04.PLT07A. Trần Thu Hà. 23A4010196. 01

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

0

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...............................................2
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
Phần 1. Phần lý luận.........................................................................................3
1.1. Định nghĩa về vật chất..........................................................................3
1.2. Định nghĩa về ý thức.............................................................................3
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức..................................4
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................6
Phần 2. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân......................................................6
2.1. Liên hệ thực tế Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.............................6
2.1.1. Diễn biến.........................................................................................6
2.1.2. Nguyên nhân.....................................................................................10
2.1.2.1. Nguyên nhân trực tiếp...................................................................10
2.1.2.2. Nguyên nhân sâu xa.......................................................................12
2.1.3. Quyết sách của các bên.................................................................13
2.2. Ảnh hưởng đối với Việt Nam.............................................................14
2.2.1. Cơ hội của Việt Nam........................................................................14
2.2.2. Thách thức Việt Nam phải đối mặt...................................................16
2.3. Liên hệ bản thân..................................................................................18
KẾT LUẬN........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................19
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ kinh tế giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc từ lâu đã trở
thành tâm điểm thu hút sự chú ý của báo chí cũng như dư luận thế giới. Kể từ
khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001,
rồi trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới và vươn lên thành nền kinh
tế đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, nước này được coi là đối thủ đáng gờm
nhất mà Hoa Kỳ luôn phải dè chừng. Sự phát triển không ngừng của Trung
Quốc kéo theo những căng thẳng, mâu thuẫn trong mối quan hệ kinh tế Trung-
Mỹ. Đỉnh điểm của sự căng thẳng chính là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai
nước diễn ra từ năm 2018, gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới.

Là một nền kinh tế đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam
cũng chịu tác động không nhỏ từ cuộc chiến thương mại này. Nhiều ý kiến cho
rằng Việt Nam hoàn toàn được hưởng lợi từ thương chiến Mỹ- Trung, nhưng sự
thật có phải như vậy? Việc có những ý kiến phân tích cặn kẽ, thấu đáo, đa chiều
về cuộc chiến thương mại này và tác động đến Việt Nam là rất cần thiết Nhà
nước và các doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, góp phần đưa ra giải
pháp để phát triển nền kinh tế nước ta.

Nhận thấy sự cần thiết và sức nóng của vấn đề cùng với mong muốn có
những am hiểu tường tận, khách quan, đúng đắn về vấn đề này để tích lũy thêm
tri thức, áp dụng vào hoàn cảnh thực tế trong học tập và sự nghiệp của mình, em
đã lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Liên hệ
vấn đề chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và ảnh hưởng đối với Việt
Nam”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và ý nghĩa
phương pháp luận để thấy được tầm quan trọng của chúng và áp dụng để phân
2

tích, lí giải các vấn đề của kinh tế, chính trị, xã hội một cách khách quan và
đúng đắn.

Đi sâu tìm hiểu về diễn biến, nguyên nhân, quyết sách của các bên trong
chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và ảnh hưởng đối với Việt Nam để tăng vốn
kiến thức bản thân về các vấn đề kinh tế, chính trị; rút ra những bài học và kinh
nghiệm quý báu để vận dụng vào thực tiễn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ biến chứng giữa vật
chất và ý thức. Từ đó phân tích, liên hệ đến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
và những ảnh hưởng của thương chiến tới Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Nền kinh tế Trung Quốc, Hoa Kì và Việt Nam trong
thời kì bắt đầu chiến tranh thương mại Mỹ- Trung (2018)- nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật với các phương pháp như thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng
hợp, khái quát và hệ thống hóa.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa lý luận: Đề tài giải quyết được vấn đề lý luận về mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức, giúp chúng ta hình thành kỹ năng, tư duy, tầm
nhìn trong nhận thức và hành động để phân tích và giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống một cách toàn diện và chính xác.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề chiến tranh
thương mại Mỹ- Trung và những ảnh hưởng của nó tới Việt Nam dưới góc nhìn
đa chiều, toàn diện, bám sát hiện thực, để đi đến kết luận hợp lí và giải pháp
3

hiệu quả góp phần nhằm hạn chế căng thẳng cho các bên và giảm thiểu thiệt hại
cũng như nâng cao lợi ích của Việt Nam trong vấn đề này.

NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1. Định nghĩa về vật chất
Vận dụng phép duy vật biện chứng, C.Mác và Ph. Ăngghen tuy chưa đưa
ra một khái niệm cụ thể về vật chất nhưng những quan niệm của các ông là vô
cùng quan trọng, là tiền đề cho những quan điểm mang tính bước ngoặt về vật
chất của V.I. Lênin. Những khái niệm cốt yếu về vật chất cụ thể được tóm gọn
như sau: “vật chất tồn tại khách quan, không do ai sáng tạo ra và không thể bị
tiêu diệt.”, “vật chất là một phạm trù triết học, là kết quả sáng tạo của tư duy, do
đó vật chất không tồn tại cảm tính.”, “vật chất khác với vật thể, vật chất là tổng
số các vật thể.”, “vật chất là tất cả những gì tác động theo một cách nào đó đến
giác quan của con người”.

