954 – năm 1960 huyện Cần Giờ có 3 xã
thuộc Đảng bộ Vũng Tàu và 4 xã thuộc Đảng bộ Nhà Bè.

Ngày 4 tháng 3 năm 1956, Ngô Đình Diệm đã tổ chức bầu cử riêng để
lập quốc hội lập hiến riêng. Sau đó, ngày 26 tháng 10 năm 1956, quốc hội ấy
đã ban hành Hiến pháp, lập ra nền “cộng hòa đệ nhất” với âm mưu biến miền
Nam thành một quốc gia riêng biệt.

Từ tháng 5 năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chiến
dịch “tố cộng”, “diệt cộng” với các khẩu hiệu đậm tính phát xít được gieo rắc
trong nội bộ chúng và trong dân như: “Tiêu diệt cộng sản tận gốc”, “thà giết
nhầm còn hơn bỏ sót”.

Tóm lại, từ tháng 7 năm 1955 đến tháng 2 năm 1956, chính quyền Mỹ -
Diệm đã tiến hành đánh phá trên diện rộng giết hại và giam cầm 93.362 cán
53

bộ, Đảng viên và những người yêu nước miền Nam.

Khi quân viễn chinh Mỹ từ bên kia đại dương kéo vào trực tiếp xâm
lược Việt Nam, cảng Sài Gòn càng hoạt động ngày càng nhộn nhịp hơn. Cho
nên, để đảm bảo an toàn cho quân đội, Mỹ càng ra sức tăng cường bố phòng,
bảo vệ và ra sức triệt phá căn cứ cách mạng Rừng Sác. Song song với đó là
lập ra Biệt khu Rừng Sác với khoảng một trung đoàn đóng quân cùng nhiều
khí tài chiến tranh hiện đại để bảo vệ.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho công cuộc xâm lược Mỹ đã xây dựng ở đầu và
cuối sông Lòng Tàu này các quân cảng như: Nhà Bè, Cát Lái, Thành Tuy Hạ,
Rạch Dừa. Từ đó, các đoàn tàu vận tải quân sự của Mỹ từ nhiều nơi trên thế
giới liên tiếp vào miền Nam Việt Nam với khối lượng hàng hóa vận tải vận
chuyển lên đến hàng triệu tấn vào năm 1967. Song song đó, hàng loạt kho
tàng phục vụ chiến tranh như: Tổng kho Long Bình, cảng Nhà Bè, kho xăng
dầu Nhà Bè, Cát Lái, kho bom thành Tuy Hạ… cũng được Mỹ ra sức xây
dựng lên.
Với quy mô hậu cần lớn và hiện đại đến như vậy, tướng
Westmoreland - Tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam
Việt Nam (từ năm 1964 đến năm 1968), Tham mưu trưởng Lục quân Hoa
Kỳ (từ năm 1968 đến 1972) đã không ngớt lo sợ sự tấn công của đối
phương vào tuyến đường thủy trọng yếu này.
“Từ lâu tôi vẫn sợ Việt cộng đánh chìm những chiếc tàu lớn dọc
đoạn đường bốn mươi dặm của sông Sài Gòn nhằm chặn con đường thủy
huyết mạch từ Sài Gòn ra biển. Con đường chính này chảy qua một vùng
rộng 50 đặm vuông gồm toàn đầm hồ, cây sú, cây vẹt và có hàng ngàn phụ
lưu, một vùng gọi là Rừng Sác, được coi là căn cứ lý tưởng cho Việt cộng
sử dụng đánh tàu bè…”. [20, 86].

Trong bối cảnh khắc nghiệt là thế nhưng Rừng Sác lúc này vẫn hiên
54

ngang trở thành một căn cứ du kích mà địch khó lòng đánh phá. Từ yếu tố đó
mà nhiều cán bộ, chiến sĩ kháng chiến khi vượt thoát khỏi tù giam của chế độ
Ngô Đình Diệm đã tìm về với Rừng Sác. Sau đó họ đã đứng vào hàng ngũ
Đoàn 508 chiến đấu chống chế độ Mỹ - Diệm.

