Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Cấu trúc 4 tp

1. Tính hệ thống

• Tính hệ thống là đặc trưng đầu tiên và quan trọng nhất của Văn hóa. Tính hệ
thống thể hiện qua cấu trúc.

2. Thành tố văn hóa

• Thành tố văn hóa là những yếu tố cơ bản có mối quan hệ hữu cơ với nhau hợp
thành một tổng thể hoàn chỉnh. Mỗi thành tố chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó gắn
bó chặt chẽ với những thành tố khác trong một tổng thể hay trong một mô hình
• .
3. Văn hóa vật chất

• Sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất tạo ra: kiến thức, đồ ăn, đồ mặc, nhà
cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, phương tiện đi lại

4. Văn hóa tổ chức cộng đồng

• Xã hội là một tập hợp người, nhóm người có cùng mối quan hệ họp thành một VD: xã hội phương Tây, xã hội ảo, xã hội phong kiến…
tổ chức được điều khiển và vận động bằng những tập tục và định chế hay nói
cách khác, các xã hội được đặc trưng bởi các mô hình mối quan hệ

Theo Peter L. Berger, xã hội được tạo ra bởi con người, nhưng sự sáng tạo này
quay trở lại và tạo ra hoặc nhào nặn con người mỗi ngày

• Con người sống cùng với nhau tạo ra mối quan hệ người - người, tạo ra môi VD: mối quan hệ trong gia đình như gia trưởng với gia
trường xã hội và sống trong mối quan hệ xã hội. Trong quá trình thích nghi đình, anh chị em trong nhà với nhau, lớn hơn là giữa
đó, giữa những cộng đồng lớn nhỏ, con người tạo ra một hệ thống về mối quan những gia đình trong một làng, hay mqh giữa các làng với
hệ cộng đồng từ gia đình, gia tộc, làng xã… đến quốc gia quốc tế nhau…
• Song song quan hệ cá nhân - xã hội, còn có sự xã hội hoá cá nhân bằng giáo
dục. Sự xã hội hoá bắt đầu từ gia đình, gia tộc, xóm, làng, có 2 mặt:

○ cá nhân tiếp nhận giá trị vật chất, tinh thần của xã hội học hỏi, lĩnh hội
những kinh nghiệm, văn hóa, lối sống, chuẩn mực giá trị để hình thành,
phát triển và hoàn thiện nhân cách

○ cá nhân tuân thủ những nề nếp của xã hội: tục lệ, luật pháp, tín ngưỡng,
đạo lý… VD: lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống (vừa liên quan
đến yếu tố sinh học, vừa liên quan đến văn hoá)
⇒ nói dễ hiểu, xã hội quá cá nhân là quá trình chuyển biến từ con người tự nhiên
trở thành thành con người xã hội

• Di truyền văn hoá thông qua xã hội

5. Văn hóa tinh thần

• Tinh thần là cái vô hình, cái tinh tuý trong con người để hiểu biết, nhận thức
phải trái đúng sai, chân giả, thiện ác… Tinh thần bao gồm trí tuệ, tình cảm, tâm
hồn…

• Những hoạt động tinh thần vừa gắn liền với vật chất, vừa tách khỏi nó. Văn hoá
tinh thần tạo ra hệ thống giá trị và ý nghĩa ở lĩnh vực tri thức, tâm linh và
nghệ thuật.

○ Lĩnh vực tri thức: năng lực tinh thần khám phá, phát minh các tư tưởng, giá
trị khoa học ngày càng hiện đại.

○ Lĩnh vực tâm linh: tinh thần hướng đến cái thiêng liêng, đạo đức

○ Lĩnh vực nghệ thuật: con người tạo ra các giá trị thẩm mỹ ngày càng phong
phú

⇒ Văn hoá tinh thần hướng tới cái chân, thiện, mỹ. Bản chất văn hoá có tính nhân
văn

⇒ Các thành tố cơ bản trên là cái chung của mọi nền văn hoá. Tuỳ loại hình văn
hoá, mỗi nền văn hoá có cái riêng.

6. Cấu trúc văn hóa 4 thành phần


1. Jan Ladrere
Theo lí luận văn hóa học hiện đại, các nhà văn hóa học phương Tây đề xuất mô
hình cấu trúc của văn hóa thành 4 hệ thống

Quick Notes Page 1


hình cấu trúc của văn hóa thành 4 hệ thống

1/ Các hệ thống ý niệm (quan niệm, tư tưởng, thế giới quan ý niệm)

2/ Hệ thống chuẩn mực (giá trị luân lí, đạo đức)

3/ Hệ thống biểu hiện (phương diện biểu hiện quốc hệ của văn hóa ở trong
thực tiễn đời sống )

4/ Hệ thống hoạt động (bao gồm những hoạt động, tóm tắt của con người)

--> Hệ thống này có cơ sở khoa học logic tuy nhiên vì chúng ta là văn hóa phương
Đông nên ít vận dụng nó để triển khai trong các công trình nghiên cứu của mình.

