Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TOÁN CHẤT KHÍ VÀ HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG.

Bài 1 : Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có thể tích bằng nhau đi qua thiết bị tiếp xúc thấy
có 75% H2 phản ứng. Hãy tính % thể tích các khí trong hỗn hợp đi ra khỏi tháp tiếp xúc
Bài 2: Một hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4,9, cho hỗn hợp đi qua chất
xúc tác nung nóng, người ta được hỗn hợp mới có tỉ khối đối với H 2 là 6,125. Tính hiệu
suất N2 chuyển thành NH3.
Bài 3: Hỗn hợp khí A gồm 2 oxit của Nitơ là X và Y. VX/VY = 1/3, tỉ khối của A so với H2
bằng 20,25.
a) Xác định X, Y biết dX/Y = 22/15.
b) Cho V(ml) vào bình kín chứa đầy không khí có dung tích 4V(ml). Tính tỉ số áp suất của
khí trong bình trước và sau khi cho hỗn hợp khí A vào biết các khí đo ở cùng điều kiện to,
p, hiệu suất phản ứng đạt 100%.
c) Khi hoà tan 24,3 gam kim loại M trong HNO3 loãng thu được 8,96lít hỗn hợp A(đktc).
Xác định M.
Bài 4: Trộn lẫn 6 lit NO với 20 lit không khí. Tính thể tích NO2 tạo thành và thể tích hỗn
hợp khí sau phản ứng, biết không khí có gần đúng 20% thể tích oxi, còn lại là N2. Các thể
tích khí đo cùng điều kiện.
Bài 5: Trộn 8 lit H2 với 3 lit N2 rồi đun nóng với chất xúc tác Fe. Sau phản ứng thu được 9
lit hỗn hợp khí. Tính hiệu suất phản ứng? (các khí đo trong cùng điều kiện).
Bài 6: Người ta thực hiện phản ứng điều chế amoniac bằng cách cho 1,4 gam N2 phản ứng
với H2 dư với hiệu suất 75%.
a. Tính khối lượng amoniac điều chế được.
b.Nếu khối lượng amoniac điều chế được có thể tích là 1,68 lít (đktc) thì hiệu suất phản
ứng là bao nhiêu?
Bài 7: Người ta điều chế nitơ bằng cách nhiệt phân hoàn toàn muối amoninitrơ thu được
khí N2, lượng khí N2 này phản ứng với O2 ở điều kiện 30000C thu được NO, NO bị oxi hoá
thành NO2 có thể tích 6,72 lit. Hãy tính khối lượng amoninitrơ ban đầu.
Bài 8: Cho 0,34 gam NH3 phản ứng hoàn toàn với oxi thu được 0,405 gam H2O và thể tích
khí O2 dư là 0,336 lít (đktc).
a.Tính khối lượng O2 đã dùng trong phản ứng.
b. Tính hiệu suất phản ứng
Bài 9: Một hỗn hợp khí gồm NH3, N2, H2. Để tách NH3 khỏi hỗn hợp , đầu tiên người ta
cho hỗn hợp đó tác dụng hoàn toàn với 1 kg dung dịch H2SO4 60% ; sản phẩm thu được
cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH 1M. Biết rằng hiệu suất của mỗi phản ứng
bằng 90%.
a/ Tính thể tích NH3 thu được ở đktc.
b/ Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng.
Bài 10: Một bình có V = 10 lít. Cho vào bình 0,5 mol N 2 và 1,5 mol H2 và chất xúc tác
thích hợp. Nung bình ở nhiệt độ t1 không đổi cho đến khi hệ thống đạt trạng thái cân bằng
thì áp suất đạt được là P1 atm. Nếu thêm vào vào bình một ít H2SO4 đặc (thể tích không
đáng kể ) thì áp suất thu được là P2 = P1/1,75 (P1 và P2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ t1)
a/ Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3
b/ Tính nồng độ mol của N2, H2, NH3 ở trạng thái cân bằng.