Tháng 12 năm 1956, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị nhằm nghiên cứu
“Đề cương cách mạng miền Nam” của tổng bí thư Lê Duẩn cùng với việc thực
hiện Nghị quyết bộ Chính Trị tháng 8 năm 1956. Nghị quyết của Hội nghị Xứ
ủy tháng 12 năm 1956 đã trở thành kim chỉ nam và cột mốc đánh dấu việc
từng bước tái lập lực lượng vũ trang và các căn cứ địa kháng chiến.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, lực lượng tác chiến của chiến khu Rừng Sác

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức, lực lượng chiến khu Rừng Sác


Trước năm 1968, căn cứ Đặc khu Rừng Sác cách mạng của ta là tổ
chức quân sự cấp trung đoàn trực thuộc Bộ tham mưu Miền: lực lượng bao
gồm chủ lực của Đặc khu, các lực lượng chiến tranh nhân dân tại chỗ, hệ
thống dân chính đảng 10 xã ở rừng Sác.
Chỉ huy trưởng kiêm chính ủy đầu tiên của Đặc khu là ông Lương
Văn Nho tức Hai Nhã (mất năm 1984).

Cơ cấu toå chöùc cuûa Ñaëc khu Röøng Saùc:


Buoåi ñaàu mới thành lập, Đặc khu Rừng Sác có tên laø T10 veà sau ñoåi
laïi thaønh Ñoaøn 10.
Và được cô caáu toå chöùc theo qui định của Boä chæ huy Mieàn B2:
1. Ông Löông Vaên Nho töùc Hai Nhaõ laøm Đặc khu tröôûng kieâm
chính uûy.
2. Ông Nguyeãn Vaên Maây töùc Chín Maây laøm Chæ huy phoù.
3. Ông Saùu Taâm töùc Saùu Ñieäc laøm chæ huy phoù.
55

4. Ông Traàn Vieät Hoa töùc Möôøi Thaø laøm chæ huy phoù.
5. Ông Traàn Maân töùc Naêm Maân laøm tham möu tröôûng.
6. Ông Nguyeãn Vaên Quaûng töùc Naêm Phoøng laøm chuû nhieäm chính
trò.
Veà sau, Đặc khu được boå sung theâm oâng Cao Thanh Tao töùc
Saùu Tao laøm chæ huy tröôûng khu B thuoäc phía taây soâng Loøng Taøu. Ông
Traàn Thaønh Laäp töùc Taùm Laäp laøm chính trò vieân khu A.
Đến tháng 6-1966, số cán bộ thuộc Đặc khu mới lần lượt về chiến
đấu đầy đủ theo cơ cấu tổ chức. Cùng thời gian này, 125 chiến sĩ công binh
thuộc đoàn 126 hải quân đang trên đường vượt Trường Sơn về Rừng Sác.
Đến đầu tháng 1-1966, tổ chức Đặc khu mới chính thức hình thành và có
hiệu lực với quân số đầu tiên trên 600 cán bộ, chiến sĩ, gồm 7 cơ quan, 6
đơn vị cấp đại đội, 2 đội công binh nước đánh thủy lôi dây, một đội cối 82
và ĐK57, một đơn vị bộ binh, một đơn vị trinh sát và một đơn vị vận chuyển
hàng chiến lược. Cuối năm 1967, Đặc khu được bổ sung thêm một đại đội
công binh nước [11, 65 – 66].
Về mặt lực lượng:
Sau khi hình thành, Đặc khu Rừng Sác chú trọng ngay việc xây
dựng thực lực về mọi mặt. Do vậy, chỉ sau một thời gian đã có lực lượng
tập trung địa phương (ngoài lực lượng đặc khu), mỗi xã đều có một tiểu
đội du kích.
Đơn vị vũ trang buổi đầu mang tên C12 sau nâng lên thành Tiểu
đoàn 508 hình thành ở rạch Hốc Quê. Đây chính là một trong hai đơn vị vũ
trang tập trung của Long An có trước thời kỳ Đồng khởi.
Quân số đơn vị ban đầu có 60 người. Mang danh là tiểu đoàn nhưng
thực sự quân số không đầy đủ, mỗi trung đội chỉ có 20 người. Chỉ huy đầu
56

