NHÓM 3 - ĐỀ TÀI 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


-----o0o-----

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ TÀI CHÍNH


CÔNG ĐỀ TÀI 4
ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC ĐẾN LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1992-2019
Nhóm: 3
Lớp tín chỉ: TCH413.2
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Lan

Danh sách thành viên:


1. Phùng Thị Bích Hiền, mã sinh viên: 1813320032
2. Nguyễn Thị Diệp, mã sinh viên: 1813320015
3. Nguyễn Thị Hà Thương, mã sinh viên: 1813320063

Hà Nội, tháng 3 năm 2021

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1.
Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 5 2.
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 5 3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................. 5 4.
Bố cục bài nghiên cứu:............................................................................................... 6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................................ 7
1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài................................................................ 8
1.1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu........................................................................... 9
1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích...................................................................... 10
1.2.1 Ngân sách nhà nước........................................................................................... 10
1.2.2 Thâm hụt ngân sách nhà nước ........................................................................... 12
1.2.3 Lạm phát ............................................................................................................ 14
1.2.4 Tình trạng thâm hụt NSNN và lạm phát giai đoạn 1992-2019.......................... 15
1.2.5 Ảnh hưởng của thâm hụt NSNN đến lạm phát.................................................. 17
CHƯƠNG II. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................ 19
2.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 19
2.2 Số liệu sử dụng trong mô hình nghiên cứu .......................................................... 19
2.3 Mối tương quan giữa các biến khác trong mô hình với lạm phát ..................... 21
2.3.1 Tỷ lệ thất nghiệp (UEP)..................................................................................... 21
2.3.2 Tỷ giá VND/USD (EX) ..................................................................................... 21
2.3.3 Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP)........................................................................ 21
2.3.4 Cung tiền M2 (M2)............................................................................................ 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu................................................. 22 2.5
Xử lý số liệu............................................................................................................. 23
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 24

2
3.1 Kết quả nghiên cứu (Results)................................................................................ 25
3.1.1 Mô tả dữ liệu...................................................................................................... 25
3.1.2 Kết quả mô hình hồi quy ................................................................................... 26
3.2 Kiểm định khuyết tật mô hình.............................................................................. 28
3.2.1 Kiểm định sự phù hợp theo phương pháp P-value ............................................ 28
3.2.2 Kiểm định Ramsay Reset (kiểm định bỏ sót biến) ............................................ 28
3.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi................................................................ 28
3.2.4 Kiểm định đa cộng tuyến:.................................................................................. 29
3.2.5 Kiểm định Durbin – Watson (Kiểm định tự tương quan).................................. 29
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH (CONCLUSION AND POLICY
IMPLICATION) ĐỐI VỚI THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ LẠM
PHÁT ..........................................................................................................................................
. 30
4.1. Kết luận nghiên cứu.............................................................................................. 30
4.2. Hạn chế nghiên cứu............................................................................................... 30
4.3. Đề xuất chính sách ................................................................................................ 31
4.3.1 Các giải pháp với thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam .......................................... 31 4.3.2
Các giải pháp kiểm soát Lạm phát..................................................................... 32 KẾT
LUẬN ...................................................................................................................... 34 PHỤ
LỤC ......................................................................................................................... 35 TÀI
LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 39

3
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1: MÔ TẢ BIẾN......................................................................................... 19
BẢNG 2: SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 21
BẢNG 3 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CHUỖI DỮ LIỆU ....... 23
BẢNG 4 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CHUỖI DỮ LIỆU SAI
PHÂN BẬC 1 .................................................................................................................... 24
BẢNG 5:THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN........................................................... 25
BẢNG 6:TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN ĐỘC LẬP SO VỚI BIẾN PHỤ THUỘC 26
BẢNG 7: TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP.................................... 26
BẢNG 8: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY.......................................................... 27
BẢNG 9: Ý NGHĨA HỆ SỐ HỒI QUY................................................................. 28

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà Việt Nam vẫn luôn theo đuổi để có thể sánh kịp
cùng tốc độ phát triển của các nước trên thế giới. Để đạt được mục tiêu đó thì ngân sách nhà
nước là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Là một quỹ tiền
tệ tập trung lớn nhất của nhà nước, do đó các vấn đề liên quan tới NSNN luôn được chú
trọng và đặc biệt là vấn đề thâm hụt hay là bội chi NSNN. Trong khoảng 10 năm trở lại đây
dao động trong khoảng 3%-5% tổng sản phẩm quốc nội. Thâm hụt NSNN có thể sẽ ảnh
hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân cũng như cả nền kinh tế trong dài hạn và là nguy
cơ tạo ra khủng hoảng kinh tế. Đồng thời bên cạnh đó lạm phát cũng là một trong bốn vấn đề
nổi cộm liên quan tới ổn định vĩ mô hiện nay (bên cạnh thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương
mại và quản lý tỷ giá). Theo quan sát cho thấy tình trạng thâm hụt NSNN thường đi kèm với
tỷ lệ lạm phát cao. Vậy nên câu hỏi đặt ra là hai yếu tố này ảnh hưởng tới nhau như thế nào.
Đó là lý do mà nhóm chọn nghiên cứu về đề tài “ảnh hưởng của thâm hụt NSNN tới
lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 1992-2019” để có thể làm rõ mối quan hệ giữa thâm hụt
NSNN và lạm phát. Từ đó khuyến nghị một số giải pháp để quản lý NSNN hiệu quả cũng
như là khắc phục được những tác động tiêu cực lên nền kinh tế nước nhà.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN
và lạm phát ở Việt Nam trong hàm lạm phát bao gồm các biến số: thâm hụt ngân sách, cung
tiền, tăng trưởng và tỷ giá hối đoái. Đồng thời nghiên cứu sẽ phân tích trên cả hai phương
diện định tính và định lượng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu, nhóm sẽ đi theo hướng sau:
• Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu cả trong nước, ngoài
nước để làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa thâm hụt NSNN và lạm phát ở Việt Nam.
• Sử dụng mô hình hồi quy OLS cùng phần mềm stata để đánh giá lượng tính về mối
quan hệ giữa hai yếu tố đã nêu, kèm theo là kiểm định, khắc phục các khuyết tật của mô hình
sử dụng.
Từ kết quả thu được, nhóm xin khuyến nghị một số chính sách, giải pháp cho Việt
Nam nhằm cải thiện tốc độ phát triển của nền kinh tế nhà nước.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của thâm hụt NSNN tới lạm phát ở Việt Nam.

5
Phạm vi nghiên cứu:
• Thời gian: 1992 - 2019
• Không gian: Việt Nam
• Nguồn tham khảo chính: Được thu thập từ hệ thống dữ liệu của Quỹ tiền tệ Thế giới
(IMF) , Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
4. Bố cục bài nghiên cứu:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách đối với thâm hụt NSNN và lạm phát.
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
Lời cảm ơn
Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Lan đã có những
sự định hướng và giúp đỡ tận tình để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách trọn
vẹn nhất có thể. Bài nghiên cứu còn có rất nhiều thiếu sót nên mong sẽ nhận được sự góp ý,
đánh giá để được hoàn thiện tốt hơn, đóng góp một phần nhỏ vào kho tàng nghiên cứu trên
toàn thế giới về đề tài “ảnh hưởng của thâm hụt NSNN và lạm phát” cũng như là kinh tế học
nói chung.

