Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 81

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Khoa Dược

MẪU TRONG NGHIÊN CỨU


DỊCH TỄ DƯỢC HỌC
BM Quản lý dược

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


MỤC TIÊU

1. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến mẫu nghiên
cứu.
2. Trình bày được các bước tính toán cỡ mẫu nghiên cứu.
3. Trình bày được các kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu
4. Vận dụng lý thuyết để lựa chọn được một mẫu nghiên
cứu.

2
Mẫu nghiên cứu

✓ Các nghiên cứu dịch tễ dược thường được tiến hành trên
các quần thể với số lượng cá thể rất lớn
✓ Chọn ra một/ một số mẫu nghiên cứu từ quần thể, đo
lường mẫu nghiên cứu và suy luận kết quả cho quần thể
nghiên cứu

3
Quần thể nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu

4
Xác định quần thể nghiên cứu

✓ Tùy thuộc vào: ý tưởng, vấn đề cần được nghiên cứu,


các thông tin sẵn có cho việc chọn mẫu, sự hiện diện của
các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu
✓ Phải xác định rõ, phải bao hàm cả về khái niệm không
gian và thời gian (khung mẫu) cho việc chọn mẫu.

5
Yêu cầu của mẫu nghiên cứu
✓ đại diện được cho quần thể nghiên cứu, nghĩa là mẫu đó
phải có tất các tính chất cơ bản của quần thể để kết quả
suy luận cho quần thể đảm bảo độ tin cậy và chính xác
✓ tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện và tính
hiệu quả với chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng thu được kết
quả tốt nhất
✓ tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào:
➢ Cỡ mẫu: Số lượng cá thể trong mẫu nghiên cứu
➢Cách thức lựa chọn các cá thể đưa vào mẫu nghiên cứu 6
Các yếu tố ảnh hưởng đến mẫu nghiên cứu

✓ cỡ mẫu hợp lý, đủ lớn và lựa chọn phù hợp, đại diện cho
quần thể đảm bảo độ tin cậy về mặt thống kê, phù hợp
với nguồn lực hiện có và kinh tế khi triển khai thực hiện
➢ Nguyên tắc: cỡ mẫu càng lớn càng tốt nhưng lớn quá thì
khó khăn về thời gian, nhân lực, kinh phí, thậm chí thất
bại vì không có khả năng thực hiện
➢ quá nhỏ: độ tin cậy thấp, mẫu không đảm bảo tính đại
diện, mục đích nghiên cứu không đạt được, do vậy cũng
gây lãng phí thời gian, nhân lực, tiền của. 7
Lưu ý khi lựa chọn mẫu nghiên cứu

✓ Loại thiết kế nghiên cứu khác nhau có yêu cầu cỡ mẫu


khác nhau và công thức tính cỡ mẫu khác nhau
➢ nghiên cứu dọc (longitudinal) yêu cầu cỡ mẫu cao hơn
nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study)
➢ Nghiên cứu thăm dò (pre-test) không cần ngoại suy nên
cỡ mẫu không quan trọng
➢ Nghiên cứu tình huống (case study) không nhất thiết phải
xác định cỡ mẫu
8
Lưu ý khi lựa chọn mẫu nghiên cứu

✓ Tần số xuất hiện của biến số cần phải đo lường trong


quần thể nghiên cứu: càng lớn thì cỡ mẫu nghiên cứu
càng nhỏ, và ngược lại, sự kiện cần quan tâm trong
nghiên cứu càng hiếm gặp thì cỡ mẫu càng phải lớn.
✓ Tính chất dao động của các biến số: càng lớn thì cỡ mẫu
nghiên cứu càng lớn, và ngược lại; ảnh hưởng đến kỹ
thuật chọn mẫu (biến số ít dao động thì chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn, và ngược lại phải sử dụng các kỹ thuật chọn
mẫu khác cho phù hợp) 9
Lưu ý khi lựa chọn mẫu nghiên cứu

✓ Mức độ sai lệch cho phép giữa mẫu và quần thể càng
nhỏ thì cỡ mẫu càng lớn, và ngược lại.
✓ Kỹ thuật chọn mẫu khác nhau yêu cầu cỡ mẫu khác
nhau: chọn mẫu chùm yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn kỹ thuật
chọn mẫu khác.
✓ Khảo sát nhiều biến số trong cùng một mẫu nghiên cứu
thì cỡ mẫu phải được xác định độc lập với từng biến số
sau đó lựa chọn mẫu nghiên cứu chung là mẫu mà có kích
cỡ lớn nhất. 10
Lưu ý khi lựa chọn mẫu nghiên cứu

✓ Tính khả thi: khả năng triển khai thực tế của nghiên cứu,
liên quan đến kinh phí, nhân lực (số lượng và chất
lượng) và thời gian...
✓ Tính kinh tế và hiệu quả: thu thập số liệu trên từng cá
thể phải dễ dàng, thuận tiện với chi phí thấp nhất và hiệu
quả cao nhất.