Kế thừa và phát huy những quan niệm vật chất của C.Mác và Ph. Ăngghen
cùng những quan điểm triết học đúng đắn trong lịch sử, khái quát những thành
tựu của khoa học, đồng thời nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, V.I.
Lênin đã đưa ra một quan niệm đầy khoa học về vật chất “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cả giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.” Định nghĩa này bao gồm các nội dung sau:

“Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan- cái tồn tại hiện thực bên
ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức”

“Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào giác quan của con người thì
đem lại cho con người cảm giác”

“Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó”
4

1.2. Định nghĩa về ý thức


Nói đến ý thức chính là nói đến một đặc điểm riêng biệt chỉ có ở con
người, giúp phân biệt con người với những phần còn lại của thế giới. Ý thức có
nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự nhiên bao gồm hai yếu
tố không thể tách rời là bộ óc con người và những sự tác động của thế giới bên
ngoài lên bộ óc con người. Bên cạnh đó, một điều có vai trò chủ đạo, ảnh hưởng
đến sự ra đời của ý thức nữa là nguồn gốc tự nhiên: lao động và ngôn ngữ.

Bàn về bản chất của ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm: “ý
thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người một cách
năng động, sáng tạo”; “ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” và
“ý thức là một hiện tượng mang tính xã hội”.

1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức


Vật chất quyết định ý thức

Thứ nhất, vật chất là nguồn gốc của ý thức. Ý thức là sản phẩm của bộ óc
con người- một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, cơ quan phản ánh hiện thực
do giới tự nhiên, vật chất sinh ra. Phải có sự vận hành của bộ óc người cùng sự
vận động của thế giới khách quan thì mới hình thành nên ý thức.

Thứ hai, vật chất quyết định nội dung ý thức. Bởi ý thức là sự phản ánh
của hiện thực khách quan, của thế giới vật chất nên thế giới ra sao thì ý thức sẽ
tương tự, ý thức ghi dấu hoàn cảnh vật chất, người sống ở những hoàn cảnh
khác nhau thì suy nghĩ và tình cảm cũng sẽ khác nhau.

Thứ ba, vật chất quy định bản chất của ý thức. Tuy bản chất của ý thức là
phản ánh thế giới vật chất nhưng đó không phải là sự sao chép hay chụp hình lại
thực tiễn mà trong đó có sự sáng tạo. Hoạt động vật chất thay đổi thế giới của
con người chính là thực tiễn. Đó cũng là cơ sở hình thành và phát triển ý thức
mà trong đó ý thức thực hiện chức năng phản ánh và sáng tạo của mình.
5

Thứ tư, vật chất quy định sự vận động, phát triển của ý thức. Sự vận động
và phát triển của ý thức cũng gắn với sự biến đổi của các các nhân tố vật chất
như quy luật sinh học, quy luật xã hội, sự tác động của môi trường sống... chính
vì thế hoàn cảnh vật chất thay đổi thì ý thức, tâm tư, tình cảm của con người
cũng thay đổi. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau,
con người sẽ có những suy nghĩ, tình cảm khác nhau.

Ý thức tác động trở lại vật chất

Thứ nhất, ý thức phụ thuộc vào vật chất nhưng nó có tính độc lập tương
đối. Chính vì thế nó có khả năng tác động trở lại thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Ý thức tuy là sự phản ánh của thế giới vật chất nhưng khi ra đời
ý thức vẫn có sự vận động và phát triển riêng.

Thứ hai, ý thức có thể làm biến đổi hiện thực, vật chất thông qua các hoạt
động của con người và để phục vụ cho con người. Bằng sức mạnh của ý thức,
thông qua hành động cụ thể, con người có thể chinh phục tự nhiên, tạo ra thiên
nhiên thứ hai, thứ ba đạt được những thành tựu to lớn, đáng kinh ngạc. Bởi bản
thân ý thức chỉ điều khiển hoạt động của con người chứ không thể trực tiếp
hành động. Vậy nên, vai trò của ý thức là trang bị kiến thức cho con người, để
con người xác định được mục tiêu, phương hướng, biện pháp, phương tiện và
thực hiện mục tiêu của mình, thay đổi hiện thực.

Thứ ba, sự tác động của ý thức với vật chất là vô cùng to lớn và diễn ra
theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Bởi ý thức chỉ đạo hoạt động của con
người nên nó có thể quyết định tính đúng, sai, thành, bại của hành động đó. Ý
thức, tư tưởng đúng đắn, có tri thức khoa học, phù hợp với quy luật khách quan
thì sẽ có tác dụng thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển và ngược lại, ý thức,
tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, phản ánh sai lệch quy luật khách quan thì sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến hiện thực khách quan.
6

Thứ tư, vai trò của ý thức tỉ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Trong
thời đại công nghệ thông tin phát triển, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng,
tri thức khoa học chính là lực lượng sản xuất trực tiếp thì tư tưởng chính trị,
nhân văn và khoa học đóng vai trò vô cùng to lớn.

1.4. Ý nghĩa phương pháp luận


Trước hết, cần tôn trọng tính khách quan của hiện thực. Từ thực tế rằng vật
chất quyết định ý thức, vì thế hành động thực tiễn và nhận thức của con người
cũng phải xuất phát từ hiện thực khách quan, từ những vật chất sẵn có. Nếu
không tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan thì sẽ để lại những hậu
quả khôn lường. Phải đánh giá đúng, phản ánh đúng sự thật, không nên tô hồng
cũng như tránh bôi đen hiện thực; tránh cái nhìn phiến diện, chủ nghĩa chủ
quan, chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng.