6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và lạm phát không còn là đề tài mới lạ mà đã được
nghiên cứu, phân tích từ khoảng thời gian lâu về trước cũng như ở nhiều nơi trên thế giới. Có
những công trình đã chỉ ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa hai yếu tố này và cũng có nhiều
tác giả cho rằng chúng không thực sự liên quan hay chỉ là có tác động ít với nhau. Và sau
đây là hệ thống hóa những công trình liên quan của các nhà nghiên cứu trong nước lẫn nước
ngoài.
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Đặng Văn Cường và Phạm Lê Trúc Quỳnh trong bài nghiên cứu “tác động
của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: bằng chứng ở các nước Đông Nam Á” đã sử
dụng hiệu ứng cố định cho dữ liệu bảng trong khoảng thời gian 2001-2013 cùng với phương
pháp tối thiểu tổng quát GLS. Công trình nghiên cứu đã cho thấy thâm hụt ngân sách tác
động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế còn lạm phát thì không có ý nghĩa thống kê.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành bắt đầu nghiên cứu “các nhân
tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 : các bằng chứng và thảo
luận” (2010) bằng cách quan sát các những biến động của lạm phát ở Việt Nam trong một
thập kỷ qua với mối quan hệ chặt chẽ tới các thay đổi trong môi trường kinh tế cũng như các
chính sách kinh tế vĩ mô, từ đó xây dựng được mô hình thực nghiệm nghiên cứu các nhân tố
quyết định sự biến động của lạm phát ở Việt Nam. Mô hình sử dụng ba kênh truyền tải là
ngang giá sức mua (PPP), tổng cầu (AD), tổng cung (AS) và gồm 12 biến số liệu được ước
lượng dựa trên mô hình điều chỉnh sai số (VECM), trong đó có thâm hụt ngân sách. Và một
trong nhiều phát hiện sau quá trình nghiên cứu là thâm hụt ngân sách và lạm phát không cho
thấy tác động rõ ràng trong giai đoạn nghiên cứu; tác giả cũng giải thích thêm điều này
không có nghĩa là hai biến số không có mối quan hệ với nhau mà là vì việc tài trợ ngân sách
thường có hai tác động trái ngược nhau. Một mặt nếu tăng vay nợ chính phủ thì sẽ làm tăng
lãi suất, từ đó giảm lạm phát; mặt khác nếu tài trợ thông qua việc tăng cung tiền sẽ tạo áp lực
lạm phát. Hai tác động này sẽ xóa bỏ ảnh hưởng của nhau đối với lạm phát.
PGS.TS Sử Đinh Thành trong bài nghiên cứu “thâm hụt ngân sách và lạm phát, minh
chứng thực nghiệm ở Việt Nam” (2012) dùng phương pháp Engle - ger trên cơ sở mô hình
phân phối độ trễ tự hồi quy ARDL để kiểm định được mối quan hệ dài hạn của thâm hụt
ngân sách và lạm phát trong giai đoạn 1985-2011. Kết quả chỉ ra thâm hụt ngân

7
sách không có quan hệ với lạm phát trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn thì lại có sự tác
động.
Nhóm các tác giả Trần Đức Trí, Huỳnh Anh Thuận, Dương Bá Vũ Thi với bài
“nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt
Nam: tiếp cận mô hình VAR” ở tạp chí khoa học đại học Huế (2014), dựa trên cơ sở chuỗi
dữ liệu thời gian của thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế và lạm phát từ 1990 - 2012 với
mô hình VAR, kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng (IRFs) và phân rã phương sai
được sử dụng để kiểm định mối quan hệ động giữa các biến số. Kết quả chỉ ra có tồn tại mối
quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế và lạm phát; cụ thể là thâm hụt ngân
sách và tăng trưởng kinh tế chính là nguyên nhân dẫn tới lạm phát.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Bài nghiên cứu “thâm hụt ngân sách ảnh hưởng như thế nào tới lạm phát? - Minh
chứng thực nghiệm ở các nước phương Tây Balkan (Esat Durguti, Nexhat Kryeziu, Emine
Gashi - 2017)” sử dụng mô hình điều chỉnh sai số VECM và chuỗi thời gian đa biến gồm lạm
phát, thâm hụt ngân sách, GDP, nợ chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái,... cùng với
việc sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2001 - 2007. Từ phân tích cho thấy lạm phát có bị
tác động bởi ba biến số còn lại trong khi tỷ lệ thất nghiệp thì không cho kết quả như trên.
Muzafar Shah Habibullah, Chee-Kok Cheah, A. H. Baharom với bài nghiên cứu
“thâm hụt ngân sách và lạm phát ở 13 nước đang phát triển tại Châu Á (2011)” (Budget
Deficits and Inflation in Thirteen Asian Developing Countries) đăng tải trên Tạp chí Quốc tế
về kinh doanh Khoa học xã hội; nhóm tác giả tìm hiểu về mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt
ngân sách và lạm phát ở các nước Philippines, Myanmar, Singapore, Thailand, India, South
Korea, Pakistan, Sri Lanka, Taiwan, Nepal, Bangladesh dựa trên số liệu trong giai đoạn
1950-1990 cùng phương pháp kiểm định Granger trong phạm vi mô hình điều chỉnh (ECM),
với các biến số được sử dụng là lạm phát, thâm hụt ngân sách và cung tiền. Kết quả chỉ ra
rằng có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách, và nhóm tác giả
cũng đưa ra kết luận thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát ở các nước đang phát triển tại Châu
Á.
Trong bài nghiên cứu “Mối quan hệ của thâm hụt ngân sách tới tỷ lệ lạm phát tại
Syria” (2018), tác giả Fadia Ibrahim al Bouza và Dr. Samir Sharaf đã áp dụng kĩ thuật đồng
liên kết của Johansen (Johansen cointegration test) và áp dụng mô hình vector điều chỉnh sai
số (VECM) để phân tích nguồn dữ liệu trong giai đoạn 1990 - 2010 tại Syria. Kết quả chỉ ra
rằng trong dài hạn thâm hụt không sách có ảnh hưởng quan trọng tới lạm phát nhưng trong
ngắn hạn thì ngược lại.

8
Bài nghiên cứu “thâm hụt ngân sách tác động tới lạm phát như thế nào tại Sri Lanka”
(How does the budget deficit affect inflation in Sri Lanka) (2012) đã nghiên cứu về mối quan
hệ giữa thâm hụt ngân sách, tài trợ của chính phủ và lạm phát ở Sri Lanka dựa trên số liệu
thu thập trong giai đoạn 1950 - 2010. Trong đó nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy
vector tự động (VAR) để chỉ ra kết quả rằng có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa hai biến số
lạm phát và thâm hụt NSNN.
Bài nghiên cứu “mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Nigeria 1980 -
2009” (2012) của tác giả Abel Ariyo Awe (Ph.D) và Olalere Sunday Shina dựa trên mô hình
điều chỉnh sai số (VECM) để xác định mối liên hệ giữa hai biến số vĩ mô kinh tế ở Nigeria
nói riêng. Và kết quả cho thấy mối quan hệ một chiều giữa chúng, cụ thể thâm hụt ngân sách
có sự tác động mạnh mẽ tới lạm phát trong khi không tồn tại điều ngược lại. Nhóm tác giả có
giải thích rõ hơn về mối quan hệ này, thâm hụt ngân sách ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới
lạm phát thông qua việc tăng cung tiền trong nền kinh tế ở Nigeria.
Bài nghiên cứu “mối liên hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ở Uganda 1980 -
2016” (2019) được đăng tải trên tờ báo Journal of Economic structures, nhóm tác giả đã sử
dụng mô hình điều chỉnh ECM cũng như phương pháp Granger. Và kết quả của bài kiểm tra
cho thấy thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát ở Uganda ở mức ý nghĩa thông thường. Tuy
nhiên, không có hiệu ứng phản hồi nào được quan sát thấy. Kết quả đồng liên kết cho thấy
mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê trong dài hạn giữa chuỗi và kết quả của ECM,
cho thấy thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát ở Uganda chỉ trong ngắn hạn. Hơn nữa, ở
Uganda, thâm hụt ngân sách ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến lạm phát thông qua sự biến
động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa và cung tiền.
1.1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu
Từ các nghiên cứu trên, có thể rút ra kết luận rằng, các nghiên cứu trong nước về ảnh
hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến lạm phát còn khá ít, đặc biệt phần phân tích
định lượng, chủ yếu các đề tài chỉ sử dụng mô hình vecto tự hồi quy VAR, không đa dạng
như các đề tài nghiên cứu ở nước ngoài.
Ngoài ra, một số các nghiên cứu của Việt Nam đều chỉ ra rằng gần như không có mối
quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Tuy nhiên, với nghiên cứu nước ngoài
“Budget Deficits and Inflation in Thirteen Asian Developing Countries”, Muzafar Shah
Habibullah, Chee-Kok Cheah, A. H. Baharom đã khẳng định thâm hụt ngân sách ảnh hưởng
đến 13 nước phát triển ở Châu Á. Điều này chỉ ra những khoảng trống ở nghiên cứu trong
nước rằng: nghiên cứu được thực nghiệm với số lượng mẫu ít hoặc có sự sai số nhất định,
nên kết quả thường không đúng với thực tế, quan trọng hơn là sẽ không thể hiện được trong
dài hạn. Như vậy, đến thời điểm này, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được chính