11
Lưu ý khi lựa chọn mẫu nghiên cứu

✓ Phải biết phân tích, lựa chọn kỹ thuật phù hợp với khả
năng hiện có dành cho nghiên cứu, và mục đích yêu cầu
do nghiên cứu đặt ra
✓ Nắm vững kỹ thuật chọn mẫu cơ bản: mẫu ngẫu nhiên
đơn, mẫu hệ thống, mẫu phân tầng và mẫu chùm.
✓ Tất cả các kỹ thuật chọn mẫu đang sử dụng trong
chương trình y tế hiện nay, đều là sự kết hợp hoặc là
biến thể của bốn kỹ thuật cơ bản này.
12
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

✓ nhiều cách: sử dụng công thức, tra bảng, dùng biểu đồ,
sử dụng các chương trình phần mềm của máy vi tính
Qui định mức độ sai số giữa mẫu và quần thể nghiên cứu

Qui định mức độ tin cậy muốn có trong quá trình suy luận

Ước tính độ lệch chuẩn hoặc tỷ lệ quần thể

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu phù hợp


13
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

a. Qui định mức sai số cho phép


✓Yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến cỡ mẫu nghiên cứu là độ
lớn của sai số, xảy ra trong quá trình ước lượng mẫu từ
quần thể nghiên cứu
✓Sai số càng nhỏ tham số mẫu và quần thể càng gần nhau,
chênh lệch giữa tham số mẫu và quần thể càng ít
✓Mức độ sai số phải được xem xét và dự đoán trước khi
xây dựng đề cương nghiên cứu, và nó phải nằm trong mục
đích nghiên cứu 14
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

b. Mức độ tin cậy


✓là độ lặp lại của kết quả nghiên cứu, phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, trong đó có chọn mẫu
✓muốn mức tin cậy cao thì phải điều tra toàn bộ cá thể
trong quần thể nhưng tốn kém và không thực tế
✓phổ biến: 99%, 95% và 90%
✓Mức tin cậy 95% hay được sử dụng trong các nghiên cứu
y sinh học, có nghĩa là 95% số thí nghiệm đều cho kết quả
giống nhau, chỉ có 5% cho kết quả khác nhau mà thôi. 15
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

b. Mức độ tin cậy


Mức tin cậy (1- α) Hệ số tin cậy Z(1-α/2)
0,90 1,65
0,95 1,96
0,99 2,58

16
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

c. Ước tính độ lệch chuẩn (SD)


✓biểu hiện mức độ dao động của các biến số xung quanh
giá trị trung bình.
✓SD càng nhỏ, mức độ dao động về giá trị của các biến số
càng nhỏ, và ngược lại.

17
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

c. Ước tính độ lệch chuẩn (SD): 3 cách tính


➢ Lấy SD của nghiên cứu tương tự trước đó
➢ Điều tra thử trên quần thể nghiên cứu để xác định SD
➢Dựa vào khoảng biến thiên (R) tùy theo đặc điểm phân
phối của sự kiện nghiên cứu. Nếu hàm phân phối chuẩn:
𝑅 Xmax – Xmin
SD=s= =
6 6

Xmax: giá trị lớn nhất thu được của đối tượng nghiên cứu.
Xmin: giá trị nhỏ nhất thu được của đối tượng nghiên cứu.
18
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

d. Ước tính giá trị tỷ lệ


✓ phải được thực hiện trên từng biến số nghiên cứu, 3
cách
- Gán tỷ lệ ước tính dựa vào nghiên cứu tương tự trước đó
- Nghiên cứu thử để xác định tỷ lệ ước tính trên quần thể
nghiên cứu
- Cần thiết có thể gắn P=0,5; khi đó P(1-P) sẽ lớn nhất và
phải chấp nhận cỡ mẫu sẽ là tối đa.
19
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

e. Các công thức tính cỡ mẫu thường dùng


Lựa chọn công thức tính toán cỡ mẫu phụ thuộc vào:
✓Mô hình thiết kế nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu mô tả và
thiết kế nghiên cứu phân tích
✓Tham số ước lượng: phụ thuộc vào giá trị của biến số
➢Biến số dưới dạng số, tham số thường tính theo giá trị
trung bình;
➢Biến số dưới dạng phân loại, tham số thường tính theo giá
trị tỷ lệ hoặc tỷ lệ %. 20
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu mô tả

