Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chuẩn bị môi trường lên men

Ngoài dịch mật rỉ là thức ăn chính cho môi trường lên men, ta cần bổ sung thêm NH 3,
H3PO4, O2, các chất dinh dưỡng cho chủng vi khuẩn phát triển tăng sinh khối.
Chuẩn bị giống lên men
Giống vi khuẩn thuần khiết này được lấy từ ống thạch nghiêng tại các cơ sỡ giữ giống, sau
đó được cấy truyền , nhân sinh khối trong môi trường lỏng
Khi giống đã chuẩn bị xong môi trường lên men chưa xong thì giữ nguyên giống trong nồi,
tắt cánh khuấy, giữ nguyên áp lực , cho nước đông lạnh qua vỏ ngoài thiết bị để nhiệt độ hạ
xuống gần bằng 10oC, không được để giống quá 3 giờ vì giống sẽ già và hiệu suất tạo AG
thấp.
Các nguồn chất chính để nuôi đảm bảo yêu cầu trên:
- Hợp chất cacbon: đường glucoza
- Đạm vô cơ : ure
- Các muối khoáng cần thiết
- Các chất phát triển
Cấy vi khuẩn vào môi trường lên men
Chủng vi khuẩn đã được nhân giống và được cấy vào môi trường mật rỉ đã có đầy đủ
dưỡng chất cần thiết

Kiểm soát pH môi trƣờng ở 6.7-7.5, nhiệt độ trong khoảng 37- 41 oC. Thời gian
lên men thƣờng là 32 giờ.

Trong thời gian lên men, pH sẽ chuyển dần sang axit do sự hình thành axit
glutamic do đó nguời ta thuờng bổ sung thêm dinh duỡng vào môi truờng nguồn
amoni( NH3, H3PO4) để giữ ổn định độ pH cho vi khuẩn hoạt động tốt.

Không đƣợc để điều kiện lên men là yếm khí vì sản phẩm tạo ra sẽ là axit
lactic. Vì vậy trong quá trình lên men cần bổ sung O2 liên tục.

Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men là một dịch màu nâu đen, chứa 9 -
10% axit glutamic và đuợc ký hiệu là dịch BO.

3.1.1.1. Cơ chế quá trình lên men


Những biến đổi xảy ra trong quá trình lên men axit glutamic rất phức tạp. Vi khuẩn sử dụng đuờng
nhờ xúc tác enzyme có sẵn trong nó, chuyển hóa qua nhiều phản ứng khác nhau để cuối cùng tạo
axit glutamic và một số sản phẩm phụ khác

Dạng thiết bị này sử dụng rộng rãi cho các quá trình tiệt trùng để nuôi cấy vi
sinh vật tạo ra các sản phẩm có hoạt tính sinh học.

Thiết bị lên men này có một xilanh đứng đƣợc chế tạo bằng kim loại có nắp và
đáy hình nón. Tỷ lệ chiều cao và đƣờng kính 2.6:1, trên nắp có bộ dẫn động cho cơ cấu
chuyển đảo và cho khử bọt bằng cơ học; ống nối để nạp môi trƣờng dinh dƣỡng, vật
liệu cấy, chất khử bọt, nạp và thải vào không khí; các cửa quan sát,cửa để đƣa vòi rửa;
van bảo hiểm và các khớp nối để cắm các dụng cụ kiểm tra.

3.1.2. Thu hồi


3.1.2.1. Cô đặc

Hàm luợng dịch BO sau quá trình lên men vẫn còn thấp 9-10% GA. Do đó, ta
tiến hành cô đặc dịch BO lên 25% GA tạo điều kiện cho quá trình kết tinh.

3.1.2.2. Kết tinh GA

Dịch axit glutamic sau khi đạt pH đẳng điện thì cho nƣớc lạnh vào vỏ thùng và
làm lạnh nhằm làm tăng độ quá bão hoà của dung dịch tạo cho kết tinh axit glutamic
đƣợc tốt. Trong quá trình này cánh khuấy hoạt động liên tục làm cho axit glutamic kết
tinh to, xốp và tơi, thêm HCl để hạ pH xuống 3.2 và giảm nhiệt độ xuống 23-25oC.

Lúc này trong hỗn hợp có 2 pha:


- Pha rắn: gồm axit glutamic đã kết tinh và lắng xuống.
- Pha lỏng: gồm nƣớc và một ít axit glutamic không kết tinh hoà tan và gọi đó

là nƣớc cái.
- Sau quá trình tinh thể GA sẽ đƣợc tạo thành với hàm lƣợng 77 - 80%.
- Ly tâm

Tinh thể GA tạo thành sẽ đƣợc làm sạch qua quá trình ly tâm rửa bằng nƣớc ta
thu đƣợc GA tinh khiết( 80-90%). Quá trình ly tâm trải qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hỗn hợp sau khi kết tinh đƣợc ly tâm tạo ra phần tinh thể 315
và dịch lỏng 316. 315 hòa vào nƣớc tiếp tục ly tâm qua giai đoạn 2 còn 316 dùng để
sản xuất phân bón và nguyên liệu làm thức ăn gia súc.
- Giai đoạn 2: Từ 315 ly tâm tạo ra 320 và 321. 320 được hòa vào nước tiếp tục
được ly tâm, 321 được đưa trở lại giai đoạn cô đặc.

