Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 10 HỌC KỲ 1

STT NHÓM IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA


A
Oxit cao nhất R 2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7
Hợp chất khí - - - RH4 RH3 RH2 RH
với Hidro
Hidroxit ROH R(OH)2 R(OH)3 H2RO3 H3RO4 H2RO4 HRO4
tương ứng NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4
Bazo mạnh Bazo yếu Hidroxit Axit yếu Axit trung Axit mạnh Axit rất
(Dd kiềm) lưỡng tính bình mạnh
Trong cùng chu kì, từ trái sang phải: Tính kim loại (tính bazơ) giảm dần, tính phi kim (tính axit) tăng dần.
Trong cùng nhóm, từ trên xuống dưới: Tính kim loại (tính bazơ) tăng dần, tính phi kim (tính axit) giảm dần.

Phần I. TỰ LUẬN
I. Giải thích liên kết được hình thành trong hợp chất sau
Na3N ; K2O; BaCl2; MgO; Na2S; Li3N; KBr; Ca3N2; Al2O3; NaCl. Viết phương trình phản ứng tạo thành phân tử
từ các đơn chất tương ứng.
II. Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau:
1. O2, Cl2; N2; H2O; H2S; HCl; NH3; CH4.
2. CO2; SO2; SO3 ; Cl2O3; Cl2O7; N2O5; P2O5.
3. C2H2 ; C2H4 ; C3H8 ; CH2O ; CH2O2 ; CH4O.
4. HClO; HClO3 ; HNO3 ; H2SO4 ; H3PO4; HNO2.
III. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Cho biết quá trình khử và quá trình
oxi hóa.
1. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
2. Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
3. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O
4. FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
5. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O
6. K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
7. KMnO4 + KI + H2SO4 → MnSO4 + I2 + K2SO4 + H2O
8. KI + HNO3→ KNO3 + I2 + NO + H2O
9. MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
10. S + NaOH → Na2S + Na2SO3 + H2O
IV. Toán tìm oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro
1. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng RO3. Hợp chất khí của với hidro chứa 5,88% Hidro về khối lượng.
a. Xác định nguyên tố đó.
b. Tính C% dd axit thu được khi cho 16g RO3 vào 200g nước.
2. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Hợp chất khí của nó với hidro chứa 2,74% Hidro về khối
lượng.
a. Tìm tên R.
b. Nếu cho 0,25 mol đơn chất của R tác dụng với hidro (vừa đủ)thu được hợp chất khí, khi hòa tan khí này
vào nước thu được 200g dd axit. Tính C% của dd axit này?
3. Hợp chất khí của Hidro với nguyên tố X có dạng XH3. oxit cao nhất của nó chứa 56,33% oxi về khối lượng.
a. Tìm tên X.
b. Cho 4,65 g X tác dụng với oxi dư thu được hợp chất Y. Hòa tan Y vào nước thu được 500ml dd axit. Tính
CM dd axit?
4. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4 . Oxit cao nhất của nó chứa 72,73% Oxi về khối lượng.
a. Tìm nguyên tố đó.
1
b. Dẫn cháy hoàn toàn 3,6 g R trên, rồi dẫn khí thu được vào dd nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa
thu được.
5. Nguyên tố R thuộc nhóm IA. oxit cao nhất của R chứa 17,02% oxi về khối lượng.
a. Xác định tên nguyên tố R.
b. Y là hidroxit tương ứng với oxit cao nhất của R. Cho 28g dd Y trung hòa vừa đủ với 100 ml dd H2SO4
0,5M. Tính C% của dd Y?
6. Hợp chất khí hydro của R có dạng RH2. Oxit cao nhất của R có chứa 40% khối lượng của R.
a. Xác định R.
b. Cho 8 gam oxit cao nhất của R vào nước thì được 100ml dung dịch A.
– Tính CM của dung dịch A.
– Tính thể tích nước cần thêm vào dung dịch A để thu được dung dịch có CM là 0,2M.
7. Hợp chất khí hydro của R có dạng HR . Oxit cao nhất của R có chứa 38,8 % khối lượng của R.
a. Xác định R.
b. Dẫn khí HR vào nước được 100 ml dd axit tương ứng. axit này hòa tan vừa đủ 8 g CuO. Tính nồng độ mol
axit trên.
8. Nguyên tố R có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np3. Hợp chất khí của R với hidro chứa 82,35% R về khối
lượng.
a. Tìm tên R.
b. Nếu cho 10,8 g oxit của R tác dụng với nước thu được 200g dd axit. Tính C% của dd axit này?
V. Toán tìm tên kim loại
1. Cho 4,48 g oxit của kim loại R có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 78,4g dung dịch H2SO4 10%.
a. Xác định công thức phân tử của oxit trên.
b. Tính khối lượng muối thu được khi cho kim loại 20g R tác dụng hết với dung dịch HCl dư.
2. Cho 20 g oxit của kim loại M hóa trị II tác dụng hết với 700 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau đó trung hòa
lượng axit dư cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M.
a. Xác định công thức phân tử của oxit trên.
b. Cho 20g oxit kim loại M trên tác dụng vừa đủ với V (l) dung dịch HCl 2M. Tìm V.
3. Hòa tan 20,4g oxit kim loại A, hoá trị III trong V (l) dung dịch axit H2SO4 1M ( lấy dư 20% so với lượng
phản ứng) thì thu được 68,4g muối khan.
a. Xác định công thức phân tử của oxit trên.
b. Tính thể tích KOH 1M cần thêm vào để trung hòa được axit dư sau phản ứng.
4. Để hòa tan 24g một oxit của kim loại A (A hóa trị II) cần dùng 100g dung dịch HCl 21,9%.
a. Xác định công thức phân tử của oxit trên.
b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng.
5. Để hòa tan 11,6g hiđroxit kim loại hóa trị II cần dùng 146g dung dịch HCl 10% .
a. Xác định công thức phân tử của hidroxit trên.
b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng.
6. Cho 3,48 gam hiđroxit của kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 0,5M có dư.
Để trung hòa axit dư người ta dùng 80ml dung dịch KOH 1M. Tìm kim loại M ?
7. Cho 9,8 gam một hidroxit của kim loại M hóa trị II tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 2M.
a. Xác định công thức phân tử của hidroxit trên.
b. Tính nồng độ mol dung dịch sau phản ứng.
8. Để trung hòa hết 16g một hidroxit của 1 kim loại nhóm IA cần dùng hết 500ml dung dich HCl 0,8M.
a. Xác định công thức phân tử của hidroxit trên.
b. Tính khối lượng muối thu được khi cho 4,9 gam hidroxit của kim loại M tác dụng hết với dung dịch
axit H2SO4 dư.