✓Mục đích của nghiên cứu: ước lượng được một đặc trưng
nào đó hay tham số của quần thể. Ví dụ: tỷ lệ người thích
một nhãn hiệu hàng hóa/sản phẩm
✓ Cần xác định:
➢ Tham số/Biến số nghiên cứu : dựa vào mục tiêu
Ví dụ tỷ lệ khách hàng mua thuốc không có đơn: biến số
của nghiên cứu là tình trạng mua thuốc của khách hàng
(có/không có đơn), tham số tính toán là tỷ lệ khách hàng
mua thuốc không có đơn. 21
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu mô tả

✓ Cần xác định:


➢ Phân bố xác suất của biến số nghiên cứu; phân bố nhị
thức (để ước tính tỷ lệ của biến cố), và phân bố chuẩn
(ước tính giá trị trung bình)
➢ Mong muốn độ chính xác của kết quả: xác định mức độ
chênh lệch giữa giá trị ước tính của mẫu và giá trị thực
của quần thể, mức độ tin cậy. Một nghiên cứu chỉ thực
sự tốt khi kết quả đạt được đảm bảo được mức độ chính
xác và tin cậy. 22
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu mô tả
a. Cỡ mẫu cho việc ước tính một giá trị trung bình trong
quần thể: Quần thể vô cùng lớn, mức tin cậy (1- α)
𝑠2
n= 𝑍2 (1-α/2) x
𝑑2

- s: độ lệch chuẩn
- d: khoảng sai lệch cho phép giữa tham số mẫu nghiên cứu
và tham số quần thể nghiên cứu
- α là mức độ tin cậy, thường 0,1; 0,05 hoặc 0,01 ứng với độ
tin cậy 90%, 95% và 99%.
- Hệ số tin cậy Z(1-α/2) phụ thuộc vào giới han tin cậy (1- 23α)
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu mô tả

Ví dụ: tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu điều tra xác định giá
tiền trung bình một đơn thuốc. Người ta tiến hành một
nghiên cứu thử và xác định được độ lệch chuẩn khi tính giá
tiền trung bình một đơn thuốc của nghiên cứu thử là 1,03.
Nếu như người điều tra tin tưởng 95% rằng kết quả nghiên
cứu của mình chỉ sai lệch so với quần thể là 10%

2 1,032
n= 1,96 x = 407,6
0,12

Như vậy cỡ mẫu cần thiết tối thiểu phải là 408 đơn thuốc.
24
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu mô tả

b. Cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể


𝑃(1−𝑃)
quần thể vô cùng lớn n= 𝑍2 (1-α/2) x
𝑑2

Trong đó:
- P là giá trị tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước,
hoặc là nghiên cứu thử. có thể gán cho P= 0,5; khi đó P(1-
P) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu là tối đa.
- d là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ
mẫu và tỉ lệ của quần thể mà người nghiên cứu mong muốn.
25
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu mô tả

Ví dụ: tính cỡ mẫu số đơn thuốc để điều tra tỷ lệ các đơn


thuốc có số thuốc được kê nhiều hơn 3 thuốc trong một đơn
tại các nhà thuốc tư. Từ kinh nghiệm thực tế người ta cho
rằng tỷ lệ này không quá 20% (thường là tỷ lệ ước định vì
không biết chắc chắn), kết quả nghiên cứu mong muốn sai
khác 5% so với quần thể ở mức tin cậy 95%.

26
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu mô tả

Ví dụ: cần tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh đường hô
hấp (tai mũi họng) với việc tiếp xúc thường xuyên với hoá
chất. Giả sử tỷ lệ mắc it nhất một trong số các bệnh tai mũi
họng ở những người có điều kiện tương tự theo các thống
kê trước đó là 65%. Mức độ sai lệch không quá 5% so với
tỷ lệ thực ở mức tin cậy 95%.

27
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu phân tích

Do mục đích cơ bản của nghiên cứu phân tích là để kiểm


định giả thuyết Ho, việc xác định cỡ mẫu đòi hỏi phải chỉ ra
các giới hạn của sai số, chúng ta sẽ phải chấp nhận khi ta
đồng ý hay phủ nhận giả thuyết H0 (sai số loại I và loại II)

28
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu phân tích

Cũng giống như nghiên cứu mô tả, người nghiên cứu


phải xác định các tham số mẫu sẽ được sử dụng (tỷ lệ, giá
trị trung bình mẫu, ước tính nguy cơ tương đối hay tỷ suất
chênh...) và phân bố mẫu của chúng (trên cơ sở đó quyết
định chấp nhận hay phủ nhận giả thuyết H0). Bằng việc đặt
phương trình giữa hai loại sai số dựa trên sự phân bố mẫu
và các giới hạn cho trước của các sai số này, chúng ta có thể
tính được cỡ mẫu.
29
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu phân tích

a. Cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa hai giá trị
trung bình
Ví dụ: tìm sự khác biệt về số thuốc trung bình trong một
đơn thuốc đã được kê bởi bác sĩ được thu thập từ các nhà
thuốc tư của Hà Nội (quần thể A) và những đơn thuốc thu
thập được tại các nhà thuốc tư của Thành phố Hồ Chí Minh
(quần thể B). Liệu có sự khác biệt không? Và giá trị này là
bao nhiêu? Cần điều tra ở mỗi quần thể bao nhiêu đơn
thuốc? 30
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu phân tích

a. Cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa hai giá trị
trung bình
Ví dụ: tìm sự khác biệt về số thuốc trung bình trong một
đơn thuốc đã được kê bởi bác sĩ được thu thập từ các nhà
thuốc tư của Hà Nội (quần thể A) và những đơn thuốc thu
thập được tại các nhà thuốc tư của Thành phố Hồ Chí Minh
(quần thể B). Liệu có sự khác biệt không? Và giá trị này là
bao nhiêu? Cần điều tra ở mỗi quần thể bao nhiêu đơn
thuốc? 31
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu phân tích

a. Cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa hai giá trị
trung bình (µA và µB)
Quần thể A có giá trị µA, tiến hành chọn mẫu nA, giá trị 𝑋ത A
Quần thể A có giá trị µB, tiến hành chọn mẫu nB, giá trị 𝑋ത B
xác định được hiệu |𝑋ത A − 𝑋ത B|; giả sử nA = nB ta có:
𝑠 2 𝐴+ 𝑠2 𝐵
n = nA = nB = 𝑍2 (1-α/2) x
𝑑2

Trường hợp sA= sB= s ta có công thức đơn giản hơn:


2𝑠 2
n = nA = nB = 𝑍 2 (1-α/2) x
𝑑2 32
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu phân tích

VD: cần phải thu thập bao nhiêu đơn thuốc để tìm sự khác
biệt về số thuốc trung bình trong một đơn đã được kê bởi
bác sĩ thu thập từ các nhà thuốc tư của Hà Nội (quần thể A),
và những đơn thuốc thu thập được tại các nhà thuốc tư của
thành phố Hồ Chí Minh (quần thể B), với mức độ tin cậy
95% và sai số là 0,1. Giả sử độ lệch chuẩn ở hai nhóm này
như nhau và bằng 1,0

33
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu phân tích

b. Cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa hai tỷ lệ


VD: so sánh tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh của 2
thành phố; xác định sự khác nhau về tỷ lệ số lần bán thuốc
có hướng dẫn đầy đủ cho người bệnh giai đoạn trước và sau
khi thực hiện can thiệp giáo dục các nhà thuốc của một tỉnh
hay thành phố; so sánh giá trị trung bình cùng một cơ số
thuốc giữa 2 tỉnh khác nhau ...

34
Cỡ mẫu thiết kế nghiên cứu phân tích

b. Cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa hai tỷ lệ


Gọi PA là tỷ lệ có đặc trưng của quần thể A, PB là tỷ lệ
có đặc trưng của quần thể B, được ước tính từ những
nghiên cứu trước đó hoặc là ước tính từ nghiên cứu thử.
PA 1−PA +PB(1−PB)
Giả sử n = nA = nB n= 𝑍2 (1-α/2) x
𝑑2

2𝑃(1−𝑃)
Nếu PA = PB = P thì n= 𝑍2 (1-α/2) x
𝑑2

35
Cỡ mẫu cho quần thể hữu hạn

dùng công thức hiệu chỉnh cỡ mẫu


𝑛𝑖.𝑁
n=
𝑛𝑖 + 𝑁

Trong đó:
- N là kích thước quần thể hữu hạn;
- n là cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần thiết sẽ được rút
ra từ quần thể này;
- ni là cỡ mẫu tính được từ quần thể vô hạn theo những
công thức đã trình bày ở trên.
36
Cỡ mẫu cho quần thể hữu hạn

Chú ý:
✓ ước lượng một số trung bình: n tối thiểu là 30 trở lên.
✓ ước lượng tỉ lệ nằm trong khoảng 10% đến 90% thì cỡ
mẫu phải từ 100 trở lên.
✓ ước lượng tỉ lệ dưới 10% hoặc trên 90% thì cỡ mẫu bắt
buộc phải lớn hơn 100
✓ tỉ lệ ước lượng càng thấp thì cỡ mẫu càng phải lớn. Đối
với các tỉ lệ ước lượng quá thấp, dưới 1% cần phải có sự
tư vấn của nhà thống kê. 37
Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu

✓ chọn n đối tượng ra khỏi quần thể nghiên cứu có kích


thước N
➢ kỹ thuật chọn mẫu xác suất (probability sampling)
➢ kỹ thuật chọn mẫu không xác suất (nonprobability
sampling)
➢ Mẫu được chọn theo kỹ thuật xác suất thường có tính đại
diện cho quần thể hơn.