Tiếp đến, cần phát huy vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức bằng
cách giáo dục tư tưởng, lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
nâng cao dân trí và trình độ tri thức khoa học, bồi dưỡng tư tưởng cho người lao
động,... Đồng thời cần đấu tranh chống các tư tưởng tiêu cực, thoái hoá về đạo
đức như sự bàng quan, vô cảm trước thời cuộc, vấn đề bệnh thành tích trong
giáo dục...

Cuối cùng, đó là sự kết hợp hài hoà giữa hai giá trị vật chất và tinh thần,
chống lại xu hướng: tư duy tầm thường, quá xem trọng vật chất mà coi thường
các giá trị tinh thần và tư duy chủ quan duy ý chí, đề cao giá trị tinh thần mà
xem nhẹ giá trị vật chất.

Phần 2. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân


2.1. Liên hệ thực tế Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
2.1.1. Diễn biến
Giai đoạn 2018- 2019

Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung chính thức “khai hỏa” bằng việc ngày
22-3-2018, Mỹ áp thuế 25% lên 34 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc với
7

1.300 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, chủ yếu là sản phẩm công nghệ cao
và điều này có hiệu lực từ ngày 6-7-2018. Cùng ngày đó, Trung Quốc đáp trả lại
tương tự cũng với 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

Khoảng hai tháng sau đó, ngày 23-8-2018, những đòn “ăn miếng trả
miếng” từ hai bên lại được cùng tung ra với mức thuế 25% lên 16 tỷ USD giá trị
hàng hóa cho mỗi lần áp thuế.

Đến ngày 17-9, Mỹ bất ngờ tăng tốc, áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng
hóa Trung Quốc còn Trung Quốc tuy có đáp trả lại những có phần lép vế hơn
với chỉ 60 tỷ đô hàng hóa Mỹ. Trong khi Trung Quốc đã áp thuế lên khoảng
85% mặt hàng từ Mỹ thì Hoa Kỳ mới chỉ áp 50% thuế lên hàng hóa đối thủ.
Như vậy, khả năng Trung Quốc áp thuế ở những lần sau sẽ không còn nhiều và
do đó, Mỹ được đánh giá là đang tạm thời dẫn trước trong cuộc chiến thương
mại này.

Tuy nhiên, sẽ không thể có những chiến thắng tuyệt đối trong chiến tranh
thương mại và thiệt hại là điều tất yếu mà mỗi phe tham chiến phải đối mặt. Về
phía Mỹ, nước này áp thuế lên hàng ngàn mặt hàng công nghệ cao như ô tô,
hàng điện tử, ti vi, tấm pin năng lượng mặt trời, mỹ phẩm và cả quần áo khi
xuất khẩu sang Trung Quốc và phải chịu thiệt hại đáng kể trong ngành đậu
tương với 13 tỷ USD/năm, ngành ô tô thì bị chặn xuất khẩu vào Trung Quốc.
Còn Trung Quốc phải đánh đổi một cái giá lớn hơn khi mất 32 tỷ USD/năm sản
lượng gỗ xuất khẩu sang Mỹ và bị chặn xuất khẩu ngành điện tử tiêu dùng để
được áp thuế các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ là máy bay, bia rượu, trái cây,
các loại hạt.

Như vậy, rõ ràng trên mặt trận thuế quan Mỹ có nhiều ưu thế hơn. Tuy
nhiên, Trung Quốc cũng không hề chịu thua thiệt mà ngay lập tức có những
biên pháp đáp trả phi thuế quan khác trong cuộc chiến này. Theo hãng tin
Associated Press, từ khoảng đầu tháng 9-2018, Chính phủ Trung Quốc đã
ngừng cấp giấy phép hoạt động một cách âm thầm cho các công ty tài chính,
8

bảo hiểm Mỹ kinh doanh tại nước này. Ước tính đã có gần 30% công ty cho biết
các hoạt động của họ bất ngờ bị kiểm tra và siết chặt quản lí; 25% doanh nghiệp
cho biết việc xử lí các thủ tục hải quan cũng chậm và khó khăn hơn trước. Thậm
chí nhiều chính sách đáp trả mạnh tay như việc trực tiếp đóng cửa nhiều nhà
máy tại của các doanh nghiệp Mỹ; truyền thông để tẩy chay hàng Mỹ hay việc
cấm các doanh nghiệp lữ hành bán tour du lịch Mỹ cũng được Trung Quốc liên
tiếp thực hiện.

Sau căng thẳng trên mặt trận thuế quan, hai bên tiếp tục tấn công ở phương
diện công nghệ. Ở Mỹ, cái tên “thung lũng Silicon” đã quá đỗi phổ biến vì đó là
cái nôi của những công nghệ hàng tiên tiến hàng đầu thế giới. Đây cũng là “cái
rốn” hút tiền của các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Và khi
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp sản phẩm trí tuệ của mình và hạn chế các
thương vụ có liên quan đến nước ngoài thì kết quả là 75% các thương vụ của
Trung Quốc bị hạn chế.

