Nhom (7) Duan

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 76

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ & THIẾT KẾ

----------

Môn: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

DỰ ÁN

ĐỀ TÀI : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH

ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thảo Nguyên

Lớp học phần: 21C1MAT50801002

Danh sách sinh viên nhóm: 1 Huỳnh Lâm Như Hà

2 Trần Khánh Ly

3 Lê Anh Trung

4 Trần Trí Nhân

5 Trần Đức Minh


Mục lục

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 6

1.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................6

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................7

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................7

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................7

1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................7

1.4. Nguồn số liệu sử dụng và phương pháp thu thập số liệu ................................................7

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................................8

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 8

2.1. Tính cấp thiết đề tài............................................................................................................8

2.2. Các yếu tố cấu thành văn hoá đọc ....................................................................................9

2.2.1. Chức năng của đọc sách .........................................................................................11

2.2.2. Vai trò của đọc sách ...............................................................................................11

2.3. Các lý thuyết về hành vi ...................................................................................................12

2.3.1. Lý thuyết về thái độ ...............................................................................................12

2.3.1 Lý thuyết về hành vi dự định (TPB) ....................................................................14

2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu ...........................................................................................15

2.4.1. Mô hình nghiên cứu ...............................................................................................15

2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu......................................................................................16

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Thiết kế nghiên cứu ........ 16

3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................16

3.1.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................................16

3.1.2. Nghiên cứu định lượng ..........................................................................................17

3.1.3. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. .............................................17
3.2. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................................20

3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................20

3.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor
Analysis) ..........................................................................................................................21

3.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ..................................................................................21

3.2.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đọc
sách theo các đặc điểm cá nhân bằng T- test và Anova ...................................................21

Kết quả nghiên cứu và THẢO LUẬN ........................................... 22

4.1. Thống kê mô tả. ................................................................................................................22

4.1.1. Giới tính .................................................................................................................22

4.1.2. Học Vấn .................................................................................................................22

4.1.3. Tần Suất Đọc Sách Của Sinh Viên ........................................................................23

4.1.4. Tần Suất Đọc Sách Của Sinh Viên Đọc Sách Ở Thư Viện ...................................24

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha .........................................................26

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Lợi ích đọc sách ......................................................26

4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Kỹ năng đọc ............................................................27

4.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo Thói quen đọc sách .................................................28

4.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo Ảnh hưởng lan tỏa ..................................................29

4.2.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cảm hứng đọc sách.................................................30

4.2.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cản trở việc đọc sách ..............................................31

4.2.7. Đánh giá độ tin cậy thang đo Quyết định đọc sách ...............................................32

4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA). ....................................33

4.3.2. Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc ...................................................................42

4.3.3. Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá .....................................43

4.4. Phân tích hồi quy. ............................................................................................................44

4.4.1. Kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến...............................................................44

4.4.2. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính............................................................47


4.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .......................................................................51

4.4.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ( với mức ý nghĩa 5%)......................................54

4.4.5. Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình ...........................................56

4.4.6. Xem xét sự tác động của 2 biến nhân khẩu (Giới tính, trình độ học vấn) đến quyết
định đọc sách của sinh viên. ............................................................................................56

4.5. Kiểm định mối liên hệ giữa các biến: .............................................................................60

4.5.1. .Kiểm định mối liên hệ giữa biến giới tính và thời gian đọc sách .........................60

4.5.2. Kiểm định mối liên hệ giữa biến tần suất đến thư viện và sinh viên các năm.......61

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................ 63

5.1. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa ........................................................................................63

5.2. Hàm ý quản trị .................................................................................................................65

5.2.1. Thói Quen Và Sự Lan Toả .....................................................................................65

5.2.2. Lợi Ích đọc sách .....................................................................................................65

5.2.3. Kỹ Năng .................................................................................................................66

5.2.4. Cảm hứng đọc sách ................................................................................................66

5.3. Kết luận.............................................................................................................................67

5.4. Hạn chế hiện tại và hướng phát triển cho các nghiên cứu sau .....................................67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 68


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Lí do chọn đề tài

Từ thời ông cha ta đến nay, sách được coi là một kho tàng kiến thức vĩ đại của con người,
sách mang lại rất nhiều lợi ích cực kì to lớn cho toàn nhân loại và đến nay trong thời đại 4.0,
thời buổi hội nhập công nghệ lên ngôi, hiện nay robot sẽ dần thay thế con người, cùng với sự
phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin ,chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện
đáng kể. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hoá.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, cuộc sống ngày càng được
nâng cao với đầy đủ tiện nghi vật chất con người chúng ta cần phải hiểu biết thật nhiều kiến
thức vì vậy việc thu nạp kiến thức từ việc đọc sách là ảnh hưởng và hình thành sự thành to
lớn đối với sinh viên , nhưng thực trạng hiện nay có số rất ít sinh viên là còn dành thời gian
cho việc đọc sách hằng ngày .Vấn đề này mang lại nhiều hệ lụy về sau như: thiếu kiến thức,
kĩ năng; ảnh hưởng nặng đến khả năng tư duy, sáng tạo- và tác động rất lớn đến những kĩ
năng vô cùng quan trọng đối với sinh viên… Thế nên, tình trạng này như là một hồi chuông
cảnh tỉnh đối với chúng ta những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà Trường , cần phải có giải
pháp bức thiết để giải quyết một cách hiệu quả nhất , một con đường mới trong tương lai để
giữ gìn và phát huy truyền thống đọc sách.
Trên thực tế, có một thực trạng đang trong hồi chuông báo động cho việc đọc sách của mọi
người dân cả nước nói chung và giới trẻ nói riêng tình trạng xuống cấp cả về nội dung, chất
lượng sách và cả cả số lượng người đọc. Nhưng, nếu phân tích một cách kỹ lưỡng chúng ta
sẽ thấy rằng, xã hội có phát triển đến đâu thì đọc và nghiên cứu sách vẫn được duy trì và phát
triển một cách hợp lí hài hòa theo xu hướng chung của xã hội. Vậy vấn đề được đặt ra
nguyên nhân nào đã khiến cho sinh viên có thái độ “vô cảm” với đọc sách?
Với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đọc
sách của sinh viên” từ đó giúp các bạn sinh viên tìm hiểu giải pháp để khắc phục về vấn đề
lười đọc sách để có những hướng đi mới tự giác học hỏi, trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện bản
thân cũng như góp phần phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam trong tình hình hiện nay. Bên
cạnh đó giúp nhà trường sẽ nhận biết được thực trạng cũng như nhu cầu đọc sách của sinh
viên, từ đó có được những hoạt động bổ ích để khuyến khích việc đọc sách của sinh viên,
nâng cao chất lượng đào tạo, trang bị thư viện hiện đại để giúp sinh viên có hứng thú với việc
đọc sách. Sau đó, chúng tôi đề ra vài giải pháp, hy vọng sẽ giúp các bạn sinh viên không thờ
ơ với việc đọc sách mà luôn coi sách là người bạn đồng hành của mình. Bởi việc học là
không có trang cuối cùng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đọc sách của sinh viên
- Mục tiêu cụ thể: Căn cứ vào nhu cầu nghiên cứu, đề tài được thực hiện nhằm hướng đến
các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đọc sách của sinh viên
+ Kiểm định những giả thuyết đặt ra trong mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và
biến phụ thuộc.
+ Đưa ra được những nhân tố nào tác động chính đến quyết định đọc sách và từ đó đề xuất
hàm ý quản trị để nâng cao hành vi đọc sách của sinh viên.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đọc
sách của sinh viên
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu hành vi đọc sách của sinh viên.
+ Phạm vi về thời gian: thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2021 đến tháng 11/2021.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi chính:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi đọc sách của sinh viên ?
+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi đọc sách của sinh viên như thế
nào?
+ Câu hỏi 3: Những khuyến nghị nào được đề xuất để nâng cao hành vi đọc sách của sinh
viên?

1.4. Nguồn số liệu sử dụng và phương pháp thu thập số liệu

+ Nguồn thứ cấp: Các dữ liệu và thông tin thống kê từ internet từ 2011 đến 2021
+ Nguồn sơ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin thông qua khảo sát những sinh viên
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập qua bảng khảo sát online (Google
Form). Phỏng vấn với chuyên gia và đáp viên được thực hiện trực tuyến.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu

- Cung cấp một cái nhìn tổng quan về nhu cầu vấn đề đọc sách của sinh viên ở các trường
Đại học từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng đọc sách của sinh viên hiện nay
và các phương pháp nâng cao sự “ham muốn đọc” của sinh viên.
a. Đối với sinh viên - Sinh viên là trụ cột của quốc gia, những người tiếp nối sự nghiệp xây
dựng nước Việt Nam giàu mạnh, trách nghiệm này đòi hỏi mỗi người sinh viên phải biết
được mình phải làm gì và mình nên làm gì cho học tập cũng như công việc sau này. Vì vậy,
sinh viên cần trang bị cho mình nhiều kiến thức hơn từ sách (tiềm tòi, học tập từ nhiều tài
liệu, sách vở với nhiều thể loại khác nhau) chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ
trường lớp. Thông qua cuộc khảo sát đề tài này với sự trả lời chân thành của sinh viên sẽ tạo
ra một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy đề từ đó chính sinh viên là người nhận được kết quả của
cuộc khảo sát này, và từ đó sẽ tự nhận thức lại tầm quan trọng của việc đọc sách cũng như tự
nhìn nhận là thói quen và phương pháp đọc sách của bản thân mình để hoàn thiện kỹ năng
đọc, giúp các bạn tiếp thu được những kiến thức từ sách một cách nhanh chóng và hoàn
thiện.
b. Đối với nhà trường - Với yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao của các doanh nghiệp, công
ty trong và ngoài nước, nhà tuyển dụng đòi hỏi một đội ngũ nhân viên với kiến thức vững
chắc đồng thời có tư duy sâu sắc. Vì vậy, ngoài những kiến thức căn bản mà nhà trường cung
cấp, sinh viên cần trang bị cho mình thêm nhiều “hành trang” hơn, mà những “hành trang”
đó không ai khác chính là sách – người bạn trung thành nhất của mỗi chúng ta. - Từ kết quả
khảo sát, nhà trường sẽ nhận biết được thực trạng cũng như nhu cầu đọc sách của sinh viên,
từ đó có được những hoạt động bổ ích để khuyến khích việc đọc sách của sinh viên, nâng cao
chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tính cấp thiết đề tài

