Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC


TRÊN CHỢ NỔI CÁI RĂNG TẠI CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Công Danh

Sinh viên thực hiện: Lê Quang Cường

Phan Thị Mỹ Huyền

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC


TRÊN CHỢ NỔI CÁI RĂNG TẠI CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Công Danh

Sinh viên thực hiện: Lê Quang Cường

Phan Thị Mỹ Huyền

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021

ii
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài “Phát triển
du lịch ẩm thực trên chợ nổi Cái Răng tại Cần Thơ” là trung thực và không có bất
kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả những nguồn tham
khảo hỗ trợ cho bài luận này đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng
và được phép công bố.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Lê Quang Cường

Phan Thị Mỹ Huyền

iii
LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn, thạc sĩ
Nguyễn Công Danh hiện đang giảng dạy tại khoa Du lịch Ẩm thực của Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, giảng
dạy, hướng dẫn chỉnh sửa bài nghiên cứu này trong suốt thời gian học tập và thực
hiện.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến đối với các anh/chị, những người đã tham
gia vào trong quá trình thực hiện khảo sát thực tiễn trực tuyến của nhóm. Cuối cùng
là đến các cô/chú, những người dân tại khu vực chợ nổi Cái Răng và Bến Ninh
Kiều, Cần Thơ đã hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẽ những thông tin quý báu phục vụ cho quá
trình nghiên cứu, thực hiện bài biết trong chuyến đi khảo sát thực tiễn vào tháng
4/2021.
Bài viết này được thực hiện trong khoảng thời gian hạn chế cùng với một số
kinh nghiệm, kiến thức chưa thực tiễn hóa, làm rõ trong quá trình làm việc nên chắc
chắn sẽ không tránh khỏi sơ sót. Rất mong quý thầy cô, độc giả có thể gửi những ý
kiến đóng góp để hoàn thiện bài viết này một cách tốt nhất và các bài nghiên cứu
sau. Xin gửi lời kính chúc đến các quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công

trong sự nghiệp giảng dạy cũng như ngày càng có nhiều may mắn, hạnh phúc trong
cuộc sống. Xin cảm ơn.

iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... III

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ IV

MỤC LỤC ....................................................................................................... V

MỞ BÀI ............................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC VÀ


DU LỊCH ẨM THỰC CHỢ NỔI .................................................................. 4

1.1. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch ẩm thực.......................................................4

1.1.1. Khái niệm du lịch ..............................................................................................4

1.1.2. Khái niệm ẩm thực ............................................................................................5

1.1.3. Khái niệm du lịch ẩm thực ................................................................................5

1.2. Tình hình phát triển của chợ nổi ở Việt Nam và trên thế giới.......................6

1.2.1. Một số chợ nổi ở Việt Nam ...............................................................................6

1.2.1.1. Chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang .........................................................................6

1.2.1.2. Chợ nổi Trà Ôn - Vĩnh Long ..........................................................................6

1.2.1.3. Chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng .......................................................................7

1.2.1.4. Chợ nổi Ngã Bảy - Hậu Giang .......................................................................7

1.2.1.5. Chợ nổi Long Xuyên - An Giang ....................................................................8

1.2.2. Một số chợ nổi trên thế giới ..............................................................................8

1.2.2.1. Chợ nổi Damnoen Saduak - Thái Lan............................................................8

1.2.2.2. Chợ nổi Taling Chan ở Bangkok - Thái Lan..................................................9

1.2.2.1. Chợ nổi Amphawa – Thái Lan .......................................................................9

1.2.2.2. Chợ nổi trên sông Dal ở Srinagar - Ấn Độ ..................................................10

v
1.2.2.3. Chợ nổi ở quần đảo Solomon .......................................................................10

1.3. Thực tiễn của đề tài ..........................................................................................10

1.3.1. Các công trình nghiên cứu trước đây ..............................................................10

1.3.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước: .......................................................10

1.3.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài........................................................11

1.3.2. Công trình nghiên cứu đề xuất ........................................................................12

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC CHỢ NỔI TẠI


CẦN THƠ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ....................................... 13

2.1. Khái quát về chợ nổi Cái Răng ở tỉnh Cần Thơ ............................................13

2.1.1. Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên ......................................................................13

2.1.2. Lịch sử hình thành - tổ chức chợ nổi ..............................................................14

2.2. Tìm hiểu về ẩm thực Cần Thơ ........................................................................18

2.2.1. Một số món ăn truyền thống ...........................................................................18

2.2.1.1. Các món ăn được buôn bán trên chợ nổi .....................................................18

a. Hủ tiếu ..............................................................................................................18

b. Bún riêu cua .....................................................................................................19

2.2.1.2. Một số món ăn khác .....................................................................................19

a. Chuối nếp nướng ..............................................................................................20

b. Bánh Cống .......................................................................................................20

c. Bánh tằm bì ......................................................................................................20

d. Cơm cháy kho quẹt ..........................................................................................20

e. Nem nướng Cái Răng .......................................................................................21

f. Bánh tét lá cẩm .................................................................................................21

vi
g. Chuối nếp nướng ..............................................................................................21

h. Bánh hỏi heo quay Phong Điền .......................................................................22

i. Lẩu mắm ...........................................................................................................22

j. Pizza hủ tiếu Cần Thơ .......................................................................................22

2.2.2. Một số món ăn hiện đại ...................................................................................23

a. Mì cay...............................................................................................................23

b. Bánh tráng nướng.............................................................................................24

c. Gỏi cuốn ...........................................................................................................25

d. Một số món vặt khác ........................................................................................26

2.3. Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực trên chợ nổi Cái Răng ..................26

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC ẨM


THỰC CHỢ NỔI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CẦN THƠ 29

3.1. Định hướng phát triển du lịch trên chợ nổi Cái Răng đến năm 2030 .........29

3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch ...........................................................29

3.1.2. Tiềm năng, thế năng của ẩm thực trên chợ .....................................................29

3.2. Một số giải pháp ...............................................................................................30

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí.................................................30

3.2.2. Giải pháp về xúc tiến quảng bá .......................................................................32

3.2.3. Giải pháp về tổ chức hoạt động ẩm thực trên chợ ..........................................33

KẾT LUẬN .................................................................................................... 34

PHỤ LỤC. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ ẨM THỰC TẠI CHỢ
NỔI CÁI RĂNG – CẦN THƠ ..................................................................... 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39

vii
MỞ BÀI

1. Lí do chọn đề tài

Trong xu hướng phát triển du lịch như hiện nay, mỗi hoạt động sinh hoạt xã
hội của một cộng đồng dân tộc đều mang được các giá trị đặc thù, hấp dẫn khiến ai
ai cũng muốn khám phá. Đặc biệt, là các chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ là một trong
những ví dụ điển hình. Chợ nỗi là một loại hình chợ không phải nơi đâu cũng có thể
hoạt động được, mà nó đòi hỏi một không gian riêng để hình thành và phát triển,
thời gian phù hợp để hoạt động chợ nổi là những buổi sáng sớm và cách thức tổ
chức nhằm mục đích để trao đổi hàng hóa - phục vụ. Chợ nổi ở Tây Nam Bộ là một
trong những thành tố quyết định nên văn hóa sông nước của vùng. Đây sẽ là một
trong những giá trị không nhỏ cho việc phát triển du lịch.

Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại ngày này, chợ nổi cũng đã có nhiều
sự biến đổi, có được ưu điểm nhưng cũng còn rất nhiều hạn chế. Chợ nổi ngày nay
dần dần đã không còn giữ vai trò quan trọng trong việc buôn bán - trao đổi hàng hóa
của người dân sông nước nơi đây mà thay vào đó dần chuyển đổi sang các hoạt
động du lịch.

Nhờ các lợi thế, tiềm năng hiện có của chợ nổi Cái Răng, nơi này đã trở thành
một điểm du lịch có nhiều điều cần nghiên cứu và đã được có một số tác già thực
hiện các bài viết nghiên cứu xoay quanh như bài viết “Thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch chợ nổi cái Răng - thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Trọng
Nhân cùng Đào Ngọc Cảnh hay bài viết “Đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngành du lịch thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Năng Phúc cùng 2 đồng tác giả
khác. Mặc dù vậy, nhưng nhóm nhận thấy rằng hiện nay vẫn chưa có tác giả nào
khám phá về khía cạnh khai thác ẩm thực trong du lịch tại địa điểm này nên nhóm
đã quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch ẩm thực chợ nổi Cái Răng tại
Cần Thơ”.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài

1
Trước hết, là tìm hiểu về những lí luận của du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực
trên chợ nổi có điều gì khác biệt so với trên đất liền, đưa ra những chợ nổi ở Tây
Nam Bộ đang có triển vọng phát triển du lịch.

Mục đích của đề tài là có thể tìm hiểu ẩm thực đặc trưng của Cần Thơ, để đưa
vào phát triển du lịch trên chợ nổi nhằm tạo ra sự khác biệt hơn trong các sản phẩm
du lịch của tương lai.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Cần Thơ

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển du lịch ẩm thực chợ nổi tại Cần Thơ

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: là một trong những phương pháp
quan trọng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học cũng như trong tiểu luận.
Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu qua từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo,
tạp chí, mạng internet,…từ đó người viết có cái nhìn chọn lọc, xử lí thông tin đưa ra
được những nhận xét đánh giá ban đầu với vấn đề nghiên cứu cụ thể là “Phát triển
du lịch ẩm thực chợ nổi Cái Răng tại Cần Thơ”.

Phương pháp khảo sát thực địa: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm cũng đã
tiến hành thực địa vào tháng 4 năm 2021 để quan sát hoạt động du lịch, cảnh buôn
bán, sinh hoạt của khách thương hồ và người dân. Ngoài ra, tác giả cũng đến địa
bàn chợ Cái Răng để tìm hiểu thực tế hoạt động của chợ, không gian chợ và các đối
tượng có liên quan đến du lịch chợ nổi. Cùng với dữ liệu điều tra thực địa ngắn còn
có dữ liệu được thu thập qua bài khảo sát trực tuyến đối với các du khách nội địa đã
từng trải nghiệm chợ nổi Cái Răng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

5. Bố cục của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
đề tài có bố cục gồm 3 chương

2
Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch ẩm thực và du lịch ẩm thực chợ nổi

Chương 2: Thực trạng khai thác ẩm thực chợ nổi tại Cần Thơ phục vụ phát
triển du lịch

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác ẩm thực chợ nổi phục vụ
phát triển du lịch tại Cần Thơ

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC VÀ
DU LỊCH ẨM THỰC CHỢ NỔI

1.1. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch ẩm thực

1.1.1. Khái niệm du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam, luật số: 09/2017/QH14, tại điều 3, khoản 1, thuật
ngữ du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm
liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá
tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”

Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại điều 10, khoản 1, thuật ngữ du lịch cũng
được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của chúng tôi nhằm thỏa mãn như cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định.”

Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Orangnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của chúng tôi nhằm mục đích
không phải đi làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống…

Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Rome - Italia ( 21/8 -
5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của
họ.

Theo I.I pirogionic, 1985: Du lịch là dạng hoạt độngcủa dân cư trong thời gian
rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận

4
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế
và văn hóa.

1.1.2. Khái niệm ẩm thực

Theo Nguyễn Văn Dương nghiên cứu về ẩm thực trong ngôn ngữ, thì “ăn”
trong tiếng Việt có số lượng từ ghép rất phong phú, có đến 15/20 ngữ nghĩa được
nêu trong từ điển tiếng Việt có liên quan đến “ăn”. Sở dĩ từ “ăn” chiếm vị trí lớn
trong ngôn ngữ và tư duy người Việt từ xưa cho đến đầu thế kỉ XX, nước ta đất hẹp,
khoa học kĩ thuật chưa phát triển, mức sống còn thấp, do đó cái ăn luôn là yếu tố
quan trọng nhất: “Có thực mới vực được đạo”, “Dĩ thực vi tiên”…bên cạnh ăn thì
uống không chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam. Ngoài nghĩa thông
thường là uống nước cho hết khát, từ “uống” có nghĩa là uống rượu.

Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Ẩm thực là chế biến đồ
ăn và thức uống có đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng và có sức hấp dẫn đối với nhiều
đối tượng khác nhau. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, ẩm thực phải đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi cung ứng từ đồng ruộng đến bàn ăn. Như vậy,
ẩm thực vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính văn hóa và vừa mang tính xã hội. (Theo
Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang)

Trong giáo trình Cở sở văn hóa Việt Nam, giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng:
Ăn uống là một dạng ứng văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, mà cụ thể hơn
đó là sự tận dụng môi trường tự nhiên cho cuộc sống con người.

1.1.3. Khái niệm du lịch ẩm thực

Theo Carmina và cộng sự (2012) cho rằng: Du lịch ẩm thực là chuyến đi mà


khách du lịch có kế hoạch dành một phần hoặc toàn bộ chiến đi để nếm thử món ăn
hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến ẩm thực ở nơi đến.

Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Du lịch ẩm thực là quảng

5
bá, tiếp thị, tổ chức, hướng dẫn du khách đến các địa điểm du lịch có ẩm thực đặc
sắc, độc đáo của địa phương, vùng miền, quốc gia. (Theo Tạp chí Khoa học Đại học
Văn Lang)

1.2. Tình hình phát triển của chợ nổi ở Việt Nam và trên thế giới

1.2.1. Một số chợ nổi ở Việt Nam

1.2.1.1. Chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang

Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên
sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ
được hình thành dưới thời Nguyễn, ban đầu chợ hình thành là do được xem như
trạm trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh ở miền Tây và miền Đông.

Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh Tiền Giang có đề cập: Cuối năm 2017,
Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè lập đề án “Bảo tồn và phát huy Chợ nổi Cái Bè”.
Theo đó, sẽ giữ nguyên trạng chợ nổi, nhưng có sự sắp xếp, quản lý, bố trí lại để
đáp ứng yêu cầu về an toàn giao thông thủy; vùng nước huy hoạch có chiều dài từ
400 - 500m từ vàm Cái Bè đến Kênh 28; đảm bảo số lượng ghe, tàu neo đậu cố định
từ 100 - 150 chiếc và tiếp nhận 200 - 300 ghe, tàu neo đậu mua bán có tải trọng 20 -
60 tấn. Đồng thời, phải bảo tồn tối đa những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của
chợ nổi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh kế của người dân và nhu cầu tham quan, mua
sắm và ẩm thực của du khách. Từ những nét sinh hoạt độc đáo, Chợ nổi Cái Bè là
một trong các địa điểm du lịch của tỉnh Tiền Giang hấp dẫn được đông đảo du
khách trong và ngoài nước ghé thăm.

1.2.1.2. Chợ nổi Trà Ôn - Vĩnh Long

Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu của huyện
Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời nhất cũng
như gắn liền với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực.

6
Điểm đặc biệt của chợ nổi Trà Ôn là nhóm họp theo con nước, buổi sáng chợ
đông đúc nhưng tấp nập hơn là lúc con nước bắt đầu lên, nước càng lớn thì ghe,
thuyền càng đông.

Do đó du khách dễ dàng khám phá khu chợ này vào bất cứ thời điểm nào
trong ngày. Đến đây du khách đừng bỏ quên món ăn đặc sản nổi tiếng là bún bò
viên ăn kèm với rau chuối và nghe những điệu hát ngọt ngào của Tình anh bán
chiếu, Dạ cổ hoài lang trên quê hương của nghệ sĩ lừng danh Út Trà Ôn.

1.2.1.3. Chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng

Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị
trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng
Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu
Long.

Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng,
đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ
thấy những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành,
tỏi, ớt…

Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long
từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt
vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông
vui với những lời mời gọi của các du khách ghe, những hàng quán bồng bềnh di
động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan
thưởng thức.

Chợ nổi Ngã Năm vẫn còn mang nét nông thôn bình dị hấp dẫn, vẫn giữ được
cái hồn đặc trưng của chợ nổi miền Tây trong những chiếc áo bà ba, những điệu hát
ngọt ngào của ca cổ miền Tây, những câu nói thân thương đậm chất Nam Bộ.

1.2.1.4. Chợ nổi Ngã Bảy - Hậu Giang

7
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được
hình thành từ năm 1915. Đây là một khu chợ nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn
ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng
sông Cửu Long, không chỉ vậy đây còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.

u khách sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng
sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, măng cụt, vị
thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng thì nó sẽ
được treo lơ lửng trên một cây sào cao gọi là cây bẹo như là một cách quảng cáo.

Có dịp đến đây du khách hãy thử lênh đênh trên mặt nước thưởng thức ly cà
phê sóng sánh, nghe câu vọng cổ miên man và ngắm những tà áo bà ba nườm nượp
mua bán trên ghe vô cùng thú vị.

1.2.1.5. Chợ nổi Long Xuyên - An Giang

Chợ nổi Long Xuyên không lớn như các khu chợ khác nhưng là một điểm du
khách nên đến trong chuyến tham quan chợ nổi để tìm về nét bình dị, yên ả, nguyên
sơ của con người và sông nước nơi đây. Chợ cách thành phố Long Xuyên khoảng 2
km, nằm dọc theo một bên của dòng sông Hậu đỏ nặng phù sa.

Hàng hóa chủ yếu ở đây là các loại hoa màu như: rau, dưa, cà, cải, bí,
khoai…và các món ăn vặt nổi tiếng của vùng đất An Giang như bún cá, bánh tầm,
bánh da lợn…

Điểm đặc biệt là hàng hóa mua bán không thách đố, trả giá, nói sao bán vậy
bởi chợ nổi nơi đây còn ít du khách ghé thăm, người dân thân thiện, thật thà, không
bị tác động bởi thương mại hóa du lịch. Do đó đây là nơi thích hợp cho các du
khách muốn khám phá nét hoang sơ, nguyên bản trong những khu chợ nổi ở miền
Tây.

1.2.2. Một số chợ nổi trên thế giới

1.2.2.1. Chợ nổi Damnoen Saduak - Thái Lan

8
Damnoen Saduak là một trong số những chợ nổi được biết đến nhiều nhất trên
thế giới. Không khí lúc nào cũng nhộn nhịp, sống động và nhiều màu sắc nhờ các
hoạt động mua bán diễn ra liên tục của người dân địa phương. Ngoài các dịch vụ và
sản phẩm bán cho khách du lịch thì Damnoen Saduak còn là thiên đường của các
loại quả như xoài, chuối, dừa, nho, bưởi,... Kênh đào Khlong Damnoen Saduak, nơi
đầu tiên mà chợ nổi này sinh hoạt, được xây dựng để nối nhánh sông Tha Chin với
Mae Klong.

1.2.2.2. Chợ nổi Taling Chan ở Bangkok - Thái Lan

Cách trung tâm thủ đô Bangkok 12 km, khu chợ trên sông ở Taling Chan nhỏ
và bớt đông hơn ở Damnoen Saduak. Tuy nhiên đây cũng là một trong những điểm
dừng chân thú vị của du khách bốn phương khi đến với Thái Lan.

1.2.2.1. Chợ nổi Amphawa – Thái Lan

[25]“Chợ nổi Amphawa” là một chợ nổi được thành lập vào năm 2001 bởi
thành phố Amphawa, Samutsongkram nhằm mục đích thúc đẩy tình hình kinh tế
đang suy giảm của cộng đồng bằng cách sử dụng hoạt động du lịch như một cơ hội
kinh doanh cho các thương nhân địa phương và bảo tồn lối sống địa phương trong
khu vực này. Nằm trong một khu vực thành phố trải dài qua sông Maeklong, chợ là
sự hồi sinh của một khu chợ đường thủy vốn thịnh vượng từ thế kỷ 17 đến giữa thế
kỷ 20, vốn đã suy tàn do sự mở rộng của thương mại nội địa do xây dựng cơ sở hạ
tầng đường bộ (Vajirakachorn và Nepal 2014). Năm 2008, Chaipattana Foundation,
một tổ chức phát triển phi lợi ích do Vua Bhumibhol thành lập năm 1988, đã thành
lập một dự án phát triển cộng đồng trong cộng đồng Amphawa, dự án
Amphawachaipattananurak, với mục tiêu khuyến khích địa phương sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương, bằng cách biến chúng thành hàng hóa,
để cải thiện đời sống của khu vực. Mở cửa từ 3 giờ chiều đến 9 giờ tối từ thứ Sáu
đến Chủ nhật và các ngày lễ, Chợ nổi Amphawa là điểm du lịch nổi tiếng đón trung
bình 5.000 lượt khách mỗi ngày hoạt động và lên đến 20.000 lượt khách một ngày
trong thời gian nghỉ lễ dài ngày (Cán bộ Dự án Amphawachaipattananurak – phỏng

9
vấn ngày 31 tháng 12 năm 2012). Một phần lớn những khách du lịch này là người
dân Bangkok dừng lại ở chợ giữa hành trình qua lại từ các bãi biển phía nam.

1.2.2.2. Chợ nổi trên sông Dal ở Srinagar - Ấn Độ

Không bày bán nhiều loại hoa quả giống như các chợ nổi của Thái Lan, những
thuyền bán trên sông Dal ở thành phố Srinagar (Ấn Độ) tập trung chủ yếu là các
mối hàng rau củ.

1.2.2.3. Chợ nổi ở quần đảo Solomon

Nằm ở phía đông bắc của Australia, phía đông của Papua New Guinea,
Solomon có khu chợ nổi chỉ tập hợp các hàng bán nhỏ lẻ của người dân địa phương
nhưng cũng rất đông đúc và nhộn nhịp.

1.3. Thực tiễn của đề tài

1.3.1. Các công trình nghiên cứu trước đây

1.3.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước:

Đề tài “Vai trò của chợ nổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng
sông Cửu Long” của Đỗ Văn Xê (2005), khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường
ĐH Cần Thơ, đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động giao thương trên chợ nổi
đối với kinh tế và nhân sinh của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là những
đóng góp về phát triển kinh tế, thúc đẩy nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm,
và đặc biệt là tạo một dấu ấn riêng cho hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.

Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng – Thành phố Cần
Thơ” của Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011), khoa KHXH NV trường
ĐH Cần Thơ. Nghiên cứu đã giúp làm rõ hiện trạng của hoạt động du lịch trên chợ
nổi Cái Răng, đồng thời chỉ ra những yếu tố nào trên chợ nổi hấp dẫn khách tham
quan từ đó đề xuất giải pháp giúp phát triển du lịch tại chợ nổi.

10
Đề tài: “Một số nhận định về phát triển du lịch chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu
Long và Du lịch chợ nổi ở Thái Lan” của Nguyễn Trọng Nhân (2012), khoa KHXH
NV, trường ĐH Cần Thơ. Nghiên cứu đã so sánh điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội,
cách thức hoạt động chợ nổi, quy hoạch trong hoạt động du lịch giữa chợ nổi ở
ĐBSCL và Thái Lan. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch chợ nổi ở
ĐBSCL dựa vào thế mạnh là chiều sâu văn hóa.

1.3.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Theo AdarshBatra, trong bài “Chợ nổi: Cân bằng nhu cầu của du khách
như một điểm thu hút khách du lịch và cách sống của người dân địa phương -
Một nghiên cứu điển hình về Chợ nổi Taling chan, Bangkok Thái Lan” có nhận
định rằng chợ nổi có tiềm năng mang lại thu nhập bền vững cho cộng đồng và ít
phải đối mặt với rủi ro do các sự kiện ngẫu nhiên, xu hướng du lịch thay đổi hoặc
đơn giản là thiếu năng lực tiếp thị mà nhiều điểm du lịch cộng đồng khác thường
gặp phải. Việc kinh doanh du lịch cần phải đảm bảo được lợi nhuận, chất lượng
cùng với đó cộng đồng địa phương phải đóng góp vào sự bền vững của chợ nổi để
họ nhận được những lợi ích xứng đáng.”