Bài 11: Một hỗn hợp X gồm NH3 và O2 theo tỉ lệ số mol 2:5 chiếm thể tích là 62,72
o
lít ở 0 C và 2,5 atm.
a/ Tính số mol NH3 và O2.
b/ Cho hỗn hợp này qua lưới Pt xúc tác. Biết rằng hiệu suất phản ứng oxi hóa NH 3 là
90%, xác định thành phần hỗn hợp khí Y sau phản ứng (ở nhiệt độ này, H 2O ở thể hơi và
NO chưa kết hợp với O2)
c/ Cho hỗn hợp Y qua H2SO4 đặc. Hỗn hợp khí Z còn lại được hòa tan trong 480 ml
H2O thì thu được 500 ml dung dịch HNO3. Tính nồng độ mol và nồng độ % của dung dịch
axit này
Bài 12: Trong một bình kín thể tích thể tích V = 56 lít chứa N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1:4 ở
0oC và 200 atm và một ít xúc tác. Nung bình một thời gian sau đó đưa về 0 oC thì áp suất
trong bình giảm 10% so với áp suất đầu.
a/ Tính hiệu suất phản ứng điều chế NH3
b/ Nếu lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch NH3
25% (D = 0,907 g/ ml)
c/ Nếu lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch
HNO3 67 % (D = 1,4 g/ml) biết hiệu suất điều chế HNO3 từ NH3 là 80%.
d/ Lấy V ml dung dịch HNO3 điều chế ở trên pha loãng bằng nước được dung dịch
có thể hòa tan 4,5 gam Al, giải phóng hỗn hợp khí NO và N 2O có tỉ khối so với H2 là
16,75 Tính thể tích các khí NO, N2O và thể tích V của dung dịch HNO3
Bài 13: Cho V lít hỗn hợp khí A (chứa NH3 và H2) tác dụng với 16,2 gam hỗn hợp B gồm
Al, Fe và CuO nugn nóng. Phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí và hơi C và sản phẩm
rắn D. Chấp nhận rằng Al và Fe không tác dụng với CuO trong điều kiện này.
Cho C đi qua bình (1) đựng CaO dư rồi tiếp tục vào bình (2) đựng H2SO4 đặc dư thì thấy
khối lượng bình (2) tăng thêm 33,32 gam và còn lại 13,14 lít hỗn hợp khí K (27 oC; 0,9
atm) không bị hấp thụ, nặng 1,48 gam
Lấy sản phẩm D cho tác dụng với HNO3 đặc nguội dư tạo ra dung dịch màu xanh, 4,48 lít
khí (đktc) màu nâu và còn lại bã rắn E không tan. Hòa tan hết E vào H 2SO4 đặc nóng , giải
phóng một khí mùi hắc. Lượng khí này vừa đủ để làm mất màu dung dịch thuốc tím có
chứa 23,7 gam KMnO4.
a/ Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b/ Tính thành phần % hỗn hợp rắn B
c/ Xác định thể tích V của hỗn hợp khí A
BÀI TOÁN VỀ NH3 VÀ MUỐI AMONI
Bài 1: Cho NH3 phản ứng với axit clohiđric thu được muối. Muối này phản ứng vừa đủ với
500ml dung dịch NaOH 0,1M
a. Tính khối lượng amoniac đã dùng
b.Nếu lượng amoniac trên phản ứng với dung dịch AlCl3 thì thu được bao nhiêu gam kết
tủa.
Bài 2: Hấp thụ V lít khí NH3 (đktc) vào dung dịch Al2(SO4)3 dư thu được kết tủa A. Nung
kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được 1,08 gam chất rắn khan. Tính giá trị của V.
Bài 3:Nhiệt phân dung dịch hoà tan 21,825 gam hỗn hợp NH4Cl và NaNO2 có tỉ lệ số mol
NH4Cl : NaNO2 = 3 : 4.
Tính thể tích khí N2 thu được (đktc)
Bài 4: Hoà tan m gam hỗn hợp NH4Cl và (NH4)2SO4 có tỉ lệ số mol NH4Cl : (NH4)2SO4 =
1 : 2 vào nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư đun
nóng thu được 13,44 lít NH3 (đktc). Tính giá trị m.
Bài 5: Cho m gam kali vào 600ml dung dịch NH4Cl 1M thu được V lít hỗn hợp khí (đktc)
có tỉ khối so với hiđro là 6,625 (V > 6,72lít).
Tính giá trị của m.
Bài 6: Cho 400 ml dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 có tỉ lệ số mol Al2(SO4)3 :
Fe2(SO4)3 = 1 : 2 tác dụng với dung dịch NH 3 dư. Lọc kết tủa nung ngoài không khí đến
khối lượng không đổi thu được 4,22 gam kết tủa. Tính nồng độ ion SO42- trong dung dịch
ban đầu.
Bài 7: Nung m gam hỗn hợp gồm NH4Cl và Ca(OH)2, sau phản ứng thu được V lit khí NH3
(đktc) và 10, 175 gam hỗn hợp Ca(OH)2 và CaCl2 khan. Để hấp thụ hết lượng NH3 trên cần
tối thiểu 75ml dung dịch H2SO4 1M. Tính giá trị của m.

You might also like