9
xác mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế
hiện nay.
Hơn thế nữa, dữ liệu của các bài nghiên cứu cũ, chưa có cập nhật.
Vì vậy nên, để có thể thêm kết quả so sánh với các nghiên cứu trước đó và có thêm
cập nhật số liệu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nên nhóm chúng tôi quyết định thực hiện
nghiên cứu này và sử dụng phần mềm Stata với mô hình hồi quy bằng phương pháp nhỏ nhất
(OLS) đa biến để nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lạm phát của Việt
Nam từ giai đoạn đất nước bắt đầu bước sang thế kỉ mới từ 1992 đến 2019.
1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1 Ngân sách nhà nước
• Khái niệm
Ngân sách Nhà nước là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh quan
hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung của nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực
hiện các chức năng của Nhà nước, trên cơ sở luật định.
Ngoài ra, theo Khoản 14 Điều 4 luật NSNN 2015, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
Những khoản thu ngân sách nhà nước bắt nguồn từ:
• Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí…
• Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện,
trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt
động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
• Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở
ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương. • Các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước được chi cho những hoạt động sau:
• Chi đầu tư phát triển: xây đường, cầu bệnh viện, trường học,…. • Chi dự trữ quốc
gia: bổ sung vào quỹ dự trữ nhà nước và dự trữ tài chính • Chi thường xuyên: lương công
nhân viên chức, chi cho an ninh quốc phòng,…

10
• Chi trả nợ lãi: trả các khoản vay trong nước, vay nước ngoài, vay viện trợ,.. • Chi
viện trợ: viện trợ cho người dân bị thiên tai, lũ lụt,….
• Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
• Phân loại
Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:
• Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa
phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản
chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
• Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung
ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
• Đặc điểm
Ngân sách NN gồm 5 đặc điểm sau:
• Việc tạo lập và sử dụng Ngân sách nhà nước phải gắn liền với quyền lực kinh tế –
chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở pháp luật. Ngân sách nhà nước
vừa là một bộ luật tài chính đặc biệt cũng vừa là bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua
hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế – xã hội có liên quan phải
tuân theo.
• Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung của
công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của
Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
• Ngân sách nhà nước có vai trò là một bản dự toán thu chi liên quan đến chính sách
mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Chính vì như vậy việc thông qua
Ngân sách nhà nước là một sự kiện chính trị quan trọng thể hiện sự nhất trí trong Quốc hội
về chính sách của Nhà nước.
• Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống
tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính
và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình.
• Ngân sách nhà nước gắn liền với tính giai cấp. Quyền quyết định các khoản thu –
chi của ngân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước quyết định. Hiện nay, ngân sách
nhà nước được dự toán, thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là
của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội.
• Vai trò
Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia cũng như
có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước:

11
• Chức năng phân phối
Ngân sách nhà nước có vai trò huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước. Đây là vai trò quan trọng nhất của ngân sách nhà nước giúp cho
Nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.
• Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế, điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, thị trường
đồng thời giải quyết các bất ổn và những nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, để vai trò này của Ngân sách nhà nước được thực hiện tốt nhất thì ngân
sách nhà nước phải có quy mô lớn, các chính sách tài khóa đưa ra phải phù hợp, như vậy thì
mới có thể kích thích sản xuất, kích cầu trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
và tăng trưởng ổn định.
• Ngân sách nhà nước là công cụ bù đắp những khiếm khuyết của nền kinh tế thị
trường
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì những khiếm khuyết mà nó gây ra là
điều không thể tránh khỏi. Bởi lẽ, nếu để nền kinh tế thị trường tự điều chỉnh mà không có sự
điều tiết của Nhà nước thì sự phát triển đó sẽ không thể bền vững. Sự phát triển kinh tế cũng
kéo theo những hệ lụy như ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, bất ổn xã hội.
Chính vì vậy, ngân sách nhà nước chính là công cụ quan trọng góp phần bù đắp
những khiếm khuyết của nền kinh tế, phân phối lại nguồn thu nhập giữa các tầng lớp nhân
dân, cung cấp các hàng hóa công cộng cho xã hội, phát triển cân đối giữa các vùng, miền,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái…
1.2.2 Thâm hụt ngân sách nhà nước
• Khái niệm
Tại một thời điểm bất kì, dựa trên mức độ thu và chi của NSNN mà ngân sách có 3
trạng thái như sau: thặng dư, cân bằng và thâm hụt. Vậy thì, thâm hụt NSNN (budget deficit)
hay còn gọi là bội chi ngân sách, là tình trạng mà tại đó tổng chi tiêu vượt quá tổng thu nhập
hay nguồn thu của ngân sách.
• Cách xác định thâm hụt NSNN
Để đo lường mức thâm hụt ngân sách, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Mức chênh lệch = Tổng thu – tổng chi

12
Trong đó, Tổng thu = thu thường xuyên + thu về vốn
Tổng chi = chi thường xuyên + chi đầu tư + cho vay thuần
Mức chênh lệch âm: thâm hụt NSNN
Mức chênh lệch dương: thặng dư NSNN
Mức chênh lệch bằng 0: NSNN cân bằng
• Phân loại
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu
và thâm hụt chu kỳ:
Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy
biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho
giáo dục, quốc phòng,...
Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế,
nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế
suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi
ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
• Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
Tác động của chu kỳ kinh doanh:
Ở giai đoạn khủng hoảng làm cho thu nhập NN co lại nhưng nhu cầu chi lại tăng lên
để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó đã làm cho mức bội chi
NSNN tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của NN sẽ tăng lên, trong khi chi không
tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN.
Do hậu quả các tác nhân gây ra:
Xã hội luôn phải đối mặt với những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và đôi khi cả những
rủi ro do chính con người gây ra như chiến tranh, khủng bố tình trạng dân số gia tăng… Mặc
dù khi lập dự toán ngân sách các quốc gia đã có những biện pháp dự phòng nhưng đôi khi rủi
ro vượt ra ngoài dự đoán để xử lý các tình trạng khẩn cấp nhằm ổn định nền kinh tế xã hội.
• Nguyên nhân chủ quan
Do cơ cấu thu chi thay đổi khi Nhà nước thực hiện chính sách. Ví dụ như nhà nước
thực hiện chính sách thâm hụt chủ động để mở rộng giới hạn ngân sách, hướng tới những
mục tiêu vĩ mô khác.

13
Do điều hành nhà nước không hợp lý: Thất thu thuế Nhà nước; đầu tư công kém hiệu
quả; Nhà nước huy động vốn để kích cầu; chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát
triển và chi thường xuyên; quy mô chi tiêu của Chính phủ quá lớn,...
1.2.3 Lạm phát
• Khái niệm
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa
và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung
tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó
lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
• Phân loại
Lạm phát bao gồm các loại sau:
– Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một
năm.
– Lạm phát phi mã: là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2
hoặc 3 con số một năm.
– Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát
phi mã, siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%
• Cách xác định
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng
lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế( thông thường dựa trên dữ liệu được thu
thập bởi các tổ chức nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng
làm việc này).
Tuy nhiên , thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI– chỉ số giá tiêu dùng, đo
giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hóa dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương
thực, chi trả cho các dịch vụ y tế…, được mua bởi “ người tiêu dùng thông thường”.
• Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra, tuy nhiên do "cầu kéo" và "chi phí đẩy" được coi là
2 nguyên nhân chính.
Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu sử dụng một mặt hàng nào đó tăng lên thì kéo theo
giá của mặt hàng này sẽ tăng lên. Từ đó, giá cả của các mặt hàng có liên quan khác cũng leo
thang, dẫn đến tất cả các loại hàng hóa trên thị trường đồng loạt tăng giá.