Và để đảm bảo được những tiềm năng, lợi ích vốn có đó từ chợ nổi thì
Thanathorn Vajirakachorn cũng đã có những nhận định chặc chẽ trong bài “Các
yếu tố thành công của du lịch công đồng đối với chợ nổi ở Thái Lan”. Cụ thể
đối với trường hợp tại chợ nổi Amphawa thì các yếu tố thành công chính của phát
triển du lịch chợ nổi bao gồm: sức ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại
chúng, sự hợp tác từ người dân địa phương và tính độc đáo của chợ nổi. Còn đối với
trường hợp chợ nổi Bangnoi thì ba yếu tố thành công đó sẽ là kế hoạch quảng bá và
xúc tiến dài hạn, chất lượng cơ sở hạ tầng (ví dụ: bãi đậu xe, phòng vệ sinh và lối đi
có mái che nắng) và mức độ đông đúc, nhộn nhịp của các buôn lái với nhiều sản
phẩm khác nhau trên chợ nổi.

Theo bài viết “Trải nghiệm ẩm thực như một động lực phát triển cộng
đồng: Nghiên cứu Chợ nổi Amphawa như một điểm đến du lịch ẩm thực dựa

11
vào cộng đồng” của tác giả Thanya Lunchaprasith từ Đại học Silpakorn thì trong số
các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của du lịch thì sự xuất hiện của ẩm thực như một
sở thích du lịch phù hợp và được sự công nhận rất nhiệt tình của công chúng. Bằng
chứng là sự phổ biến của các chương trình truyền hình về nấu ăn, sách và tạp chí về
ẩm thực, cũng như số lượng blog/vlog ẩm thực, các đầu bếp nổi tiếng và sự ra đời
của các loại ẩm thực và kỹ thuật ẩm thực mới ngày càng tăng… Đặc biệt hơn,
Thanya Lunchaprasith còn khẳng định rằng trải nghiệm ẩm thực tại các điểm đến du
lịch có tác động rất tích cực đến cộng đồng địa phương về nhiều mặt. Chỉ riêng tác
động về mặt du lịch đã kích thích nền kinh tế địa phương phát triển rất tốt thông qua
việc gia tăng sản xuất và bán các sản phẩm sản xuất tại địa phương bởi nhu cầu thực
phẩm của khách du lịch, mang lại lợi ích cho cư dân thông qua doanh thu từ việc
bán thực phẩm. Ngoài ra du lịch ẩm thực còn có thể làm “trẻ hóa” lại các món ăn
lâu đời tưởng chừng đã phai nhạt, và củng cố bản sắc địa phương thông qua việc
quảng bá các đặc sản ẩm thực (Du Rand, Heath và Alberts 2003; Telfer và
Hashimoto 2003); cũng như thúc đẩy sự sáng tạo, thông qua phát minh ẩm thực,
giữa các cư dân địa phương. Hơn nữa, các sáng kiến của điểm đến nhằm thúc đẩy
trải nghiệm ẩm thực của nó dẫn trực tiếp đến việc cải thiện môi trường du lịch, vì
môi trường dễ chịu là một phần quan trọng của trải nghiệm giờ ăn (Ilín và
Gaztelumendi 2012).

1.3.2. Công trình nghiên cứu đề xuất

Đối với đề tài: “Phát triển du lịch ẩm thực trên chợ nổi Cái Răng tại Cần
Thơ”, điều đầu tiên nhóm nghiên cứu hướng đến sẽ là ẩm thực của Việt Nam, để
quảng bá được các món ăn truyền thống lẫn các món hiện hiện của nước ta đến với
khách du lịch trong và ngoài nước. Điều thứ hai, là đưa được những nét văn hóa
truyền thống, sinh hoạt độc đáo trên chợ nổi của Việt Nam với du khách bè gần xa
trên Thế giới. Từ đó nhận thức, nêu lên tác động ảnh hưởng cũng như giải pháp
nhằm hướng tới phát triển nâng cao hoạt động du lịch tại chợ nổi Cái răng cũng như
tại thành phố Cần Thơ.

12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC CHỢ NỔI TẠI
CẦN THƠ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1. Khái quát về chợ nổi Cái Răng ở tỉnh Cần Thơ

2.1.1. Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên

Chợ nổi Cái Răng được hình thành ngay trên sông Cái Răng, gần cầu Cái
Răng, thuộc phường Lê Bình, quận Cái Răng cách trung tâm thành phố Cần Thơ
khoảng 5km theo hướng quốc lộ về tỉnh Sóc Trăng và mất 30 phút nếu đi bằng
thuyển tử Bến Ninh Kiều, Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền,
Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Chợ nổi
Cái Răng liên thông với hàng chục nhánh sông cái, sông con và kênh đảo.

Tuy rằng hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chợ nổi Cái Răng,
nhưng vẫn chưa có tài liệu nào xác định được chính xác thời điểm ra đời chợ Cái
Răng. Chỉ biết rằng, ngay từ lúc ban đầu chợ nổi Cái Răng được hình thành ở nơi
giao nhau của 4 con sông: sông Cần Thơ, sông Đầu Sấu, sông Cái Sơn, sông Cái
Răng Bé liển kể với chợ Cái Răng trên bờ và chợ An Bình. Chợ tọa lạc trên trục
giao thông và giao thương chiến lược cạnh sông Tiền, sông Hậu với các kênh đảo
vừa đi vừa rộng. Từ đây, có thể vận chuyển sản phẩm hàng hóa đến các địa phương
thuộc đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong một ngày
hoặc trễ nhất là hai ngày.

Chợ nổi Cái Răng được hình thành trên một khúc sông không quá rộng mà
cũng không quả hẹp, không quả cạn mà cũng không quá sâu.

Nếu sông sâu quá, lớn quá thì phạm vi phân bổ ghe xuống rất lớn, khó kiểm
soát. Vào mùa nước lũ thì rất nguy hiểm đối với thuyền bè, nhất là những thuyền
nhỏ, có trọng tải thấp. Nhưng nếu sông quá hợp hoặc quá cạn thì thuyền bè sẽ
không có chỗ neo đậu, gây ra cánh chen lấn, lộn xộn dẫn đến mất an toàn trong việc
buôn bán trên sông, đồng thời sẽ không thu hút được khối lượng hàng hóa lớn từ
các nơi khác vận chuyển đến. Do đó, chợ nổi trên sông phải được hình thành ở một

13
khúc sông rộng vừa phải và không phải là nơi sông cái hay sông mẹ. Có lẽ chính vì
điều này mà chợ nổi Cái Răng là chợ nổi hấp dẫn vào bậc nhất ở đồng bằng sông
Cửu Long. Một điểm đáng chú ý, là chợ nổi Cái Răng rằm cạnh một khu vực có
vườn đặc sản trái cây nổi tiếng như khu du lịch Mỹ Khánh, đồng thời nằm gần
những vùng sản xuất nông nghiệp như: Ba Láng, Phong Điền, Bình Thủy. Chính
đặc điểm này sẽ giúp cho tốc độ giao thương hàng hóa diễn ra nhanh chóng, giảm
chi phí vận chuyển và tăng sức cạnh tranh trong buôn bán và phân phối sản phẩm.
Với một vị trí thuận lợi như vậy, chợ nổi Cái Răng được nhà văn Sơn Nam nhận
xét: “Chợ Cái Răng trở thành một chành lúa vĩ đại chỉ thua Chợ Lớn mà thôi …
Ngoài ra, chợ Cái Răng có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nổi Sải Gòn –
Cần Thơ xuống Cả Mau – Rạch Giá.

Thứ nhất: Là đầu mối của các tuyến giao thông đường thủy gắn với các khu
vực lân cận có giao thông đường bộ chưa phát triển.

Thứ hai: Chợ nổi Cái Răng nằm gần trung tâm thị tử, tại quận Cái Rảng, chính
vì vậy chợ đóng vai trò là chợ đầu mối trong việc cung cấp rau quả cho các chợ thị
tứ.

Tất cả những yếu tố trên đã giúp cho chợ nổi Cái Răng vẫn tồn tại và phát
triển cho đến ngày nay.

2.1.2. Lịch sử hình thành - tổ chức chợ nổi

Theo tác giả Trịnh Hoài Đức, vào đầu thế kỉ XIX tại đoạn nối sông Cần Thơ
với sông Cái Lớn, từ cuối đông sang xuân nước cạn thì bùn nhão cạn lấp, từ hạ qua
đông thì nước mưa trần ngập cả bế bờ. Ghe thuyền cưỡi lên cỏ, lướt trên lục bình
mà đi, ở đây vắng ngắt, hai bên sông là rừng rậm, không có dân cư, lại có nhiều ruồi
muỗi và đĩa khiên người qua lại rất khổ sở. Tình trạng khó khăn kéo dài cho đến khi
kênh xáng xà No được hình thành vào tháng 7 năm 1903. Do đó, chợ nổi Cái Răng
không thể hình thành trước năm 1903. Chúng ta sẽ cho rằng chợ nổi được hình
thành vào đầu thế kỉ XX sau khi luồng giao thông giữa sông Cần Thơ và rạch Cái
Tư và sông Cái Lớn thuận tiện.

14
Theo truyền thuyết, tên gọi “Cái Răng” xuất phát từ câu chuyện hồi đầu thời
khẩn hoang có con cá sấu rất lớn dạt vào đây, răng của nó cắm vào miệng đất này.
Trong cuốn "Tự vị tiếng nói miền Nam”, tác giả Vương Hồng Sển cho biết: Cái
Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người
Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) chuyên làm nồi đất và “karan” chất đầy mui
ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi chỗ chợ Cái Răng ngày nay để bán,
năm này qua năm nọ. Lâu dần, mọi người phát âm karan thành “Cái Răng”, rồi trở
nên địa danh thiệt của chỗ này.

Theo tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2011) từ Đại học Cần Thơ cho rằng:

Vào những năm đầu của thế kỷ XX khi các ghe chở hàng gia dụng, gốm sứ từ
Biên Hòa, Sài Gòn, Lái Thiêu xuống; các ghe chở lá lợp nhà, chiếu, than đước, cà
ràng từ miệt Cà Mau, Rạch Giá lên tụ họp, mua bán. Nhưng vào đầu thập niên 90
của thể kỷ XX, do trở ngại trong việc giao thông đường thủy, chợ được di dời qua
khỏi cầu về hướng Phong Điền, cách vị trí cũ hơn 1 km. Từ năm 1945 – 1975, chợ
nổi Cái Răng nói riêng, chợ nổi vùng ĐBSCL nói chung không hoạt động. Một mặt
do chế độ cũ không khuyến khích việc tụ tập ghe, tàu đông đúc ở thị tứ, khó kiểm
soát về mặt an ninh. Mặt khác, do nhiều ruộng rẫy, vườn tược bị bom đạn tàn phá
hoặc bị bỏ hoang không sản xuất nên nông sản ngày càng ít đi, các hoạt động mua
bán trên sông thưa vắng. Thời gian những năm sau ngày giải phóng đến nay, ruộng
rẫy hồi sinh, sản xuất phát triển, đặc biệt từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng
(1986), các hoạt động mua bán trên chợ nổi được khôi phục và phát triển nhanh
(Hùng, 2009).