Văn hóa đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội. Vấn đề
này không còn là “chuyện của độc giả” ở Mỹ và các nước phương Tây mà nó trở thành vấn
đề mang tính toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Trong kỳ
họp lần thứ 28 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại Paris (Pháp) từ ngày 25/10/1999 đến
ngày 16/11/1999, tổ chức UNESCO đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm là ngày “Sách
và bản quyền thế giới”. Đây là một hoạt động nhằm tôn vinh vai trò, giá trị của sách, khuyến
khích người đọc và tôn vinh văn hóa đọc. Các hoạt động về sách và văn hóa đọc diễn ra tại
nhiều châu lục trên thế giới như ở châu Phi, Bắc Mỹ, châu Âu... Ở châu Á xuất hiện nhiều
chương trình như “Một cuốn sách một đóa hồng”; “Ngày hội đọc sách cùng con trẻ” (Trung
Quốc); Malaysia với dự án điều tra tổng thể về văn hóa đọc thường xuyên làm trong 20 năm
nay... Tại Việt Nam, văn hóa đọc được đề cập đến trong nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, các
buổi giới thiệu sách tôn vinh văn hóa đọc: “Sách và chấn hưng văn hóa đọc” tại thành phố
Hồ Chí Minh ngày 6/5/2012; “Ngày hội sách và văn hóa đọc” tại Văn Miếu - Quốc Tử
Giám, Hà Nội từ ngày 21 - 22/4/2012. Tra cứu mục từ “Văn hóa đọc” trên trang tìm kiếm
google có đến 60.400.000 kết quả trong vòng 0,32 giây.
Văn hóa đọc có vai trò quan trọng trong xã hội, góp phần truyền bá tri thức, giúp con
người trong công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Để
phát triển văn hóa đọc, những năm gần đây, các thư viện và nhà xuất bản trong cả nước đã tổ
chức nhiều hoạt động như: ngày đọc, tuần đọc sách, nhân ngày sách và bản quyền thế giới.
Từ năm 2011, “Ngày hội sách và văn hóa đọc” được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức
hàng năm tại Trung tâm hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Mục tiêu
quan trọng của các hoạt động này là tôn vinh giá trị của sách, khuyến khích việc đọc và đáp
ứng nhu cầu cho mọi người được khám phá và thỏa mãn sở thích đọc của mình.
Trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các
tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube… thì hành vi đọc sách của
sinh viên ngày một ít hơn, sinh viên đọc không còn hứng thú với sự đọc. Sách in không
“cạnh tranh” được với sách điện tử tiện ích, cập nhật thông tin. Mặt khác, trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách như kinh tế, môi trường, chính trị, văn hóa đã mở ra
nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu giữa nhiều quốc gia càng ảnh hưởng và làm giảm hành vi đọc
sách của sinh viên nói chung. Tuy nhiên kể từ khi dịch bệnh covid -19 bùng phát thì hành vi
đọc sách của sinh viên có nhiều thay đổi bởi sinh viên không còn được tới trường, phải thực
hiện giãn cách xã hội và ở nhà nhiều hơn. Các yếu cấu thành, chức năng đọc sách

2.2. Các yếu tố cấu thành văn hoá đọc

Xây dựng văn hoá đọc là khuấy động, kích thích sự ham mê đọc, là việc hệ trọng
trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Nó không chỉ phụ thuộc vào người đọc, nó
còn phụ thuộc vào các ứng xử của các nhà chức trách, vào những người hoạt động trong lĩnh
vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học, vào các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực này, tất cả
họ đều phải vào cuộc. Còn quyền đọc là quyền cơ bản của người dân, họ phải giành lấy
quyền đó để học, để đọc nhằm phát triển bản thân mình, làm giàu cho bản thân và gia đình,
tức là cho đất nước. Biểu hiện của nó bao gồm các yếu tố sau:
Nhu cầu đọc
Nhu cầu đọc nằm trong nhu cầu hiểu biết của con người. Đó là một trong những nhu
cầu không thể thiếu được của con người muốn tồn tại và phát triển trong xã hội, đặc biệt
trong xã hội thông tin và nền kinh tế trí thức như hiện nay.
Kỹ năng đọc
Kỹ năng là khả năng, trình độ kỹ thuật, thao tác vận dụng năng lực vào thực tiễn của
từng cá nhân. Kỹ năng là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống trên con đường thành công.
Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều cần tới kỹ năng để đem lại hiệu quả cao khi giải quyết
công việc. Có thể khẳng định, kỹ năng là yếu tố quyết định trong việc tiếp thu, lĩnh hội giá trị
tri thức để vận dụng trong cuộc sống của mình.
Kỹ năng đọc có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động đọc. Kỹ
năng đọc là khả năng hiểu biết, lĩnh hội, cảm thụ được nội dung có trong tài liệu; biến tri
thức, kinh nghiệm trong tài liệu thành tri thức, kinh nghiệm của bản thân người đọc; đồng
thời có thể vận dụng tri thức, kinh nghiệm ấy vào những hoạt động khác nhau làm phong phú
hơn cho cuộc sống vật chất, tinh thần của người đọc. Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như tri thức, kinh nghiệm và năng lực… trong mỗi độc giả. Kỹ năng đọc do quá trình rèn
luyện lâu dài mới có được.
Sở thích đọc
Sở thích hay còn gọi là thú vui là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen
để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn, sở thích
cũng chỉ sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định.
Sở thích đọc phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể. Vì nhiều người có sở thích
đọc không giống nhau, như người thích đọc thơ, người thích đọc truyện, tiểu thuyết,…Hay
mỗi người đều có sở thích trong lúc rảnh rỗi sau một ngày học tập, làm việc cũng khác nhau.
Thái độ ứng xử đối với tài liệu đọc
Tài liệu là sản phẩm của văn hoá. Vì thế, chúng cần được ứng xử có văn hoá. Ứng xử
có văn hoá là một phạm vi rộng được nghiên cứu ở nhiều phương diện và góc độ khác nhau.
Ứng xử có văn hoá với tài liệu được thể hiện ở thái độ, hành vi phù hợp, biết trân trọng, gìn
giữ tài liệu, biết cách sử dụng, khai thác và bảo quản tài liệu.
Tất cả các yếu tố này tạo ra sự đa dạng, sự phong phú, rất giàu bản sắc cho nền văn
hoá đọc trong mỗi một xã hội khác nhau, ở từng thời kì khác nhau.
2.2.1. Chức năng của đọc sách
Đọc sách là một trong những nhân tố, góp phần cấu thành đời sống văn hóa của con
người trong xã hội. Đọc sách là một loại hoạt động tinh thần, hết sức đặc biệt và khá phức tạp
của các cá nhân, trong đó có sự tham gia và kết hợp nhịp nhàng của nhiều yếu tố tâm lý khác
nhau: cảm giác, tri giác, ngôn ngữ, trí nhớ, các biểu tượng và tư duy. Trong tất cả các yếu tố
đó, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì trong cả quá trình đọc sách, người đọc cần
hiểu được thì phải đào sâu suy nghĩ, phân tích, nhớ các nội dung được truyền tải qua ngôn
ngữ của tài liệu đó.
Việc đọc sách dần dần có tác dụng làm biến đổi, làm hoàn thiện hơn về tư duy, về ý
thức và về tri thức của người đọc, cũng như có tác dụng biến đổi và hoàn thiện thế giới nội
tâm của các chủ thể đọc. Vì thế, đọc sách ảnh hưởng đến mọi hành vi của người đọc, ảnh
hưởng đến cả trình độ văn hóa và hoạt động xã hội của người đọc. Qua đó có tác dụng hình
thành con người mới, con người xây dựng xã hội mới, xã hội tiên tiến. Còn về mặt xã hội,
đọc sách giúp nâng cao tố chất của con người, vì qua văn hóa có thể làm gia tăng tri thức, vì
nhu cầu hiểu biết, nhu cầu tìm kiếm thông tin, nhu cầu nâng cao tri thức của mổi người. Xã
hội càng hiện đại càng phát triển, con người càng có nhu cầu tìm hiểu, tìm kiếm thông tin để
phục vụ nhu cầu phát triển. Vậy, mối quan hệ giữa đọc và nâng cao tri thức ngày càng được
thể hiện rõ rệt, nên vai trò xã hội của đọc sách có tầm quan trọng không nhỏ.
2.2.2. Vai trò của đọc sách
Với yêu cầu của nền kinh tế tri thức cùng với sự bùng nổ về thông tin đòi hỏi mỗi cá
nhân phải nỗ lực học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm sống.
Việc học hỏi tìm tòi tri thức, bồi dưỡng cho các tài năng là việc cấp thiết hiện nay của
xã hội trong thời kỳ hội nhập này. Vì sự phát triển của mỗi quốc gia như thế nào, là tỷ lệ
thuận với hàm lượng tri thức được ẩn chứa bên trong mỗi một công dân của quốc gia đó. Nếu
muốn cho xã hội phát triển một cách bền vững, ở trong thời đại kinh tế tri thức, thì việc duy
nhất và quan trọng là vận động người dân quan tâm, rèn luyện để hình thành thói quen đọc
sách, các phương pháp đọc sách, để ai cũng phải tích lũy và làm giàu vốn tri thức cho bản
thân.
Đọc sách có vai trò không nhỏ trong hoạt động phát triển văn hóa đối với các cá nhân,
đọc sách giữ chức năng định hướng, giúp cho con người hình thành và phát triển nhân cách.
Đọc sách có vai trò giáo dục và tự giáo dục cho người đọc nâng cao trình độ, rèn luyện ngôn
ngữ. Ngôn ngữ trong tài liệu là ngôn ngữ khoa học - ngôn ngữ được chuẩn hóa. Thông qua
đọc sách người đọc có thể bổ sung vốn từ vựng, làm phong phú ngôn ngữ của mình. Đó là cơ
sở để phát triển tư duy, phát triển nhận thức. Qua đó giúp người đọc có được những kỹ năng
trong giao tiếp.
Đọc sách giúp cho vốn từ ngữ của sinh viên được mở rộng. Đọc càng nhiều, được tiếp
xúc với nhiều từ ngữ, chắn chắn rằng tất cả sẽ đi vào vốn từ vựng hằng ngày của người đọc.
Ăn nói lưu loát và khéo léo giúp ích rất nhiều trong bất kỳ ngành nghề nào, đồng nghĩa với
việc sinh viên sẽ hoàn toàn tự tin trong cuộc sống. Đọc sách cũng rất quan trọng cho việc học
ngôn ngữ mới, như khi sinh viên được tiếp xúc với nhiều từ ngữ được sử dụng trong bối cảnh
cụ thể, sẽ cải thiện kỹ năng nói và viết của mình lưu loát hơn,
Đọc sách thường xuyên giúp sinh viên tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích và cải
thiện sự tập trung. Không những vậy, đọc sách rèn luyện lối sống, ứng xử đọc sách giúp
người đọc nhận ra giá trị của các quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức
làm người, có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống, biết yêu thương, chia sẻ những khó
khăn với người khác, biết lên án những thói hư tật xấu, những hành vi trái đạo đức. Từ đó
hình thành cho ta cách nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, tới lợi ích của
bản thân trong mối quan hệ với lợi ích của những người xung quanh. Văn hóa đóc giúp con
người hướng tới giá trị chân - thiện - mỹ.

2.3. Các lý thuyết về hành vi

2.3.1. Lý thuyết về thái độ


2.3.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Được xây dựng từ năm1967 và được hiện chỉnh mở rộng theo thời gian từ đầu những
năm 1970 bởi Ajzen và Fishbein.
Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là nhân tố dự toán tốt nhất về hành vi tiêu
dùng. Để quan tâm hơn về các nhân tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai nhân tố là
thái độ và chuẩn chủ quan của khách du lịch. Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường
bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Người đọc sẽ chú ý đến những thuộc tính
mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các
thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người đọc.
Nhân tố chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến
người đọc (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…), những người này thích hay không thích họ
mua. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chủ quan đến xu hướng mua của người đọc phụ thuộc:
mức độ ủng hộ/ phản đối đối với việc mua của người đọc và động cơ của người đọc làm theo
mong muốn của những người có ảnh hưởng. Múc độ ảnh hưởng của những người có liên
quan đến xu hướng hành vi của người đọc và động cơ thúc đẩy người đọc làm theo những
người có liên quan là hai hai nhân tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết
của những người có liên quan càng mạnh đối với người đọc thì sự ảnh hưởng càng lớn tới
quyết định chọn mua của họ. Niềm tin của người đọc vào những người có liên quan càng lớn
thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh hưởng càng lớn. Ý định mua của người đọc sẽ bị
tác động bởi những người này với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.
Trong mô hình thuyết hành động hợp lý là niềm tin của mỗi cá nhân người đọc về sản
phẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, và thái độ hướng tới hành
vi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi mua. Do đó
thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng mua sắm của người đọc, còn xu hướng là
nhân tố tốt nhất để giải thích xu hướng hành vi của người đọc.
Hạn chế lớn nhất của thuyết này là hành vi của một cá nhân đặt dưới sự kiểm soát của
ý định. Nghĩa là thuyết này chỉ áp dụng đối với những trường hợp cá nhân có ý thức trước
khi thực hiện hành vi. Vì thế thuyết này không có ý định thực hiện hành vi thái độ đối với
hành vi niềm tin về hậu quả của hành vi chuẩn chủ quan đến hành vi niềm tin quy chuẩn về
hành vi ảnh hưởng phản hồi giải thích được trong các trường hợp: hành vi không hợp lý,
hành động theo nhóm tham khảo, hoặc hành vi được coi là không ý thức. (Ajzen, 1985;
Ajzen, 1991). Thuyết hành động hợp lý được mô hình hóa
Niềm tin đối với
thuộc tính sản
phẩm
Thái độ

Đo lường niềm
tin đối với thuộc
tính sản phẩm Quyết
Ý định
Niềm tin về những định

người ảnh hưởng


sẽ nghĩ rằng tôi
nên hay không nên
thực hiện hành vi Chuẩn chủ
quan

Đo lường niềm tin


đối với thuộc tính
sản phẩm

Hình 2. 1: Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA

(Nguồn: Ajzen, 1985)


2.3.1 Lý thuyết về hành vi dự định (TPB)
Được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý, giả định rằng một hành vi có thể được
dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành
vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa
như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái
niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh
hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện
hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được
Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình
TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực
hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện
hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực
hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì
kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.