14
Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các công ty, doanh nghiệp bao gồm những
yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, tiền lương, thuế, chi phí bảo hiểm cho nhân
viên… Khi giá cả của một trong số những yếu tố trên tăng lên thì chi phí sản xuất của doanh
nghiệp sẽ tăng. Điều này sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên
nhằm bảo toàn lợi nhuận. Như vậy, mức giá chung của nền kinh tế sẽ tăng theo.
1.2.4 Tình trạng thâm hụt NSNN và lạm phát giai đoạn 1992-2019 •
Tình trạng thâm hụt NSNN của Việt Nam
Trong những năm gần đây, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã và
đang theo đuổi những chính sách thâm hụt ngân sách có định hướng. Phân tích về thực trạng
thâm hụt ngân sách Việt Nam trong thời gian qua cũng đã chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý, cụ
thể là:
Thứ nhất, mặc dù thu NSNN liên tục tăng, nhưng chi luôn vượt thu, điều này dẫn tới
tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên và có mức độ ngày càng gia tăng. Thâm hụt ngân
sách (theo cách tính của Việt Nam) đã tăng từ mức trung bình là 4,9% GDP giai đoạn 2001 -
2005 lên 5,53% GDP giai đoạn 2006 - 2010. Giai đoạn 2011 - 2013 tuy có giảm so với giai
đoạn trước, song vẫn ở mức cao (trung bình 4,85% GDP). Việc kéo dài tình trạng này sẽ làm
giảm niềm tin vào chính sách và tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng của nợ công. Tổng nợ
công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 35,9% GDP cuối năm 2001 lên 56,3% GDP vào năm
2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011, ở mức 54,9% GDP. Cùng thời gian đó, nợ chính
phủ cũng tăng từ 34,5% GDP lên tới mức 44,6% GDP. Sự gia tăng nợ công nhanh sẽ ảnh
hưởng tới việc duy trì bền vững nợ của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, kể từ năm
2010, để hạn chế gia tăng của nợ công, vấn đề giảm thâm hụt ngân sách đã bắt đầu được
quan tâm xử lý. Đây là năm đầu tiên trong nhiều năm thâm hụt thực tế ở mức 5,5% GDP,
thấp hơn so với mức 6,2% GDP Quốc hội cho phép. Từ năm 2011, nguyên tắc sử dụng số
tăng thu ngân sách hàng năm để xử lý thâm hụt đã được đưa vào nghị quyết của Quốc hội.
Mức thâm hụt ngân sách năm 2011 là 4,9%, thấp hơn so với mức 5,3% GDP Quốc hội thông
qua. Đây có thể coi là thành công bước đầu trong việc giảm dần thâm hụt ngân sách hiện
nay.
15

Nhìn chung, chi ngân sách có xu hướng tăng cao và luôn vượt thu ngân sách. Tỷ lệ thâm hụt
ngân sách so với GDP từ năm 2003 đến nay đang có xu thế đi lên. Nguyên nhân
một phần là do chính sách tăng chi ngân sách để thực hiện các gói kích cầu nhằm kích thích
tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2010. Kết quả là bội chi NSNN năm 2009 đã tăng
tới mức cao nhất là 6,9% GDP. Một nguyên nhân khác là do yêu cầu đảm bảo nguồn lực
thực hiện các chủ trương của Nhà nước trong việc tăng chi cho công tác an sinh xã hội, xóa
đói, giảm nghèo trong những năm gần đây.
Thứ tư, những năm gần đây, cán cân ngân sách thường xuyên của Việt Nam đang có
xu hướng giảm dần. Thể hiện qua tỷ trọng của cán cân ngân sách thường xuyên (không gồm
trả lãi vay) so với GDP thực tế đã giảm từ mức 8,18% GDP năm 2004 xuống còn 6,73%
GDP năm 2011, đặc biệt theo số ước thực hiện lần 2 của năm 2012 thì tỷ lệ này chỉ còn
2,37% GDP. Điều này báo hiệu mức tích lũy cho đầu tư phát triển của Chính phủ đang có xu
hướng giảm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do trong những năm gần đây, chi
thường xuyên đang có xu hướng tăng mạnh và vượt thu thường xuyên như đã phân tích thực
trạng chi NSNN ở phần trên. Cán cân ngân sách thường xuyên giảm dần là một điều đáng
lưu ý trong thời gian tới khi nhìn nhận và đánh giá để đảm bảo bền vững về ngân sách trong
dài hạn. Việc chi thường xuyên nếu cứ tiếp tục đà lớn hơn khoản thu từ thuế, phí sẽ ảnh
hưởng tới tính bền vững ngân sách và tạo ra rủi ro rất lớn cho ngân sách về dài hạn khi chúng
ta bắt đầu phải vay để tiêu dùng thay vì chỉ vay để đầu tư.
Ngoài ra, theo báo nhipcaudautu.vn, khoảng 20 năm trở lại đây, thâm hụt ngân sách
gần như được coi là chuyện dĩ nhiên tới mức Quốc hội đã đặt ra ngưỡng 5% GDP để giới hạn
mức thâm hụt ngân sách hằng năm. Hơn thế nữa, chi thường xuyên duy trì trên 70%

16
chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011-2015 và tình hình không cải thiện nhiều khi
năm 2018, tỉ trọng chi đầu tư phát triển cũng chỉ đạt trên 27%.
Năm 2019, ngân sách nhà nước thâm hụt gần 203.000 tỉ đồng, tương đương 3,6%
GDP trong khi mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng. Trong bối cảnh này,
nghiên cứu chỉ rõ tốc độ tăng lương trung bình năm 6,7% trong khi năng suất lao động là
5%, trong giai đoạn 2004-2015 và nhận định đưa ra vào cuối năm 2017, hai năm thực hiện
tinh giản biên chế đã... tăng thêm 96.000 người và chi thường xuyên tăng 16,25% là những
con số rất đáng lưu ý.
• Tình trạng lạm phát
Tình trạng lạm phát thấp hiện nay được lý giải là do tốc độ tăng chi tiêu ngân sách và
tốc độ tăng cung tiền trong giai đoạn 2012-2017 đã giảm đi nhiều so với giai đoạn 2007-
2011. Cụ thể, tốc độ tăng chi NSNN (NSNN) đã giảm từ mức trung bình 21,4% trong giai
đoạn 2007-2011 xuống còn trung bình 13,2% trong giai đoạn 2012-2016, còn tốc độ tăng
cung tiền M2 cũng giảm tương ứng từ mức 32,5% giai đoạn 2006-2010 xuống còn 16,9%
giai đoạn 2011-2016.
Sự thắt chặt về tài khóa và tiền tệ so với giai đoạn trước đã khiến tỷ lệ đầu tư/GDP
của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn 2012-2016. Trong giai đoạn 2007-2011, tỷ trọng
đầu tư toàn xã hội/GDP trung bình là 35,7% (trong đó năm 2007 đạt gần 40% GDP), sau đó
đã giảm mạnh và trong giai đoạn 2012-2016 chỉ còn ở mức khoảng 27%.
Thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thanh khoản tốt, mặt bằng lãi suất ổn định. Thu,
chi NSNN cơ bản được bảo đảm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 5 tháng tiếp tục khởi sắc
với mức kỷ lục (đạt 16,74 tỷ USD) về vốn đăng ký cấp mới trong vòng 4 năm trở lại đây.
Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2019 đạt mức tăng khá nhờ kết quả sản xuất tích cực
trong tháng 5 của ngành chế biến, chế tạo; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP)
tháng 5/2019 ước tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Đăng
ký doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, hoàn thành tất cả các chỉ tiêu của năm 2019, trong
đó phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6,8%, góp phần kiểm soát lạm phát dưới 4%.
1.2.5 Ảnh hưởng của thâm hụt NSNN đến lạm phát
Bội chi NSNN ở mức cao có nguy cơ gây ra lạm phát hay NSNN có mối quan hệ tác
động cùng chiều đến lạm phát. Bởi vì, khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng
phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây nên nguy cơ lạm phát tăng.
Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trường sẽ gây lạm
phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải qua
lạm phát cao và kéo dài như giai đoạn 1986 - 1990. Sự gia tăng cung tiền có thể

17
không làm tăng lạm phát nếu nền kinh tế đang đà tăng trưởng, mức cầu tiền giao dịch tăng
lên phù hợp với mức tăng của cung tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp khu vực tư nhân đã
thỏa mãn với lượng tiền họ đang nắm giữ (mức cầu tiền tương đối ổn định) thì sự gia tăng
của cung tiền làm cho lãi suất thị trường giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, nhu
cầu đầu tư sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng giá cả sẽ tăng lên
gây áp lực lạm phát. Người ta gọi trường hợp khi chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách bằng
cách tăng cung tiền là hiện tượng chính phủ đang thu "thuế lạm phát" từ những người đang
nắm giữ tiền.
Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng nguồn vay nợ trong nước hoặc nước ngoài, việc vay
nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trường vốn, nếu việc phát hành diễn ra
liên tục thì sẽ làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, do dó, làm lãi suất thị trường tăng. Để giảm
lãi suất, Ngân hàng Trung ương phải can thiệp bằng cách mua các trái phiếu đó, điều này làm
tăng lượng tiền tệ gây lạm phát. Hay vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi ngân sách bằng
ngoại tệ, lượng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng cách bán cho Ngân hàng Trung
ương, điều này làm tăng lượng tiền nội tệ trên thị trường tạo áp lực lên lạm phát.
Thực tế những năm qua, thâm hụt ngân sách Việt Nam được tài trợ phần lớn bằng
cách vay nợ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Lượng trái phiếu này có thể được
mua bởi Ngân hàng Nhà nước (hình thức cấp tín dụng trực tiếp cho Chính phủ) sẽ làm tăng
lượng tiền cơ sở. Hoặc lượng trái phiếu được mua bởi các ngân hàng thương mại, sau đó các
ngân hàng thương mại đem cầm cố chúng tại Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ thị
trường mở hoặc nghiệp vụ tái cấp vốn (cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ). Điều này cũng
làm tăng lượng tiền cơ sở và tăng cung tiền gây lạm phát. Theo thống kê của Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (HNX), khối lượng trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu Chính phủ bảo
lãnh đang lưu hành có giá trị lên tới 336.000 tỷ đồng, tương đương hơn 13% GDP danh
nghĩa và gần 12% cung tiền M2 năm 2011. Ngoài ra, bên cạnh việc vay nợ trong nước, Việt
Nam còn vay nợ nước ngoài để tài trợ thâm hụt, số tiền vay nợ nước ngoài chiếm 1/3 thâm
hụt NSNN, tương đương 1,5 – 1,7% GDP. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra
lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm 2007 - 2008 và 2010 - 2011.