- Giai đoạn 3: Từ 320 ly tâm tạo ra 329 và 330. 329 hòa vào nƣớc tiếp tục
được ly tâm, 330 được đưa về giai đoạn cô đặc.

- Giai đoạn 4: Từ 329 ly tâm tạo ra 334 và 335. Tinh thể 334 tiếp tục đƣợc
trung hòa bằng NaOH để thu đyợc dịch có màu nâu đậm đƣợc ký kiệu là dịch 345
( dịch bột ngọt thô). Đây là sản phẩm cuối cùng của xƣởng thu hồi đyợc chuyển tiếp
qua xyởng tinh chế và kết tinh MSG.

3.2.3 Tinh chế


3.2.3.1 Lắng

Mục đích: Nhằm tách loại một phần các tạp chất có khối lƣợng riêng lớn lẫn
trong dịch 345 dƣới tác dụng của trọng lực.

Quá trình này có bổ sung các chất trợ lắng, các bã than phế để giúp cho quá
trình lắng xảy ra dễ dàng, đồng thời cải thiện hiệu quả sự phân riêng 2 pha.

Mục đích sử dụng của chất trợ lắng là làm xuất hiện các tập hợp của những cấu
tử thuộc pha phân tán, từ đó làm tăng kích thƣớc của các hạt phân tán trong hệ 2 pha
và giúp cho quá trình lắng diễn ra dễ dàng và triệt để hơn.

Quá trình này thực hiện trong 12 – 20 giờ. Dịch sau quá trình này đƣợc chuyển
qua hệ thống các máy lọc.

3.2.3.2 Tẩy màu

Mục đích: Quá trình này nhằm loại các hợp chất gây màu, làm cho dịch 345
sáng màu hơn, cải thiện giá trị cảm quan sản phẩm MSG.

Than hoạt tính đƣợc công ty sử dụng vì có khả năng tẩy màu cao và hấp phụ lớn
cũng như không gây mùi vị mới cho dịch, tỷ lệ sử dụng thấp, dễ dàng tách ra khỏi dịch
bằng phuơng pháp lọc. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình này là khoảng 60 oC, thời gian
trong 10-15 phút.
3.2.3.3 Lọc ép

Mục đích: nhằm loại bỏ các tạp chất lơ lửng và bã than hoạt tính trong
dịch

345. Dịch qua máy lọc ép để tách bã than, bã than bị giữ lại ngoài khung
lọc, còn dịch đƣợc chuyển xuống các bồn chứa dịch sơ lọc chuẩn bị qua
công đoạn tẩy màu.

Trong quá trình lọc cần chú ý đến nhiệt độ, vì nó ảnh hƣởng đến độ
nhớt của pha lỏng, khi tăng nhiệt độ độ nhớt giảm, khả năng khuyết tán của
các cấu tử trong pha lỏng sẽ gia tăng nên tốc độ lọc cũng tăng theo.

Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiệt độ cao thì sẽ làm tăng chi phí năng
lƣợng trong quá trình lọc. Nhiệt độ quá trình lọc đƣợc giữ trong khoảng
55 - 60oC.

3.2.3.4 Trao đổi ion

Mục đích: là tách lấy axit glutamic ra khỏi dịch lên men. Đồng thời
loại bỏ một số ion khác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết tinh,
không nhiễm tạp bởi một số ion lạ.

Dịch sau khi lọc ép đuợc cho qua tháp trao đổi ion có chứa các hạt
rezin nhằm loại các tạp chất còn lại trong dịch để làm tăng độ trong của
dịch 345.

Khi ta cho các hạt nhựa trao đổi ion vào trong dung dịch, chúng sẽ
trƣơng nở và gia tăng thể tích. Sự solvate hóa sẽ xảy ra kèm với hiện tuợng
trên. Mức độ solvate hóa càng cao thì mức độ phân li của các ion gắn trên
ionit càng mạnh và độ phân cực của dung dịch sử dụng càng cao.

Các phân tử dung môi và chất tan sẽ dịch chuyển vào bên trong cấu
trúc vi xốp của các hạt nhựa theo nguyên tắc thẩm thấu. Số luợng các phân
tử dịch chuyển đuợc vào bên trong các hạt nhựa phụ thuộc vào kích thuớc
và bản chất của các hạt ionit.
Khi đó, bên trong các hạt nhựa sẽ xuất hiện một áp lực thẩm thấu.
Trong quá trình hoạt động, các cấu tử tích điện trong mẫu lỏng sẽ thế chỗ
các ion trên pha rắn và nguợc lại các ion trên pha rắn sẽ dịch chuyển vào
mẫu lỏng.
Dịch sau khi ra khỏi tháp đuợc chuyển qua thiết bị lọc tinh nhằm
làm sạch tối đa, tăng độ trong của dịch lên cao, đồng thời tăng cảm quan
sản phẩm chuẩn bị cho quá trình kết tinh.

You might also like