tiên là ông Tám Chùa (Nguyễn Văn Tiến) nguyên là phó chính trị viên của
liên huyện Cần Giuộc - Cần Đước - Nhà Bè thời đánh Pháp. Vũ khí và
phương tiện lúc ban đầu rất thiếu thốn khó khăn. Cả tiểu đoàn nhưng chỉ
có 1 trung liên và một ít súng trường. Tất cả đều hỏng hóc.
Đến năm 1958, sau khi đánh đồn Ngụy, tiểu đoàn được trang bị
thêm 12 súng thu được từ trận đánh ấy. Về sau có thêm số vũ khí được cất
giấu từ năm 1954 nhưng cũng đã gỉ sét nhiều. Cuối năm 1958, Tiểu đoàn
508 tiếp nhận thêm tân binh từ số thanh niên cơ sở của hai huyện Cần
Đước - Cần Giuộc, xây dựng thành 3 trung đội, mỗi trung đội 35 người,
trong đó 1 trung đội cơ động, 2 trung đội phân tán đi xây dựng cơ sở ở các
xã.
Cuối năm 1959 từ Rừng Sác, đơn vị xuất quân đánh đồn Hưng Lâm,
đồn ngã tư Đông Thạnh (Cần Giuộc).
Sang năm 1960, tiểu đoàn tăng quân số lên 108 người vừa phòng
ngự chống càn vừa tiến công địch, sau đó hành quân về Đồng Tháp cùng
với đơn vị bạn thành lập Tiểu đoàn Long An.
Cùng với việc thành lập Tiểu đoàn 508, năm 1956, tại Rạch Rào,
Rạch Sóc thuộc Rừng Sác, một tổ quân y được thành lập do ông Ba Lai
phụ trách, về sau phát triển thành hai trung đội quân y có cả y sĩ chữa trị,
nuôi dưỡng hàng trăm thương, bệnh binh trên sạp mái chà là, dưới mái dừa
nước.
Năm 1957, cũng tại đây, một xưởng quân giới được thành lập từ cơ
sở khiêm tốn ban đầu chỉ là một tổ sửa súng, thụt nòng những khẩu súng gỉ
sét từ dưới đất moi lên sau khi chôn giấu năm 1954. Bước vào cuộc chiến
đấu chống Mỹ, tổ quân khí trở thành "công trường" quân giới sản xuất vũ
khí thô sơ phục vụ bộ đội du kích chiến đấu.
Năm 1963, chiến khu Rừng Sác còn hình thành một trạm tiếp nhận
57

hàng quân sự từ miền Bắc vào (vòng xuống Bến Tre rồi trở lên). Căn cứ
tiếp nhận hàng chi viện từ miền Bắc ở vùng Rừng Sác ngày càng được
củng cố, phát triển vững mạnh mẽ. Hình thành một nhánh rẽ riêng của con
“đường mòn trên biển”. Kể từ sự thành công ấy, một con đường bí mật
băng qua Rừng Sác, qua đường 15, qua sông Soài Rạp và nhánh rẽ của con
“đường mòn trên biển” đã được các lực lượng như Đoàn 60B thuộc Đoàn
84 và Đội 702 thuộc Đoàn 962 định hình và tiếp quản.
Lúc này, vùng biển thuộc Đông Nam bộ có 2 khu vực cửa biển trọng
yếu: Xuyên Mộc và Rừng Sác. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng
về việc tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chuyển vào bằng đường biển, đầu năm
1962, Trung ương Cục miền Nam và Ban quân sự miền quyết định thành
lập đơn vị tiếp nhận mang phiên hiệu Đoàn 555, do đồng chí Dương Quang
Đông phụ trách. Tháng 10-1963, đồng chí Phạm Văn Bính được Bộ chỉ huy
Miền điều về Rừng Sác triển khai khu vực tiếp nhận mới, tổ chức lực lượng
đứng chân ở sông Đồng Tranh, lập một "đầu cầu' đón nhận hàng từ Bến
Tre (qua đoàn 702), làm kho cất giấu, từ đây vận chuyển đường sông lên bờ
sông Thị Vải giao cho đơn vị của đồng chí Lê Minh Thịnh tiếp chuyển...[11,
57-58].
Năm 1964 hình thành phân đội đánh tàu có huấn luyện đặc công của
Bộ Tham mưu Miền. Về sau, đội công binh thủy từ miền bắc vào chi viện
và hợp nhất với phân đội lấy tên là đoàn 125, rồi đoàn 5001 do ông
Nguyễn Khắc Bảo làm Đoàn trưởng, ông Tư Hải làm chính trị viên, ông
Nguyễn Hoàng Sơn làm tiểu đoàn phó kiêm tham mưu trưởng. Tháng 1
năm 1996, đoàn 125 phát triển lấy mật danh mới là đoàn 43 do ông
Nguyễn Văn Mây làm Đoàn trưởng.
Cuối năm 1967, Đặc khu được phân bổ thêm một đại đội công binh
nước gồm 59 cán bộ chiến sĩ do ông Bùi Hữu Loan làm chỉ huy sau hơn
58