18
CHƯƠNG II. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Mô hình nghiên cứu
Nhóm quyết định chọn sử dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất OLS (Ordinary
Least Squares) để tiến hành xây dựng mô hình thực nghiệm. Dựa trên cơ sở lý thuyết và
tham khảo từ các nghiên cứu trước đây, chúng tôi dùng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm
định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát, thông qua hàm lạm phát được xây
dựng như sau:
INF = β0 + β1*BD + β2*lnEX + β3*UEP + β4*GDP + β5*M2 + Ui
Tên biến Mô tả biến Nguồn dữ liệu

INF Tỷ lệ lạm phát World Bank

BD Tỷ lệ thâm hụt ngân sách (%GDP) IMF

UEP Tỷ lệ thất nghiệp Macrotrend.net

EX Tỷ giá VND/USD World Bank

GDP Tốc độ tăng trưởng GDP World Bank

M2 Tăng cung tiền M2 ADB

Bảng 1: Mô tả dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu


2.2 Số liệu sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Năm INF (%) BD M2 (%) lnEX Unemploymen GD
t Rate P

1992 37.6 -1.5 33.7 9.36 1.85 8.65

1993 8.36 -3.8 19 7.46 1.91 8.66

1994 9.3 -2.2 33 8.54 1.92 8.84

19
1995 15.8 -4.11 22.6 9.36 1.92 9.54

1996 5.67 -3.2 22.7 0.95 1.93 9.34

1997 3.1 -4.05 25.8 9.54 2.87 8.15

1998 8.1 -2.4 25.6 0.84 2.29 5.76

1999 4 -4.37 38.6 9.54 2.33 4.77


2000 -1.8 -4.95 56.2 9.55 2.26 6.8

2001 -0.3 -4.89 25.5 9.59 2.76 6.19

2002 4.1 -4.77 17.7 9.63 2.12 6.32

2003 3.3 -4.9 24.9 9.75 2.25 6.9

2004 7.9 -4.89 29.5 9.55 2.14 7.53

2005 8.4 -4.86 29.7 9.81 2.14 7.54

2006 7.5 -4.56 33.6 9.67 2.08 6.98

2007 8.3 -5.7 46.1 9.45 2.03 7.13

2008 23.1 -4.52 20.3 9.69 1.79 5.66

2009 6.7 -6.9 29 9.87 1.74 5.32

2010 9.2 -5.51 33.3 9.47 1.11 6.78

2011 18.7 -4.4 12.1 9.75 1.88 6.24

2012 9.1 -5.35 12.59 9.95 1.68 5.25

2013 6.6 -6.6 4.4 9.69 1.98 5.42

2014 4.1 -6.3 17.7 9.93 1.87 5.98

2015 0.6 -6.27 16.23 9.98 2.13 6.68

20
2016 2.7 -5.52 18.38 9.58 2.08 6.21

2017 3.5 -2.74 14.97 10.5 2.05 6.81

2018 3.5 -3.68 12.44 10.32 1.99 6.82

2019 3.6 -3.67 7.43 10.04 2.01 6.85

Bảng 2: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu


2.3 Mối tương quan giữa các biến khác trong mô hình với lạm phát
2.3.1 Tỷ lệ thất nghiệp (UEP)
Lạm phát và thất nghiệp là những vấn đề vĩ mô được dân chúng và Chính phủ các
nước quan tâm hàng đầu vì những ảnh hưởng trực tiếp, to lớn đến đời sống người dân và sự
ổn định của nền kinh tế. Cho đến nay, có nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu và đưa ra
nhiều ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp để có những chính sách
điều tiết vĩ mô hợp lý nhằm tác động để điều chỉnh mức thất nghiệp và lạm phát.
A.W.Phillips là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên tìm cách chứng minh mối
tương quan nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất
nghiệp này được thể hiện trên đồ thị Đường cong Phillips nổi tiếng. Đến năm 1960,
Samuelson và Solow giới thiệu đường cong này với số liệu của nước Mỹ và vẫn cho thấy
mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp.
2.3.2 Tỷ giá VND/USD (EX)
Theo lý thuyết của thị trường Tài chính Quốc tế, tỷ giá có tác động cùng chiều so với
lạm phát. Khi tỷ giá tăng lên, tức là đồng nội tệ mất giá, điều này có nghĩa: cần nhiều nội tệ
hơn để đổi lấy một ngoại tệ. Vì vậy, dẫn đến lạm phát tăng.
2.3.3 Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP)
Theo báo tapchitaichinh.vn, các kết quả nghiên cứu được đăng tải đều cho thấy lạm
phát và tốc độ tăng trưởng GDP có quan hệ một chiều.
Sự tăng trưởng GDP, tức là quốc gia đó đang điều chỉnh các yếu tố như: tác động giá
cả làm thay đổi lượng cung-cầu hàng hóa, tiền lương lao động dẫn đến việc chi tiêu cũng
thay đổi,… Tất cả các yếu tố này đều gắn chặt với lạm phát.
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF (2006), mức lạm phát chuẩn của Việt
Nam có thể gần với mức lạm phát của các nước Đông Nam Á, khoảng 3,6%/năm. Tuy

21
nhiên, ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc
vào ngưỡng lạm phát sử dụng để xác định mối tương quan này.
2.3.4 Cung tiền M2 (M2)
Sự gia tăng cung tiền có thể được gọi là lạm phát tiền tệ. Cung tiền tăng trong trường
hợp khu vực tư nhân đã thỏa mãn với lượng tiền họ đang nắm giữ, vượt qua sự gia tăng của
sản lượng sẽ khiến lãi suất thị trường giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, nhu cầu
đầu tư sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng giá cả sẽ tăng lên gây
áp lực lạm phát. Vậy nên, cung tiền M2 tỷ lệ thuận với lạm phát.
Ngoài ra, nếu dựa vào học thuyết “Định lượng tiền tệ- The quantity theory of money”
của Irving Fisher: MV = PT (Trong đó M là khối lượng tiền tệ, V là tốc độ lưu thông tiền tệ
(số lần bình quân mỗi đồng tiền được trao tay để thanh toán các giao dịch trong một năm ), P
là mức giá chung (thường tính bằng chỉ số giá) và T là số lần giao dịch hay tổng giá trị hàng
hóa và dịch vụ cung ứng).
Nếu V và T cố định hoặc thay đổi một cách chậm chạp, mức giá được xác định chủ
yếu bởi mức cung ứng tiền tệ (M). Mọi sự gia tăng trong khối lượng tiền tệ đều trực tiếp làm
tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ (tức tổng cầu). Từ đó có thể kết luận rằng nếu cung tiền
(M) và tổng cầu tăng nhanh hơn khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế (T),
thì mức giá chung (P) sẽ tăng (tức có lạm phát).
2.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Nhóm tác giả thực hiện phương pháp phân tích định lượng bao gồm việc lựa chọn mô
hình nghiên cứu trên cơ sở lý luận, thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng các phương pháp kiểm
định thống kê để đánh giá kết quả phân tích định lượng
Mô hình nghiên cứu : Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng mô
hình chính là mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS trên
phần mềm STATA 14.
Dữ liệu nghiên cứu : Để phục vụ cho mục đích phân tích định lượng, dữ liệu được sử
dụng là dữ liệu chuỗi thời gian từ 1992 -2019 tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ hệ
thống dữ liệu của Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) , Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng
phát triển Châu Á(ADB)
Phương pháp ước lượng và kiểm định thống kê : Chạy phần mềm STATA hồi quy mô
hình bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng ra tham số của
các mô hình hồi quy đa biến. Từ phần mềm STATA ta thực hiện các phương pháp sau:
• Kiểm định sự phù hợp của mô hình (P-value)