Thái độ

Chuẩn mực chủ Ý định Hành vi thực


quan hành vi tế

Nhận thức kiểm


soát hành vi

(Nguồn: Ajzen 1991).


Hình 2.2 Lý thuyết về hành vi dự định (TPB)

Hạn chế của TPB là một sự thay thế cho giới hạn kiểm soát ý chí của TRA và cho
rằng hành vi là có chủ ý và có kế hoạch. Tuy nhiên, TPB dựa trên niềm tin rằng mọi người
đều có suy nghĩ hợp lý và đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên thông tin sẵn có. Vì thế,
động cơ vô thức không được đưa vào xem xét trong mô hình TPB. Nghĩa là, TPB chưa khắc
phục được hết những hạn chế của TRA (Krueger và cộng sự, 2200).
Hai là thực tế các nhân tố để xác định ý định không giới hạn bởi thái độ, chuẩn chủ
quan và kiểm soát hành vi như Ajzen (1991). Vì thế, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
rằng chỉ có 40% biến thiên ý định của hành vi có thể giải thích bằng TPB của Ajzen (1991).

2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu

2.4.1. Mô hình nghiên cứu


Dựa vào các nghiên cứu trước đây có liên quan đến hành vi đọc sách đã được trình
bày trong chương cơ sở lý thuyết, tác giả tổng hợp thành mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3. 1: Mô hình nghiên cứu nhóm đề xuất

2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu


H1 (+): Kỹ năng đọc sách có quan hệ đồng biến đến quyết định đọc sách của sinh viên
H2 (+):Thói quen đọc sách có quan hệ đồng biến đến quyết định đọc sách của sinh viên
H3 (+): Lợi ích đọc sách có quan hệ đồng biến đến quyết định đọc sách của sinh viên
H4 (+): Cản trở việc đọc sách có quan hệ đồng biến với quyết định đọc sách của sinh viên
H5 (+): Sự lan tỏa có mối quan hệ đồng biến với quyết định đọc sách của sinh viên
H6 (+): Cảm hứng đọc sách có mối quan hệ đồng biến với quyết định đọc sách của sinh viên

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Nghiên cứu định tính


Nhóm tiến hành nghiên cứu định tính để thăm dò thử, thảo luận lấy ý kiến bằng
phương pháp dựa trên bảng câu hỏi theo mô hình nghiên cứu từ đó thêm bớt các biến khi cần
thiết. Nội dung cuộc thăm dò này là cơ sở hiệu chỉnh thang đo, kết hợp với ý kiến của chuyên
gia rồi bổ sung hoàn chỉnh lần cuối cho phù hợp với yếu tố ảnh hưởng quyết định đọc sách
của sinh viên. Sau đó, nhóm hoàn thành một bảng câu hỏi để chuẩn bị cho nghiên cứu chính
thức.
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được nhóm thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng,
nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát
sinh viên trong Trường Đại học. Toàn bộ dữ liệu trong bảng hỏi nhóm xử lý với sự hỗ trợ
của phần mềm SPSS 23.0.
Tổng thể mục tiêu của nghiên cứu là sinh viên của sinh viên. Do đối tượng là sinh
viên trong Trường Đại học nên tất cả các phiếu điều tra đều được sử dụng google form thông
qua phiếu hỏi. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên từ sinh viên trong
trường Đại học. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này
là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, kiếm định thang đo bằng hệ số KMO và
phân tích hồi quy bội.
3.1.2.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo
nghiên cứu của Hair và Cộng sự (2007), tỷ lệ quan sát tốt nhất là 10 mẫu trên 1 biến
đo lường. Theo Tabachnick và Fidell (2007) mẫu phải có kích thước thỏa: n ≥ 8p +50
Trong đó: n: cỡ mẫu
p: số biến quan sát
Trong đề tài sử dụng kích cỡ mẫu: n=225. Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên là
phương pháp được lựa chọn để lấy mẫu khảo sát.
3.1.2.2. Cách thu thập dữ liệu
+ Đối tượng khảo sát: Sinh viên đã từng đọc sách
+ Phỏng vấn trực tiếp cá nhân: Phiếu khảo sát online được sử dụng để lất ý kiến.
3.1.3. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu.
STT Thang đo Mã hóa

I Kỹ năng đọc sách

1 Xác định mục đích đọc KN1

2 Lập kế hoạch đọc KN2


3 Ghi chép nội dung đọc KN3

4 Tóm tắt nội dung đọc KN4

5 Phân tích - tổng hợp nội dung đọc KN5

6 So sánh - đánh giá tài liệu đọc KN6

7 Trao đổi nội dung KN7

II Thói quen đọc sách

8 Duy trì một khoảng thời gian cố định TQ1


để đọc sách mỗi ngày
9 Chia sẻ những gì đã đọc với người TQ2
khác
10 Mua trước và để dành sách ở nhà TQ3

11 Nói với bản thân chỉ cần đọc một trang TQ4
sách mỗi ngày
12 Tạo danh sách những cuốn sách yêu TQ5
thích
13 Đặt mục tiêu để đọc xong cuốn sách TQ6

III Lợi ích đọc sách

14 Trau dồi kiến thức LI1

15 Nâng cao kết quả học tập LI2

16 Giải trí, thư giãn LI3

17 Mở rộng vốn từ LI4

18 Rèn luyện thói quen và sự tập trung LI5


19 Sưu tầm tài liệu phục vụ học tập LI6

20 Không có gì làm nên đọc sách LI7

IV Cản trở việc đọc sách

21 Áp lực học hành căng thẳng CT1

22 MXH chiếm nhiều thời gian CT2

23 Đọc sách không có sự tương tác gây CT3


nhàm chán
24 Các hoạt động khác hấp dẫn hơn CT4

25 Kinh nghiệm thực tế tốt hơn sách CT5

V Sự lan tỏa

26 Gia đình bạn bè giới thiệu LT1

27 Sẽ đọc khi những người xung quanh LT2


đọc
28 Tham gia ngày hội đọc sách LT3

VI Cảm hứng đọc sách

20 Yên tĩnh CH1

30 Ánh sáng phù hợp CH2

31 Không gian xanh, thoáng đãng CH3


32 Nơi ít người qua lại CH4

VII Quyết định đọc sách

33 Sẽ tiếp tục đọc sách vì rất có ích QD1

34 Giới thiệu cho bạn bè người thân cùng QD2


đọc

35 Coi sách như người bạn đồng hành QD3

3.2. Xử lý và phân tích số liệu

Phương pháp thống kê sử dụng mức có ý nghĩa alpha chọn trong đề tài này là 0.05 (
alpha = 0.05). Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Quá trình phân tích
phân tích dữ liệu được thực hiện qua các giai đoạn sau:
3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có ý nghĩa là
phương pháp đo lường đó không có sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều
kiện đầu tiên cần phải có thang đo áp dụng phải đạt độ tin cậy. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý
rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8
là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là
có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với
người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally và Burnstein, 1994 trích trong Nguyễn
Đình Thọ, 2011).
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach alpha bằng 0.7
và các biến quan sát hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- total correlation) nhỏ hơn
0.3 sẽ bị loại.
3.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor
Analysis)
Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến quan sát dùng để xem xét sự tác động
của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của khách du lịch có độ
kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét
không. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo. Các tham số thống kê
trong phân tích EFA như sau:
Đánh giá chỉ số Kaiser – Mayer – Olkin (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố khám phá (EFA), chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kiểm định Bartlett dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong
tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig ≤0.05 ) thì các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2208 )
Các trọng số nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiết tục bị loại để đảm
bảo giá trị hội tụ giữa các biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp trích hệ số sử dụng
là principal components và điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1, tổng
phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
3.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính
Trước hết hệ số tương quan giữa quyết định lựa chọn điểm đến du lịch sẽ được xem
xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường (ordinary Least Square- OLS ) được thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý
thuyết và qua đó xác định cường độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn điểm đến du lịch của khách du lịch.
3.2.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đọc
sách theo các đặc điểm cá nhân bằng T- test và Anova
Để kiểm định xem mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
điểm đến du lịch có sự khác nhau hay không giữa khách du lịch có đặc điểm cá nhân khác
nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập, tác giả sử dụng phương pháp kiểm
định Independent Samples T-test và One- Way ANOVA. Independent Samples T- test được
sử dụng để so sánh giá trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai đối tượng. Phân tích
phương sai ANOVA (Analysis of variance ) là sự mở rộng của kiểm định T vì phương pháp
này giúp ta so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên.
Trong phân tích ANOVA, nếu kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy giá trị Sig. ≤
0.05 tức là có sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố giữa các nhóm khách du lịch có
đặc điểm cá nhân khác nhau, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích sâu Anova là
kiểm định “sau” để tìm xem sự khác biệt về mức độ đánh giá là cụ thể ở nhóm nào.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thống kê mô tả.

4.1.1. Giới tính

Giới tính: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy được rằng: tỷ lệ nữ chiếm 47,84 ( 122 đối
tượng), tỷ lệ nam chiếm 52,16%(133 đối tượng).