38
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Nguyên tắc: mỗi một cá thể trong quần thể đều có cơ hội
biết trước để chọn vào mẫu, và xác suất để chọn vào mẫu
của mỗi cá thể là ngang nhau.
✓ Kỹ thuật này chỉ được thực hiện khi đã biết khung chọn
mẫu của quần thể nghiên cứu.

39
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:


✓ Từ một quần thể nghiên cứu có kích thước là N, ta chọn
một mẫu có cỡ n trong đó mọi cá thể trong n đều có cơ
hội (xác suất) được chọn ra như nhau
✓ Ví dụ: chọn 10 nhà thuốc trong 200 nhà thuốc tại 2 quận
của HCM để nghiên cứu. Nếu theo cách chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn thì mỗi nhà thuốc trong quần thể 200 nhà thuốc
đều có cơ hội được chọn vào mẫu nghiên cứu là như
nhau. Tuy nhiên bằng quá trình ngẫu nhiên (bốc thăm) 40
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:


Cách tiến hành
Lập một khung chọn mẫu có chứa tất cả các đơn vị mẫu,
mã hoá tất cả các đơn vị với các số thứ tự từ 1 đến N.
Sau đó sử dụng một quá trình ngẫu nhiên đơn để chọn n
cá thể vào mẫu. Có nhiều cách để chọn một ngẫu nhiên đơn
từ quần thể như: sử dụng bảng số ngẫu nhiên, sử dụng máy
vi tính (thực chất là sử dụng bảng số ngẫu nhiên), tung đồng
xu, tung đồng xúc xắc, bốc thăm... 41
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:


Ưu điểm
➢ kỹ thuật chọn mẫu cơ bản đóng vai trò làm cơ sở để thực
hiện các kỹ thuật chọn mẫu khác.
➢ Đơn giản, tính ngẫu nhiên cao và về mặt lý thuyết, mẫu
nghiên cứu được chọn ra mang tính đại diện cao.

42
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Nhược điểm


➢khó thực hiện nếu mẫu lớn hoặc mẫu không ổn định do
phải có danh sách toàn bộ các đơn vị mẫu (khung chọn
mẫu) để đánh số theo thứ tự phục vụ cho việc chọn mẫu.
➢ các đơn vị quần thể được chọn vào mẫu có thể phân bố
tản mạn do cơ hội được chọn như nhau
➢Với các quần thể nghiên cứu có tham số nghiên cứu phân
bố thay đổi rõ rệt theo cấu trúc quần thể, thì mẫu ngẫu
nhiên đơn khó có thể đem lại sự ước lượng phù hợp. 43
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống:


➢ chọn mẫu theo một quy tắc nhất định do nhà nghiên cứu
đặt ra để từ đó lựa chọn ra được các cá thể đưa vào mẫu
nghiên cứu.
Chẳng hạn, người ta có thể sử dụng quy tắc khoảng hằng
định k là khoảng cách giữa các đơn vị mẫu được chọn. Theo
đó, các đơn vị mẫu được chọn sẽ cách nhau một khoảng
hằng định k trong khung chọn mẫu, kết quả là n cá thể sẽ
được chọn ra từ quần thể nghiên cứu 44
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: Cách tiến hành
Lập khung chọn mẫu:
đánh số thứ tự từ 1 đến N tất cả các đơn vị mẫu, có thể
là một bản đồ phân bố các đơn vị mẫu
Xác định quy tắc chọn mẫu (khoảng cách k):
𝑁
k=
𝑛

Chú ý: nên chọn k mang giá trị nguyên.


- Nếu kích thước không xác định thì ước lượng k cần có
thể đạt được cỡ mẫu cần lấy. 45
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: Cách tiến hành
Xác định đơn vị mẫu được chọn:
Trong khoảng từ 1 đến k, dùng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn chọn ra một số ngẫu nhiên, giả sử số đó là g (1≤
g ≤ k). Như vậy, đơn vị mẫu đầu tiên được chọn sẽ có số thứ
tự là g.
Các đơn vị mẫu tiếp theo được chọn vào mẫu nghiên cứu
sẽ là những cá thể có số thứ tự lần lượt: (g+k); (g+2k);
(g+3k); ...; g + (n-1)k. 46
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống:
Ví dụ: để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn ở các
nhà thuốc tư tại Hà Nội với một danh mục là 900 nhà thuốc
tập trung tại 5 quận nội thành. Số nhà thuốc để tiến hành
khảo sát được xác định là 90.

47
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: Ưu điểm


➢ chọn mẫu nhanh và dễ áp dụng, đặc biệt khi có sẵn
khung chọn mẫu.
➢ Nếu danh sách các đơn vị quần thể được xếp một cách
ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống là một dạng khác của
mẫu ngẫu nhiên đơn, nhưng dễ triển khai hơn trên thực
địa. Sai số chọn trên thực tế ít gặp hơn so với mẫu ngẫu
nhiên đơn, và cho phép thu thập được nhiều thông tin
hơn so với mẫu ngẫu nhiên đơn 48
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: Ưu điểm


➢ Nếu danh sách các cá thể xếp theo thứ tự tầng, thì đây là
cách lựa chọn tương tự như mẫu tầng có tỷ lệ
(proportionate stratified sample) tức là tầng có cỡ mẫu
lớn hơn sẽ có nhiều cá thể được chọn vào mẫu hơn.