22
• Kiểm định bỏ sót biến
• Kiểm định phương sai sai số thay đổi
• Kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến
• Kiểm định tự tương quan
2.5 Xử lý số liệu
Kiểm định tính dừng: Sử dụng kiểm định Dickey – Fuller để kiểm tra tính dừng của
chuỗi các giá trị của biến độc lập. Nếu theo kết quả phân tích, giá trị tuyệt đối của Test
Stаtistic lớn hơn giá trị tuyệt đối của chuỗi Criticаl Vаlue tại các mức ý nghĩa thì chuỗi giá trị
của biến đó là chuỗi giá trị dừng.
Từ kết quả chạy trên phần mềm Stata 14, nhóm tác giả tổng hợp các thông số về tính
dừng của biến độc lập và biến phụ thuộc. Đối với các biến không dừng, tiếp tục sử dụng sai
phân bậc 1 để khắc phục, thông qua sai phân bậc 1, các chuỗi thời gian trong bài đã trở thành
các chuỗi dừng, có tính ổn định dùng để đưa vào bài nghiên cứu.
ADF 1% level 5% level 10% level KẾT QUẢ

Chuỗi gốc

INF -6.154 -3.736 -2.994 -2.628 Dừng ở mức ý nghĩa 1%

BD -3.547 -3.736 -2.994 -2.628 Dừng ở mức ý nghĩa 5%

M2 -2.936 -3.736 -2.994 -2.628 Không dừng

GDP -2.216 -3.736 -2.994 -2.628 Không dừng

LnEX -5.105 -3.736 -2.994 -2.628 Dừng ở mức ý nghĩa 1%

UEP -3.218 -3.736 -2.994 -2.628 Dừng ở mức ý nghĩa 5%

Bảng 3 : Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu

23
Kết quả kiểm định cho thấy các chuỗi thời gian GDP là chuỗi dữ liệu không dừng. Sử
dụng sai phân để khắc phục tính không dừng của các chuỗi trên:
ADF 1% level 5% level 10% level KẾT QUẢ

Chuỗi gốc

INF -6.154 -3.736 -2.994 -2.628 Dừng ở mức ý nghĩa 1%

BD -3.547 -3.736 -2.994 -2.628 Dừng ở mức ý nghĩa 5%


d.M2 -6.916 -3.743 -2.997 -2.629 Dừng ở mức ý nghĩa 1%

d.GDP -4.546 -3.743 -2.997 -2.629 Dừng ở mức ý nghĩa 1%

LnEX -5.105 -3.736 -2.994 -2.628 Dừng ở mức ý nghĩa 1%

UEP -3.218 -3.736 -2.994 -2.628 Dừng ở mức ý nghĩa 5%

Bảng 4 : Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1

24
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nghiên cứu (Results)
3.1.1 Mô tả dữ liệu
Nhóm tác giả sử dụng lệnh sum để miêu tả dữ liệu. Kết quả trong stata14 cho giá trị
trung bình (mean), điểm cực trị (median), độ lệch chuẩn (Std.Dev.), giá trị lớn nhất (max) và
giá trị nhỏ nhất (min) như sau:
Tên biến Số quan sát Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị
trung bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất

INF 28 7.883214 7.919377 -1.8 37.6

BD 28 -4.521786 1.324222 -6.9 -1.5

M2 28 24.39429 11.45647 4.4 56.2

GDP 28 6.897143 1.258258 4.77 9.54


LnEX 28 8.977143 2.34639 0.84 10.5

UEP 28 2.039643 0.3212646 1.11 2.87

Bảng 5:Thống kê mô tả các biến


Để biết được mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc,
chúng tôi sử dụng lệnh correlate và cho ra kết quả:
Cụ thể như sau:
Biến số Giá trị r(Yi, Xi) Ý nghĩa

BD 0.4046 Tương quan cao và cùng chiều với INF

M2 0.0135 Tương quan yếu và cùng chiều INF

Inex -0.0082 Tương quan rất yếu và ngược chiều INF

25
UEP -0.4012 Tương quan cao và ngược chiều INF

GDP 0.2517 Tương quan yếu và cùng chiều INF

Bảng 6:Tương quan các biến độc lập so với biến phụ thuộc
Đồng thời chúng tôi cũng kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với
nhau và có kết quả thể hiện như sau:
INF BD M2 LnEX UEP GDP

INF 1.0000

BD 0.4046 1.0000

M2 0.0135 0.0620 1.0000

LnEX -0.0082 -0.4103 -0.0517 1.0000


UEP -0.4012 0.1216 0.1248 -0.0490 1.0000

GDP 0.2517 0.5251 0.1687 -0.2483 0.0093 1.0000

Bảng 7: Tương quan giữa các biến độc lập


Có thể thấy R(Xi, Xj) của hai biến độc lập bất kì đều thấp hơn 0.8; do vậy có thể kết
luận các biến độc lập tương quan yếu với nhau và không có hiện tượng đa cộng tuyến trong
mô hình.
3.1.2 Kết quả mô hình hồi quy
Thực hiện lệnh hồi quy regress cho mô hình ta thu được bảng kết quả phân tích như
sau:
INF = β0 + β1*BD + β2*d.M2 + β3*d.GDP + β4*LnEX + β5*UEP + Ui
Tên biến Hệ số hồi quy P-value Khoảng tin cậy

Hệ số tự do 37.88056 0.027 (4.789554; 70.97157)

BD 3.148833 0.019 (0.569635; 5.728031)

26
M2 0.0311312 0.792 (-0.2108667; 0.273129)

LnEX 0.6497543 0.299 (-0.6169046; 1.916413)

UEP -11.37872 0.012 (-19.9598; -2.797647)

GDP 0.1242787 0.921 (-2.448235; 2.696792)

Bảng 8: Kết quả mô hình hồi quy


Phân tích kết quả hồi quy:
• Số quan sát đưa vào phân tích obs = 28
• Tổng bình phương sai số tổng cộng SST= 1693.34655
• Tổng bình phương sai số được giải thích SSE = 681.12323
• Tổng bình phương các phần dư SSR= 1012.22332
• Bậc tự do của phần được giải thích Dfm= 5
• Bậc tự do của phần dư Dfr= 22
Sai số chuẩn của ước lượng Root MSE = 6.7831
• Mức độ phù hợp của mô hình so với thực tế à R 2=0.4022có nghĩa là tính phù hợp
của mô hình khá cao. Nó thể hiện rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích được
40,42% sự thay đổi của lạm phát.
• Dựa vào hệ số P-value: Hệ số tự do, BD, LnEX, UEP có ý nghĩa thống kê; còn M2,
LnEX, GDP không có ý nghĩa thống kê.
Ý nghĩa của hệ số hồi quy: Với giả thiết các yếu tố khác không đổi:
Hệ số hồi quy ước lượng Ý nghĩa

β0= 37.88056 >0 Khi các biến độc lập bằng 0 thì lạm
phát (% GDP) trung bình một năm là
37.88056%

β1= 3.148833 > 0 Khi BD tăng (giảm) 1% và các yếu tố


khác không đổi thì lạm phát trung bình
tăng (giảm) 3.148833%

β2= 0.0311312 > 0 Khi mức cung tiền M2 tăng (giảm) 1%


và các yếu tố khác không đổi thì lạm
phát tăng (giảm) 0.0311312 %

27
β3 = 0.6497543 > 0 Khi tỷ giá VND/USD tăng (giảm) 1%
và các yếu tố khác không đổi thì lạm
phát tăng (giảm) 0.6497543%

β4 = -11.37872 < 0 Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng (giảm) 1% và


các yếu tố khác không đổi thì lạm phát
giảm (tăng) -11.37872%

β5 = 0.1242787 > 0 Ở mức ý nghĩa 10%, khi GDP tăng


(giảm) 1% và các yếu tố khác
không đổi thì lạm phát tăng (giảm)
0.1242787%

Bảng 9: Ý nghĩa hệ số hồi quy


3.2 Kiểm định khuyết tật mô hình
3.2.1 Kiểm định sự phù hợp theo phương pháp P-value
Giả thuyết: H0: R2 = 0
H1: R2 > 0
Kết quả trên cho thấy giá trị P – value = (Prob > F) = 0.0342 < 0.05, nên bác bỏ H 0,
chấp nhận H1.
Kết luận: Mô hình hồi quy phù hợp.
3.2.2 Kiểm định Ramsay Reset (kiểm định bỏ sót biến)

Kiểm định giả thuyết : {H0: ��ô ℎì��ℎ ��ℎô���� ��ỏ ��ó��
����ế��
��1: ��ô ℎì��ℎ ��ỏ ��ó�� ����ế��
Sử dụng lệnh “ ovtest”. Ta thu được kết quả: P-value = 0,1174 > 0,05 (mức ý nghĩa
5%). Do đó, chưa đủ cơ sở bác bỏ H0. Vậy mô hình hồi quy trên không bỏ sót biến quan
trọng
3.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kiểm định giả thuyết: {H0: phương sai sai số không đổi;
��1: phương sai sai số thay đổi
Sử dụng lệnh “ hettest” trên stata , ta thu được kết quả p-value của quan sát chi 2 =
0.1993> 5%. Do đó , mô hình hoàn toàn không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Tức là mô hình có phương sai đồng nhất.