Sau đó, Mỹ bắt đầu những chiến dịch mạnh tay hơn đó là hạ gục ZTE và
Huawei- hai công ty công nghệ lớn của Trung Quốc. Việc triệt hạ một quân bài
lớn như ZTE tưởng chừng là một điều khó khăn nhưng trong trường hợp này lại
khá thuận lợi cho Mỹ bởi đơn giản trong một chiếc điện thoại của ZTE 60% vật
liệu làm chip xử lí là chip của Mỹ. Vì thế, việc Mỹ ngừng bán các linh kiện
công nghệ và dịch vụ cho ZTE khiến công ty này phải đóng của nhiều cơ sở
trên toàn thế giới. Đối với Huawei, Giám đốc Tài chính kiêm Phó Chủ tịch Tập
đoàn Mạnh Vãn Chu đã bị bắt tại Canada vì 13 tội danh liên quan đến gian lận
ngân hàng theo cáo buộc của Hoa Kỳ. Việc Mỹ nhằm vào các công ty công
nghệ lớn của Trung Quốc là một động thái nhằm yêu cầu Trung Quốc mở rộng
thị trường với các doanh nghiệp Mỹ.

Năm 2018, Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng GDP thấp nhất trong
vòng 20 năm với chỉ 6,6% còn Mỹ cũng chẳng khá hơn là bao với 3,5% GDP.
Nhận thấy thiệt hại quá lớn, phía Trung Quốc dần có những sự lùi bước. Trung
9

Quốc đã lần đầu tiên cho phép một doanh nghiệp ô tô của Mỹ được tham gia thị
trường 1,4 tỷ dân của nước này mà không cần chuyển giao công nghệ, đó là
Tesla với nhà máy tại Thượng Hải. Không những thế, việc gia nhập ngành ngân
hàng và bảo hiểm cũng dần dần được mở rộng. Tuy nhiên, động thái này vẫn
chưa thể làm chấm dứt chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc.

Giai đoạn 2019-2020

Ngày 10-5-2019, Mỹ tái áp dụng quân bài thuế quan lên Trung Quốc với
mức 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa. Đáp trả lại, Trung Quốc cũng áp thuế lên
Mỹ nhưng không phải ngay lập tức mà là 3 ngày sau đó với 60 tỷ USD và được
chia làm 3 mức 10%, 20%, 25% và có hiệu lực từ ngày 1-6-2019, một bước đi
dè dặt và thận trọng hơn. Đồng thời, Trung Quốc sử dụng công cụ tài chính để
có thể làm giảm những thiệt hại từ mức thuế của Mỹ. Chỉ trong một tuần, Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã giảm tỉ giá đồng Nhân dân tệ xuống
1%, hành động được phương Tây cho là phá giá đồng Tệ nhưng với Trung
Quốc việc đó chỉ để hỗ trợ xuất khẩu và bù lại những thiệt hại từ thuế của Mỹ.

Một động thái tiếp tiếp nhằm vào lĩnh vực công nghệ đó là ngày 21-6-
2019, Mỹ cấm 5 công ty công nghệ của Trung Quốc bao gồm Huawei mua linh
kiện từ Mỹ. Ngày 29-6-2019, hai bên tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán tuy nhiên
vẫn chưa có kết quả đáng mong đợi. Căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang
khi vào ngày 1-8-2019, Tổng thống D. Trump tuyên bố trên Twitter rằng sẽ
đánh thuế 10% lên 300 tỷ USD giá trị hàng hóa còn lại từ Trung Quốc, áp dụng
từ ngày 1-9-2019. Ngày 6-8-2019, Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao
túng tiền tệ do trong ngày 5-8, PBoC đã giảm tỉ giá đồng Nhân dân tệ xuống
thấp nhất trong 11 năm (1 USD đổi được 7 NDT) và coi đây là một hành động
đáp trả của Trung Quốc.
10

Hình 1: Các mốc áp thuế của Mỹ và Trung Quốc

2.1.2. Nguyên nhân


2.1.2.1. Nguyên nhân trực tiếp
Gián điệp công nghệ

Đã rất nhiều lần Trung Quốc dính phải những cáo buộc liên quan tới việc
đánh cắp công nghệ. Có thể kể đến đó là việc Bắc Kinh đã bị cáo buộc đánh cắp
sở hữu công nghiệp của Mỹ trong vòng hai năm 2014-2015 (theo South China
Morning Post) và chính quyền Tổng thống Obama đã nhiều lần đe dọa trừng
phạt Trung Quốc vì vấn đề này. Sau khi Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận vào
tháng 9-2015, hiện tượng này đã lắng dịu đi khoảng một năm nhưng rồi hoạt
động mạnh trở lại khi Tổng thống Trump lên nắm quyền. Tình hình càng trở
11

nên đáng lo ngại khi Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều những tin tặc có
kinh nghiệm, tinh vi hơn. Một ví dụ điển hình là vào tháng 10-2018, sau nhiều
năm điều tra, các thẩm quán liên bang Mỹ tại San Diago mới có thể truy tố 2
gián điệp Trung Quốc cùng 5 tin tặc khác vì đánh cắp tài liệu mật về động cơ
mãy bay của một hãng Hoa Kỳ. Hàng loạt những vụ đánh cắp công nghệ cao
khác như dược phẩm chống ung thư (hãng GlaxoSmithKline), gạo biến đổi
gen… cũng đã thể hiện rõ sự ngang ngược của Trung Quốc. Theo ước tính của
Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mỹ, việc đánh cắp bản quyền trí tuệ nói chung và gián
điệp công nghiệp nói riêng gây thiệt hại từ 180-540 tỉ đô la Mỹ, tương đương từ
1-3% GDP của nước này. Tuy rằng việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ tại
Mỹ đã diễn ra mấy chục năm nay nhưng hầu hết các chính quyền Tổng thống
Mỹ đều tỏ ra khoan hồng. Cho đến khi Tổng thống Trump lên nắm quyền thì
ông mới thi hành những chính sách cứng rắn để trừng phạt Trung Quốc.