49
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: Ưu điểm


➢ Có thể xác định một quy luật phù hợp trước khi tiến
hành chọn mẫu khi khung mẫu không có sẵn, hoặc
không biết tổng số cá thể trong quần thể nghiên cứu.

50
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: Ưu điểm


➢ Trong một số trường hợp khác, các cá thể trong quần thể
nghiên cứu có thể không cần lên danh sách để chọn.
Người nghiên cứu có thể đưa ra một số quy luật trước
khi chọn mẫu. Chẳng hạn tất cả các nhà thuốc tư nhân ở
Hà Nội có số đăng kí trong giấy phép hành nghề tận
cùng là số 5 sẽ được khảo sát.

51
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: Nhược điểm


khi sắp xếp khung mẫu có một quy luật nào đó tình cờ
trùng với khoảng chọn mẫu hệ thống, các cá thể trong mẫu
có thể thiếu tính đại diện.
Ví dụ: lấy số đơn thuốc khám cho trẻ em vào ngày chủ
nhật. Ngày chủ nhật là ngày học sinh được nghỉ học do vậy
có thể số đơn thuốc sẽ nhiều hơn ngày thường.

52
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Định nghĩa


phân chia các cá thể của quần thể nghiên cứu thành các
nhóm riêng rẽ được gọi là tầng và ở mỗi tầng lại sử dụng kỹ
thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn ra đơn vị mẫu
nghiên cứu

53
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Tiến hành


Xác định tầng
Bước đầu tiên trong việc chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng là phải xác định rõ ràng thế nào là một tầng, hay nói
cách khác là phân chia quần thể nghiên cứu thành các tầng
khác nhau dựa vào các đặc trưng nào đó của các cá thể
trong quần thể như: nhóm tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội,
dân tộc... Tầng là một nhóm con của quần thể, giữa các tầng
không có sự chồng chéo. 54
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất

✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Tiến hành


Xác định cỡ mẫu cho từng tầng
Gọi n là cỡ mẫu nghiên cứu, H là số tầng
nếu phân bố cỡ mẫu cần lấy ở mỗi tầng là như nhau
𝑛
(phân bố ngang bằng) thì ni =
𝐻

55
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Tiến hành
Xác định cỡ mẫu cho từng tầng
Nếu số cá thể ở mỗi tầng là khác nhau, gọi số cá thể của
tầng thứ i là Ni
𝑛
ni = 𝑁𝑖.
𝐻

Vì n/N là cố định, do vậy cỡ mẫu cần lấy ở mỗi tầng phụ


thuộc vào số đơn vị cá thể có ở tầng đó, có nghĩa là Ni,
càng lớn thì cỡ mẫu được lấy ra lớn, và ngược lại. Kiểu
phân bố này gọi là phân bố tỷ lệ. 56
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Tiến hành
Xác định cỡ mẫu cho từng tầng
Nếu số cá thể ở mỗi tầng là khác nhau, gọi số cá thể của
tầng thứ i là Ni
𝑛
ni = 𝑁𝑖.
𝐻

Vì n/N là cố định, do vậy cỡ mẫu cần lấy ở mỗi tầng phụ


thuộc vào số đơn vị cá thể có ở tầng đó, có nghĩa là N, càng
lớn thì cỡ mẫu được lấy ra lớn, và ngược lại. Kiểu phân bố
này gọi là phân bố tỷ lệ. 57
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Tiến hành
Chọn mẫu cho mỗi tầng
Việc chọn mẫu cho từng tầng được thực hiện theo kỹ
thuật ngẫu nhiên đơn hoặc các kỹ thuật khác. Chẳng hạn,
tại tầng thứ i có số cá thể là Ni, tiến hành chọn ra ni đơn vị
mẫu bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.

58
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Ưu điểm
Việc phân chia tầng đã tạo ra được sự đồng nhất về yếu
tố được chọn của mỗi tầng, do đó sẽ giảm được sự chênh
lệch giữa các cá thể, mang lại một sự ước lượng chính xác
hơn so với kiểu chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
Quá trình thu thập dữ liệu thường dễ hơn so với mẫu
ngẫu nhiên đơn. Giá thành chi phí cho một quan sát trong
cuộc điều tra có thể thấp hơn do sự phân tầng quần thể
thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
59
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Ưu điểm
Ngoài việc thu thập được những thông tin về sự phân bố
đặc trưng trên toàn bộ quần thể, đồng thời lại có thêm
những nhận định riêng cho từng tầng.