28
3.2.4 Kiểm định đa cộng tuyến:
Sử dụng lệnh “vif”, thu được kết quả VIF <10 nên mô hình hoàn toàn không xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến.
3.2.5 Kiểm định Durbin – Watson (Kiểm định tự tương quan)
Sử dụng lệnh “estat durbinalt” trên stata , ta thu được kết quả Giá trị Prob > chi2 =
0,6514 lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Vậy mô hình không mắc tự tương quan.
29
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH (CONCLUSION AND
POLICY IMPLICATION) ĐỐI VỚI THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ LẠM PHÁT
4.1. Kết luận nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm đã khảo sát tác
động của thâm hụt ngân sách nhà nước lên lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1992- 2019.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát là mối quan
hệ ngược chiều, cụ thể, khi thâm hụt ngân sách nhà nước tăng lên thì lạm phát sẽ giảm đi.
Trong tình hình kinh tế Việt Nam mang đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển, nhóm đã
giải thích kết quả nghiên cứu cho trường hợp của Việt Nam là do độ trễ của thâm hụt NSNN
và do khi cầu tiền tăng tương ứng với mức cung tiền trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, lạm
phát sẽ không bị ảnh hưởng hoặc giảm. Đồng thời, nhóm cũng tiến hành khảo sát sự ảnh
hưởng của các biến khác như tỷ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp, tỷ giá VND/GDP cung tiền
M2 bởi khu vực tài chính, và tốc độ tăng trưởng GDP lên lạm phát ở Việt Nam. Từ kết quả
nghiên cứu trên, nhóm đề xuất một số gợi ý chính sách để Việt Nam kiểm soát được ảnh
hưởng của thâm hụt NSNN lên lạm phát.
4.2. Hạn chế nghiên cứu
Do sự hạn chế về thời gian cũng như về kiến thức, nghiên cứu còn một số hạn chế
như sau:
Thứ nhất, quy mô mẫu còn giới hạn ( 28 quan sát từ năm 1992-2019 ) khiến kết quả
thống kê định lượng chưa hoàn toàn chính xác. Kết luận chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp của
tiểu luận mà chưa thể áp dụng rộng rãi cho mọi trường hợp của nền kinh tế.
Thứ hai, nghiên cứu trong tiểu luận sử dụng mô hình hồi quy OLS chưa phân tích
được đến mối quan hệ hai chiều giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Do đó, kết quả vẫn
còn thiếu tính toàn vẹn và chặt chẽ.
Thứ ba, trong giai đoạn nghiên cứu của bài tiểu luận từ 1992 – 2019, có thời kỳ
khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009 chưa được đề cập trong bài, do vậy đã bỏ sót những tác
động của cuộc khủng hoảng, cũng như những thay đổi ngắn hạn của Chính phủ để đối phó
kịp thời với khủng hoảng.
Thứ tư, quy định tính toán các chỉ số giữa Việt Nam và thế giới chưa đồng nhất nên
bộ số liệu có thể không đồng nhất về mặt toán học, gây ra sự chưa hợp lý về mặt kinh tế học.

30
4.3. Đề xuất chính sách
4.3.1 Các giải pháp với thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam
Hiện nay, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam cao tới mức đáng báo động 5% GDP (bao
gồm cả tiền trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi ngoài dự toán). Việc gia tăng thâm
hụt ngân sách dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán
cân tài khoản vãng lai. Mặc dù thâm hụt ngân sách tại Việt Nam tăng đột biến trong năm
2007 chưa làm suy giảm tiết kiệm nội địa và đầu tư tư nhân nhưng nó đã làm tăng mức thâm
hụt tài khoản vãng lai, từ -0,5% năm 2006 lên tới -8% năm 2007. Thâm hụt ngân sách cao và
kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Nó cũng
làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính
phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt. Đối với việc giảm thâm hụt
ngân sách, Chính phủ có thể có những hướng đi khác nhau, tùy thuộc vào tình hình kinh tế
và chủ trương phát triển, cụ thể một vài khuyến nghị như sau:
• Tăng thu thuế
Với việc tăng thuế, các doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng chi phí nhiều hơn, làm
giảm động lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Nếu tăng thuế thu nhập thì mức tiêu dùng
cũng giảm, làm giảm một phần tổng cầu. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam cần cải
thiện môi trường kinh doanh và cạnh tranh với các nước trong khu vực để tạo môi trường
kinh doanh hấp dẫn thì khả năng tăng thuế thu nhập doanh nghiệp là không nhiều. Thêm vào
đó, việc cam kết các điều khoản của WTO và tham gia vào các hiệp định thương mại song
phương cùng các khu vực tự do kinh tế cũng dẫn tới cắt giảm thuế quan chứ không phải
ngược lại. Do đó, cơ hội tăng thuế đối với Chính phủ chủ yếu đến từ việc tăng thuế thu nhập
cá nhân. Đây là đối tượng còn dư địa cho chính sách thuế, nhưng cũng chưa cải thiện được
về quy mô trong ngắn và trung hạn vì đối tượng thu thuế và số thu thuế hiện không đáng kể
(chỉ khoảng 8.000 – 10.000 tỷ đồng/năm). Do đó, việc tăng thuế để cải thiện nguồn thu có
tính khả thi thấp trong điều kiện hiện nay.
• Cắt giảm đầu tư công
Một trong những giải pháp thắt chặt chính sách tài khóa, nhằm hướng tới mục tiêu
giảm lạm phát và ổn định tăng trưởng vĩ mô được nêu ra trong nghị quyết số 11/NQ-CP
(24/02/2011). Thứ nhất, đầu tư công hay những chi phí hành chính công quá mức sẽ gây ra
bội chi ngân sách, tạo áp lực lạm phát rất lớn. Bên cạnh đó, đầu tư tăng lên mà không kiểm
soát được hiệu quả sẽ gây tổn hại về mặt vật chất, hiệu quả nền kinh tế không cao vì phải đầu
tư rất nhiều tiền mới có được tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, khi đầu tư công đã cao, lại dàn
trải có thể sẽ tạo điều kiện cho tham nhũng, gây ra sự mất mát lớn. Tuy nhiên,