Nguyên nhân dẫn đến việc ra đời của chợ nổi Cái Răng: Thứ nhất, là sự phát
triển ngày càng nhanh của ngành nông nghiệp dẫn đến hàng nông sản dư thừa cần
có nơi tiêu thụ nhanh, đồng thời đảm bảo giá cả. Những vùng đất sản xuất nông
nghiệp như: Ba Láng, Phong Điền, Bình Thủy có liên quan trực tiếp đến sự ra đời
của chợ nổi Cái Răng; Thứ hai, khúc sông nơi chợ nổi Cái Răng tọa lạc có nhiều
yếu tố tự nhiên thuận lợi (không quá sâu, không cạn, không quá rộng, không hẹp)

15
lại là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông làm cho việc thông thương, mua bán trên
sông dễ dàng hơn; Thứ ba, nếu căn cứ vào thời gian lúc chợ nổi mới được hình
thành thì điều kiện đi lại, mua bán trên đường bộ thật sự chưa tiện lợi. Lúc bấy giờ
đường xá chưa phát triển, trong khi người dân Nam bộ đã có thói quen dùng ghe,
xuồng và rất thành thạo trong việc dùng ghe, xuồng để đi lại và chuyên chở hàng
hóa. Đây cũng được xem là nguyên nhân góp phần làm nên chợ nổi Cái Răng; Thứ
tư, hồi đầu thế kỉ XIX cho đến nay, phần lớn người dân sinh sống ở vùng ĐBSCL
nói chung và vùng Cần Thơ nói riêng là nông dân và tiểu thương. Đối với nông dân,
những hộ có nhiều ruộng đất để canh tác nông nghiệp họ có nhu cầu bán hàng sản
xuất, còn những hộ không có đất canh tác phải làm đủ nghề trong đó có nghề
thương hồ và dịch vụ. Riêng tiểu thương, họ mưu sinh chủ yếu dựa vào mua bán
trong đó có người hành nghề trên sông. Vì hoàn cảnh sống của cư dân như đã phân
tích dẫn đến chợ nổi ra đời; Thứ năm, thông thường sông là nơi không thuộc quyền
sở hữu của riêng ai. Đây là điểm thuận lợi cho những người mua và bán khi họ
không xác lập được một địa điểm mua bán ở chợ trên bờ.

Về đặc điểm vị trí, nguyên thủy chợ nổi Cái Răng được hình thành ở nơi giao
nhau của 4 con sông (Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé) liền kề với chợ
trên bờ. Hiện tại, chợ nằm trên sông Cần Thơ, trục đường thủy chiến lược sông Hậu
– kênh xáng Xà No rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh lân
cận và cả vùng ĐBSCL. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về mặt số lượng
các ghe xuồng, làm cho quy mô chợ nổi không ngừng được mở rộng và các hoạt
động mua bán càng trở nên nhộn nhịp. Chợ nổi Cái Răng ngày nay có quy mô sầm
uất nhất so với các chợ nổi khác trong vùng (Hùng, 2009). Nhờ hệ thống giao thông
đường bộ ở thành phố Cần Thơ không ngừng được cải thiện và phát triển nên việc
tiếp cận chợ nổi Cái Răng bằng ô tô rất dễ dàng theo quốc lộ 1A. Du khách cũng có
thể đến chợ nổi Cái Răng bằng tàu du lịch tại bến Ninh Kiều, thời gian di chuyển
khoảng 30 phút.

Hàng hóa được bày bán ở chợ nổi Cái Răng rất đa dạng và phong phú. Chẳng
hạn, nhóm hàng nông sản (cam, quít, ổi, mận, xoài, xu hào,…); nhóm hàng thủ

16
công, gia dụng (lu, hũ, khạp, chén,…); hàng thực phẩm được chế biến sẵn (bún,
cơm, bánh bò, bánh tét,…); hàng gia dụng thiết yếu hàng ngày (nước mắn, bột ngọt,
quần áo, giày dép,…). Sự đa dạng về hàng hóa đã để lại nhiều ấn tượng cho du
khách nước ngoài, họ quay phim, chụp ảnh liên tục.

Để đáp ứng nhu cầu di chuyển, sinh hoạt, ăn uống, mua bán,… của giới
thương hồ, nhà nông và khách du lịch, các hoạt động cung ứng dịch vụ xuất hiện.
Có thể điểm qua một số dịch vụ nổi bật như: cho nông dân, khách thương hồ thuê
đò nhỏ để qua lại giữa ghe ngày với ghe khác, giữa bờ này với bờ khác, du khách
cũng có thể thuê đò để len lỏi vào các ghe, xuồng đang mua bán; dịch vụ ăn uống,
bán vé số, bán lẻ trái cây được thực hiện từ các ghe, xuồng máy đẩy; dịch vụ cung
ứng xăng dầu từ trạm xăng dầu nổi; dịch vụ sửa cân, sửa máy may, hàn điện, v.v.
Nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn du lịch chợ nổi Cái Răng trong
chuyến du lịch của chúng tôi một phần cũng do những hoạt động đa dạng này.

Một hình thức “quảng bá” sản phẩm rất hữu hiệu ở chợ nổi là việc dùng cây
bẹo. Người bán có loại hàng nông sản nào cần bán gần như họ treo tất tần tật lên
một cây dài cắm chặt ở mui ghe. Người mua nhìn vào các loại hàng được treo trên
cây bẹo họ biết ngay ghe đó có bán loại hàng hóa gì. Cây bẹo ngoài tác dụng phô
trương hình ảnh sản phẩm cần bán còn góp phần làm nên sự đa dạng về màu sắc
cho khung cảnh chợ nổi nhờ vào những thứ hàng đa sắc màu được treo trên nó.

Cách thức giao hàng của dân thương hồ ở chợ nổi Cái Răng cũng rất độc đáo.
Người bán đứng trên thuyền này gieo từng cặp khóm, cặp dưa cho người mua ở
thuyền khác bắt lấy bằng hai tay thật nhịp nhàng, điệu nghệ. Hình ảnh này làm cho
nhiều du khách cảm thấy thích thú và họ cho thuyền len lỏi vào sát thuyền hàng để
xem, chụp ảnh, nhờ vậy mà thời gian tham quan ở chợ nổi được lâu hơn.

Phong cách mua bán truyền thống trên chợ nổi Cái Răng rất hòa nhã, chân tình
và mến khách, khác xa lề lối bán buôn ở các chợ thị tứ. Phong cách này thể hiện nét
văn hóa chợ của người miền quê lấy tâm thành làm gốc, luôn gieo vào lòng mọi du
khách tình cảm mến thương chân thành (Sơn, 2005). Tóm lại, khi nói đến du lịch

17
thành phố Cần Thơ người ta thường nghĩ ngay đến du lịch chợ nổi Cái Răng bởi nó
vừa thể hiện nét văn hóa độc đáo của cư dân địa phương, vừa thể hiện một nền văn
minh sông nước rất đặc trưng cho vùng Nam bộ.

2.2. Tìm hiểu về ẩm thực Cần Thơ

2.2.1. Một số món ăn truyền thống

2.2.1.1. Các món ăn được buôn bán trên chợ nổi

Ẩm thực tại chợ nổi Cái Răng là một đường nét ẩm thực nhỏ trong nền văn
hóa ẩm thực chung của Việt Nam, cùng với đó là sự đặc trưng của nền văn hóa sông
nước – chợ nổi. Đặc biệt hơn món ăn thức uống ngay trên chợ nổi còn lưu giữ lại
được những hương vị như khi được bán tại trên bờ, đôi khi là hấp dẫn hơn. Món ăn
tại đây khá đa dạng về loại hình, hương vị, màu sắc thu hút du khách có thể kể đến
như: các món bún (bún thịt nướng, bún mắm, bún nước lèo, bún riêu,…), hủ tiếu,
nem nướng, bánh canh bột gạo (hay bánh Đọt), bánh mì, mỳ quảng,…

Nhưng nhìn chung, hiện nay chợ nổi tập trung nhiều nhất vào các món ăn
dạng nước và 2 món ngon cực kỳ phổ biến, thân thuộc cũng như hấp dẫn nhất được
nhóm lựa chọn đó là: hủ tiếu và bún riêu cua.

a. Hủ tiếu

Khởi nguồn của hủ tiếu bắt đầu từ những lưu dân người Hoa đến nơi đây lập
nghiệp rồi truyền nối lại cho người sau, nhờ đó đến nay món ngon vẫn còn tồn tại..
Đây là món ăn rất đỗi quen thuộc đối với người dân tại miền Nam, đặc biệt là khu
vực Tây Nam Bộ, một món ăn có nhiều biến tấu với các hương vị khác nhau.
Nhưng đến chợ nổi Cái Răng, giữa sông nước mênh mông, thưởng thức tô hủ tiếu
sẽ mang lại cho du khách những cảm nhận khác biệt.

Sợi hủ tiếu ở miền này rất trong, nhỏ, mịn và dai được chế cùng thứ nước
dùng, không bị mặn hay chua bất thường, nếu đem trụng vừa đủ nước sợi hủ tiếu sẽ
không bị kết dính mà rất dai, giòn. Điểm xuyết lên trên đó còn là những miếng thịt,
bò viên thái mỏng, vài cọng giá và rau hẹ xanh mướt mát. Đặc biệt, để nước dùng

18
có độ thanh ngọt đậm đà, nhiều người cho biết là phải hầm xương hơn 3 tiếng. Do
đó khi tô hủ tiếu mang ra thưởng thức béo béo, thơm thơm hấp dẫn thực khách sành
ăn.

b. Bún riêu cua

Bún riêu, cũng giống như đa phần các món bún khác, đều có nguồn gốc từ khu
vực đồng bằng Bắc Bộ. Bún riêu ban đầu chỉ là một hàng gánh nước lèo nấu với
riêu cua rồi ăn kèm với rau và mắm tôm. Sau đó, thêm chút giấm bỗng tạo vị chua
hơi thanh tao và nhẹ nhàng. Đúng chất ẩm thực Bắc Bộ. Bún riêu sau đó có sự biến
thể và Nam tiến vô cùng mạnh mẽ vào Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Vùng đất vốn
nổi tiếng trù phú, tôm cá quanh năm không thiếu thốn nên tô bún riêu dần được biến
tấu và có sự xuất hiện của đậu hủ, cà chua, và huyết heo tạo hương vị hòa quyện đặc
sắc phù hợp với ẩm thực Nam Bộ. Và những đặc sắc này vẫn được lưu giữ khi món
ăn này về được đến chợ nổi Cái Răng nơi đây.

Từng được các trang du lịch thế giới lựa chọn là món ăn phải thử qua trong
đời, bún riêu cua trên chợ nổi Cái Răng cũng là một trong những món ăn để lại
nhiều ấn tượng với thực khách bởi vị mắm tôm đặc trưng và mùi ngọt thơm từ thịt
cua. Tô bún riêu sau khi chế biến xong được chuyền tay bắt mắt với sắc đỏ của cà,
màu xanh của hành lá, thịt, mùi hương mắm tôm thơm nức và chút ớt cay sẽ khiến
thực khách ai cũng không khỏi xuýt xoa.

Do ở trên thuyền nên chỉ cần một sơ sẩy là đồ ăn sẽ đổ. Chính vì vậy, các công
đoạn thực hiện đòi hỏi người làm phải thật cẩn thận và khéo léo. Nhưng không vì
vậy mà các việc phục vụ cho món ăn bị hạn chế. Tô bún được ăn kèm với chanh
tươi, ngò gai, mắm ruốc và đĩa rau sống tươi ngon. Nếu thực khách ưa chuộng ăn
cay thì có thể nêm thêm ớt xay nhuyễn để dậy vị.