60
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: Nhược điểm
Cũng như kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, danh sách
tất cả các cá thể trong mỗi tầng phải được liệt kê và được
mang một số ngẫu nhiên. Điều này trên thực tế đôi khi cũng
khó thực hiện.
Ngoài ra việc quyết định số cá thể của mỗi tầng được
chọn vào mẫu nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến kết quả
nghiên cứu.

61
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chùm
Phân chia các cá thể trong quần thể thành các nhóm
khác nhau, mỗi nhóm là một chùm và là một đơn vị chọn
mẫu.
Lựa chọn ngẫu nhiên ra một số nhóm (chùm). Tuỳ theo
cỡ mẫu nghiên cứu, có thể là toàn bộ số cá thể trong các
nhóm (chùm) được chọn ra được đưa vào mẫu nghiên cứu,
hoặc có thể áp dụng các cách chọn mẫu khác tiếp theo để
chọn ra được số lượng các thể đưa vào mẫu nghiên cứu.
62
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chùm: Cách tiến hành
Xác định các chùm
Chùm là một tập hợp các cá thể thuộc về một phạm vi
nào đó, thường là giới hạn về không gian hoặc thời gian, do
người nghiên cứu đặt ra. Chẳng hạn, chùm có thể là một
làng, xã trong đó có chứa các cá thể là hộ gia đình trong
làng, xã đó; chùm cũng có thể là một tỉnh hoặc một huyện
trong đó các cá thể là các nhà thuốc trong tỉnh hoặc huyện
đó... Các chùm thường không có cùng kích cỡ.
63
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chùm: Cách tiến hành
Lựa chọn chùm vào mẫu nghiên cứu
Dùng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc kỹ thuật
chọn mẫu khác để chọn mẫu nghiên cứu gồm một số chùm:
- Tất cả các cá thể trong các chùm đã được chọn sẽ được
đưa vào nghiên cứu khảo sát, tức là đơn vị mẫu (sampling
unit) chính là các chùm được chọn, và yếu tố quan sát
(observation element) là các cá thể trong chùm. Trường
hợp này người ta gọi là mẫu chùm một bậc. 64
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chùm: Cách tiến hành
Lựa chọn chùm vào mẫu nghiên cứu
- Thông qua nhiều đơn vị mẫu trung gian để cuối cùng
lấy được đơn vị mẫu cơ sở, khi đó người người ta gọi là
mẫu chùm hai hay nhiều bậc.
- Từ những chùm đã được chọn, liệt kê danh sách tất cả
các cá thể trong đó, sau đó cũng có thể áp dụng các kỹ
thuật chọn mẫu khác để lựa chọn ra các cá thể đưa vào mẫu
nghiên cứu. 65
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chùm: Ưu điểm
Kỹ thuật chọn mẫu chùm được áp dụng rộng rãi trên
thực tế, đặc biệt là các nghiên cứu khảo sát trên một phạm
vi địa dư rộng, độ phân tán cao, danh sách tất cả các cá thể
trong quần thể không thể có được, trong khi chỉ có danh
sách hoặc bản đồ các chùm.
Chi phí nghiên cứu thường là rẻ hơn so với các cách
chọn mẫu khác. Các cá thể trong một chùm thường gần
nhau do đó việc đi lại cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. 66
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chùm: Ưu điểm
Tính đại diện của quần thể hay tính chính xác của mẫu
được chọn theo phương pháp mẫu chùm thường thấp hơn
so với mẫu được chọn bằng phương pháp khác. Chính vì
vậy, để tăng tính chính xác người ta thường phải tăng cỡ
mẫu.
Có một sự tương quan nghịch giữa cỡ của chùm và tính đại
diện của mẫu, do vậy cỡ chùm càng nhỏ càng tốt
67
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên chùm: Nhược điểm
cỡ chùm càng nhỏ thì chi phí cho điều tra sẽ cao hơn.
Phân tích số liệu từ chùm thường phức tạp hơn so với
các mẫu khác.
Việc lựa chọn số chùm vào mẫu cũng khó khăn, nhất là
khi cỡ chùm không đều nhau. Với cách chọn mẫu chùm
nhiều bậc, việc tính toán cỡ mẫu cũng rất phức tạp.

68
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Mẫu nhiều giai đoạn:
Áp dụng đối với quần thể có quy mô khá lớn và địa bàn
nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều
giai đoạn (nhiều cấp).
Phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn
các đơn vị mẫu cấp I, chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các
đơn vị cấp II, chọn các đơn vị mẫu cấp II...
Trong mỗi cấp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, hệ thống,
phân tầng, mẫu chùm để chọn ra các đơn vị mẫu. 69
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Mẫu nhiều giai đoạn:
Hay gặp ở cuộc nghiên cứu khảo sát với các quần thể
lớn, phạm vi địa dư rộng, cấu trúc phức tạp, cần phải sử
dụng phối hợp nhiều kỹ thuật chọn mẫu khác nhau trong
các giai đoạn khác nhau. Thậm chí có thể kết hợp cả mẫu
xác suất và mẫu không xác suất.

