Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

 FDM ( Frequency Division Multiplexing) là gì ?

 Ghép kênh phân chia theo tần số là phương pháp phân chia nhiều kênh
thông tin trên trục tần số. Sắp xếp chúng trong những băng tần riêng biệt
liên tiếp nhau. Mỗi kênh thông tin được xác định bởi tần số trung tâm mà
nó truyền dẫn. Tín hiệu ghép kênh phân chia theo tần số có dải phổ khác
nhau nhưng xảy ra đồng thời trong không gian, thời gian. Để đảm bảo tín
hiệu của một kênh không bị chồng lên tín hiệu của các kênh lân cận,
tránh nhiễu kênh, đòi hỏi phải có các khoảng trống hay các băng bảo vệ
xen giữa các kênh. Điều này dẫn đến sự không hiệu quả về phổ.

 Như hình trên ta có thể thấy được trên một sóng mang trong miền tần số
được chia làm nhiều kênh ghép vào nhau là kênh của f1,f2,f3 nằm trên
tần số f( frequency)
Ghép kênh phân chia theo tần số

Trong phương pháp ghép kênh theo tần số (FDM), các tín hiệu được dịch
sang dải tần số khác nhau và gửi qua phương tiện truyền thông. Các kênh
truyền thông được chia thành các băng tần khác nhau, và mỗi băng tần
truyền tín hiệu tương ứng với một nguồn. Hãy xem xét ba nguồn dữ liệu, sản
xuất thành ba tín hiệu như trong hình 7.2. Tín hiệu thứ nhất được chuyển
sang dải tần số thứ nhất, tín hiệu thứ 2 được dịch sang băng tần thứ 2, và như
vậy đối với tín hiệu thứ 3. Ở đầu tiếp nhận, các tín hiệu có thể được giải mã
kênh bằng cách sử dụng các bộ lọc. Tín hiệu thứ nhất có thể thu được bằng
cách truyền các tín hiệu ghép thông qua một bộ lọc mà chỉ băng tần số thứ
nhất được thông qua.
 OFDM là gì ?
 Kỹ thuật đa sóng mang trực giao OFDM . OFDM là một công nghệ cho
phép tăng độ rộng ký hiệu truyền dẫn do đó dung sai đa đường lớn hơn rất
nhiều so với các kỹ thuật đã sử dụng trước đây, cho phép khắc phục những
nhược điểm căn bản của kỹ thuật đơn sóng mang. Hệ thống đa sóng mang là
hệ thống có dữ liệu được điều chế và truyền đi trên nhiều sóng mang khác
nhau. Nói cách khác, hệ thống đa sóng mang thực hiện chia một tín hiệu
thành một số tín hiệu, điều chế mỗi tín hiệu mới này trên các sóng mang và
truyền trên các kênh tần số khác nhau, ghép những kênh tần số này lại với
nhau theo kiểu FDM.
 So sánh FDM với OFDM
- Nói chung FDM cho phép người dùng chia sẻ một liên kết bằng cách chia
băng thông khả dụng bằng các kênh phụ không chồng chéo khác nhau và
dải tần số hẹp được chèn vào giữa các khoảng trống của các tín hiệu liền
kề để các tín hiệu khác nhau truyền đi riêng biệt và đồng thời mà không
mà không gây nhiễu lần nhau

- Còn trong OFDM các kênh phụ đó các cách nhau gần nhau không chỉ ở
đây không có băng tần bảo vệ giữa chúng và chúng được chồng lên nhau