2. Ngô Đức Thịnh


VD: chúng ta có thể nhận ra những nhân viên ở Điện máy
• Văn hoá cá nhân: đây là văn hoá mà mỗi cá thân thể hiện, nhờ việc thâu nhận XANH vì bộ đồng phục đặc trưng của họ.
văn hoá của cộng đồng mà họ là thành viên

• Văn hoá cộng đồng: là văn hoá của các cộng đồng tộc người, quốc gia, làng, VD: Nhật Bản có trà đạo, manga, anime… là những thứ rất
tôn giáo, nghề nghiệp… riêng mà chỉ có ở Nhật mới có

• Văn hoá lãnh thổ: dạng thức liên văn hoá, ở đó các cộng đồng người do cùng VD: người miền Tây, những con người dễ thương hay mặc áo bà ba, quần lanh
chung sống trong một không gian địa lý mà hình thành những đặc trưng văn đen, quấn khăn rằn, thường có lối sống rất thoải mái, hướng ngoại… Những tính
hoá chung cách này của người miền Tây được nhận định là do vùng đất miền Tây rất màu mỡ,
vì thế mà nguồn thức ăn của họ khá dư dả, dẫn đến lối sống rất vô tư, thoải mái,
không tính toán, hà tiện.

• Văn hoá sinh thái: dạng thức văn hoá tồn tại trong vùng sinh thái phân bố trên
một độ cao địa hình nhất định VD: văn hoá cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, biển…người ở miền biển có
kỹ thuật làm muối từ biển hay chưng cất nước mắm từ cá biển. Vì đây là hai
nghề mà chỉ những người ở vùng biển mới có, những người ở vùng khác, ví dụ ở
cao nguyên, sẽ không có được những kỹ thuật đó…

3. Trần Ngọc Thêm Dựa trên tính hệ thống, ông đã chia văn hoá thành 4 thành
tố, hay còn gọi là 4 tiểu hệ.

1. Văn hóa nhận thức


Nhận thức bao gồm nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng người - chủ thể văn hóa, luôn có
nhu cầu tìm hiểu và tiếp nhận văn hoá, nhờ vậy tích lũy được kinh nghiệm và tri
thức để nhận thức sâu sắc hơn.
• Nhận thức về vũ trụ: chúng ta có triết lý âm dương dùng để giải thích bản chất
của vũ trụ, chúng ta có Ngũ hành để giải thích cấu trúc của không gian vũ trụ,
có kinh nghiệm mà người đi trước để lại giúp ta dự báo thời tiết từ khi chưa có
phương tiện kỹ thuật hiện đại và còn rất nhiều công cụ khác mà cta có thể dùng
để khám phá tự nhiên
• Nhận thức về con người: những kiến thức giúp chúng ta hiểu về bản tính, tâm
lý con người, hay những hiểu biết về cơ thể con người…

2. Văn hóa tổ chức đời sống/ Văn hóa tổ chức cộng đồng (thực hành)

❖ Tổ chức đời sống tập thể: nông thôn, quốc gia, đô thị

• Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc
Những người cùng quan hệ huyết thống gắn hó mật thiết với nhau thành
đơn vị cơ sở là GIA ĐÌNH và đơn vị cấu thành là GIA TỘC. Đối với người
Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò quan trọng
thạm chí còn hơn cả gia đình: họ rất coi trong các khái niệm liên quan đến
gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị,
giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ..
• Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng
Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Người
Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức bán anh em xa, mua láng
giềng gần. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc Một giọt máu đào hơn
ao nước lã: Người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng
đổng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.
• Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội
Ở nông thôn có thể gặp hàng loạt phường như phường gốm làm sành sứ,, phường
chài làm nghề đánh cá. Bên cạnh phường để liên kết những người cùng nghề, ở nông

Quick Notes Page 2


chài làm nghề đánh cá. Bên cạnh phường để liên kết những người cùng nghề, ở nông
thôn Việt Nam và mở rộng ra là xã hội Việt Nam nói chung, còn có HỘI là tổ chức
nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp: Phường và hội rất gần
nhau, nhưng phường thì mang tính chất chuyên môn sâu hơn và bao giờ cũng giới hạn
trong quy mô nhỏ.

• Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp


Đây là hình thức tổ chức xuất hiện muộn, chỉ có đàn ông tham gia; mang tính chất
“cha truyền con nối” và phổ biến ở các dân tộc miền núi.

• Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã


Về mặt hành chính, làng được gọi là XÃ, xóm được gọi là THÔN,Nông thôn Nam Bộ
còn có ấp

• Tổ chức Quốc gia


Quốc gia đối với người Việt Nam nông nghiệp là Đất người dân cấy trồng
và Nước nuôi cây lúa. Người Việt Nam có từ ghép “làng nước”,khái niệm
“làng–nước” của ta xuất phát từ một nền văn hóa coi trọng gia tộc hơn gia
đình.
• Tổ chức đô thị
Ở Việt Nam truyền thống, tổ chức đô thị có vai trò mờ nhạt nhất.rất kém
phát triển
❖ Tổ chức đời sống cá nhân: tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ thuật,...

• TÍN NGƯỠNG
Tín ngưỡng phồn thực
Nguồn gốc của tín ngưỡng này xuất hiện với quan niệm là để duy trì cuộc
sống, cần cho mùa màng tươi tốt để phát triển sự sống, cần cho con người
sinh sôi: Hai hình thức sản xuất lúa gạo (để duy trì cuộc sống) và sản xuất
con người (để kế tục dòng giống)nhìn thấy ở hiện thực một sức mạnh siêu
nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh
Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới
mức chiếc trống đồng -- hiểu lượng sức mạnh và quyền lực của người xưa
đồng thời cũng là hiểu tượng tràn diện của tín ngưỡng phồn thực vì hình
dáng trống đồng được phát triển từ chiết cối giã gạo, cách đánh trống là mô
phỏng động tác giã gạo. Ngoài ra còn thể hiện ở hình ảnh trên tâm mặt
trốnghình mặt trời với những tia sáng,giữa các tia sáng là một hình lá với
khe ở giữa,xung quanh mặt trống thường gắn tượng cóc
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con
người và trong tín ngưỡng các nữ thần chiếm ưu thế.
Tín ngưỡng sùng bái con người
Xuất phát từ nềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở
nơi chín suối, nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù
hộ cho cháu con là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
• PHONG TỤC
Gắn liền với tín ngưỡng là phong tục. Đó là những thói quen ăn sâu vào đời
sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo
• VĂN HÓA GIAO TIẾP
Người Viêt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè, có tính thích
thăm viếng và tính hiếu khách
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc
giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trung cộng đồng, chính tính
cộng đồng này là nguyên nhân khiến ngườời Việt Nam đặc biệt coi trọng
việc giao tiếp. Lúc rảnh rỗi, họ vẫn tới thăm nhau.biểu hiện của tình cảm,
tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ.cố gắng tiếp đón chu đáo và
tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất
Người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá,...
Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình (bố
mẹ còn hay mất, đã có chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái…) là
những vấn đề người Việt thường quan tâm
Người Việt có đặc điểm là trọng danh dự dẫn đến mắc bệnh sĩ diện
Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo thành
tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng.

Quick Notes Page 3


tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng.
Người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận và lời nói rất
phong phú
Tính tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp, “vòng vo tam
quốc” và nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng. Chính
sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu
tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời giữ được sự hòa
thuận, không làm mất lòng ai, người Việt rất hay cười.Tâm lí ưa hòa thuận
khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn.
• NGHỆ THUẬT
VD: Chim Đông Sơn, nhà Đông Sơn, chèo thuyền, Bức chạm gỗ Tiên cưỡi
hạc ở đến Hai Bà Trưng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), đám cưới chuột,...
3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra hai khả năng: những
gì có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng, còn những gì có hại
thì phải ra sức ứng phó. Việc ăn uống là thuộc lĩnh vực tận dụng môi trường tự
nhiên. Còn mặc, ở và đi lại thuộc lĩnh vực ứng phó: mắc và ở là để ứng phó với
thời tiết, khí hậu; đi lại là ứng phó với khoảng cách.
4. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Giao lưu và tiếp biến văn hóa: tận dụng những giá trị văn hóa của dân tộc
khác: thơ mới (số chữ, vần), từ vay mượn, y phục,..
Ứng phó với các dân tộc về quân sự, chính trị, ngoại giao...
Trong lĩnh vực ứng xử với môi trường xã hội, với vị trí ngã tư đường của
các nền văn minh, người Việt Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa nhân
loại.Tiếp thu văn hóa Ấn Độ theo cách của mình, ta có nền văn hóa Chăm
độc đáo và một nền Phật giáo Việt Nam. Tiếp thu văn hóa Trung Hoa, ta có
Nho và Đạo giáo. Văn hóa phương Tây đem lại Kitô giáo cùng những giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần mới mẻ. Đặc trưng nổi bật trong quá trình
giao lưu văn hóa nhiều thế kỉ này là tính tổng hơn – dung hợp – tích hợp.
Tinh thần bao dung, hiếu hòa, rồi tính tổng hợp và linh hoạt cũng chi phối
một cách nhất quán cách ứng phó với môi trường xã hội trong lĩnh vực
quân sự, ngoại giao.

Quick Notes Page 4

You might also like