nửa năm trời vượt Trường Sơn vào Nam chi viện (Đại đội 5 đặc công – sau
được tuyên dương anh hùng).

Như vậy, Đặc khu này về cơ bản đã có đầy đủ các cơ quan, tổ chức
phục vụ cho chiến đấu trường kỳ chống Mỹ xâm lược.

2.1.3.2. Vai trò nhân dân trong việc xây dựng, bảo vệ chiến khu Rừng Sác

Cuộc đấu tranh chống Pháp, Mỹ của dân tộc ta là cuộc chiến tranh toàn
dân và toàn diện. Từ thời xa xưa của buổi đầu dựng nước cho đến tận ngày
nay, tinh thần tự hào dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước ăn sâu vào
Tải bản FULL (file word 119 trang): bit.ly/2Ywib4t
tiềm thức của mỗi người dân Việt. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Tại vùng đất Rừng Sác, với bản chất phóng khoáng của người Nam
Bộ nhưng cần cù, khí khái bám đất, bám rừng, bám sông, bám biển lập
nghiệp, nương dựa vào nhau, chia sẽ cho nhau miếng cơm manh áo, kinh
nghiệm trong lao động và sản xuất…quyết đấu tranh với tự nhiên cũng như
với cường hào ác bá. Vì vậy, Rừng Sác có một đời sống xã hội dữ dội hơn
thiên hạ [11, 26] vaø khi toå quoác caàn thì nhöõng con ngöôøi aáy boãng trôû
thaønh nhöõng “chieán binh theùp” thaàm laëng hòa vào cuộc đấu tranh của dân
tộc chống quân xâm lược bất chấp phải đổ xương máu để gìn giữ cơ
nghiệp tiền nhân, gìn giữ töï do ñoäc laäp cho daân toäc.
Trên vùng sình lầy nước mặn, người dân Rừng Sác vốn mang đậm
tính cách cần cù lam lũ "khoét rừng vớt nước”, thích tự do phóng khoáng,
yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Do đặc điểm về địa lý, Rừng Sác trở
thành nơi đọ sức quyết liệt giữa ta với quân thù. Trải qua biến động lớn lao
trong lịch sử, Rừng Sác như người lính tiền tiêu canh giữ một vùng trời đất,
son sắt, thủy chung, bất khuất kiên cường [11, 5].
Một điển hình tiêu biểu có thể kể đến là ông Dương Văn Dương.
Vốn là một nông dân nghèo mang trong mình dòng máu Thiên địa hội của
59