2.2.1.2. Một số món ăn khác

Các món ăn sau đây được liệt kê hầu hết là các món ăn đặc sản tại Cần Thơ và
được bày bán trên bờ, các khu vực xung quanh gần chợ nổi, mang nét đặc trưng

19
riêng trong từng món và đã thu hút được nhiều khách du lịch yêu ẩm thực tin tưởng
trải nghiệm qua.

a. Chuối nếp nướng

Đặc sản ngon ở Cần Thơ đầu tiên phải kể đến đó là món chuối nếp nướng cực
kỳ hấp dẫn và thơm phức khiến du khách phải lưu nhớ mãi. Những quả chuối được
bọc nếp nướng lên nóng giòn, mang hương vị ngọt ngọt, thấm vào trong đầu lưỡi,
kích thích người ăn muốn ăn thêm 2 – 3 trái nữa.

b. Bánh Cống

Tiếp theo là bánh cống, là một món ăn đặc sản hấp dẫn ở Cần Thơ mà du
khách nên thưởng thức nếu có dịp. Nguyên liệu làm bánh cống thường có tôm, đỗ
xanh, bột gạo tẻ và thịt xay được chiên giòn trong chảo chiên ngập dầu ăn. Vỏ bánh
vàng óng, giòn rụm. Nhân bánh có đậu xanh, tôm, thịt bằm. Bánh được bày lên một
lớp rau xanh, thêm chút ớt và cà chua trang trí vô cùng bắt mắt. Bánh ăn giòn giòn,
thơm thơm, kèm chung với rau diếp cá, đọt xoài, xà lách, húng quế, chấm lên nước
mắm ớt dưa chua được làm sẵn, hương vị phải nói là khỏi chê. Nếu thực khách trải
nghiệm món ăn không lưu ý, ăn nhiều sẽ dễ bị ngấy.

c. Bánh tằm bì

Bánh tằm bì là một món ăn dân dã ở Cần Thơ có cách làm khá đặc biệt gồm
các sợi bánh được làm ra bởi bột gạo tẻ và gạo nếp, ăn kèm dưa chua, bì heo, rau
thơm, giá sống. Sợi bánh to hơn sợi bún bò Huế nhưng ăn mềm hơn.

d. Cơm cháy kho quẹt

Một trong những món ăn đặc sản đặc biệt tại Cần Thơ, trong cái bình dị, dân
dã lại ngon vô cùng là hương vị đã níu chân du khách gần xa.

Theo những đầu bếp có kinh nghiệm thì để cơm cháy được vàng ươm, giòn
tan trong miệng như vậy, người đầu bếp thường ấn cơm xuống đáy chảo trong lúc
chiên, để cơm thành miếng mỏng, dẹp và giòn tan. Sau khi hoàn thành xong cơm
cháy, tiếp theo là công đoạn nấu kho quẹt để hoàn chỉnh món ăn. Kho quẹt được

20
nấu từ tôm, thịt ba chỉ, hành khô, mắm, đường. Tôm và thịt sẽ được nấu trước, sau
đó thêm hành khô, mắm đường vào sau, nêm nếm vừa ăn và kho tiếp đến khi món
kho quẹt sánh lại là hoàn thành. Để món kho quẹt đẹp mắt hơn thì người đầu bếp sẽ
cho thêm hành lá cắt nhỏ và ớt băm vào trong món ăn.

e. Nem nướng Cái Răng

Nem nướng ở Cái Răng có nét đặc trưng riêng, đặc sắc hơn so với những nơi
khác. Ở đây, nem được làm từ thịt lợn tươi, bằm nhuyễn, quết dẻo rồi vo tròn. Vừa
nạt vừa mỡ, từng viên xiên vào một que tre nhỏ rồi đặt lên than hồng. Cách làm
sáng tạo này được người phụ nữ tên Tư Khem ở Cái Răng từ nửa thế kỷ trước tìm
ra. Nem nướng được xem là món ngon Cần Thơ được nhiều người yêu thích.

Nem nướng thường được thực khách ăn kèm với rau thơm, chuối chát, khế và
dưa chua. Thêm ít bún, gói vào một miếng báng tráng. Chấm với nước mắm tỏi ớt
vừa thơm, vừa cay. Chính hương vị này đã níu chân du khách.

f. Bánh tét lá cẩm

Bánh tét là món bánh dân dã luôn có mặt trong ngày đám hoặc lễ tết của người
Việt Nam. Từ bánh tét truyền thống đến cách tân thành nhiều màu sắc khác nhau.
Xuất thân từ nhà họ Huỳnh ở Bình Thủy, bánh tét lá cẩm đã trở thành biểu tượng
độc đáo của người Cần Thơ.

Vỏ bánh được xào với nước lá cẩm được nấu chín kèm nước cốt dừa tạo thành
một màu tím độc đáo. Nhân bánh làm từ thịt, trứng vịt muối. Người thích ăn ngọt
thì dùng chuối chín hoặc đậu làm nhân như bánh truyền thống. Bánh được bó chặt,
nhân và vỏ bánh không bị vỡ. Cắt bánh ra, bên ngoài là lớp vỏ tím mượt mà, bên
trong là lớp nhân đỏ của thịt và trứng vịt muối.

g. Chuối nếp nướng

Chuối nếp nướng nghe thân quen làm sao, người dân miền Tây chắc hẳn ai
cũng biết. Khác với ở Sài Gòn hay Mỹ Tho, chuối nếp nướng ở Cần Thơ có dáng bé
bé, xinh xinh. Bên trong là chuối chín ngọt bùi, bên ngoài là một lớp nếp nướng

21
vàng óng. Rưới một lớp nước cốt dừa, rắc thêm vài hạt mè và đậu phộng ăn vừa
ngọt, vừa bùi. Mùi nếp và chuối hòa quyện vào nhau kích thích thực khách một
cách mãnh liệt phải ăn ngay để được thỏa mãn.

h. Bánh hỏi heo quay Phong Điền

Nếu thực khách có cơ hội đếm Phong Điền thì ít ai bỏ lỡ món bánh hỏi heo
quay nổi tiếng nơi đây. Miếng bánh hỏi được làm khéo léo từ bột gạo, đi qua khuôn
sợi mỏng, phả thành nhiều lớp vừa ăn. Ở miền Nam thì món này được rưới thêm
một lớp mỡ hành lên bánh hỏi để thêm độ béo vừa đủ. Bánh được ăn kèm với thịt
heo quay giòn rụm, vàng óng, thêm chút rau thơm rồi chấm vào nước mắm tỏi ớt
vừa ngọt cay vùa đủ.

i. Lẩu mắm

Món lẩu mắm Ninh Kiều là tập hợp những nguyên liệu chế biến tiêu biểu của
con người miền Tây. Trước tiên phải có mắm, chắt lọc thành nước cốt để nấu nước
lẩu. Tiếp đó là cá tươi, sau đó là các loại rau, đặc biệt không thể thiếu rau muống
bào sẵn. Rau trụng thì có rất nhiều, cải ngọt, bông đũa, bông lục bình, cù nèo, rau
mác, rau trai, cải trời. Thêm chút mồng tơi, bông điên điển, càng cua, bông súng,
rau má, mướp hương đậm chất miền sông nước. Tổng cộng có hơn 20 loại rau, 10
loại cá. Nước lẩu thơm lừng cả một vùng, cộng thêm rau rụng với thịt cá thì hương
vị ngon phải biết.

j. Pizza hủ tiếu Cần Thơ

Món ăn ngon ở Cần Thơ cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới cho độc giả
đó chính là pizza hủ tiếu. Món ăn khá lạ tai vì mức độ mới mẻ của chính nó, món
này khi ăn cũng khá lạ miệng, giòn giòn mà nhìn cũng rất hấp dẫn với giá cả.

Thực khách khi cắn một miếng sẽ có cảm giác giòn tan, cái vị béo béo mặn
mặn của nước cốt dừa, mùi thơm của hành ngò phất lên, thêm cái bùi bùi của đậu
phộng rang, tất cả làm nên tâm hồn của chiếc pizza miền Tây.

22
Pizza hủ tiếu được ví như chiếc pizza kiểu Ý với tâm hồn Việt. Một chiếc
bánh hủ tiếu được chiên giòn, bên trên phủ một lớp trứng mỏng, rắc thêm đậu
phộng, thịt khìa và thêm nhiều loại rau khác nhau gây cảm giác thèm ăn khi bất cứ
ai nhìn thấy nó.

2.2.2. Một số món ăn hiện đại

Soạn giả Nhâm Hùng đã từng có đề xuất khai thác kinh tế về đêm tại chợ nổi
Cái Răng, nếu đề xuất này được khả thi hóa thì đây sẽ là một cơ hội để ẩm thực nơi
đây áp dụng thêm các món ăn mới lạ sau đây nhằm hấp dẫn du khách hơn. Ngoài
việc gìn giữ lại các món ăn truyền thống đang được khai thác như đã nêu ở mục
trước thì nhóm còn đưa các món ăn sau đây nhằm đưa thực tiễn hơn đề xuất vừa
được nhắc đến của Nhâm Hùng như sau:

a. Mì cay

Mì cay là món ăn không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là đối với đối tượng
du khách trẻ. Kể từ khi được du nhập từ Hàn Quốc vào Việt Nam, mỹ vị này đã tạo
nên làn sóng mạnh mẽ và được lòng giới trẻ, nó không chỉ là xu hướng ưa chuộng
mà còn là sự thỏa mãn và chinh phục bản thân về cấp độ ăn cay của mình.

Khác với các món ăn dạng sợi khác ở Việt Nam, mì cay Hàn Quốc, tiêu biểu
như mì Samsang có hương vị rất độc đáo, không lẫn vào đâu được. Sợi mì rất dai và
giòn, trơn nuột lại không bị bở dù có nấu lâu hay “để quên” trong nước sốt nóng
hổi. Sợi mì cay Hàn Quốc thơm mùi bột rất tự nhiên, sợi to và dẻo nhưng không hề
gây ngán. Những gói gia vị kèm theo cũng là yếu tố quyết định khiến cho hương vị
mì cay Hàn Quốc hấp dẫn giới trẻ đầu tiên là sự lạ miệng với những vị rất riêng của
Hàn Quốc như kim chi, ớt bột Hàn Quốc, tương đen Hàn Quốc… làm cho món mì
mang nét đặc trưng không lẫn vào đâu được. Với những bạn nghiện món Hàn, mì
cay Hàn Quốc có thể sẽ đáp ứng được yêu cầu về hương vị món ăn của bạn.

Bên cạnh đó, chất lượng của gia vị kèm theo cũng được thêm nhiều điểm cộng
với nước sốt đậm đà, phong phú từ gà, bò, kim chi, rong biển. Vị chua, cay, mặn và

23
ngọt được hòa quyện với nhau theo tỷ lệ riêng đối với từng loại mì khác nhau,
nhưng nhìn chung đều rất hài hòa, hấp dẫn.

Món ăn này thực sự không có quá nhiều sự phức tạp trong chế biến, nếu được
truyền bá một cách đơn giản hóa lại cho các thương hồ, đem áp dụng vào buôn bán
ngay trên quê nhà của mình thì không chừng đây sẽ là một điểm sáng mới cho ẩm
thực nơi đây đối với nhưng du khách yêu thích ẩm thực về đêm.

b. Bánh tráng nướng

Không biết từ bao giờ, món bánh tráng nướng đã xuất hiện và len lỏi vào nhịp
sống của rất nhiều vùng đất tại Việt Nam, thậm chí còn được rất nhiều người ưa
chuộng, nổi tiếng nhất là 2 khu vực Đà Lạt và Tp.Hồ Chí Minh.

Nguyên liệu góp phần làm nên món ăn mặc dù đơn giản, dễ tìm nhưng lại rất
đa dạng thành phần và hương vị. Đầu tiên, chiếc bánh tráng sẽ được phết chút mỡ
hành phi vàng thơm. Sau đó bánh sẽ được cho lên vỉ than nướng giòn nóng. Trong
quá trình nướng, người bán sẽ cho thêm hành lá xanh cùng trứng đập vỡ rồi trộn
đều tất cả lên và trải đều khắp mặt chiếc bánh tráng. Khi phần trứng và hành đã bắt
đầu chín thơm thì người bán tiếp tục cho các nguyên liệu khác lên bánh. Các
nguyên liệu này thông thường bao gồm xúc xích cắt nhỏ, chà bông, ruốc khô, gà xé,
thịt băm... không chỉ khiến cho bề mặt bánh đầy màu sắc hấp dẫn mà còn giúp
hương vị bánh tăng lên rất nhiều lần. Vào lúc cầm chiếc bánh tráng nướng vừa mới
ra lò còn bốc hơi nóng hổi trên tay thì có lẽ ai cũng sẽ thấy thích thú như cảm giác
nhận được món quà nhỏ từ mẹ lúc ta bé thơ vậy.Chưa dừng lại ở đó, món bánh
tráng nướng này còn được cho thêm phô mai, tương ớt lên bề mặt để tạo độ béo
thơm và độ cay nồng khó cưỡng. Bánh sau khi đã nướng chín sẽ được người bán
khéo léo cuốn tròn lại bỏ vào cuốn giấy hoặc gấp đôi lại kẹp cùng mảnh giấy để
thực khách dễ dàng thưởng thức.