Cạnh tranh không lành mạnh

Mỹ chỉ trích Trung Quốc thi hành các chính sách thương mại bất công
bằng, gây thiệt hại lớn cho các công ty Mỹ. Trong khi Trung Quốc dễ dàng
thâm nhập vào thị trường thế giới bằng việc sáp nhập, mua bán doanh nghiệp và
huy động vốn như Alibaba, Huawei, Tencent,… thì các quốc gia khác lại gặp
khó khăn khi muốn gia nhập thị trường nước này. Nếu như một doanh nghiệp ô
tô của Mỹ muốn gia nhập thị trường Trung Quốc thì bắt buộc phải liên doanh
với đối tác nội địa để kinh doanh tại đây và phải chuyển giao công nghệ như
Toyota, BMW, Ford…; còn với ngành công nghệ thì các doanh nghiệp nước
ngoài phải đặt máy chủ tại Trung Quốc. Điều này vô hình chung khiến Trung
Quốc dễ dàng sử dụng và sao chép công nghệ Mỹ.

Phá giá đồng Nhân dân tệ

Ngày 11-8-2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã gây sốc khi
phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) gần 2% so với đồng USD để kích thích nền
kinh tế. Tỉ giá đông NDT được điều chỉnh từ mức 6,1162 NDT đổi được 1 USD
12

xuống mức còn 6,2298 NDT đổi 1 USD và là mức giá thấp nhất trong khoảng 3
năm trở lại đây. Cuối quý I năm 2018 đồng NDT tiếp tục mất giá với tỉ lệ
6,7671 NDT đổi 1 USD. Đồng nhân dân tệ yếu đi khiến giá thành các mặt hàng
rẻ hơn tính theo USD có thể giúp Trung Quốc xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn,
thúc đẩy tăng trưởng GDP. Tuy nhiên việc làm này đồng thời cũng khiến Mỹ
gặp nhiều bất lợi bởi khi hàng hóa của Trung Quốc quá rẻ sẽ khiến các doanh
nghiệp Mỹ không thể cạnh tranh lại và có thể dẫn đến nguy cơ bị phá sản.
Doanh nghiệp phá sản đồng nghĩa với việc tỉ lệ thất nghiệp gia tăng và cùng với
đó, người dân sẽ lại phải sử dụng những mặt hàng giá rẻ từ phía Trung Quốc.
Vậy là một vòng luẩn quẩn sẽ diễn ra làm gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ-
Trung.

2.1.2.2. Nguyên nhân sâu xa


Nguyên nhân sâu xa dẫn đến căng thẳng thương mại Mỹ- Trung là do vị
thế độc tôn của Mỹ đang bị Trung Quốc đe dọa. Chính sách thương mại của Mỹ
tuân theo quy tắc 60% của nước Anh, nghĩa là bất kì nước nào đạt GDP bằng
60% của Mỹ và liên tục tăng trưởng nhanh và đe dọa vị trí số 1 của nước này thì
Mỹ sẽ tìm cách đánh bại quốc gia đó bằng mọi giá. Và đối với Mỹ thì Trung
Quốc chính là một đối thủ đáng gờm với bằng chứng là đến năm 2030, GDP
trên danh nghĩa của Trung Quốc dự đoán sẽ vượt Mỹ, tuy nhiên nếu tính theo
sức mua tương đương (PPP) thì GDP của Trung Quốc hiện đã vượt qua Mỹ.
Cùng với đó là việc thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc ngày càng
lớn (từ 100 tỉ USD năm 2001 lên tới 375 tỉ USD năm 2017); năm 2017 Mỹ
nhập khẩu 561 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc nhưng chỉ xuất khẩu 131 tỉ
USD hàng hóa sang Trung Quốc.
13

(Nguồn: CIA Factbook, Sách dữ kiện thế giới, Cục Tình báo Trung ương
Mỹ)

Cùng với đó thì Trung Quốc cũng muốn soán ngôi Mỹ vươn lên đứng đầu
thế giới. Trung Quốc đã dành hàng tỷ đô la vào chương trình “Made in China
2025” với mục đích phát triển các ngành công nghiệp như trí tuệ nhân tạo,
người máy, hàng không vũ trụ, ô tô điện, mạng 5G… Tuy nhiên tham vọng của
Trung Quốc vấp phải một trở ngại đó là trình độ công nghệ còn lạc hậu và để
thực hiện chiến lược đó thì các công ty Trung Quốc cũng phải dựa vào các công
nghệ then chốt từ Mỹ.