Hình 4-1 Biểu đồ tròn giới tính

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của nhóm nghiên cứu

4.1.2. Học Vấn


Đối tượng là “Sinh viên năm 3” chiếm tỷ trọng lớn nhất 36,08% (92 đối tượng).
Nhóm “Sinh viên năm 2 ” chiếm tỉ trọng lớn thứ 2, dao động trong mức 30,59 % (78
đối tượng). Và tiếp theo là nhóm đối tượng “Sinh viên năm 4 ” có tỷ lệ là 18,04%
(46 đối tượng). Cuối cùng là nhóm đối tượng “và “Sinh viên năm 1” là nhóm có tỷ
trọng thấp nhất vơsi 15,29% (29 đối tượng)
Hình 4-2 Biểu đồ tròn về học vấn
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của nhóm nghiên cứu

4.1.3. Tần Suất Đọc Sách Của Sinh Viên

Trong 255 đối tượng được khảo sát, có 116 đối tượng) đọc sách với tần suất “Thỉnh
Thoảng” có tỷ lệ lớn nhất, chiếm 45,49%. Nhóm đối tượng “Thường Xuyên” có tỷ lệ
chiếm thứ 2 với 25,88 % với 66 đối tượng. Nhóm đối tượng “ Hiếm Khi ” chiếm
18,04% với 46 đối tượng và đối tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất chính là nhóm đọc sách
với tần suất “Rất Thường Xuyên” với tỷ lệ là 10,59% với 27 đối tượng.
Hình 4-3 Biểu đồ tròn Tần Suất Đọc Sách Của Sinh Viên

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của nhóm nghiên cứu

4.1.4. Tần Suất Đọc Sách Của Sinh Viên Đọc Sách Ở Thư Viện

Với 255 đối tượng được khảo sát, ta có thể thấy được nhóm có tỷ lệ thấp nhất chính
là nhóm có tần suất “Trên 5 lần” với tỷ lệ là 4.31% ( có 11 đối tượng). Và nhóm
chiếm tỷ lệ lớn nhất với tỷ lệ 50,08% chính là nhóm sinh viên đọc sách ở thư viện với
tần suất “Dưới 3 lần”( với 130 đối tượng ). Nhóm đối tượng tiếp theo, nhóm có sinh
viên đọc sách với tần suất “Không Đến Thư Viện” với nhóm sinh viên đọc sách với
tần suất “3-5 lần” có tỷ lệ lần lượt là 27,45 % (với 70 đối tượng) và 17,25% ( 44 với
đối tượng)
Hình 4-3 Biểu đồ tròn Tần Suất Đọc Sách Của Sinh Viên Đọc Sách Ở Thư Viện

Số Tỉ lệ
phiếu
Nam 133 52,2%
Giới Tính
Nữ 122 47,8%
Năm 1 39 15,3%
Bạn là sinh viên năm Năm 2 78 30,6%
mấy Năm 3 92 36,1%
Năm 4 46 18,0%
Rất thường
27 10,6%
xuyên
Bạn có thường đọc
Thường xuyên 66 25,9%
sách không
Thỉnh thoảng 116 45,5%
Hiếm khi 46 18,0%
Không đến 70 27,5%
Trước khi giãn cách xã
Dưới 3 lần 130 51,0%
hội, Bạn đến thư viện
3 - 5 lần 44 17,3%
mấy lần một tuần
Trên 5 lần 11 4,3%
Nguồn: Kết quả xử lý
từ dữ liệu điều tra
của nhóm nghiên cứu

Bảng 4-1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát

4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Phép kiểm định sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha giúp kiểm định độ tin cậy của
thang đo, từ đó loại bỏ các biến không đủ độ tin cậy ra khỏi mô hình và phản ánh sự tương
quan giữa những biến quan sát trong cùng một nhân tố.

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Lợi ích đọc sách
Bảng 4-2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Lợi ích đọc sách
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,886 7

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted
LI1 Trau dồi kiến
24,95 15,304 ,725 ,866
thức
LI2 Nâng cao kết quả
25,32 14,943 ,681 ,870
học tập
LI3 Giải trí, thư giãn 25,33 14,617 ,699 ,867
LI4 Mở rộng vốn từ 25,17 15,275 ,710 ,867
LI5 Rèn luyện thói
25,33 15,097 ,703 ,867
quen và sự tập trung
LI6 Sưu tầm tài liệu
25,30 15,068 ,692 ,868
phục vụ học tập
LI7 Không có gì làm
25,64 14,122 ,601 ,886
nên đọc sách
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của nhóm nghiên cứu
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lợi ích đọc sách là 0.886 nằm trong khoảng
0.8 đến gần 1, cho thấy thang đo lường rất tốt. Tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ rằng cả 7 biến quan
sát đều đóng góp xây dựng thang đo, do đó không cần phải loại bỏ biến nào.
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Kỹ năng đọc
Bảng 4-3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Kỹ năng đọc
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,905 7

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted
KN1 Xác định mục
23,73 22,574 ,694 ,893
đích đọc
KN2 Lập kế hoạch
24,07 22,362 ,694 ,893
đọc
KN3 Ghi chép nội
24,10 21,136 ,741 ,888
dung đọc
KN4 Tóm tắt nội
23,89 22,106 ,716 ,891
dung đọc
KN5 Phân tích - tổng
23,82 22,387 ,724 ,890
hợp nội dung đọc
KN6 So sánh - đánh
23,97 21,775 ,733 ,889
giá tài liệu đọc
KN7 Trao đổi nội
23,98 21,582 ,722 ,890
dung
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo kỹ năng đọc sách là 0.905 nằm trong khoảng
0.8 đến gần 1, cho thấy thang đo lường rất tốt. Tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ rằng cả 7 biến quan
sát đều đóng góp xây dựng thang đo, do đó không cần phải loại bỏ biến nào.
4.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo Thói quen đọc sách
Bảng 4-4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo thói quen đọc sách
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,878 6

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted
TQ1 Duy trì một
khoảng thời gian cố
19,35 17,425 ,699 ,855
định để đọc sách mỗi
ngày
TQ2 Chia sẻ những
gì đã đọc với người 19,65 17,347 ,664 ,860
khác
TQ3 Mua trước và để
19,71 16,293 ,679 ,858
dành sách ở nhà
TQ4 Nói với bản
thân chỉ cần đọc một 19,76 15,773 ,708 ,854
trang sách mỗi ngày
TQ5 Tạo danh sách
những cuốn sách yêu 19,56 16,877 ,713 ,852
thích
TQ6 Đặt mục tiêu để
19,44 17,783 ,659 ,861
đọc xong cuốn sách

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lợi ích đọc sách là 0.878 nằm trong khoảng
0.8 đến gần 1, cho thấy thang đo lường rất tốt. Tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ rằng cả 6 biến quan
sát đều đóng góp xây dựng thang đo, do đó không cần phải loại bỏ biến nào.

4.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo Ảnh hưởng lan tỏa
Bảng 4-5 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Ảnh hưởng lan tỏa
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,853 3
Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted
LT1 Gia đình bạn bè
7,25 3,773 ,759 ,762
giới thiệu
LT2 Sẽ đọc khi
những người xung 7,37 3,832 ,743 ,778
quanh đọc
LT3 Tham gia ngày
7,35 3,804 ,674 ,845
hội đọc sách

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ảnh hưởng lan tỏa là 0.853 nằm trong khoảng
0.8 đến gần 1, cho thấy thang đo lường rất tốt. Tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ rằng cả 3 biến quan
sát đều đóng góp xây dựng thang đo, do đó không cần phải loại bỏ biến nào.

4.2.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cảm hứng đọc sách
Bảng 4-6 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cảm hứng đọc sách
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,852 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted
CH1 Yên tĩnh 12,68 5,005 ,684 ,818
CH2 Ánh sáng phù
12,83 5,529 ,715 ,804
hợp
CH3 Không gian
12,77 5,312 ,665 ,824
xanh, thoáng đãng
CH4 Nơi ít người
12,69 5,468 ,719 ,802
qua lại

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ảnh hưởng lan tỏa là 0.852 nằm trong khoảng
0.8 đến gần 1, cho thấy thang đo lường rất tốt. Tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ rằng cả 4 biến quan
sát đều đóng góp xây dựng thang đo, do đó không cần phải loại bỏ biến nào.

4.2.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cản trở việc đọc sách
Bảng 4-7 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cản trở việc đọc sách
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,834 5

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted
CT1 Áp lực học hành
15,58 11,016 ,605 ,809
căng thẳng
CT2 MXH chiếm
15,57 12,443 ,496 ,835
nhiều thời gian
CT3 Đọc sách không
có sự tương tác gây 15,81 10,130 ,693 ,783
nhàm chán
CT4 Các hoạt động
15,74 10,571 ,718 ,777
khác hấp dẫn hơn
CT5 Kinh nghiệm
15,85 10,623 ,663 ,792
thực tế tốt hơn sách

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Cản trở là 0.834 nằm trong khoảng
0.8 đến gần 1, cho thấy thang đo lường rất tốt. Tương quan biến tổng (Corrected Item
Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ rằng cả 5 biến quan
sát đều đóng góp xây dựng thang đo. Biến quan sát CT2 có hệ số Alpha nếu loại biến
(Cronbach’s Alpha if item Deleted) = 0.835 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của
nhóm là 0.834. Tuy nhiên hệ số tương quan tổng của biến là 0.496 > 0.3 và hệ số
Cronbach’s Alpha của nhóm là 0.834 > 0.6 nên không cần loại biến CT2.
4.2.7. Đánh giá độ tin cậy thang đo Quyết định đọc sách
Bảng 4-8 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Quyết định đọc sách
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
,862 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Correlation Item
Deleted Deleted
QD1 Sẽ tiếp tục đọc
7,60 3,122 ,726 ,817
sách vì rất có ích
QD2 Giới thiệu cho
bạn bè người thân 7,91 3,126 ,713 ,829
cùng đọc
QD3 Coi sách như
7,89 2,873 ,777 ,769
người bạn đồng hành
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ảnh hưởng quyết định đọc sách là 0.862 nằm trong
khoảng 0.8 đến gần 1, cho thấy thang đo lường rất tốt. Tương quan biến tổng (Corrected
Item-Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ rằng cả 3 biến quan
sát đều đóng góp xây dựng thang đo, do đó không cần phải loại bỏ biến nào.

4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của
các biến quan sát theo thành phần.Phân tích EFA được thực hiện nhằm xem xét hai
loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Dựa trên kết
quả đó, đánh giá được độ kết dính, liên kết giữa các biến quan sát cao, trung bình hay
thấp,và có thể gom chúng thành một số nhóm nhân tố ít hơn để xem xét hay không.
EFA được sử dụng để rút gọn một tập gồm k biến quan sát thành một tập F (F< k) các
nhântố.
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập
Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập ba lần. vì
lần đầu tiên thực hiện phân tích EFA xuất hiện biến xấu cần được loại bỏ.
4.3.1.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập lần 1
- Hệ số KMO = 0.946 (>0.5)
- Kiểm định Bartlett: Sig. = 0.000 < 0.05; đạt yêu cầu
- Giá trị Eigenvalues = 1,021 (Eigenvalue > 1)
- Phương sai trích được = 65,349 % (>50%). đạt yêu cầu.

Bảng: 4-9 Kiểm định KMO and Bartlett’s đối với biến độc lập lần 1

Hệ số KMO .946
Kiểm định Giá trị Chi bình phương 5515,544
Bartlett xấp xỉ
df 496
Sig. .000
Nguồn: Kết quả xử lí SPSS

Total Variance Explained

Compon Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


ent Loadings Loadings
Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ Total % of Cumulativ
Variance e% Variance e% Variance e%
14,73
1 46,061 46,061 14,739 46,061 46,061 5,075 15,860 15,860
9
2 2,272 7,099 53,160 2,272 7,099 53,160 4,664 14,576 30,436
3 1,572 4,912 58,072 1,572 4,912 58,072 4,326 13,518 43,954
4 1,307 4,084 62,157 1,307 4,084 62,157 3,972 12,412 56,366
5 1,021 3,192 65,349 1,021 3,192 65,349 2,874 8,982 65,349

6 ,860 2,687 68,036

7 ,736 2,299 70,335

8 ,710 2,218 72,553

9 ,677 2,115 74,669

10 ,597 1,864 76,533

11 ,591 1,846 78,379

12 ,543 1,697 80,076

13 ,512 1,600 81,676

14 ,473 1,478 83,154

15 ,447 1,397 84,551

16 ,443 1,385 85,937

17 ,406 1,270 87,207

18 ,393 1,227 88,434

19 ,381 1,192 89,625

20 ,362 1,130 90,756

21 ,343 1,071 91,827

22 ,325 1,014 92,841

23 ,315 ,983 93,824

24 ,298 ,930 94,754


25 ,293 ,914 95,668

26 ,264 ,826 96,494

27 ,248 ,774 97,268

28 ,212 ,663 97,931

29 ,200 ,624 98,555

30 ,169 ,529 99,084

31 ,151 ,472 99,557

32 ,142 ,443 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nguồn: Kết quả xử lí SPSS