Mặc dù món ăn có phần đơn giản từ nguyên liệu đến phương pháp chế biến
nhưng vẫn mang lại cảm giác thơm ngon đúng với bản chất “ăn chơi” vốn có. Nếu
như ta có thể đem món ăn đường phố về đêm này ra khai thác, kết hợp với đặc

24
trưng sông nước độc đáo tại chợ nổi thì nó sẽ là một món ăn dễ dàng thu hút lòng
người qua lại, thậm chí là cạnh tranh trực tiếp được cả với bánh tráng nướng tại Đà
Lạt.

c. Gỏi cuốn

Khác với 2 món vừa được nêu gỏi cuốn có thể dùng làm điểm tâm sáng, có thể
là món ăn chơi buổi trưa… Từ người già đến người trẻ ai cũng có thể thưởng thức
món ăn này…

Để làm gỏi cuốn, bánh tráng chắc chắn là nguyên liệu đầu tiên người làm phải
có. Bánh tráng trước khi gói được nhúng sơ qua nước cho bánh mền có thể dính
chặt lại, cho nhân vào trong và có thể dính lại tại lớp ngoài cùng. Khi ăn có thể cảm
nhận ngay các vị dai dai và mằn mặn của bánh tráng. Một màu trắng mỏng ẩn hiện
bên trong là những nguyên liệu khác góp phần làm cho món gỏi cuốn thêm phần
hấp dẫn. Thịt lợn thì tùy theo khẩu vị có thể dùng thịt chân giò hoặc thịt ba chỉ rút
xương. Thịt heo ba chỉ và tôm là hai nguyên liệu chủ yếu của món gỏi cuốn Nam
Bộ. Người đầu bếp thường chọn miếng thịt vừa có nạc, vừa có mỡ, luộc vừa chín
tới, vớt ra tráng lại nước lạnh. Đôi khi cá cũng là nguyên liệu trong các món cuốn
khác, gồm có món cá lóc nướng trui hay món cá điêu hồng, tai tượng chiên xù gói
bánh tráng…Tôm chọn tôm tươi đem luộc, bóc vỏ. Tôm ngọt, màu đỏ gạch tạo cho
món gỏi cuốn có màu sắc hết sức ấn tượng. Tôm đỏ gạch nằm cùng thịt heo nằm ẩn
hiện trong lớp áo mỏng của bánh tráng. Làm cho thực khách phải tò mò dùng thử
một miếng để cảm nhận hương vị. Rau sống là gia vị hấp dẫn cho món gỏi cuốn.
Các loại rau sống phổ biến nhất là: xà lách, dấp cá, rau thơm, hẹ. Tất cả được cho
vào cùng với thịt heo ba chỉ, tôm luộc và không thể thiếu một chút bún tươi. Gỏi
cuốn ngon một phần do nước chấm quyết định, lúc mới ra đời, gỏi cuốn chỉ ăn với
mắm nêm, dần dần sáng tạo thêm nước mắm pha chua ngọt.

Gỏi cuốn là một trong một số món ăn đặc sắc tại Nam Bộ mà rất được du
khách yêu thích và muốn khám phá, rất đáng để được khai thác tại ẩm thực chợ nổi.
Gỏi cuốn đại diện cho các món cuốn đã từng làm cho thực khách nước ngoài phải

25
tấm tắc trong những buổi tiệc buffet tổ chức trong các nhà hàng Việt thì nay gỏi
cuốn được đưa vào trải nghiệm ngay trên ẩm thực tại chợ nổi sẽ mang lại một cảm
giác rất khó tả đối với du khách.

d. Một số món vặt khác

Để có thể trở thành một phần trong nền ẩm thực tại chợ nổi, món ăn được lựa
chọn nên có một chút tính mới lạ đối với thương hồ, dễ dàng hấp dẫn du khách, đơn
giản trong cách chế biến, thuận tiện trong việc bày biện trên ghe, thuyền và cuối
cùng là phù hợp với bức tranh tình hình chung tại chợ để có thể mang lại mảng màu
sắc mới mẻ, thích ứng và phát triển được khu vực chợ nổi Cái Răng. Các món ăn
được nhắm đến sau đây được thống nhất chọn lọc khi đã đáp ứng được các điều
kiện vừa nêu và có thể bổ trợ cho các món ăn trước đó vừa nêu, bao gồm: kimbap,
kem, súp cua, ốc,… Nhìn chung các món ăn đó hầu hết nên được chế biến sẵn trước
khi được đem vào bán trên ghe, thuyền chợ nổi. Người bán nên chú ý nhiều nhất
vào phương pháp bảo quản một cách hợp lý để duy trì các món ăn đó đạt điều kiện
tốt nhất trước khi đến tay du khách. Cũng như việc chú ý lượng mức đồ ăn bán ra
trong ngày phải hạn chế được mức dư thừa ở điểm tối thiểu tránh các tác động, ảnh
hưởng tiêu cực liên quan về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.3. Đánh giá thực trạng khai thác ẩm thực trên chợ nổi Cái Răng

Dựa vào đánh giá thực trạng chợ nổi Cái Răng năm 2011 (Trọng Nhân, 2011,
tr.6), do có những lợi thế nổi trội so với các điểm du lịch khác ở thành phố Cần Thơ
nên số lượng khách đến tham quan chợ nổi Cái Răng ngày càng đông. Năm 2010,
chỉ tính riêng lượng khách du lịch quốc tế do Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ tổ
chức đã có khoảng 135.000. Số lượng khách tham quan do các công ty du lịch khác
hoặc dạng đi tự do ước lượng khoảng 30% so với tổng số khách mà Công ty Cổ
phần Du lịch Cần Thơ chào bán được (Ngô Đoan Đoan Trinh – nhân viên thống kê,
Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ). Như vậy, số lượng khách du lịch quốc tế đến
chợ nổi Cái Răng khoảng 175.500 khách. Họ đến từ các nước Pháp, Mỹ, Hà Lan,
Đức, Anh, Nhật, Úc, Thụy Sĩ, Đan Mạch,... Hình thức du lịch của họ chủ yếu là

26
mua tour của các công ty du lịch (90%). Thời gian tham quan dưới 2 giờ đồng hồ
(86,7%). Phương tiện tham quan chủ yếu bằng tàu du lịch (86,7%). Mục đích đến
chợ nổi Cái Răng chỉ vì tham quan cảnh quan chiếm đa số (96,7%).

Tưởng chừng chợ nổi phồn thịnh là vậy, nhưng 10 năm trở lại đây cơ sở hạ
tầng tại thành phố ngày càng phát triển, những mảnh đất hẻo lánh ngày càng có
nhiều nhà, siêu thị hay cả trung tâm thương mại mọc lên, gián tiếp đưa đẩy hoạt
động kinh doanh của thương hồ vào bế tắc.

“Việc mua bán ngày một ế ẩm, mấy lần tui phải vay mượn tiền mua trái cây,
nhưng càng bán càng lỗ, sinh kế ngày càng thêm khó. Bữa nọ, hai đứa con bàn bạc
rồi cả nhà thống nhất về quê con dâu ở Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang sinh sống. Giờ
vẫn bán trái cây, nhưng đã lên bờ, thu nhập đã khá hơn. Vừa lúc bỏ sông để đi thì
chiếc ghe cũng vừa hết… đát. Đồ cũ thì bỏ, nhưng nhớ sông, nhớ nước nên cứ buồn
đứt ruột”, bà Năm chia sẻ. Bà Lệ - một thương hồ kỳ cựu của chợ nổi cũng có chia
sẻ “Giờ họ đi hết rồi. Từ ông Ba Việt, Ba Sốc, Sáu Xê… đều đi hết. Không đi sao
được, chợ thì ế ẩm, không còn ai ra sông, vì trên bờ cái gì cũng có. Những người
chèo đò như tui cũng thất nghiệp luôn. Ai còn bám chợ, một phần nhờ sinh kế đã
vững mạnh, nhưng đa phần vì nghèo quá không biết về đâu để ở”, bà Lệ nói. Không
chỉ vậy, qua số liệu khảo sát được từ các du khách đã trải nghiệm chợ nổi trong
những năm gần đây cũng cho thấy có đến 34,8% đánh giá rằng chợ nổi Cái Răng
không còn đông đúc, náo nhiệt các ghe, thuyền như xưa nữa.

[2]Trước tình cảnh này, Quận Cái Răng cũng đã tính đến phương án phục hồi
nguyên bản hình ảnh mua bán giao thương ngày xưa trên chợ nổi. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu cách làm tại chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), việc này là không khả thi. “Ở
tỉnh bạn, có nhà đầu tư đã mua tới hàng chục ghe xuồng, nhưng không ai chịu
xuống sông để bán. Đến khi có người xuống bán thì không có ai mua. Dựng chợ thì
dễ, nhưng lại không có sức sống”, Phó Chủ tịch UBND quận Cái Răng dẫn
chứng…

27
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Nhân, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn (Trường đại
học Cần Thơ) cũng cho biết: Muốn bảo tồn chợ nổi, chúng ta phải trả lời câu hỏi:
“Bảo tồn cái gì?”. Chúng ta dùng mọi cách giữ cho được chợ, rồi để mặc nó theo
thời gian hay là chỉ giữ nét văn hóa sông nước – vốn ít nơi nào có được? Chợ nổi
Cái Răng đang cần một sự chuyển đổi và trong sự chuyển đổi đó chúng ta phải chấp
nhận rằng, nó không thể nào còn nguyên bản. Ngay cả việc vận động các tiểu
thương quay lại sông mua bán như ngày xưa cũng là đi ngược với quy luật tự nhiên,
bởi xã hội đã có những hình thái mua bán tiến bộ hơn.

Sau giai đoạn đất nước chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 2019, chợ nổi Cái
Răng đang được các cấp chính quyền tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động du lịch trở
lại nhằm hồi phục hoạt động kinh doanh của thương hồ trở về ban đầu. Tuy có chịu
nhiều ảnh hưởng khá tiêu cực đặc biệt nhất là dịch bệnh Covid, khiến chợ nổi hiện
nay không thể đón tiếp được nhiều du khách nước ngoài đến trải nghiệm ẩm thực
nơi đây nhưng cư dân địa phương nơi đây vẫn giữ gìn được văn hóa ẩm thực chợ
nổi, bảo tồn được hương vị, hoạt động sinh hoạt của chợ cũng đã là một đánh dấu
đáng để chúng ta ghi nhận. Minh chứng điều này qua khảo sát thực tiễn trực tiếp
của nhóm có đến 95,7% đánh giá của du khách cảm thấy hợp khẩu vị với ẩm thực
nơi đây và 87% lượt đánh giá cảm thấy hài lòng về đồ ăn, thức uống tại đây. Nhìn
về mặt tích cực, ta có thể xem thời gian này là cơ hội để nhìn nhận lại tổng thể chợ
nổi Cái Răng để từ đó đưa ra các nhận định, phương án, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của văn hóa chợ nổi Cái Răng nói chung và văn hóa ẩm thực tại đây nói
riêng trong thời gian tương lai không xa, cạnh tranh không kém cạnh gì các chợ nổi
khác trên thế giới.

28
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC ẨM
THỰC CHỢ NỔI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CẦN THƠ

3.1. Định hướng phát triển du lịch trên chợ nổi Cái Răng đến năm 2030

3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch

Hiện nay, chính quyền các cấp thành phố Cần Thơ đang có định hướng phát
triển du lịch của thành phố Cần Thơ, tầm nhìn đến năm 2030 là phát triển tuyến du
lịch quốc gia và quốc tế, mở rộng các tuyến du lịch liên vùng dựa trên việc xây
dựng du lịch đặc thù cho từng địa phương trong thời kỳ hậu Covid. Thành phố sẽ
luôn chú trọng công tác quy hoạch xây dựng các quận, huyện trực thuộc phù hợp
với tiềm năng, lợi thế, tầm nhìn trước mắt và lâu dài của từng vùng, nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển, nâng cao mức sống cho nhân dân và bảo vệ môi trường sống
ngày càng tốt hơn.