Phần II. TRẮC NGHIỆM


CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
1) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
2
C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.
2) Chu kì là
A. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng
nguyên tử tăng dần
B. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
C. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân
nguyên tử tăng dần.
D. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtron tăng
dần.
3) Nhóm nguyên tố là
A. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
B. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học
giống nhau và được xếp thành một cột.
C. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần
giống nhau và được xếp thành một cột.
D. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.
4) Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p
5) Trong chu kì, từ trái sang phải, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:
A. Tính KL tăng, tính PK giảm B. Tính KL giảm, tính PK tăng
C. Tính KL tăng, tính PK tăng D. Tính KL giảm, tính PK giảm
6) Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Xác định tính chất hóa học của X
A. Kim loại B. Phi kim C. Không xác định D. Tất cả đều sai
7) Y có cấu hình electron ngoài cùng là 3s1. Tính chất hóa học của Y
A. Kim loại B. Phi kim C. Chất lỏng D. Chất rắn
8) Công thức của hợp chất khí với hidro của X là XH2. Vậy công thức oxit có hóa trị cao nhất của X với oxi là:
A. X2O7 B. XO3 C. X2O3 D. XO
9) Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với
hiđro của X là :
A. Chu kì 2, nhóm VA, HXO3. B. Chu kì 2, nhóm VA, XH4.
C. Chu kì 2, nhóm VA, XH3. D. Chu kì 2, nhóm VA, XH2.
10) Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây chỉ
gồm các nguyên tố phi kim?
A. 8, 9, 15. B. 2, 5, 11. C. 3, 9, 16. D. 3, 12, 13
11) Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại ?
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p1.
12) Nguyên tử X, ion Y và ion Z đều có cấu hình electron là 1s 2s 2p . X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?
2+ - 2 2 6