Bảng: 4-10 Ma trận xoay nhân tố đối với biến độc lập lần 1

Biến Nhân tố
1 2 3 4 5
TQ4 ,765
TQ3 ,724
TQ5 ,622
LT1 ,594
LT3 ,587
CT1 ,586
TQ1 ,537
LT2 ,530
TQ6 ,522
LI7 ,519
TQ2
KN4 ,748
KN5 ,723
KN7 ,716
KN3 ,715
KN6 ,673
KN2 ,551
KN1 ,511
LI1 ,673
LI4 ,664
LI5 ,663
LI6 ,658
LI3 ,614
LI2 ,577
CH4 ,744
CH1 ,731
CH2 ,708
CH3 ,660
CT4 ,806
CT3 ,711
CT5 ,630
CT2 ,568
Nguồn: Kết quả xử lí SPSS
4.3.1.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập lần 2
- Hệ số KMO = 0.944 (>0.5)
- Kiểm định Bartlett: Sig. = 0.000 < 0.05; đạt yêu cầu
- Giá trị Eigenvalues = 1,017 (Eigenvalue > 1)
- Phương sai trích được = 65,789 % (>50%). đạt yêu cầu.
Bảng: 4-11 Kiểm định KMO and Bartlett’s đối với biến độc lập lần 2
Hệ số KMO .944
Kiểm định Giá trị Chi bình phương 5294,133
Bartlett xấp xỉ
df 465
Sig. .000
Nguồn: Kết quả xử lí SPSS

Total Variance Explained


Compone Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
nt Loadings Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance % Variance %
1 14,239 45,933 45,933 14,239 45,933 45,933 4,782 15,426 15,426
2 2,271 7,327 53,260 2,271 7,327 53,260 4,585 14,791 30,217
3 1,571 5,069 58,329 1,571 5,069 58,329 4,136 13,342 43,559
4 1,295 4,179 62,507 1,295 4,179 62,507 4,040 13,033 56,592
5 1,017 3,281 65,789 1,017 3,281 65,789 2,851 9,197 65,789

6 ,791 2,551 68,339

7 ,721 2,327 70,667

8 ,697 2,247 72,914

9 ,655 2,112 75,026

10 ,595 1,920 76,947

11 ,586 1,892 78,838

12 ,533 1,719 80,557

13 ,510 1,645 82,202

14 ,461 1,486 83,688

15 ,444 1,434 85,122

16 ,427 1,378 86,500

17 ,402 1,296 87,797

18 ,387 1,248 89,045

19 ,362 1,167 90,212

20 ,344 1,109 91,321

21 ,329 1,061 92,382

22 ,318 1,027 93,409

23 ,310 ,999 94,408

24 ,298 ,960 95,368

25 ,275 ,887 96,255

26 ,251 ,810 97,065

27 ,233 ,752 97,817

28 ,210 ,677 98,494

29 ,173 ,558 99,052

30 ,152 ,490 99,542

31 ,142 ,458 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Nguồn: Kết quả xử lí SPSS

Bảng: 4-12 Ma trận xoay nhân tố đối với biến độc lập lần 2

Biến Nhân tố
1 2 3 4 5
TQ4 ,781
TQ3 ,725
TQ5 ,592
CT1 ,591
LT3 ,586
LT1 ,581
TQ1 ,529
LI7 ,529
LT2 ,517
TQ6
KN4 ,740
KN5 ,733
KN7 ,733
KN3 ,703
KN6 ,673
KN2 ,529
KN1 ,506
LI5 ,667
LI1 ,664
LI6 ,658
LI4 ,655
LI3 ,613
LI2 ,567
CH4 ,743
CH1 ,731
CH2 ,711
CH3 ,667
CT4 ,807
CT3 ,710
CT5 ,628
CT2 ,575
Nguồn: Kết quả xử lí SPSS

- Hệ số KMO = 0.944 (>0.5)


- Kiểm định Bartlett: Sig. = 0.000 < 0.05; đạt yêu cầu
- Giá trị Eigenvalues = 1,017 (Eigenvalue > 1)
- Phương sai trích được = 66,246 % (>50%). đạt yêu cầu. Khi đó có thể nói rằng 5 nhân tố
này giải thích 66,246% biến thiên của dữ liệu.
4.3.1.3. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập lần 3
Bảng: 4-13 Kiểm định KMO and Bartlett’s đối với
biến độc lập lần 3
- Hệ số KMO = 0.944 (>0.5)
- Kiểm định Bartlett: Sig. = 0.000 < 0.05; đạt yêu cầu
- Giá trị Eigenvalues = 1,017 (Eigenvalue > 1)
- Phương sai trích được = 66,246 % (>50%). đạt
yêucầu. Khi đó có thể nói rằng 5 nhân tố này giải thích
66,246% biến thiên của dữ liệu.
Vậy mô hình 5 yếu tố trên tác động đến quyết định đọc
sách của sinh viên
Hệ số KMO .944
Kiểm định Giá trị Chi bình phương 5294.133
Bartlett xấp xỉ
df 465
Sig. .000
Nguồn: Kết quả xử lí SPSS

Total Variance Explained


Comp Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of Squared
onent Squared Loadings Loadings
Total % of Cumulat Total % of Cumulat Total % of Cumula
Varianc ive % Varianc ive % Varianc tive %
e e e
13,7 13,76
1 45,884 45,884 45,884 45,884 4,542 15,140 15,140
65 5
2,26
2 7,560 53,444 2,268 7,560 53,444 4,521 15,069 30,209
8
1,56
3 5,226 58,670 1,568 5,226 58,670 4,118 13,726 43,936
8
1,25
4 4,186 62,856 1,256 4,186 62,856 3,874 12,913 56,848
6
1,01
5 3,390 66,246 1,017 3,390 66,246 2,819 9,398 66,246
7

6 ,791 2,635 68,881

7 ,699 2,330 71,212

8 ,693 2,310 73,521

9 ,655 2,183 75,704

10 ,588 1,961 77,665

11 ,553 1,844 79,508

12 ,510 1,700 81,208

13 ,462 1,539 82,747

14 ,446 1,487 84,234

15 ,436 1,452 85,686

16 ,415 1,382 87,068

17 ,402 1,339 88,408

18 ,362 1,206 89,614


19 ,356 1,187 90,801

20 ,339 1,130 91,931

21 ,321 1,071 93,002

22 ,314 1,046 94,048

23 ,308 1,028 95,076

24 ,286 ,954 96,029

25 ,266 ,887 96,916

26 ,233 ,778 97,694

27 ,214 ,714 98,408

28 ,176 ,586 98,994

29 ,156 ,519 99,513

30 ,146 ,487 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nguồn: Kết quả xử lí SPSS

Bảng: 4-14 Ma trận xoay nhân tố đối với biến độc lập lần 3
Biến Nhân tố
1 2 3 4 5
KN4 ,745
KN5 ,738
KN7 ,729
KN3 ,703
KN6 ,668
KN2 ,522
KN1 ,504
TQ4 ,778
TQ3 ,739
CT1 ,602
LT3 ,583
TQ5 ,579
LT1 ,572
LI7 ,533
TQ1 ,515
LT2 ,514
LI5 ,672
LI1 ,668
LI6 ,660
LI4 ,659
LI3 ,617
LI2 ,573
CH4 ,745
CH1 ,736
CH2 ,704
CH3 ,672
CT4 ,808
CT3 ,706
CT5 ,633
CT2 ,577
Nguồn: Kết quả xử lí SPSS
4.3.2. Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc
- Hệ số KMO = 0.727 (>0.5) (thỏa mãn điều kiện 0.5<KMO<1), phân tích nhân tố khám phá
là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
- Kiểm định Bartlett: Sig. = 0.000 < 0.05 (đạt yêu cầu)
- Giá trị Eigenvalues = 2.351 (Eigenvalue > 1)
- Phương sai trích được 78.358% (>50%) và các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố trên
0.5. Như vậy thang đo nhân tố quyết định đọc sách là phù hợp và có nghĩa thống kê

Bảng: 4-15 Kiểm định KMO and Bartlett’s đối với biến phụ thuộc
Hệ số KMO .727
Kiểm định Giá trị Chi bình phương 358.305
Bartlett xấp xỉ
df 3
Sig. .000
Nguồn: Kết quả xử lí SPSS
Bảng: 4-16 Ma trận xoay nhân tố đối với biến phụ thuộc
Ma trận nhân tố
Nhân tố
1
QD3 .907
QD1 .878
QD2 .870
Nguồn: Kết quả xử lí SPSS
4.3.3. Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá
Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô
hình nghiên cứu đều có giá trị hội tụ chấp nhận được. Dữ liệu nghiên cứu thích hợp để thực
hiện phân tích EFA. Có 5 nhân tố được trích ra từ kết quả phân tích gồm 30 biến quan sát.
Những biến quan sát không đạt yêu cầu trong từng nhân tố đã bị loại bỏ, những biến phù hợp
sẽ được sử dụng trong các phân tích kế tiếp. 30 Theo kết quả phân tích nhân tố khám phá
(EFA), số lượng nhân tố được rút ra từ các biến quan sát tương ứng với số lượng nhân tố
trong mô hình đề ra lúc đầu. Do đó, mô hình nghiên cứu không xuất hiện sự thay đổi so với
mô hình ở trên.
Mô hình sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Nguồn : Nhóm nghiên cứu

4.4. Phân tích hồi quy.

4.4.1. Kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến


Chúng ta cần kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
cũng như là mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để đảm bảo đủ điều kiện chạy
hồi quy tuyến tính.
Bảng 4-17 Danh sách các biến và mã hóa
STT BIẾN BIẾN SỐ ĐỔI
1 Lợi ích đọc sách Biến độc lập LI
2 Kỹ năng đọc sách Biến độc lập KN
3 Thói quen đọc sách – Biến độc lập TQLT
Môi trường
4 Cảm hứng đọc sách Biến độc lập CH
5 Cản trở Biến độc lập CT
6 Quyết định Biến phụ thuộc QD
Bảng 4-18 Tương quan Correlations
Correlations
KN Kỹ TQLT LI Lợi CH Cảm CT Cản QD
năng Thói ích hứng trở Quyết
quen, lan định
tỏa
Pearson
1 ,529** ,550** ,491** ,553** ,566**
Correlation
KN Kỹ năng
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 255 255 255 255 255 255
Pearson
,529** 1 ,448** ,403** ,515** ,557**
TQLT Thói Correlation
quen, lan tỏa Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 255 255 255 255 255 255
Pearson
,550** ,448** 1 ,437** ,462** ,483**
Correlation
LI Lợi ích
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 255 255 255 255 255 255
Pearson
,491** ,403** ,437** 1 ,523** ,512**
Correlation
CH Cảm hứng
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 255 255 255 255 255 255
Pearson
,553** ,515** ,462** ,523** 1 ,403**
Correlation
CT Cản trở
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 255 255 255 255 255 255
Pearson
,566** ,557** ,483** ,512** ,403** 1
Correlation
QD Quyết định
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 255 255 255 255 255 255
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả từ ma trận tương quan cho thấy, có sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ
thuộc và có sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau vì significant của kiểm định
Pearson của các cặp biến là sig= .000 < 0.05. Tuy nhiên, hệ số tương quan Pearson giữa một
số biến lớn hơn 0.4 nên khi chạy hồi quy tuyến tính chúng ta cần lưu ý đến trường hợp đa
cộng tuyến.
4.4.2. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính.
Variables Entered/Removeda
Model Variables Entered Variables Method
Removed
CT Cản trở, LI
Lợi ích, TQLT
Thói quen, lan
1 . Enter
tỏa, CH Cảm
hứng, KN Kỹ
năngb
a. Dependent Variable: QD Quyết định
b. All requested variables entered.