Để nhằm thực hiện được các mục tiêu đã nêu trên, thành phố nên tập trung vào
các nhóm giải pháp chính như: Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; kêu gọi đầu tư
các dự án du lịch trọng điểm; phát huy và khai thác có hiệu quả các công trình di
tích lịch sử văn hóa đã được đầu tư gắn với phát triển du lịch; xây dựng thương hiệu
du lịch Cần Thơ gắn với những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Bên
cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển làm sao cho hợp lý, không theo hướng quá đà, mà
cần sự hài hòa, gìn giữ, bảo tồn được hoạt động sinh sống, văn hóa chợ nổi là một
vấn đề cần được chú ý hơn.

3.1.2. Tiềm năng, thế năng của ẩm thực trên chợ

Dựa vào các nghiên cứu trước đây và theo quá trình nghiên cứu của nhóm,
chúng tôi đánh giá rằng tiềm năng khai thác ẩm thực của chợ nổi phụ thuộc chính
vào các tiềm năng khai thác chợ nổi.

Đầu tiên ta sẽ nói về quy mô chợ nổi, các hoạt động mua bán, sinh hoạt trên
sông như thế nào. Quy mô chợ và hoạt động giao thương sôi nổi trên chợ trước kia
vốn đã là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc kích thích, hấp dẫn thực khách

29
đến nơi đây trải nghiệm. Hiện tại quy mô chợ vẫn được xem là lớn nhất trong các
chợ nổi tại khu vực Tây Nam Bộ nhưng các hoạt động giao thương đang ngày càng
có dấu đi xuống, bởi chính sự phát triển bên trong thành phố chưa được cân bằng.

[24] Phó Chủ tịch UBND quận Cái Răng Vương Công Khanh nhìn nhận:
“Thương hồ là linh hồn, là những người làm nên chợ nổi. Muốn giữ chợ trước hết
phải giữ được thương hồ. Bây giờ họ bỏ chợ là do cuộc sống khó khăn, nhưng trong
toàn bộ đề án triển khai không có một hạng mục nào hướng trực tiếp đến lợi ích và
đời sống của họ”. Đứng trước tình hình hiện tại, nếu thành phố không có được
những dự án khả thi nhằm vực dậy hoạt động chợ nổi thì tiềm năng khai thác du
lịch nơi này nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng sẽ dần phai mờ. Bằng chứng
cho thấy, du khách đánh giá về mức độ giao thương náo nhiệt trên chợ như sau:
Hoàn toàn đồng ý (21,7%), đồng ý (47,8%), trung lập (17,4%), chưa đồng ý (13%),
rất không đồng ý (0%)

Tiếp đến, yếu đố khiến cho chợ nổi hút khách như đã biết nằm ở chỗ vị trí của
chợ gần trung tâm thành phố và các điểm du lịch khác ở Cần Thơ. Du khách có khả
năng tiếp cận dễ dàng trong cả đường bộ và đường sông. Theo nguồn khảo sát trực
tiếp các du khách nội địa đánh giá hài lòng trong sự thuận lợi khi tiếp cận chợ nổi:
Rất hài lòng (73,9%), hài lòng (21,7%), chưa hài lòng (4,3%)

Người dân địa phương, khách thương hồ thân thiện, hòa đồng, hiếu khách
cũng là một phần đóng góp vào sự hấp dẫn của chợ nổi. Theo nguồn khảo sát trực
tiếp các du khách nội địa đánh giá hài lòng trong sự thân thiện của người dân tại
chợ nổi: Rất hài lòng (91,4%), hài lòng (4,3%); chưa hài lòng (4,3%)

Nhìn chung du khách nội địa cảm thấy hài lòng ẩm thực tại chợ nổi Cái Răng:
rất hài lòng (4,3%), hài lòng (39,1%), trung lập (43,5%), không hài lòng (8,7%), rất
không hài lòng (4,3%).

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí

30
Chợ nổi là một nét đẹp riêng của Đồng bằng sông Cửu Long, là hình thức
nhóm, họp, mua bán - trao đổi hàng hóa trên sông, nhưng chủ yếu là những nông
sản. Do chợ nổi được hình thành một cách tự phát của những người dân ở vùng
sông nước và ra đời rất lâu. Mục đích là để phục vụ cho lĩnh vực thương mại trước
đây, khi điều kiện giao thông đường bộ còn rất hạn chế. Đây cũng được thể hiện lên
tập quán đi lại, trao đổi hàng hóa của một bộ phận đông đảo cư dân của vùng đất
Nam Bộ. Nhưng cuộc sống này càng phát triển và hiện đại hơn, đời sống của người
dân Nam Bộ cũng được cải thiện hơn. Từ đó, cơ sở vật chất, hệ thống giao thông:
đường xá, cầu cống,… cũng được đầu tư và phát triển hơn. Ngày nay, người dân
cũng hạn chế việc đi lại trên sông nước, cho nên chợ nổi cũng đang trên đà tan rã.
Hiện nay, chợ nổi còn tồn tại là nhằm mục đích phục vụ du lịch. Nhưng cơ chế quản
lí du lịch trên chợ nổi còn quá lỏng lẹo, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, công ty du
lịch chưa có chính sách phát triển du lịch trên chợ nổi một cách bền vững. Muốn
chợ nổi được các bạn bè trong và ngoài nước biết đến và phát triển được du lịch ẩm
thực trên chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ, thì các cơ quan ban ngành cần phải:

Thứ nhất, đưa ra được chính sách duy trì và phát triển chợ nổi một cách bền
vững. Từ đó, thu hút được vốn đầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, công ty du
lịch,…

Thứ hai, khi du khách đến du lịch trên chợ nổi thì cũng cần một đội ngũ nhân
viên phục vụ có chuyên môn để hướng dẫn, cũng như giới thiệu đến du khách các
nét văn hóa đặc trưng vùng sông nước. Vì vậy, cần có có một chính sách đào tạo ra
một đội ngũ nhân viên chuyên môn để phục vụ cho du khách. Nhằm đáp ứng được
các nhu cầu của du khách một cách tối thiểu nhất.

Thứ ba, đảm bảo được an ninh - an toàn trật tự cho du khách khi đên nơi đây
du lịch. Đưa ra được các biện pháp về an ninh - an ninh trật tự như: tăng cường việc
bảo vệ lên, hạn chế được tình trạng trộm cướp tại điểm du lịch,…

31
Thứ tư, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại. Để tạo được vẻ mĩ
quan cho điểm du lịch thì các ban ngành cần phải vạch ra một chính sách khắt khe
về vấn đề bảo vệ môi trường như là không vút rác bừa bãi xuống sông,…

Thứ năm, khi đưa du lịch ẩm thực chợ nổi vào hoạt động thì phải đảm bảo
được tính an toàn sức khỏe của du khách khi sử dụng các ẩm thực nơi đây. Mục
đích, tạo sự tin tưởng và an toàn đến cho du khách khi đi du lịch.

3.2.2. Giải pháp về xúc tiến quảng bá

Du lịch ẩm thực trên chợ nổi đang phấn đấu để trở thành một điểm du lịch mới
lạ, hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Muốn thực hiện tốt được
hạng mục đã đặt ra thì việc xúc tiến quảng bá du lịch là một trong những hạng mục
quan trọng cần được ưu tiên, quan tâm hàng đầu trong việc phát triển du lịch ẩm
thực trên chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ. Để thu hút được một lượng khách du lịch
đến với chợ nổi Cái Răng thì cần có một kế hoạch cụ thể và phải xây dựng được
thương hiệu riêng cho du lịch trên chợ nổi Cái Răng. Xúc tiến là nhằm mục đích
chủ động tìm kiếm và khai thác được các thị trường du lịch lớn, tiềm năng. Và để
xúc thiến, quảng bá du lịch có hiệu quả hơn cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cho họ cảm nhận được sự thân thiện khi đến du lịch với chợ nổi
Cái Răng, từ đó, sẽ có được niềm tin trong lòng khách du lịch. Sau chuyến đi, họ sẽ
quảng bá du lịch chợ nổi Cái Răng đến với gia đình, bạn bè, người thân,… mà
quảng bá bằng phương thức truyền miệng là một trong các phương thức hiệu quả
nhất và hạn chế được chi phí.

Thứ hai, phương thức chăm sóc khách hàng tốt là chúng ta tặng quà du lịch
cho du khách sau mỗi chuyến đến với du lịch chợ nổi. Trên các món quà sẽ in các
thông tin về điểm du lịch.

Thứ ba, quảng bá du lịch qua các phương tiện đại chúng như: internet, web du
lịch,…. các ấn phẩm du lịch như: báo, sách, tạp chí du lịch,…

32
Thứ tư, tham gia liên kết các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Tổng
cục du lịch tại các chương trình, sự kiện xúc tiến du lịch để giới thiệu, quảng bá
hình ảnh du lịch ẩm thực trên chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ đến đông đảo khách du
lịch nội địa và quốc tế.

3.2.3. Giải pháp về tổ chức hoạt động ẩm thực trên chợ

Hiện nay tình trạng tổ chức buôn bán của các thương hồ vẫn chưa được trật tự
và có mỹ quan hấp dẫn khách du lịch. Mà việc hấp dẫn, thu hút được du khách đến
với chợ nổi có một phấn ảnh hưởng không nhỏ trong việc phát triển ẩm thực nơi
đây, nhóm xin được đề ra các giải pháp như sau:

Thứ nhất, đưa thêm các món ăn dân gian để cho du khách cảm nhận được
đậm chất quê hương của vùng đất Nam bộ. Song song đó thì cũng có các món ăn
hiện đại mà được giới trẻ ưa chuộng. Du lịch ẩm thực nơi đây du khách có được
nhiều sự lựa chọn về món ăn.

Thứ hai, đưa nhiều loại thuyền ghe lên chợ. Có thể là mở hẳn một du thuyền
làm nhà hàng để cho du khách có sự lựa chọn về không gian ăn uống. Du khách có
thể lựa chọn ăn trên những chếc ghe ngoài trời hoặc là là vào những nhà hàng trên
du thuyền.

Thứ ba, Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa,
theo sự kiện nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến suy thoái
tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, ổn định trật tự và tạo mỹ quan chợ nổi cần sắp xếp bằng cách sắp xếp
tổ chức, bố trí lại việc neo đậu của các ghe, tàu, thuyền trên chợ nổi.

33
KẾT LUẬN

Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ là một điểm du lịch sáng trong nhiều năm qua.
Nhưng hiện nay đang ngày càng có nhiều chuyển biến không tốt bởi vì nhiều lí do đến
từ đại dịch, từ chính sách phát triển kinh tế, từ vệ sinh môi trường, v.v… Dù vậy văn
hóa truyền thống chợ nổi nơi đây được người dân duy trì khá tốt khiến cho nét đặc sắc
trong ẩm thực chợ nổi được gìn giữ đến giờ.

Nét ẩm thực đó được gìn giữ tiếp hay không, kéo dài được đến bao giờ thì chịu
ảnh hưởng bởi sức tác động, tuyên truyền, quảng bá của những con người trẻ chúng ta;
những chính sách, quyết định của chính quyền nhà nước; đồng thời là sự hợp tác, phối
hợp trong công cuộc bảo tồn, khai thác và phát triển một cách hợp lý đối với thành phố
Cần Thơ nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng. Nếu được khai thác, phát triển một
cách hợp lý đối với du lịch ẩm thực chợ nổi Cái Răng thì trong tương lai chợ nổi Cái
Răng sẽ một lần nữa được sáng chói trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Đất nước ta ngày nay đang trên con đường phát triển vững mạnh, ngày càng có
được những thành tính đáng chú ý trên thế giới, nhất là khi chúng ta trở thành một
trong những nước đứng đầu thế giới trong việc duy trì ổn định, phát triển kinh tế vào
lúc hầu hết các nước khác phải xoay xở phòng chống đại dịch viruss Corona. Những
thành tích có được đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hội nhập hơn với bạn bè năm châu.