A. X: Phi kim ; Y: Khí hiếm ; Z: Kim loại. B. X: Khí hiếm ; Y: Phi kim ; Z: Kim loại .
C. X: Khí hiếm ; Y: Kim loại ; Z: Phi kim. D. X: Khí hiếm ; Y: Phi kim ; Z: Kim loại .
13) Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Li, Be, Na, K B. Al, Mg, Na, Li
C. Mg, K, Rb, Cs D. Mg, Na, Rb, Sr
14) Tính kim loại giảm dần trong dãy :
A. Al, B, Mg, C B. Mg, Al, B, C C. B, Mg, Al, C D. Mg, B, Al, C
15) Tính phi kim tăng dần trong dãy :
A. P, S, O, F B.O, S, P, F C. O, F, P, S D. F, O, S, P
16) X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron của X là
A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s2
2 2 6 2 1
C. 1s 2s 2p 3s 3p D. 1s22s22p63s23p3
18. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron ở phân lớp p là 5. Cấu hình electron của A
A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p1 D. 1s22s22p33s23p2
19. X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA. Cấu hình electron của X là

3
A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p5 D. 1s22s22p63s23p6
20. X có cấu hình electron là 3s . Xác định công thức oxit cao nhất của X
2

A. X2O B. XO C. X2O3 D. XO2


CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Br
Câu 1: Liên kết hóa học trong phân tử 2 thuộc loại liên kết
A. hiđro. B. ion. C. cộng hóa trị có cực. D. cộng hóa trị không cực.
Câu 2: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực. B. ion. C. cộng hoá trị phân cực. D. hiđro.
2 2 6
Câu 3: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s 2s 2p . Nguyên tố X là
A. Ne (Z = 10). B. Mg (Z = 12). C. Na (Z = 11). D. O (Z = 8).
Câu 4: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là :
A. O2, H2O, NH3. B. HCl, O2, H2S. C. H2O, HF, H2S. D. HF, Cl2, H2O.
Câu 5: Cho dãy các chất: N2, H2, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực
là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 6: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. hiđro. B. ion. C. cộng hóa trị có cực. D. cộng hóa trị không cực.
Câu 7: Nguyên tử R tạo được cation R . Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng
+