Chúng ta sẽ xác định được mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc thông
qua phương trình hồi quy tuyến tính. Mô hình hồi quy tuyến tính là mô hình hồi quy đa biến
với 5 biến độc lập: LI, KN,TQLT,CH,CT và biến phụ thuộc là QD.
Mô hình được xây dựng như sau:
QD = β0 + β1 LI + β2 KN + β3 TQLT + β4 CH + β5 CT
Trong đó:
- LI: Yếu tố Lợi ích đọc sách
- KN: Yếu tố Kỹ năng đọc sách
- TQLT: Yếu tố Thói quen đọc sách – Lan tỏa
- CH: Yếu tố Cảm hứng đọc sách
- CT: Yếu tố Cản trở
- Với β0 là hằng số tự do, β 1-5 là hệ số hồi quy riêng phần.
Kết quả hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter được thực hiện qua bảng sau:
Bảng 4-19 Kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính (Model Summaryb )
Model Summary
Model R R Square Change Statistics
Adjusted Std. Error R Square F df1 df2 Sig. F Durbin-
R Square of the Change Chan Change Watson
Estimate ge
44,76
1 ,688a ,473 ,463 ,61802 ,473 5 249 ,000 1,701
5
a. Predictors: (Constant), CT Cản trở, LI Lợi ích, TQLT Thói quen, lan tỏa, CH Cảm hứng, KN Kỹ năng
b. Dependent Variable: QD Quyết định

Bảng 4-20 Kết quả phân tích ANOVAa


ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 85,490 5 17,098 44,765 ,000b

1 Residual 95,105 249 ,382

Total 180,594 254

a. Dependent Variable: QD Quyết định


b. Predictors: (Constant), CT Cản trở, LI Lợi ích, TQLT Thói quen, lan tỏa, CH Cảm hứng, KN Kỹ năng

Bảng 4-21 Hệ số hồi quy Coefficients


Coefficientsa
Model Unstandardized Standardiz t Sig. Collinearity
Coefficients ed Statistics
Coefficient
s
B Std. Error Beta Toleran VIF
ce
(Constant) ,366 ,253 1,448 ,149
KN Kỹ năng ,274 ,068 ,255 4,018 ,000 ,526 1,902
TQLT Thói quen,
,294 ,056 ,306 5,278 ,000 ,629 1,590
1 lan tỏa
LI Lợi ích ,151 ,063 ,139 2,390 ,018 ,629 1,590
CH Cảm hứng ,266 ,061 ,251 4,384 ,000 ,646 1,548
CT Cản trở -,093 ,063 -,091 -1,483 ,139 ,559 1,790
a. Dependent Variable: QD Quyết định
Từ kết quả hồi quy với mức ý nghĩa 5% cho thấy 4 yếu tố là KN (sig= 0.000), TQLT (sig=0.000),
LI (sig= 0.018), CH (sig= 0.000) là có giá trị với sig <0.05 và 1 yếu tố còn lại: CT với sig= 0.139,
lớn hơn (sig=0.05) và có hệ số β chuẩn hóa quá thấp là -0,093 nên nhóm đã quyết định loại bỏ biến này ra
khỏi mô hình hồi quy và tiến hành chạy lại kiểm định.
4.4.2.1. Xây dựng lại mô hình hồi quy tuyến tính
Bảng 4-22 Kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính (Model Summaryb )
Model Summaryb

Mod R R Adjusted R Std. Error of Change Statistics Durbin-


el Square Square the Estimate Watson
R Square F df1 df2 Sig. F
Change Change Change

1 ,685a ,469 ,460 ,61950 ,469 55,142 4 250 ,000 1,718

a. Predictors: (Constant), CH Cảm hứng, TQLT Thói quen, lan tỏa, LI Lợi ích, KN Kỹ năng

b. Dependent Variable: QD Quyết định

Bảng 4-23 Kết quả phân tích ANOVAa


ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 84,649 4 21,162 55,142 ,000b

1 Residual 95,945 250 ,384

Total 180,594 254

a. Dependent Variable: QD Quyết định


b. Predictors: (Constant), CH Cảm hứng, TQLT Thói quen, lan tỏa, LI Lợi ích, KN Kỹ năng

Bảng 4-24 Hệ số hồi quy Coefficients


Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig. Collinearity Statistics


Coefficients

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) ,323 ,252 1,284 ,200


1
KN Kỹ năng ,250 ,066 ,233 3,768 ,000 ,556 1,799
TQLT Thói quen, lan tỏa ,273 ,054 ,285 5,057 ,000 ,669 1,494

LI Lợi ích ,140 ,063 ,128 2,225 ,027 ,638 1,568

CH Cảm hứng ,241 ,058 ,227 4,123 ,000 ,702 1,424

a. Dependent Variable: QD Quyết định

So sánh giữa hai bảng Bảng 4-19 Kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính (Model Summaryb) và
Bảng 4-22 Kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính (Model Summaryb ), ta có thể nhận thấy sau khi
loại bỏ biến TD thì giá trị R2 hiệu chỉnh(bảng 4-22)=0,460, giảm 0.03 so với giá trị R2 hiệu chỉnh
(bảng 4-19)= 0.563 Vì vậy có thể kết luận, loại bỏ biến TD là việc không có ý nghĩa đối với mô hình.
Mô hình hồi quy tuyến tính vẫn giữ mô hình ban đầy là mô hình hồi quy đa biến với 5 biến độc lập:
KN, TQLT, LI, CH, CT và biến phụ thuộc là QD. Mô hình mới được xây dựng như sau:
QD = β0 + β1 KN + β2 TQLT + β3 LI + β4 CH + β5 CT
4.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Để đánh giá sự phù hợp của mô hình theo phương pháp hồi quy tuyến tính
đa biến, chúng ta sử dụng hệ số R2 có hiệu chỉnh vì nó không thổi phồng mức độ phù
hợp của mô hình. Bên cạnh đó, chúng ta cần xem xét đến hiện tượng đa cộng tuyến
(VIF ≥ 2). Hệ số Beta chuẩn hóa được dùng để xác định mức độ tác động của các biến
độc lập lên biến phụ thuộc, Beta chuẩn hóa của biến nào càng cao chứng tỏ yếu tố đó
tác động đến ý định mua sắm càng lớn (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
Kết quả chạy phân tích hồi quy cho ta thấy: Yếu tố nào có Sig < 0.05 tức là yếu tố đó
có tác động đến biến phụ thuộc (YD) với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các biến có tác
động đến biến phụ thuộc như đã nói ở trên là: KN, TQLT, LI, CH, CT
Hệ số R2 có hiệu chỉnh đạt 46,3% nghĩa là 46.3% sự biến thiên của quyết định đọc sách (QD)
được giải thích bởi các biến KN, TQLT, LI, CH, CT có trong mô
hình và hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập này đều nhỏ hơn 2 nên
các biến độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Thông qua các số liệu này, độ
phù hợp của mô hình được chấp nhận.
Trong bảng phân tích phương sai ANOVA cho ta thấy giá trị Sig. của kiểm định
F xấp xỉ bằng 0.000<0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy hồi quy tuyến tính đã
xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đã thu thập được.
- Biểu đồ Scatterplot kiểm tra giả định liên hệ tuyến.
Để kiểm tra xem có hiện tượng thay đổi phương sai hay không, chúng ta xem xét
qua đồ thị phân tán phần dư ở hình sau.
Đồ thị chỉ ra rằng các điểm phân bổ của phần dư không tạo nên hình dạng cụ thể, phần dư
chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh đường thẳng qua 0, do vậy giả định quan hệ tuyến
tính không bị vi phạm.
- Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lí do như: Sử dụng sai mô hình,
phương sai không phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích,… (Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, trang 228). Để kiểm tra xem phần dư có tuân
theo phân phối chuẩn hay không, nhóm sử dụng biểu đồ Histogram, P-P để xem xét. Trước hết,
nhìn vào hình đồ thị phân tán phần dư và hình đồ thị tần số Histogram, giả định phần phân phối
chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Xem xét tần số của phần dư chuẩn hóa ở hình đồ thị tần
số Histogram ta thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (St.Devc = 0.992 tức gần bằng 1
và Mean= 3,27E-15 rất nhỏ). Vậy, giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Bên cạnh đó, để kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư nhóm nghiên cứu còn sử dụng
thêm biểu đồ P-P Plot. Các điểm quan sát thực tế sẽ tập trung sát theo đường chéo nếu dữ liệu
có phân phối chuẩn (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 1, trang 230).
Hình Đồ thị tần số Histogram
Xét hình dưới đây,ta thấy các điểm quan sát phân tán không quá xa đường thẳng kỳ vọng
mà phân tán dọc theo đường thằng này. Vậy chấp nhận giả thuyết cho rằng phân phối của
phần dư là phân phối chuẩn. Từ các kết luận trên, ta có thể rút ra kết luận rằng giả định phân
phối chuẩn không bị vi phạm.
-Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot
Hình Biểu đồ P-P Plot
Khi xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư thì các ước lượng của mô hình là
không đáng tin cậy. Trong nghiên cứu này, nhóm lựa chọn phương pháp kiểm định Durbin-
Watson (d) – Phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện hiện tượng tự tương quan.
Nếu 0<d<1 thì xảy ra hiện tượng tự tương quan dương, nếu 3<d<4 thì kết luận mô hình
tương quan âm. Nhìn vào bảng Kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính ta thấy hệ số Durbin-
Watson là 1,701, như vậy chúng ta có thể kết luận không có sự tương quan giữa các phần dư.
Vậy, các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính đều thỏa mãn.

4.4.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ( với mức ý nghĩa 5%)