2.1.3. Quyết sách của các bên


Những ngày đầu tháng 10-2019 tại Washington D.C, Mỹ và Trung Quốc
đã tiếp tục tiến hành vòng đàm phán thương mại. Cho đến ngày 15-1-2020, hai
nước đã kí kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, với hệ quả là danh sách miễn
thuế các mặt hàng được hai bên đưa ra trong giai đoạn từ đó đến nay và một vài
thỏa thuận hợp đồng đã được kí kết. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại rằng
những hành động trì hoãn giao thương của mỗi bên đang sẽ khiến thỏa thuận
thương mại có nguy cơ bị hủy bỏ.

Ngày 20-5-2020, Tổng thống D.Trump đã ban hành một văn bản, có thể
hiểu là một chiến lược mới của Mỹ đối với Trung Quốc mang tên “Cách tiếp
cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Trong đó,
Mỹ thừa nhận sự thất bại trong chính sách tiếp xúc với Trung Quốc hơn 40 năm
qua, cùng với đó là sự điều chỉnh hướng tiếp cận: công khai, quyết liệt, toàn
diện trên mọi lĩnh vực để ngăn chặn Trung Quốc và bảo đảm những lợi ích của
Mỹ. Chính sách này được sự nhất trí cao của cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng
hòa. Và giờ đây, khi Tổng thống Biden lên nắm quyền, ông cũng cương quyết
sẽ không nhẹ tay với Bắc Kinh và không dễ dàng bỏ lệnh áp thuế của Cựu
Thổng thống D.Trump. Trong khi đó, Trung Quốc cũng luôn “sẵn sàng chiến
14

đấu để bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của họ” theo chuyên gia kinh tế Vitaly
Mankevich.

2.2. Ảnh hưởng đối với Việt Nam


Thương chiến Mỹ- Trung ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới và
cũng có tác động không nhỏ tới Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam sẽ nhận được
rất nhiều cơ hội cũng như phải đương đầu với không ít thách thức trong và sau
cuộc chiến này.

2.2.1. Cơ hội của Việt Nam


Về thương mại

Trước hết Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ do
hàng Trung Quốc bị hạn chế. Số ngành hàng bị áp thuế 10% của Trung Quốc
khá tương đồng với nhóm hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, do đó
Việt Nam có thể hưởng lợi trực tiếp từ vấn đề này. Chẳng hạn hàng tiêu dùng
chiếm khoảng 27% tổng các mặt hàng bị áp thuế 10% của Trung Quốc và trong
đó có nhiều mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ như nông sản, thủy
sản, may mặc nên cơ hội xuất khẩu của Việt Nam sẽ càng mở rộng. Tương tự
với đồ gỗ, đồ nội thất, lĩnh vực trị giá 23 tỷ USD của Trung Quốc bị áp thuế thì
hướng nhập khẩu của Mỹ sẽ chuyển sang các nước Đông Nam Á như Thái Lan,
Malaysia và Việt Nam. Năm 2018, hàng điên máy là mặt hàng lớn nhất Việt
Nam xuất khẩu sang Mỹ. Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết,
Mỹ đã nhập khẩu 11 tỷ USD hàng điện máy, 7,2 tỷ USD hàng dệt kim và 6,2 tỷ
USD là giày dép từ Việt Nam
15

Hình 2. Nguồn: Bloomberg

Có thể thấy từ bảng số liệu của Cục Thống kê Mỹ, trong Quý I năm 2019,
nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng 40,2% so với cùng kì năm 2018. Trong khi
đó, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc giảm 13,9% vì chiến tranh
thương mại giữa hai nước.

Về vốn đầu tư

Các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng rút vốn ra khỏi thị trường
Trung Quốc và đầu tư vào những nước trong khu vực ổn định hơn như Việt
Nam. Theo hãng tin Nikken Asian Review của Nhật, từ khi thương chiến bùng
nổ cho đến tháng 10-2019 đã có 33 công ty di dời nhà máy sản xuất khỏi Trung
Quốc, trong đó có 23 doanh nghiệp chuyển tới Việt Nam. Một số doanh nghiệp
Mỹ đã chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đơn cử như
Hãng công nghệ Apple sản xuất 3-4 triệu tai nghe AirPods (tương đương 30%
số tai được sản xuất thông thường trong mỗi quý) tại Việt Nam. Một doanh
nghiệp nước ngoài khác rời bỏ Trung Quốc tới đầu tư tại Việt Nam là Quỹ Đầu
cơ Kingsmead của Singapore. Doanh nghiệp sở hữu 60 triệu USD này đã thoát
hết vốn khỏi các cổ phiếu Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư sang các cổ phiếu
của các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh- nhà môi giới
16

lớn nhất Việt Nam, hay nhà sản xuất thép lớn nhất cả nước- Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hòa Phát.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư vào Việt Nam do chiến
tranh thương mại Mỹ- Trung. Theo thông tin từ Chính phủ Việt Nam, Trung
Quốc đã trở thành nhà đầu tư hàng đầu của nước ta. Năm 2018, đầu tư của nước
này vào Việt Nam chiếm 6,8% vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đầu tư của Trung
Quốc đã tăng từ 700 triệu USD lên 2,5 tỷ USD từ 2011- 2018.