người cha, ông Dương Văn Dương đã sớm theo về cách mạng qua việc
thành lập lực lượng Bình Xuyên thanh thế vang dội không chỉ ở Sài Gòn –
Chợ Lón mà còn lan ra khắp Nam kì lục tỉnh. Trong thời điểm cách mạng
tháng Tám năm 1945, lực lượng Bình Xuyên đã vinh dự đứng vào hàng ngũ
Việt Minh chống Pháp [20, 49].
Ông Lương Văn Nho, vốn là tư lệnh chiến khu Rừng Sác trong tác
phẩm Chiến khu Rừng Sác đã mô tả tinh thần yêu nước, trung kiên với cách
mạng của những con người nơi chiến khu này một cách rất sinh động và
chân thật. Trong tác phẩm ấy, ông đã đề cập đến những con người không
rõ tên tuổi nhưng nhắc đến biệt hiệu của họ là hình dung ngay người chiến
sĩ quả cảm nhưng những người bình thường rất đỗi khiêm nhường.
Anh Bảy Dừa Khô vốn là người tháng nào cũng không quên ngày
chay ngày tịnh nhưng tử và tù không sợ bằng việc anh em đang cần mà
mình làm không xong. Cho nên, trong bối cảnh giặc hô hào tử hình ai tiếp
tế cho Việt Cộng “một kg gạo cho Việt Cộng là tử hình” thì anh đã dám
vượt mọi khó khăn với mưu trí và lòng quả cảm khi phải đối diện với những
tình huống “thập tử nhất sinh” để tiếp tế cả một khối lượng khổng lồ 12
đến 15 tấn gạo cùng những thuốc kháng sinh, máu khô, gạc y tế, nước
truyền, pin, vải nylon… bên trên ngụy trang bằng những tàu lá và những
Tải bản FULL (file word 119 trang): bit.ly/2Ywib4t
trái dừa khô. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Ông Ba Chà với biệt hiệu ông Năm Đầu Tóc một người làm muối
nghèo nhưng khảng khái. Mỗi tuần một chuyến gạo Bến Tre tải trọng từ 80
đến 100 bao. Đôi khi hai ngày hoặc ba ngày 1 chuyến với thù lao tượng
trưng đủ để ăn đi đường.
Bà Hai Trầu Vũng Tàu – một chiến sỹ hậu cần gắn bó với cách mạng
lâu nhất và cũng có hai con là chiến sỹ của Đoàn 10. Trong một lần tiếp tế
hàng “quốc cấm” vô Rừng Sác, bà bị địch bắt. Sau những trận đòn hèo,
60

trấn nước, tra tấn chích điện… kẻ thù phải đành chấp nhận thua mưu trí và
sự kiên trung của bà.
Má Tám ở An Thới Đông làm nghề đốn lá dừa nước để bán cho
người dân vùng đất liền. Cuộc sống rất vất vả nhưng má không bao giờ
quên việc mua hàng tiếp tế cho bộ đội.
Ông Năm Mạt Cưa, một người nông dân không biết chữ “nhứt”
nhưng mật hiệu thuộc làu từng câu từng chữ, xử lý tình huống phức tạp với
tất cả tay chân hàng xóm trong nhà như một người chỉ huy có tài trên trận
địa. Các đồng chí Đoàn 10 thường dùng chữ “ xuất tướng” mỗi khi cần đến
ông Năm Mạt Cưa. [20, 204 – 209].
Đôi khi người chiến sỹ thầm lặng trong chiến khu ấy còn là những
thiếu niên 13 đến 14 tuổi cho đến những ông bà lão năm hay sáu mươi
tuổi. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả thậm chí cả sinh mạng của mình để mong
cho một ngày đất nước được độc lập sạch bóng quân thù.
Có lẽ vì vậy mà dưới ách cai trị của thực dân Pháp, chúng đã coi cư
dân vùng này là “bất trị”, “cứng đầu”. Chúng liên tiếp chia, sáp nhập vùng
này. Có lúc thì thuộc phiên chế của tỉnh Gia Định, lúc thuộc vể tỉnh Chợ
Lớn, có lúc thì trôi dạt qua Biên Hòa, Bà Rịa…Tuy nhiên, dù có thuộc về
đơn vị hành chính nào thì cũng không thể phủ nhận một điều là chính
quyền thực dân cai trị đã không thể đặt bộ máy cai trị một cách rõ nét như
những vùng khác, mà chỉ mang tính cách tượng trưng.
Sau năm 1954, do chính sách tăng cường phòng thủ cho Sài Gòn,
chính quyền Ngô Đình Diệm đã âm mưu lập “vành đai người”, đưa giáo
dân di cư đến lập xã, ấp đã tạo điều kiện cho dân số tăng nhanh và cho đến
năm 1973 tăng hơn 24.000 người.
Cũng chính trong thời kỳ chính quyền Mỹ - Ngụy cai quản, ấp chiến
lược mọc lên như “nấm sau mưa”. Dân cư trong các ấp chiến lược thoát ra

869889

You might also like