Giả thuyết H1: Kỹ năng có ảnh hưởng đến quyết định đọc sách của sinh viên.
H0: β1=0
Ha: β1≠ 0
Nhìn vào bảng Bảng hệ số hồi quy Coefficients ta thấy giá trị sig. của yếu tố KN
≈0.000<0.05
Nên suy ra, bác bỏ H0 , hệ số hồi quy β1 có ý nghĩa trong mô hình.
Ta thấy, β1 =0,274 có ý nghĩa khi kỹ năng đọc sách tăng lên 1 thì quyết định đọc sách của
sinh viên dự đoán cũng sẽ tăng lên 0,274 lần trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Vì vậy ta chấp nhận giả thuyết H1.
Nhận xét: Kết quả cho thấy yếu tố kỹ năng là yếu tố có tác động lên quyết định đọc sách của
sinh viên. Qua đó, cho thấy, nếu yếu tố kỹ năng càng lớn thì quyết định đọc sách cũng càng
lớn.
Giả thuyết H2: Thói quen – lan tỏa có ảnh hưởng đến quyết định đọc sách của sinh viên.
H0: β2=0
Ha: β2≠ 0
Nhìn vào bảng Bảng hệ số hồi quy Coefficients ta thấy giá trị sig. của yếu tố TQLT
≈0.000<0,05
Nên suy ra, bác bỏ H0 , hệ số hồi quy β2 có ý nghĩa trong mô hình.
Ta thấy, β2 =0,294 có ý nghĩa khi Thói quen đọc sách- Ảnh hưởng lan tỏa tăng lên 1 thì
quyết định đọc sách của sinh viên dự đoán sẽ tăng lên 0,294 lần trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.
Vì vậy ta chấp nhận giả thuyết H2.
Nhận xét: Kết quả cho thấy yếu tố thói quen – lan tỏa là yếu tố có tác động lên quyết định
đọc sách của sinh viên. Qua đó, cho thấy, nếu yếu tố thói quen – lan tỏa càng lớn thì quyết
định đọc sách cũng càng lớn.
Giả thuyết H3: Lợi ích có ảnh hưởng đến quyết định đọc sách của sinh viên.
H0: β3=0
Ha: β3≠ 0
Nhìn vào bảng Bảng hệ số hồi quy Coefficients ta thấy giá trị sig. của yếu tố LI ≈0.018<0,05
Nên suy ra, bác bỏ H0 , hệ số hồi quy β1 có ý nghĩa trong mô hình.
Ta thấy, β3 =0,151 có ý nghĩa khi lợi ích về việc đọc sách tăng lên 1 thì quyết định đọc sách
của sinh viên dự đoán sẽ tăng lên 0,151 lần trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Vì vậy ta chấp nhận giả thuyết H3
Nhận xét: Kết quả cho thấy yếu tố lợi ích là yếu tố có tác động lên quyết định đọc sách của
sinh viên. Qua đó, cho thấy, nếu yếu tố lợi ích càng lớn thì quyết định đọc sách cũng càng
lớn.
Giả thuyết H4: Cảm hứng có ảnh hưởng đến quyết định đọc sách của sinh viên.
H0: β4=0
Ha: β4≠ 0
Nhìn vào bảng Bảng hệ số hồi quy Coefficients ta thấy giá trị sig. của yếu tố CH
≈0.000<0,05
Nên suy ra, bác bỏ H0 , hệ số hồi quy β1 có ý nghĩa trong mô hình.
Ta thấy, β4 =0,266 có ý nghĩa khi cảm hứng đọc sách tăng lên 1 thì quyết định đọc sách của
sinh viên dự đoán sẽ tăng lên 0,266 lần trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Vì vậy ta chấp nhận giả thuyết H4
Nhận xét: Kết quả cho thấy yếu tố cảm hứng là yếu tố có tác động lên quyết định đọc sách
của sinh viên. Qua đó, cho thấy, nếu yếu tố cảm hứng càng lớn thì quyết định đọc sách cũng
càng lớn.
Giả thuyết H5: Cản trở có ảnh hưởng đến quyết định đọc sách của sinh viên.
H0: β5=0
Ha: β5≠ 0
Nhìn vào bảng Bảng hệ số hồi quy Coefficients ta thấy giá trị sig. của yếu tố CT ≈0.139>0,05
Nên suy ra, không có bằng chứng bác bỏ H0 , hệ số hồi quy β5 không có ý nghĩa trong mô
hình.
Điều này chứng tỏ yếu tố cản trở không tác động lên quyết định đọc sách của sinh viên. Vì
vậy ta bác bỏ giả thuyết H5.
Phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng cụ thể như sau:
QD =0,366 + 0,274 KN + 0,294 TQLT + 0,151 LI + 0,266 CH – 0,093 CT
4.4.5. Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình
Theo kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ta thấy: có 5 biến tác động đến biến phụ thuộc đó
là biến KN, TQLT, LI, CH, CT. Biến thói quen-lan tỏa (TQLT) có tác động mạnh nhất đến
quyết định đọc sách của sinh viên với Hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0,306; tiếp đến là yếu tố
kỹ năng (KN) với Hệ số hồi quy chuẩn hóa =0,255; kế tiếp là yếu tố cảm hứng (CH) với Hệ
số hồi quy chuẩn hóa =0,251; yếu tố lợi ích (LI) với Hệ số hồi quy chuẩn hóa = 0,139 và
cuối cùng là yếu tố cản trở (CT) với Hệ số hồi quy chuẩn hóa = -0, 091.
4.4.6. Xem xét sự tác động của 2 biến nhân khẩu (Giới tính, trình độ học vấn) đến quyết
định đọc sách của sinh viên.
4.4.6.1. Sự khác biệt quyết định đọc sách giữa 2 giới
Bảng : 4- 25 Kết quả phân tích Independent-samples T-test

Group Statistics
Giới N Mean Std. Std. Error
tính Deviation Mean
Nam 133 3.9073 .84622 .07338
QD
Nữ 122 3.8934 .84335 .07635

Independent Samples Test


Levene's Test t-test for Equality of Means
for Equality of
Variances
F Sig. t df Sig. Mean Std. 95%
(2- Differe Error Confidence
tailed) nce Differe Interval of the
nce Difference
Lower Upper
Equal
-
variances .236 .628 .131 253 .896 .01383 .10591 .22241
.19475
Q assumed
D Equal
251. -
variances .131 .896 .01383 .10590 .22238
256 .19473
not assumed

- Kiểm định phương sai tổng thể 2 giới:

Ho: Phương sai hai tổng thể bằng nhau


Ha: Phương sai hai tổng thể khác nhau
Với mức ý nghĩa 5%, giá trị Sig từ Levene's Test= 0.628 >0.05
Không đủ bằng chứng bác bỏ Ho, có thể kết luận là phương sai hai tổng thể bằng nhau
- Kiểm định mối quan hệ:

Ho: Giới tính không ảnh hưởng đến quyết định đọc sách
Ha: Giới tính có ảnh hưởng đến quyết định đọc sách
Với mức ý nghĩa 5%, giá trị Sig( Equal variances assumed) =0.896 >0.05.
Không đủ bằng chứng bác bỏ Ho, có thể kết luận là giới tính không ảnh hưởng đến quyết
định đọc sách
4.4.6.2. 4Sự khác biệt quyết định đọc sách giữa trình độ học vấn
Bảng : 4-26 Kết quả phân tích One-Way ANOVA giữa các nhóm học vấn

Descriptives
QD
N Mean Std. Std. 95% Confidence Minim Maxim
Deviation Error Interval for Mean um um
Lower Upper
Bound Bound
Năm
39 3.8632 .90392 .14474 3.5702 4.1563 2.33 5.00
1
Năm
78 3.8162 .82467 .09338 3.6303 4.0022 1.67 5.00
2
Năm
92 4.0580 .72224 .07530 3.9084 4.2075 2.00 5.00
3
Năm
46 3.7609 1.01023 .14895 3.4609 4.0609 1.00 5.00
4
Total 255 3.9007 .84321 .05280 3.7967 4.0046 1.00 5.00

Test of Homogeneity of Variances


QD
Levene df1 df2 Sig.
Statistic
3.447 3 251 .017

ANOVA
QD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between
3.786 3 1.262 1.792 .149
Groups
Within
176.808 251 .704
Groups
Total 180.594 254

Robust Tests of Equality of Means


QD
Statistic df1 df2 Sig.
a

Welc
1.933 3 106.191 .129
h
a. Asymptotically F distributed.

- Kiểm định phương sai các nhóm học vấn:

Ho: Phương sai các nhóm học vấn đồng nhất


Ha: Phương sai các nhóm học vấn không đồng nhất
Với mức ý nghĩa 5%, giá trị Sig từ Levene Statistic= 0.017 < 0.05
Nên suy ra, bác bỏ H0 nên Phương sai các nhóm học vấn không đồng nhất
Từ đó ta phân tích đến bảng kết quả của Robust Tests
- Kiểm định sự khác biệt:

Ho: Không có sự khác biệt trong quyết định đọc sách các nhóm học vấn
Ha: Có sự khác biệt trong quyết định đọc sách giữa các nhóm học vấn
Với mức ý nghĩa 5%, giá trị Sig từ bảng Robust Tests = 0,129 >0.005
Không đủ bằng chứng để bác bỏ Ho, có thể khẳng định rằng không có sự khác biệt trong
quyết định đọc sách giữa các nhóm học vấn.
4.5. Kiểm định mối liên hệ giữa các biến:

4.5.1. .Kiểm định mối liên hệ giữa biến giới tính và thời gian đọc sách
Thực hiện kiểm định giữa nam và nữa có khác nhau về thời gian đọc sách
Bảng : 4- 27 Kết quả phân tích Independent Samples Test
Group Statistics
gioitinh Giới N Mean Std. Std. Error
tính Deviation Mean
Q15 Bạn dành bao 1 Nam 133 ,92 ,794 ,069
nhiêu thời gian để
2 Nữ 122 ,92 ,796 ,072
đọc sách trong 1 ngày

Independent Samples Test


Q15 Bạn dành bao nhiêu
thời gian để đọc sách
trong 1 ngày
Equal Equal
variances variances
assumed not
assumed
Levene's Test for F ,014
Equality of Variances Sig. ,905
t -,009 -,009
df 253 250,992
t-test for Equality of Sig. (2-tailed) ,993 ,993
Means Mean Difference -,001 -,001
Std. Error Difference ,100 ,100
Lower -,197 -,197
95% Confidence
Interval of the Upper ,195 ,195
Difference

Kiểm định phương sai 2 tổng thể


Ho: Phương sai hai tổng thể bằng nhau
Ha: Phương sai hai tổng thể khác nhau
Với mức ý nghĩa 5%,
Cột Levene's Test
p-valuve = sig = 0.905 > 0.05
=>Không bác bỏ Ho, có thể kết luận là phương sai hai tổng thể bằng nhau.
Đặt giả thuyết:
Ho: Giữa sinh viên nam và nữ không có sự khác nhau về thời gian đọc sách
Ha: Giữa sinh viên nam và nữ có sự khác nhau về thời gian học đọc sách
Kiểm định t-test:
Xét “Equal variances assumed”, sig. = 0.993 > 0.05 => Không bác bỏ Ho
Vậy Giữa sinh viên nam và nữ không có sự khác nhau về thời gian đọc sách

4.5.2. Kiểm định mối liên hệ giữa biến tần suất đến thư viện và sinh viên các năm
Bảng : 4- 29 Kết quả phân tích Chi-Square Tests

hocvan Bạn là sinh viên năm mấy * Q13 Trước khi giãn cách xã hội, Bạn đến thư viện
mấy lần một tuần Crosstabulation
Q13 Trước khi giãn cách xã hội, Bạn đến Total
thư viện mấy lần một tuần
1 Không 2 Dưới 3 3 3 - 5 lần 4 Trên 5
đến lần lần
hocvan Bạn là Count 17 12 9 1 39
1 Năm
sinh viên năm Expected
1 10,7 19,9 6,7 1,7 39,0
mấy Count
Count 21 41 12 4 78
2 Năm
Expected
2 21,4 39,8 13,5 3,4 78,0
Count
Count 20 53 16 3 92
3 Năm
Expected
3 25,3 46,9 15,9 4,0 92,0
Count
Count 12 24 7 3 46
4 Năm
Expected
4 12,6 23,5 7,9 2,0 46,0
Count
Count 70 130 44 11 255
Total Expected
70,0 130,0 44,0 11,0 255,0
Count

Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 10,991a 9 ,276
Likelihood Ratio 10,927 9 ,281
Linear-by-Linear
1,042 1 ,307
Association
N of Valid Cases 255
a. 4 cells (25,0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 1,68.

Symmetric Measures
Value Approx.
Sig.
Nominal by Phi ,208 ,276
Nominal Cramer's V ,120 ,276
Contingency
,203 ,276
Coefficient
N of Valid Cases 255
a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null
hypothesis.

H0: Sinh viên các năm và tần suất đến thư viện không có mối liên hệ với nhau
H1: sinh viên các năm và tần suất đến thư viện có mối liên hệ với nhau
Với mức ý nghĩa 5%, giá trị kiểm định Chi bình phương:
p-value= sig. = 0.276 > 0.05
=> Không bác bỏ H0, Sinh viên các năm và tần suất đến thư viện không có mối liên hệ với
nhau

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa

Nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu các mẫu thu thập được bằng cách đưa vào
SPSS 20.0. Tiếp đó, Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và Kiểm định
thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích kiểm tra độ tin
cậy Cronbach’s Alpha cho các yếu tố đều thỏa mãn yêu cầu của nghiên cứu định lượng
chính thức. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết quả cho
thấy hai yếu tố TQ2 và TQ6 cần loại . Qua việc kiểm định độ tin cậy, phương sai trích,
độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, ta thấy thang đo đã đạt yêu cầu.