2.2.2. Thách thức Việt Nam phải đối mặt


Về thương mại

Trước hết, việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc sẽ trở nên
khó khăn hơn bởi nước này phải kích cầu kinh tế nội địa để tập trung tiêu thụ số
hàng hóa không thể xuất sang Mỹ do chịu mức thuế cao. Theo thống kê, các sản
phẩm điện tử, máy tính, điện thoại di động, nông sản, thủy sản của Việt Nam
xuất khẩu sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 đã giảm đáng kể với giá trị
xuất khẩu của thủy sản và điện thoại di động giảm lần lượt là 31,5% và 62,3%.
Có thể thấy, khi cầu giảm, cung tăng, giá thành cũng giảm và do đó dẫn đến
giảm giá trị xuất khẩu.

Để giải quyết số hàng không thể xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc cũng có
thể đưa hàng sang một số nước khác và Việt Nam là một điểm đến phù hợp.
Minh chứng là tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta năm 2018 là
gần 66 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 52 tỷ USD vào năm 2017. Hàng
của Trung Quốc khi xuất sang Việt Nam sẽ mang theo nhiều tiêu chí như giá cả
phải chăng, chất lượng đảm bảo, thu hút về kiểu dáng, mẫu mã, dễ được lòng
người tiêu dùng. Vì thế, hàng của chúng ta sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng
của Trung Quốc và cũng có thể thua ngay trên chính sân nhà.

Một vấn đề nữa tác động đến Việt Nam nảy sinh từ những lệnh áp thuế của
chính quyền Trump lên Trung Quốc là việc phát sinh những gian lận thương
mại và trốn thuế. Các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất hàng rồi gắn mác
17

“made in Vietnam” giả mạo để mượn đường xuất khẩu sang Mỹ. Trong 6 tháng
đầu năm 2019, số lượng máy móc, linh kiện điện tử Việt Nam nhập khẩu từ
Trung Quốc tăng rất cao so với cùng kì năm trước và số sản phẩm này nước ta
xuất sang Hoa Kỳ cũng tăng ở mức tương đương. Trong quý I năm 2019, số
lượng điện thoại di động Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm 5,8 tỷ USD
(27%) nhưng số sản phẩm Việt Nam xuất sang Mỹ lại tăng 3,6 tỷ USD (77%) so
với cùng kì năm trước đó. Cùng thời điểm đó, một số lượng lớn giấy chứng
nhận xuất xứ giả và sản phẩm thép, nhôm, nông nghiệp và dệt may vận chuyển
trái phép đã bị Hải quan Việt Nam thu giữ. Điều này dễ khiến Việt Nam nhận
những lệnh “trừng phạt oan”, những mức thuế nhập khẩu cao hơn từ phía Hoa
Kỳ và sẽ ảnh hưởng đến GDP cả nước. Có thể thấy Mỹ rất quan tâm đến việc
Trung Quốc mượn xuất xứ giả để trốn thuế, cụ thể là qua các nước như Ma-lai-
xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia và Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp Việt cần
cẩn trọng và đảm bảo hàng hóa mang đủ tính “chính chủ” khi xuất sang Mỹ.

Tiếp theo, mặc dù những mặt hàng xuất khẩu của nước ta sang Mỹ tương
đồng với những hàng hóa bị áp thuế của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ
nhưng điều này không có nghĩa là hàng hóa Việt Nam sẽ thay thế được hoàn
toàn hàng của Trung Quốc trên thị trường Mỹ bởi các nhà sản xuất của Trung
Quốc đều là các doanh nghiệp lớn, chiếm lợi thế cạnh tranh về giá thành sản
phẩm. Hơn thế, việc Việt Nam tăng xuất khẩu sang Mỹ cũng đồng nghĩa với
việc thâm hụt thương mại của hai nước cũng sẽ tăng. Hậu quả là nước ta sẽ bị
liệt vào danh sách những quốc gia thao túng tiền tệ, hàng hóa Việt Nam bị kiểm
tra và đánh thuế cao khi xuất khẩu sang Mỹ, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Về tài chính tiền tệ

Thị trường chứng khoán sau khi đạt đỉnh vào tháng 4-2018 đã có xu hướng
giảm điểm mạnh vì các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ròng liên tục, dù nền kinh
tế Việt Nam vẫn phát triển tích cực. Từ 6-7 đến 27-7-2018, đúng trong khoảng
thời gian lệnh áp thuế lần đầu của Tổng thống Trump được thi hành, các nhà
18

đầu tư ngoại đã bán ròng ở cả hai cơ sở giao dịch chứng khoán với giá trị lên
đến 1.7 tỷ đồng.

Đối với tỉ giá, đồng Nhân dân tệ giảm giá trong khi đồng USD có xu
hướng tăng do do đó tỉ giá USD/VND chịu áp lực tăng và sự tăng lên ngắn hạn
của áp lực lạm phát sẽ có thể kéo theo sự gia tăng của mặt bằng lãi suất. Trong
nửa đầu năm 2019, mặt bằng lãi suất tại Việt Nam vẫn được Ngân hàng Nhà
nước nỗ lực giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên trước căng thẳng leo thang của
thương chiến Mỹ- Trung, lãi suất khó có thể giảm trong thời gian tới. Lãi suất
cao sẽ khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm đồng thời làm tăng áp lực lên
các doanh nghiệp Việt Nam.