70
Kỹ thuật chọn mẫu xác suất
✓ Mẫu nhiều giai đoạn:
ví dụ: chia các tỉnh trong cả nước thành 3 khu vực
(tầng): thành phố, tỉnh đồng bằng, các tỉnh trung du và
miền núi. Trong mỗi tầng lại tiến hành chọn mẫu chùm
tương tự như trên để thu được mẫu nghiên cứu

71
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong quần thể
không có khả năng được chọn ngang nhau
Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào
kinh nghiệm và sự hiểu biết về quần thể của người nghiên
cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của
người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số
do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước
lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho quần thể
nghiên cứu. 72
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
✓ Mẫu thuận tiện (convenince sampling):
Mẫu thu được dựa trên cơ sở các đối tượng nghiên cứu
hay các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu, nghĩa là lấy mẫu
dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối
tượng nghiên cứu, ở những nơi mà nhân viên điều tra có
nhiều khả năng gặp được đối tượng. VD nhân viên điều tra
có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở nhà thuốc... để
xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn
không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. 73
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
✓ Mẫu thuận tiện (convenince sampling):
Thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác
định thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm tra
trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng hỏi hoặc khi
muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không
muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Với cách chọn mẫu
này, người ta không quan tâm đến việc lựa chọn có ngẫu
nhiên hay không, và hay được áp dụng trong nghiên cứu
lâm sàng. 74
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
✓ Mẫu chỉ tiêu hay định ngạch (Quota sampling)
Mục đích: đảm bảo rằng có một số đơn vị mẫu nhất định
với những tính chất đặc trưng của quần thể nghiên cứu sẽ
có mặt trong mẫu nghiên cứu.
Giống như chọn mẫu tầng nhưng khác ở chỗ là không
đảm bảo tính ngẫu nhiên. Người nghiên cứu đặt kế hoạch
sẽ chọn bao nhiêu đối tượng cho mỗi tầng hoặc nhóm đối
tượng, và bằng cách chọn mẫu thuận tiện để chọn cho đủ số
lượng này từ mỗi tầng. 75
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
✓ Mẫu chỉ tiêu hay định ngạch (Quota sampling)
Tiến hành phân nhóm quần thể theo một tiêu thức nào
đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng. Tuy nhiên, sau đó ta lại dùng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu có mục đích để chọn
các cá thể trong từng nhóm để tiến hành điều tra. Sự phân
bố số cá thể cần điều tra cho từng nhóm được chia hoàn
toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu

76
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
✓ Mẫu phán đoán (judgement sampling)
Mẫu phán đoán là phương pháp mà phỏng vấn viên là
người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu.
Do vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm và sự hiểu biết của người nghiên cứu và cả người đi
thu thập dữ liệu.

77
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
✓ Mẫu phán đoán (judgement sampling)
Mẫu thu được dựa trên cơ sở người nghiên cứu đã xác
định trước các nhóm quan trọng trong quần thể để tiến hành
thu thập số liệu. Các nhóm khác nhau sẽ có tỷ lệ mẫu khác
nhau. Cách chọn mẫu này hay được dùng trong các nghiên
cứu điều tra thăm dò, hoặc các nghiên cứu định tính như:
phỏng vấn sâu hay thảo luận nhóm tập trung.

78
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
✓ Ưu nhược điểm
Dễ triển khai thực hiện, chi phí thấp, nhưng do quá trình
lựa chọn không đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên nên tính đại
diện cho quần thể nghiên cứu rất thấp.
Nếu như mục đích của nghiên cứu là để đo lường các
biến số và từ đó khái quát hoá cho một quần thể, thì các kết
quả thu được từ mẫu không xác suất thường không đủ cơ sở
khoa học cho việc ngoại suy. Do đó phải thận trọng khi đưa
ra các kết luận cho quần thể.
79
Kỹ thuật chọn mẫu không xác suất
✓ Ưu nhược điểm
Tuy nhiên, với một số loại nghiên cứu được thiết kế với
mục đích thăm dò hoặc muốn tìm hiểu sâu một vấn đề nào
đó của quần thể, thì khi đó việc chọn mẫu xác suất là không
cần thiết và có thể áp dụng cách chọn mẫu không xác suất.
Ngoài ra, trong một số mẫu thử nghiệm lâm sàng thường
cần phải bao gồm những người tình nguyện, khi đó cách
chọn mẫu xác suất có thể không sử dụng được.

80

You might also like