Từ kết quả phân tích quy hồi đa biến trên 5 thành phần của quyết định đọc sách cho
thấy các yếu đều có tác động đến ý định đọc sách của người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
yếu tố thoái quen và lan tỏa tác động nhiều nhất với hệ số hồi quy chuẩn hóa =0.36
Các yếu tố còn lại tác động yếu hơn như yếu tố cản trở việc đọc sách (hệ số hồi quy
chuẩn hóa=0.091). Điều đó cho thấy việc hình thành thói quen đọc sách và sức ảnh
hưởng cửa những người xung quanh thì sẽ có tác động tích cực lên quyết định đọc sách
của sinh viên.
Kết quả phân tích One-Way ANOVA và Independent-samples T-test cho thấy
trong các biến nhân khẩu, giới tính và học vấn đều ko có ảnh hưởng đến quyết định
đọc sách của sinh viên
5.2. Hàm ý quản trị

5.2.1. Thói Quen Và Sự Lan Toả


Theo như dữ liệu thu thập được, yếu tố “Thói Quen” và “Lan tỏa từ mọi người
“có tác động lớn nhất đối với mỗi sinh viên, việc duy trì thói quen đọc sách như sau:
Duy trì một khoảng gian cố định để đọc sách (TQ1) , Chia sẻ những gì đã đọc với người khác
(TQ2), Mua trước và để dành sách ở nhà (TQ3), Gia đình bạn bè giới thiệu(LT1), Sẽ đọc
khi những người xung quanh đọc(LT2) , Tham gia ngày hội đọc sách (LT3),Tạo danh
sách những cuốn sách yêu thích (TQ5),

Theo đó, kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, đánh giá của sinh viên đối với các
yếu tố đo lường về những thói quen là khá cao(hệ số hồi quy chuẩn hóa =0.306). Điều này
thể hiện việc ta hình thành thói quen đọc sách hằng ngày và thấy mọi người xung quanh
cũng đọc sách sẽ làm cho ta cảm thấy hứng thú với sách và sẽ xem sách như người bạn
đồng hành của mình.

Để nâng cao thói quen đọc sách, Bắt đầu bạn hãy đọc những gì mình thích, những
cuốn sách bạn cho là thú vị, hấp dẫn hãy xem đọc sách là một sự thưởng thức để thấy
thoải mái và thư giãn. Sau khi đã luyện được thói quen đọc sách và thấy đọc sách rất thú
vị, bạn hãy mở rộng thể loại sách mình đọc, không chỉ đọc những cuốn sách mình thích
mà cả những cuốn mình cần, không chỉ những cuốn dễ mà ngay cả những cuốn khó. Và
giờ chắc chắn bạn thấy rằng những cuốn sách mà bạn cho là không thú vị, là khô khan
cũng không làm khó bạn và biết đâu bạn nhận ra rằng những cái hay lại thường nằm
trong những cuốn sách khó đọc. Và dần dần bạn sẽ xem việc đọc sách là phần tất yếu
của cuộc sống như một thói quen sinh hoạt hàng ngày.

5.2.2. Lợi Ích đọc sách

“Lợi Ích” chính là yếu tố quan trọng của việc đọc sách của mỗi sinh. Kết quả
khảo sát cho thấy yếu tố này được đồng ý khá cao (hệ số hồi quy chuẩn hóa =0,139).
Với chỉ số này, mọi người cần quan tâm đến quá trình đầu tiên “ Trau dồi kiến thức”.Tiếp
theo là đến việc “Nâng cao kết quả học tập”. Ngoài ra, mỗi người sinh viên sẽ đặc biệt
quan tâm đến việc “Giải trí, thư giãn”, vì thế, sau những ngày bon chen hối hả ngoài
đường thì việc tĩnh tâm đọc một cuốn sách nhẹ nhàng cũng là một cách thư giãn Bạn
hacy hình dung ra lợi ích của việc đọc sách. Bạn có muốn kết quả học tập tốt hơn? bạn
có muốn sau khi ra trường hành trang trên vai bạn là kiến thức để làm vừa mắt nhà tuyển
dụng? bạn có muốn được nhìn nhận là người hiểu biết và thông minh? Bạn có muốn
thay đổi điều gì đó ở bản thân nhưng lại không có can đảm? Để có được những điều này
bạn hãy đọc sách và đừng quên vận dụng các kiến thức bạn có được từ sách vào cuộc
sống, bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời
5.2.3. Kỹ Năng

Yếu tố “Kỹ Năng” qua khảo sát được đồng ý khá cao (Hệ số hồi quy chuẩn hóa
=0,255) có tác động mạnh đến quyết định đọc sách của sinh viên. Vì vậy hãy cải thiện
kỹ năng đọc sách hiệu quả bằng cách hãy đặt mục tiêu để đọc sách. Bạn hãy đặt mục
tiêu đọc cho bản thân để giúp bạn phát triển vốn từ vựng rộng hơn, hiểu sâu hơn về các
văn bản khác nhau và cải thiện khả năng tạo mối liên hệ giữa những thứ bạn đọc với
quan điểm và ý tưởng của riêng bạn. Hoặc là, Khi xem trước một văn bản, bạn có thể
xác định cấu trúc văn bản là thông tin, thuyết phục hoặc hướng dẫn. Bạn cũng có thể
xác định các yếu tố chính của các văn bản khác nhau như chủ đề trung tâm, các vấn đề
và giải pháp hoặc các ý tưởng so sánh được trình bày trong những gì bạn đọc. Sử dụng
các chiến lược như xác định các đặc điểm của văn bản, xác định mục đích và ghi chú
đều có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc của mình.
5.2.4. Cảm hứng đọc sách

Yếu tố “cảm hứng đọc sách tác động khá cao đến quyết định đọc sách (Hệ số hồi
quy chuẩn hóa =0.251). Lựa chọn không gian phù hợp sẽ có tác động rất lớn đên việc
đọc sách. Một góc đọc sách lý tưởng không chỉ đơn giản dùng cho mục đích đọc sách
mà nó còn có thể trở thành nơi để bạn sáng tác, tìm kiếm ý tưởng, thư giãn sau những
giờ làm việc mệt mỏi hay thậm chí trở thành nơi để bạn “trú ẩn” khi gặp những vấn đề
chưa thể giải quyết. Vì vậy để hành vi đọc sách được nâng cao nhóm có đề xuất một
vài ý tưởng về một “thư viên xanh”theo phong cách mở, sử dụng vách hay cửa kính để
có thể lấy sáng tự nhiên hiệu quả nhất. Ban ngày có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên của
mặt trời để tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí. Vì việc phụ thuộc quá nhiều vào
ánh sáng đèn điện có thể dễ làm mắt bị mỏi, thần kinh căng thẳng và không gian tù
túng. Việc tạo một thư viện hoặc phòng tự học lí tưởng, giúp sinh viên rèn luyện khả
năng tự học, tư duy độc lập và năng lực sáng tạo của bản thân. Thư viện trường là cái
nôi hình thành, duy trì và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên.
5.3. Kết luận

“Nghiên cứu này nhóm đã hệ thống hóa các khái niệm về quyết định đọc
sách của sinh viên, bên cạnh đó nghiên cứu đưa ra cơ sở lý thuyết về quyết định đọc
sách của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đọc sách của sinh viên.
Nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
quyết định đọc sách của sinh, kết quả đánh giá sơ bộ thông qua hệ số Cronbach’s
Anpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các thang đo đạt yêu cầu và có
ý nghĩa thống kê được sử dụng trong mô hình nghiên cứu và có độ tin cậy.
Kết quả kiểm định và lựa chọn mô hình nhằm giải thích các khái niệm
nghiên cứu với kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quyết định đọc sách của
sinh viên cho chúng ta một số hàm ý như sau:
Một là, giá trị và độ tin cậy của các thang đo đạt được trong nghiên cứu này
sẽ góp phần để các nhà nghiên cứu phát triển thang đo về yếu tố ảnh hưởng đến
Thực hiện Hành vi đọc sách của sinh viên trong các nghiên cứu tiếp theo.
Hai là là, Các thang đo này cũng góp phần giúp cho trường Đại học sử dụng
để đo lường các yếu tố thuộc ảnh hưởng đến việc thực hiện quyết định đọc sách của
sinh viên và sự tác động các chính sách lên thực hiện Hành vi đọc sách của sinh
viên nhằm giữ chân thu hút thêm người tài cho đơn vị hành chính công.”

5.4. Hạn chế hiện tại và hướng phát triển cho các nghiên cứu sau

5.4.1 Hạn chế


Thứ nhất, Khảo sát được thực hiện trong tình hình dịch bệnh căng thẳng nên chỉ
thực hiện online và việc thu thập dữ liệu còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, kích thước mẫu mà nghiên cứu lựa chọn là 255, kích thước mẫu này còn
khá nhỏ so với thị trường nên chưa đảm bảo được tính khách quan của nghiên cứu.
Thứ tư, trên thực tế còn nhiều yếu tố tác động mà nhóm nghiên cứu chưa
đề cập đến.

67
Nhóm nghiên cứu đã cố gắng khắc phục những hạn chế trên để hoàn thành kết quả
nghiên cứu một cách tốt nhất.
5.4.2 Kiến nghị
Những hạn chế trên có thể là định hướng để những nghiên cứu tiếp theo cải thiện:
cần thêm những yếu tố khác tác động đến quyết định đọc sách của sinh viên, chọn
mẫu với kích thước lớn hơn và phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Ngoài ra, những kết
quả được đánh giá trên cũng có thể góp phần định hướng mở rộng đề tài cho các
nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đưa ra đề xuất cho các bạn
sinh viên hãy khắc phục về vấn đề lười đọc sách hãy tự giác học hỏi, trau dồi kiến
thức, tự hoàn thiện bản thân và nhóm đề xuất ý tưởng về một “thư viên xanh”theo
phong cách mở đề đáp ứng nhu cầu cũng như tạo một không gian lí tưởng để góp
phần phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS. Tập 2, Nxb Hồng Đức.
2. Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh. TP.HCM. NXB Lao động Xã hội.
3. Nguyễn Thu Hoài (2011), Hoàn thiện hành vi đọc sách trong trường Đại học
sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án
tiễn sĩ kinh tế, Học viện tài chính
4. Đặng Thái Hùng (2008), Củng cố và kiện toàn bộ máy kiểm toán nội bộ trong
các tập đoàn kinh tế, Tạp chí Kiểm toán, (11/96), tr.12-16.
5. Đào Xuân Liên (2015),“Hoàn thiện hành vi đọc sách của sinh viên sản xuất
gạo xuất khẩu” Nghiên cứu Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Mai (2014),“Sự cần thiết của việc hoàn thiện hành vi đọc sách
trong trường Đại học sản xuất sản phẩm ”, Báo nghiên cứu phát triển doanh
nghiệp, số 24, trang 6-8.
68
7. Abbott,L.j., Park,Y. and Parker, S. (2000), The effects of audit committee
activity and independence on corporate fraud, Managerial Finance(26):55-67
8. Aikins, S. K. (2011), An examination of Government Internal Audits‟ Role in
Improving Financial Performance, Public Finance and Management, 11(4),
306-337
9. Altamuro, J., and A. Beatty, (2010), How does internal control regulation
affect financial reporting?, Journal of Accounting and Economics 49: 58–74.
10. American Institue of Certified Public Accoutants (AICPA), Reporting on an
Entity‟s Internal Control over Financial Reporting, Proposed statement on
standards for attestation engagements, Exposure draft, USA: AICPA 2006.
11. Amudo, A. & Inanga, E. L. (2009), „Evaluation of Internal Control Systems:
A case Study from Ghana‟, International Research Journal of Finance and
Economics, 3, 124 -144.
12. Annukka Jokipii (2006), Structure and effectiveness of Internal control –
contingency approach, Doctoral thesis in Universitas Wasaensis, 2006

69
70
71
72
73
74
75
76

You might also like