2.3. Liên hệ bản thân


Là một sinh viên, em nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức. Đó cũng chính là cơ sở để em vận dụng vào các
vấn đề của cuộc sống: phân tích, lí giải các phấn đề với góc nhìn đa diện, đa
chiều, khách quan và bám sát hiện thực; không tô hồng hiện thực, tránh suy
nghĩ chủ quan để đạt được kết quả tốt nhất. Nhận thức điều đó, ta cải tạo, thay
đổi, sáng tạo những thứ vật chất sẵn có, làm cho chúng trở nên hữu ích hơn, đa
dạng hơn, tốt đẹp hơn để phục vụ cho đời sống của mình. Đổi mới, sáng tạo
trong tư duy và nhận thức trong hoàn cảnh phù hợp và phù hợp với năng lực của
bản thân sẽ giúp em gặt hái được những thành công trong hiện tại và tương lai.
Thay đổi từ việc ứng xử trở nên hòa nhã hơn, thời gian học tập và sinh hoạt đều
đặn, được phân chia rõ ràng và hợp lí hơn, học cách sống trọn từng phút giây và
không để lãng phí thời gian, tham gia nhiều hoạt động bổ ích và khỏe mạnh
hơn… cho tới cách suy nghĩ, cách làm việc khẩn trương và sáng tạo hơn để làm
tăng chất lượng cuộc sống và làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, ý nghĩa hơn.

Áp dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào vấn đề chiến
tranh thương mại và ảnh hưởng đến Việt Nam, em nhận thấy rằng mình đã có
những hình dung cụ thể, khách quan và sâu sắc trước vấn đề này. Có lẽ căng
19

thẳng thương mại sẽ vấn tiếp tục leo thang dù hai bên chưa có những động thái
rõ rệt nhưng em nghĩa quãng thời gian đó sẽ là lúc để minh trang bị đủ kiến
thức, kĩ năng, thực hiện những thay đổi mà bản thân đề ra để có thể đóng góp,
đưa ra những giải pháp để góp phần giải quyết cuộc chiến tranh thương mại này
và phát huy những lợi ích, giảm bớt thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam do tác
động của cuộc chiến, đưa kinh tế Việt Nam phát triển thịnh vượng hơn trong
tương lai.

KẾT LUẬN
Như vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và toàn diện khi phân tích, lí giải vấn đề;
nhận thức, thay đổi để hành động và giải quyết mọi hiện tượng trong cuộc sống.

Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung là một cuộc đối đầu căng thẳng, với
những đòn tấn công và trả đũa quyết liệt từ hai cường quốc và cả hai cũng đều
phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề và gây ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam.
Tuy căng thẳng có đang tạm lắng xuống nhưng trong tương lai cuộc chiến này
vẫn có thể tái diễn bất kì lúc nào. Vì vậy, mặc dù có được những lợi ích to lớn
nhưng tác động tiêu cực của vấn đề này tới Việt Nam vẫn là những điều khó
lường. Nhà nước và các doanh nghiệp cần có những chính sách, kịch bản ứng
phó khác nhau và những thay đổi cần thiết để giữ vững nền kinh tế trước tác
động của căng thẳng thương mại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
1. Giáo trình Triết học Mác- Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tài liệu trực tuyến

2. TS. Đinh Hoàng Thắng, “Thương chiến Mỹ- Trung và tác động đến Việt
Nam”, Vietnamfinance,
20

https://vietnamfinance.vn/thuong-chien-my-trung-va-tac-dong-den-viet-
nam-20180504224228093.htm,
truy cập lúc 16:11, 01-09-2019
3. ThS. Trần Thị Long, “Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và ảnh hưởng
đối với Việt Nam”, tapchicongthuong.vn
http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-my-va-
anh-huong-doi-voi-viet-nam-69628.htm,
truy cập lúc 17:16, 16-03-2020
4. TS. Cấn Văn Lực và Trung tâm Nghiên cứu BIDV, “Việt Nam chịu ảnh
hưởng gì từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung”, VnExpress,
https://www.google.com.vn/amp/s/amp.vnexpress.net/viet-nam-chiu-anh-
huong-gi-tu-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-3813427.html
truy cập lúc 10:10, 22/09/2018
5. TS. Lê Quốc Phương, “Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung: Nguyên
nhân và phương thức các nước áp dụng”, Tạp chí Tài chính Online,
https://m.tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/chien-tranh-thuong-mai-my-
trung-nguyen-nhan-va-phuong-thuc-cac-nuoc-ap-dung-301016.html,
truy cập lúc 6:25, 21-12-2018
6. PGS.TS. Thái Văn Long, “Đặc điểm mới của cạnh tranh chiến lược Mỹ-
Trung Quốc và đối sách của Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/the-gioi-van-de-su-
kien/-/2018/820419/dac-diem-moi-cua-canh-tranh-chien-luoc-my---trung-quoc-
va-doi-sach-cua-viet-nam.aspx,
truy cập lúc 16:00, 09-11-2020
7. ThS. Hoàng Thị Thúy, “Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và vấn
đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Tài chính Online,
https://m.tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chien-tranh-thuong-mai-my-
trung-va-van-de-dat-ra-doi-voi-kinh-te-viet-nam-314677.html,
truy cập lúc 07:20, 02-11-2019
21

You might also like