Trong xu thế phục hồi và ổn định lại các ngành kinh tế thời kỳ “hậu Covid”,
ngành “công nghiệp không khói” của nước ta nói chung và của riêng thành phố Cần
Thơ nói riêng đang từng bước tìm kiếm lại lối đi, hướng phát triển mới qua giai đoạn
2019 – 2020 tưởng chừng cực kỳ khó khăn trước kia. Dựa vào đó, những chính sách
du lịch cũng đang tìm kiếm phương án tối ưu, hiệu quả để phục hồi lại hoạt động kinh
doanh trên chợ nổi của thành phố Cần Thơ. Đó chính là dấu hiệu cho thấy du lịch nói
chung và du lịch ẩm thực nói riêng đã sẵn sàng để góp sức cho sự phát triển toàn diện
của thành phố Cần Thơ và của đất nước trong tương lai.

34
PHỤ LỤC. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ ẨM THỰC TẠI CHỢ NỔI
CÁI RĂNG – CẦN THƠ

Ngày khảo sát: 20/04/2021 – 24/04/2021

Xin chào anh/chị,

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện báo cáo với đề tài “PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ẨM THỰC TRÊN CHỢ NỔI CÁI RĂNG TẠI CẦN THƠ”.

Kết quả nghiên cứu và sự thành công của đề tài phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ
của quý anh/chị. Trân trọng kính mời quý anh/chị dành chút ít thời gian giúp chúng tôi
hoàn thành và điền thông tin vào bảng khảo sát. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời
nào là đúng hay sai. Tất cả các câu trả lời của quý anh/chị đều có giá trị cho nghiên
cứu này. Thông tin trả lời chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu và sẽ được bảo mật tuyệt
đối. Rất mong nhận được sự cộng tác chân thành từ quý anh/chị.

PHẦN 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1.1. Giới tính


 Nam  Nữ
1.2. Độ tuổi
 Từ 18 – 25 tuổi  Từ 30 – 45 tuổi
 Từ 25 – 30 tuổi  Trên 45 tuổi
1.3. Nghề nghiệp hiện nay
 Học sinh – sinh viên  Doanh nhân
 Giáo viên, viên chức  Khác
 Nhân viên văn phòng
1.4. Thu nhập hiện tại
 Dưới 5 triệu  Từ 10 – 15 triệu
 Từ 5 – 10 triệu  Trên 15 triệu
1.5. Anh/chị đã biết đến và trải nghiệm qua chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ chưa?
 Chưa từng  Đã nghe và trải nghiệm qua

35
PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ VỀ ẨM THỰC TẠI CHỢ NỔI CÁI RĂNG

Với các phát biểu dưới đây, anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình
bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy ước sau: (1) Hoàn toàn không đồng
ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý

MỨC ĐỘ
STT TIÊU CHÍ

1 2 3 4 5

1 Món ăn

Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ


1.1
đa dạng về món ăn

Món ăn trên chợ nổi Cái


1.2
Răng - Cần Thơ hợp khẩu vị

Món ăn trên chợ nổi Cái


1.3
Răng - Cần Thơ rất bắt mắt

Giá cả món ăn trên chợ nổi


1.4 Cái Răng - Cần Thơ phù hợp
với mức chi tiêu

Anh/ chị cảm thấy thoải mái


1.5 khi trải nghiệm ẩm thức chợ
nổi Cái Răng - Cần Thơ

Anh/ chị cảm thấy ẩm thực


1.6 tại chợ nổi Cái Răng - Cần
Thơ rất thu hút

2 Hoạt động trên chợ nổi cái Răng

36
Chợ nổi Cái Răng đông đúc
2.1
ghe bán món ăn

Người dân sinh hoạt đông


2.2 đúc, náo nhiệt trên chợ nổi
Cái Răng

Người dân trên chợ nổi Cái


2.3
Răng thân thiện, nhiệt tình

3 An ninh – an toàn

Anh/ chị cảm thấy an toàn


3.1 khi trải nghiệm trên chợ nổi
Cái Răng

Anh/ chị cảm thấy chính


quyền an ninh rất chặc chẽ
3.2
trong khu vực chợ nổi Cái
Răng

4 Chất lượng an sinh và văn hóa

Chất lượng cuộc sống người


4.1 dân trên chợ nổi Cái Răng
khá tốt

Anh/ chị cảm thấy văn hóa


4.2
chợ nổi Cái Răng rất độc đáo

5 Mức độ hài lòng

Tôi hài lòng với chất lượng


5.1
đồ ăn, thức uống trên chợ nổi

37
Tôi hài lòng với chất lượng
5.2
phục vụ trên chợ nổi

Tôi hài lòng với chất lượng


5.3 sự hiếu khách của người dân
địa phương trên chợ nổi

Tôi hài lòng với sự thuận tiện


5.4
trong việc tiếp cận chợ nổi

Tôi hài lòng với mức giá cả


5.5 dịch vụ sản phẩm trên chợ
nổi

Tôi hài lòng với an ninh địa


5.6
phương tại khu vực chợ nổi

Nhìn chung, tôi hài lòng với


5.7
trải nghiệm trên chợ nổi

Anh/ chị sẽ chia sẻ các món


ngon tại chợ nổi Cái Răng -
5.8
Cần Thơ cho người quen, bạn

Anh/ chị sẽ chia sẻ nét đẹp


5.9 văn hóa chợ nổi Cái Răng
cho người quen, bạn bè

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh, “Thực trạng và giải pháp phát
[1]
triển du lịch chợ nổi Cái Răng - thành phố Cần Thơ,” Tạp chí Khoa học, 2011.

Nguyễn Năng Phúc, Huỳnh Thị Kiều Thu và Nguyễn Tương Lai, “Đánh
[2] giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch thành phố Cần Thơ,” Tạp chí Nghiên
cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, 2019.

Nguyễn Phước Quý Quang, "Phát triển Du lịch bền vững thành phố Cần
[3] Thơ đến năm 2020," Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường
Đại học Tây Đô, 2017.

Nguyễn Thị Diệu Thảo, “Các món ăn hàng ngày trong ẩm thực Nam Bộ,”
[4]
Tạp chí Đại học Tây Đô.

Ngô Đức Thịnh, Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, Nxb Đại học
[5]
Quốc gia Hà Nội, 2019.

[6] Lê Thị Vân, Món Ăn Dân Dã Nam Bộ, Nxb Phụ Nữ, 2017.

Lê Văn Vũ, “Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đồng bằng Sông Cửu Long
[7]
trong phát triển du lịch,” 2015.

[8] Nguyễn Thị Nương, “Thực trạng phát triển du lịch chợ nổi,” 2018.

“Định hướng phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ,” Du lịch Cái
[9]
Răng, 05 10 2020. [Trực tuyến]. Available: http://dulich.cairang.cantho.gov.vn/.

Trí Thức Trẻ, “Kênh 14,” 13 08 2018. [Trực tuyến]. Available:


https://kenh14.vn/dac-san-am-thuc-cho-noi-cai-rang-can-tho-len-song-ca-2-dai-tr
[10]
uyen-hinh-nuoc-ngoai-voi-nhieu-mon-an-hap-dan-khong-ngo-201808121830200
49.chn.

39
Bảo Khánh, “Hà Nội Mới,” 24 10 2019. [Trực tuyến]. Available:
[11] https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Du-lich/948686/can-tho-phat-trien-du-lich-duon
g-song-bien-the-manh-thanh-san-pham-chuyen-biet.

Vân Thịnh, “Vov Giao thông,” 21 10 2020. [Trực tuyến]. Available:


[12] https://vovgiaothong.vn/cho-noi-cai-rang-bao-ton-tang-tuoi-tho-va-giu-net-thanh
-xuan.

Giang Ngọc, "Vov Du lịch," 01 12 2020. [Online]. Available:


[13]
https://canthotourism.vn/vi/detailnews/?t=-&id=slogan_9.

Ái Lam, “Cổng thông tin du lịch Cần Thơ,” 15 09 2020. [Trực tuyến].
[14]
Available: https://canthotourism.vn/vi/detailnews/?t=-&id=slogan_9.

Văn Trãi, “VN Express,” 26 12 2014. [Trực tuyến]. Available:


[15]
https://vnexpress.net/6-cho-noi-doc-dao-o-mien-tay-3121943.html.

Đỗ Ngọc Anh, “Tạp chí Du lịch,” 16 07 2016. [Trực tuyến]. Available:


[16]
http://www.vtr.org.vn/cho-noi-nam-bo.html.

Cao Phong, “Sài Gòn giải phóng Online,” 15 10 2020. [Trực tuyến].
Available:
[17]
https://www.sggp.org.vn/mo-du-lich-duong-song-khai-thac-kinh-te-dem-tai-cho-
noi-cai-rang-691585.html.

Nguyễn Thanh Hương, “Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại TPHCM phát
[18]
triển du lịch,” Hải Phòng, 2019.

Đinh Lơ, “Báo Tài Nguyên,” 04 03 2019. [Trực tuyến]. Available:


[19] https://baotainguyenmoitruong.vn/amp/cho-noi-cai-rang-diem-den-doc-dao-va-h
ap-dan-du-khach-276558.html.

Thu Phương, 03 09 2020. [Trực tuyến]. Available:


[20]
https://zingnews.vn/6-khu-cho-noi-doc-dao-tren-the-gioi-post1126151.html.

40
“Trung tâm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ,” 01 06 2017. [Trực
[21] tuyến]. Available: http://tourismcantho.vn/vi/bua-sang-voi-hu-tieu-va-bun-rieu-
tren-cho-noi-cai-rang/n2724.html.

Trí Thức Trẻ, “Kênh 14,” 11 08 2018. [Trực tuyến]. Available: https://
[22]
bitly.com.vn/jb5o7c.

Trần Thanh Thảo Uyên, “Tạp chí Du lịch,” 08 02 2017. [Trực tuyến].
[23]
Available: http://www.vtr.org.vn/goi-cuon-net-am-thuc-nam-bo.html.

Trà Vang, “Báo Nhân dân Điện tử,” 17 01 2021. [Trực tuyến]. Available:
[24]
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/chong-chenh-cho-noi-cai-rang-632028/.

T. Lunchaprasith, "Gastronomic experience as a community development


[25] driver: the study of Amphawa Floating Market as community-based culinary
tourism destination," Silpakorn University, 2017.

T. Lunchaprasith, "GASTRONOMIC TRADITIONS AND THE ROLE OF


[26]
LOCAL MARKETS: AN INSIGHT FROM THAILAND".

S. Silapacharanan and J.-J. Dupuy, "THE IMPACTS OF THE


[27] ENHANCING VALUE OF TRADITIONAL ARCHITECTURE ON
REGIONAL DEVELOPMENT".

S. Rodmanee, S. Tongnoy and W.-C. Huang, "Food Safety Knowledge and


[28] Practices of Floating Food Vendors in Damnoen Saduak Floating Market,
Thailand," 2012.

AdarshBatra, "Floating Markets: Balancing the Needs of Visitors as a


[29] Tourist Attraction and Locals Way of Life. A Case Study of Talingchan Floating
Market, Bangkok Thailand," Assumption University, 2014.

W. Boonmalert and C. Moryadee, "The Marketing Strategy Development


[30]
of Cultural Tourism: A Case Study of Thung Bua Daeng Floating Market at

41
Banglane, Banglen, Nakhon Pathom," Suansunandha Rajabhat University.

T. Vajirakachorn, "DETERMINANTS OF SUCCESS FOR


[31] COMMUNITY-BASED TOURISM: THE CASE OF FLOATING MARKETS
IN THAILAND," Texas A&M University, 2011.

42

You might also like