Chúng ta có thể thấy rằng với cùng một băng thông khả dụng OFDM sẽ
cho phép truyền nhiều dữ liệu hơn FDM
 - OFDM cho phép truyền nhiều dữ liệu hơn FDM
- Tiết kiệm băng thông của OFDM lớn hơn so với FDM
 Trực giao là gì ?
 Tín hiệu đợc gọi là trực giao với nhau nếu chúng độc lập với nhau. Trực
giao là một đặc tính cho phép nhiều tín hiệu mang tin đợc truyền đi trên
kênh truyền thông thờng mà không có nhiễu giữa chúng. Mất tính trực giao
giữa các tín hiệu sẽ gây ra sự rối loạn giữa các tín hiệu, làm giảm chất lượng
thông tin.
 Kỹ thuật FDM đạt tới sự trực giao giữa các tín hiệu trong miền tần số bằng
cách cấp cho mỗi tín hiệu một tần số khác nhau và có một khoảng trống tần
số giữa dải thông của 2 tín hiệu.
 OFDM đạt đợc sự trực giao bằng cách điều chế tín hiệu vào một tập các
sóng mang trực giao. Tần số gốc của từng sóng mang con sẽ bằng một số
nguyên lần nghịch đảo thời gian tồn tại symbol. Như vậy, trong thời gian tồn
tại symbol, mỗi sóng mang sẽ có một số nguyên lần chu kỳ khác nhau. Như
vậy mỗi sóng mang con sẽ có một tần số khác nhau, mặc dù phổ của chúng
chồng lấn lên nhau nhng chúng vẫn không gây nhiễu cho nhau
 Xét một tập các sóng mang con: : Về mặt toán học, các sóng mang con trong
một nhóm gọi là trực giao với nhau nếu chúng thoả mãn :
T

∫ si (t ) s j (t )dt=¿ { C i= j ¿ ¿¿¿¿
0

Tín hiệu OFDM được hình thành bằng cách tổng hợp các sóng sinc. Tần số băng
gốc của mỗi sóng mang con được chọn là bội số của nghịch đảo khoảng thời ký tự,
vì vậy tất cả sóng mang con có một số nguyên lần chu kỳ trong mỗi ký tự.
- Giải thích:
 Sinc function side lobes: hằng số sinc
 Subcarrier peaks : sóng mang
 Subcarrier nulls : Sóng mang con
 Orthogonally space overlapping subcarriers : Khoảng trực giao giữa các điểm sóng mang
 Nguyên lý làm việc: Như chúng ta thấy có thể quan sát được 2 miền trên sơ đồ trên là miền thời
gian (time domain) và miền tần số (Frequency domain)
- Đầu tiên nhìn vào miền thời gian thì thấy dược có N tín hiệu subcarrier từ f1 – fN, Các cycle
đường đi thì được biểu diễn theo hình dạng sin . Tính chất trực giao được thể hiện ở chỗ là khi
lấy tín hiệu f1 nhân với chính nó và lấy tích phân trong khoảng thời gian T U là khoảng thời gian
thời gian tín hiệu điều chế thì sẽ thu được 1 tín hiệu ≠ 0, ngược lại khi chúng ta lấy tín hiệu f1 x
f2 thì và cũng lấy tích phân trong khoảng T U thì sẽ thu được 1 nửa tín hiệu giá trị = 0. Đó cũng
là tính chất trực giao trong miền thời gian.
- Còn trong miền tần số: Trước hết các sóng mang ( subcarrier ) là các sóng sinc hữu hạn và vì
vậy khi chuyển từ miền thời gian sang tần số thì những subcarrier ( sóng mang) sẽ được thể hiện
bởi hàm số sinc. Tính chất trực giao được thể hiện trong miền tần số đó là ở 1 số Frequency (tần
số nhất định) khi mà 1 sóng mang (subcarrier) đạt đỉnh thì những sóng mang (subcarrier) còn lại
đều bằng 0 . Ví dụ trên hình có tín hiệu sóng mang subcarrier (màu vàng) thì lúc đó những sóng
mang (subcarrier) màu xanh và màu tím sẽ đạt giá trị 0
- Hình dạng sinc có 1 bút chính hẹp với nhiều bút cạnh suy giảm chậm với biên độ của tần số khác
nhau.

You might also like