số hạt mang điện trong nguyên tử R là


A. 10. B. 11. C. 22. D. 23.
Câu 8: Cho độ âm điện của các nguyên tố: O (3,5), Na (0,9), Mg (1,2), Cl (3,0). Trong các phân tử sau, phân tử nào có độ
phân cực lớn nhất ?
A. NaCl. B. Cl2O. C. MgO. D. MgCl2.
Câu 9: Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử:
A. CaCl2 B. NH4Cl C. AlCl3 D. HCl
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
Câu 11: Có 2 nguyên tố X (Z = 19); Y (X = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là :
A. XY, liên kết ion. B. X2Y, liên kết ion.
C. XY, liên kết cộng hóa trị có cực. D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 12: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là :
A. H2O. B. HCl. C. NH4Cl. D. NH3.
Câu 13: Những câu sau đây, câu nào sai ?
A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
B. Có ba loại liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử hoặc tinh thể là : Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị
và liên kết kim loại.
C. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.
D. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số electron bằng nhau.
Câu 14: Các chất mà phân tử không phân cực là :
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 15: Nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 20, khi tạo liên kết hóa học, sẽ
A. mất 2 e tạo ion có điện tích 2+.
B. nhận 2 e tạo ion có điện tích 2–.
C. góp chung 2e tạo thành 2 cặp e chung.
D. góp chung 1 e tạo thành 1 cặp e chung.
Câu 16: Số oxi hoá của nguyên tố N trong phân tử HNO3 bằng
A. +3 B. +4 C. +5 D. +6
Câu 17: Số oxi hoá của nguyên tố S trong phân tử Na2SO3 bằng
A. -6 B. +4 C. -4 D. +6
Câu 18: Số oxi hoá của nguyên tố Mn trong ion MnO4– bằng
A. -1 B. +7 C. +8 D. +1
4
Câu 19: Số oxi hoá của đơn chất H2 bằng
A. -1 B. +1 C. 0 D. +2
Câu 20: Số oxi hoá của nguyên tố Cl trong phân tử MgCl2 bằng
A. -1 B. +1 C. +2 D. -2
CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Câu 1: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S8, SO3, H2S lần lượt là
A. +6; +8; +6; -2 B. +4; 0; +6; -2 C. +4; -8; +6; -2 D. +4; 0; +4; -2
Câu 2: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitơ là
A. +1 và +1 B. – 4 và +6 C. -3 và +5 D. -3 và +6
Câu 3: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là
A. -2, -1, -2, -0,5. B. -2, -1, +2, -0,5. C. -2, +1, +2, +0,5. D. -2, +1, -2, +0,5.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố
Câu 5: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?
A. oxit phi kim và bazơ. B. oxit kim loại và axit.
C. kim loại và phi kim. D. oxit kim loại và oxit phi kim.
Câu 6: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử?
A. Phản ứng hoá hợp B. Phản ứng phân huỷ C. Phản ứng thế D. Phản ứng trao đổi
Câu 7: Trong phản ứng oxi hóa – khử
A. chất bị oxi hóa nhận điện tử và chất bị khử cho điện tử. B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử. D. quá trình nhận điện tử gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 8: Chất khử là chất
A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 9: Chất oxi hoá là chất
A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 10: Trong phản ứng 6KI + 2KMnO4 +4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH, chất bị oxi hóa là
A. I-. B. MnO4-. C. H2O. D. KMnO4.
Câu 11: Cho phương trình phản ứng aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Tỉ lệ a : b là A. 1 : 3. B. 2 : 3. C. 2 : 5. D. 1 : 4.
Câu 12: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O.
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là:
A. 4/7 B. 3/7 C. 3/14 D. 1/7.
Câu 13: Trong phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Thì H2SO4 đóng vai trò:
A. Môi trường. B. chất khử C. Chất oxi hóa D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
Câu 14: Cho các phương trình phản ứng

(a)
2Fe+ 3Cl 2 ⎯⎯
→ 2FeCl 3 b)
NaOH + HCl ⎯⎯
→ NaCl + H2O

(c)
Fe O + 4CO ⎯⎯
3 4
→ 3Fe + 4CO 2 (d)
AgNO + NaCl ⎯⎯
3
→ AgCl + NaNO 3

Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 15: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. D. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng:Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây?
A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14.

5
Câu 17: Cho phương trình phản ứng :
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số cân bằng tối giản của FeSO4 là :
A. 10 B. 8 C. 6 D. 2
Câu 18: Cho phản ứng: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ⎯→ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
A. 5 và 2. B. 1 và 5. C. 2 và 10. D. 5 và 1
Câu 19: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. S + 2Na ⎯⎯
→ Na2S C. S + 6HNO3(đặc) ⎯⎯
→ H2SO4 + 6NO2 + H2O
to to

B. S + 3F2 ⎯⎯ → SF6 D. 4S + 6NaOH(đặc) ⎯⎯


→ 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
to to

Câu 20: Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?
A. HCl+ AgNO3→ AgCl+ HNO3 B. 2HCl + Mg→ MgCl2+ H2
C. 8HCl + Fe3O4 →FeCl2 +2 FeCl3 +4H2O D. 4HCl + MnO2→ MnCl2+ Cl2 + 2H2O

You might also like