31
trên thực tế, cắt giảm đầu tư công là không dễ dàng. Các tiêu chí để xem xét việc dự án nào
sẽ được tiếp tục, dự án nào tạm dừng, bị thu hồi vốn hoặc thậm chí bị loại bỏ là rất khó.
• Cắt giảm các khoản chi phí thường xuyên, chi tiêu không đáng có của nhà nước
Vì tiền ngân sách là tiền của dân, nên việc chi tiêu đồng tiền này yêu cầu Chính phủ
cần rạch ròi hơn về chi tiêu cho lĩnh vực công, làm rõ hiệu quả đầu tư, tách bạch hiệu quả
kinh tế với hiệu quả xã hội. Chi tiêu ngân sách cần được thay đổi theo hướng dựa trên nhu
cầu thực tế chứ không phải dựa vào đầu vào như hiện nay. Đồng thời, việc lập ngân sách cần
có định hướng vì lợi ích chung, hạn chế tối đa lợi ích cục bộ để kiểm soát tốc độ tăng chi, cải
thiện nguồn thu ngân sách, tránh trường hợp ngân sách phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu
không bền vững.
4.3.2 Các giải pháp kiểm soát Lạm phát
Kết thúc năm 1999, tăng trưởng chỉ còn là 4,8% kèm theo hiện tượng giảm phát
những năm sau đó. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng
và kích thích mở rộng đầu tư từ năm 2000, đồng thời ký kết quan hệ trao đổi thương mại
song phương Mỹ 7/2000. Kết quả là kinh tế đã phục hồi trên đà tăng trưởng cao, nhưng đi
kèm là tỷ lệ lạm phát tăng lên. Do đó, Chính phủ cần tìm ra những phương pháp cần thiết để
kiểm soát lạm phát. Trong từng thời kỳ việc lựa chọn các giải pháp kiềm chế lạm phát cũng
như liều lượng tác động của nó phải phù hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà
nền kinh tế phải gánh chịu. Chính phủ các nước có thể chọn chiến lược giảm lạm phát từ từ,
ít gây biến động cho nền kinh tế hoặc chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng tạo nên sự
giảm mạnh về sản lượng trong quá trình điều chỉnh.
• Vay trong nước
Việc vay trong nước, được thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ.
Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà
không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi
là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, việc tài trợ thâm hụt NSNN bằng vay trong nước tuy không gây ra
lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai. Việc
phát hành trái phiếu sẽ gây ảnh hưởng đến việc tăng lãi suất, vì thế giá cả có xu hướng tăng.
Mặt khác nếu Chính phủ tăng cường vay nợ trong nước, số tiết kiệm trong dân cư sẽ giảm, sẽ
ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhân. Điều đáng lo là mặt bằng lãi suất hiện nay rất
cao, vào khoảng 18%. Điều này không những không hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất,
kinh doanh mà còn khiến họ lao đao. Nhất là trong những tháng cuối năm 2010,

32
nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn, để tồn tại, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận vay vốn
với lãi suất cao, vì thế rủi ro sẽ càng lớn.
• Vay nước ngoài
Vay nước ngoài gồm có vay ưu đãi của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế
(Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á , Quỹ tiền tệ quốc tế) và vay bằng
việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát
triển ODA.
Việc vay nợ nước ngoài đã diễn ra nhiều năm nay và có xu hướng ngày càng
tăng. Về ngắn hạn có thể tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán, tránh nguy cơ lạm
phát. Tuy nhiên, việc vay nợ nước ngoài thường xuyên và quy mô ngày càng tăng có thể dẫn
tới rủi ro tỷ giá. Khi gánh nặng nợ nước ngoài tăng lên sẽ gây ra áp lực cực lớn lên đồng nội
tệ khiến nó có khả năng mất giá mạnh. Đồng nội tệ mất giá sẽ lại tiếp tục làm gia tăng giá trị
các khoản nợ nước ngoài và tạo ra nguy cơ mất khả năng thanh toán. Khi đó dòng vốn đầu tư
sẽ chảy khỏi quốc gia do sợ rủi ro về tỷ giá và làm cán cân thanh toán mất cân bằng hơn. Khi
cán cân thanh toán trở nên mất cân bằng nghiêm trọng thị đồng nội tệ lại chịu áp lực giảm
giá.
• Điều hành chính sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương (NHTW) thông qua các công cụ của mình thực hiện kiểm soát
và điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu: (i) Kiểm soát lạm phát, ổn định
giá cả, ổn định sức mua của nội tệ; (ii) Ổn định sức mua đối ngoại của đồng nội tệ; (iii) Tăng
trưởng kinh tế; (iv) Tạo công ăn việc làm. Tùy điều kiện mà chính sách tiền tệ có thể xác lập
78 2 hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng hoặc Chính sách tiền tệ thắt chặt.
Có thể thấy năm 2019, lạm phát bình quân của Việt Nam ở mức khoảng 3%, đạt mục
tiêu đề ra. Lạm phát được kiểm soát trong năm 2019 nhờ giá hàng hóa thế giới giảm, chính
sách tín dụng thận trọng, tỷ giá ổn định và giá dịch vụ y tế không tăng nhiều. Tuy nhiên, sang
năm 2020, mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ là một thách thức khi giá hàng hóa thế
giới dự báo phục hồi và cầu trong nước tiếp tục có xu hướng tăng.

33
KẾT LUẬN
Kết quả kiểm định và phân tích mô hình thực nghiệm nêu trên về mối quan hệ giữa
thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1992 – 2019. Trên cơ
sở chuỗi số liệu thời gian của thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ
thất nghiệp, tỷ giá VND/USD, tăng cung tiền M2 và kiểm định P-value,kiểm định phương sai
sai số thay đổi, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan, kiểm định bỏ sót biến
được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối
quan hệ giữa thâm hụt ngân sách (BD), tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF). Từ đó,
nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam dựa trên sự
kiểm soát vấn đề thâm hụt ngân sách và đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ,
mô hình nghiên cứu và những giải рháр mà nhóm tác giả đã áр dụng trong bài tiểu luận
không tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và
góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả hi vọng những kết quả nàу
sẽ đóng góр một phần cho thực tiễn xã hội và là cơ sở cho các nghiên cứu sаu nàу.
Lời cuối cùng, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Lan đã
giảng dạy, định hướng và giúp đỡ nhóm hoàn thành nghiên cứu. Kính chúc cô sức khỏe,
hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy.

34
PHỤ LỤC
(Câu lệnh và kết quả kiểm định từ Stata 14)
35
36
37
38

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Đặng Văn Cường & Phạm Lê Trúc Quỳnh (2015) - Tác động của thâm hụt ngân
sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á
https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-07-08-23/4-so-23.pdf
2. Nguyễn Thị Thu Hằng & Nguyễn Đức Thành (2010) - Các nhân tố vĩ mô quyết
định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 : các bằng chứng và thảo luận
https://www.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/24640_InflationFin
alReport-V-formatx.pdf
3. PGS TS. Sử Đình Thành (2012) – “Thâm hụt ngân sách và lạm phát, minh chứng
thực nghiệm ở Việt Nam”( Phát triển kinh tế, số 259, Tháng Năm năm 2012)
http://jabes.ueh.edu.vn/Home/SearchArticle?article_Id=538a86d7-7581-4392-
a070-0a9b46121579
4. Trần Đức Trí, Huỳnh Anh Thuận, Dương Bá Vũ Thi (2014) - Nghiên cứu mối quan
hệ giữa thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam: tiếp cận mô hình
VAR
http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/HUJOS-SSH/article/view/3355
TIẾNG ANH
1. Esat Durguti, Nexhat Kryeziu, Emine Gashi (2017) - HOW DOES THE BUDGET
DEFICIT AFFECT INFLATION RATE - EVIDENCE
https://www.ssbfnet.com/ojs/index.php/ijfbs/article/view/526/520
2. Muzafar Shah Habibullah, Chee-Kok Cheah, A. H. Baharom (2011) - BUDGET
DEFICIT AND INFLATION IN THIRTEEN ASIAN DEVELOPING COUNTRIES
https://www.researchgate.net/publication/259479359_Budget_Deficit_and_Inflati
on_in_Thirteen_Asian_Developing_Countries
3. Fadia Ibrahim al Bouza & Dr. Samir Sharaf (2018) - THE RELATIONSHIP
BETWEEN BUDGET DEFICIT AND INFLATION IN SYRIA FOR THE PERIOD 1990-
2010
http://www.journalijar.com/article/24812/the-relationship-between-budget-deficit
and--inflation-in-syria-for-the-period-(1990-2010/

39
4. K.P.N. Tharaka Niroshan Devapriya*1 and Masaru ICHIHASHI (2012) - HOW
DOES THE BUDGET DEFICIT AFFECT INFLATION IN SRI LANKA
https://home.hiroshima-u.ac.jp/ichi/Tharaka2012.pdf
5. Ph.D Abel Ariyo Awe & Olalere Sunday Shina (2012) - THE RELATIONSHIP
BETWEEN BUDGET DEFICIT AND INFLATION IN NIGERIA 1980-2009
https://www.iiste.org/Journals/index.php/RJFA/article/view/3364
6. Kurayish Ssebulime & Bbaale Edward (2019) - BUDGET DEFICIT AND
INFLATION NEXUS IN UGANDA 1980-2016: A COINTEGRATION AND ERROR
CORRECTION MODELING APPROACH
https://link.springer.com/article/10.1186/s40008-019-0136-
4?fbclid=IwAR1YuwwJoBiPG13CD0QnC1Vqtx_k4a7dsc4G0SAIrQSPraFzADyk2HeL
hug
40

You might also like