Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Bài 5:

ĐÂY LÀ CÁI GÌ?

(gồm 3 tiết)

Tiết 1: ĐÂY LÀ CÁI GÌ?

TỪ VỰNG:

1. Học sinh nghe và nhắc lại từ vựng các đồ vật trong phòng khách: cái cửa, cái
cửa sổ, cái bàn, cái ghế, bộ bàn ghế, cái ti vi, cái điều hòa, cái quạt, bóng đèn,
tấm thảm.
2. Nối hình với các từ vựng đã học.
3. Điền True-False ( 1 từ vựng kèm 1 hình ảnh đồ vật, HS chọn T-F để xác định
từ đã khớp với hình chưa)
4. GV nói, HS vẽ

NGỮ PHÁP

ĐÂY KIA

- Mẫu câu 1 :
 Đây là cái gì?
Đây là cái bàn.
- Mẫu câu 2:
 Kia là cái gì?
Kia là cái ghế.

THỰC HÀNH CẤU TRÚC CÂU

1. Hình ảnh từ vựng và luyện tập hỏi và trả lời cấu trúc câu: “ Đây là cái gì?”
2. Hình ảnh từ vựng và luyện tập hỏi và trả lời cấu trúc câu: “Kia là cái gì?”
3. Nối câu với hình (Mục đích; nhớ từ vựng và phân biệt 2 từ “đây”-“kia”)
a) Đây là điều hòa.
b) Kia là bộ bàn ghế.
c) Kia là cái điều hòa .
d) Đây là cái cửa sổ.
e) Đây là cái cửa.
4. Nghe và điền từ vào chỗ trống:

1
Nghe:

a) Đây là cái gì ạ? Đây là cái quạt.

b) Đây là cái gì? Đây là cái ti vi ạ.

c) Còn đây là cái gì ạ? Đây là bóng đèn.

d) Kia là cái gì? Kia là bộ bàn ghế ạ.

e) Còn kia là cái gì ạ? Kia là cái điều hòa.

g) Kia là cái gì ạ? Kia là tấm thảm.

Điền từ vào chỗ trống:


a) Đây ... cái gì ạ? Đây là cái quạt.
b) Đây là cái gì? Đây là cái ... ... ạ.
c) Còn ... là cái gì ạ? Đây là bóng đèn.
d) ... là cái gì? Kia là bộ bàn ghế ạ.
e) ... kia là cái gì ạ? Kia là cái điều hòa.
f) Kia là cái gì ạ? Kia là ... ....

HỘI THOẠI:

Ben: Cô ơi, đây là cái gì ạ?

Cô Lan: Đây là cái bàn.

Ben: Còn kia là cái gì ạ?

Cô Lan: Kia là tấm thảm.

Ben: Cháu cảm ơn cô ạ!

MỞ RỘNG

Câu đố vui :

Cái gì xuất hiện, Là sẽ sáng nhà, Thích giúp người ta, Ngày dài đêm ngắn
 Bóng đèn

Hai đầu một mặt bốn chân, Có đàn con nhỏ quây quần xung quanh 
 Bộ bàn ghế
2
Tiết 2: NHÀ CON CÓ BAO NHIÊU CÁI BÁT?

TỪ VỰNG:

1. Học sinh nghe và nhắc lại từ vựng các đồ vật trong phòng bếp và dụng cụ ăn
uống: cái bát, cái đĩa, cái thìa, cái dĩa, cái cốc, đôi đũa, con dao, cái kéo, cái lò
nướng, cái tủ lạnh.
2. Nối hình với các từ vựng đã học.
3. Hoạt động: Chọn đáp án đúng kèm hình ảnh (Hình ảnh cái cốc và HS chọn đáp
án đúng trong 4 đáp án A. Cái bát B. Cái thìa C.Cái cốc D.Con dao)
4. GV nói, HS vẽ

NGỮ PHÁP

BAO NHIÊU CÁC SỐ TỪ NHIÊN TỪ 11 ĐẾN 20


- Phân biệt “mấy” và “bao
nhiêu”

- Mẫu câu 1 :
 Đây là số bao nhiêu?
Đây là số 15.
- Mẫu câu 2:
 Nhà con có bao nhiêu cái bát?
Nhà con có 12 cái bát ạ.

THỰC HÀNH CẤU TRÚC CÂU

1. Nối từ “mấy” và “bao nhiêu” với số lượng hình ảnh các đồ vật
2. Hỏi và trả lời về số lượng các đồ vật qua hình ảnh
- Trong hình có mấy cái quạt? => Trong hình có 3 cái quạt
- Trong hình có bao nhiêu cái đĩa? => Trong hình có 12 cái đĩa
3. GV hỏi HS về các đồ vật trong gia đình theo số thứ tự
- Nhà con có 1 cái tủ lạnh. Nhà con có 2 cái tivi,...
4. Nghe và điền vào chỗ trống
- Nghe:
 Nhà con có mấy cái ti vi? Nhà con có 2 cái ti vi
 Nhà con có bao nhiêu cái bát? Nhà con có 13 cái bát
 Nhà bạn Nam có mấy cái lò nướng? Nhà bạn Nam có 3 cái lò nướng
 Nhà chị Linh có bao nhiêu con dao? Nhà chị Linh có 11 con dao

3
- Điền vào chỗ trống
 Nhà con có mấy cái ... ... ? Nhà con có cái ti vi
 Nhà con có ... ... cái bát? Nhà con có ... cái bát
 Nhà bạn Nam có ... cái lò nướng? Nhà bạn Nam có ... cái lò nướng
 Nhà chị Linh có bao nhiêu ... ... ? Nhà chị Linh có ... con dao

HỘI THOẠI:

Paul: Minh ơi, nhà bạn có mấy cái tủ lạnh?

Minh : Nhà mình có 2 cái tủ lạnh.

Paul: Thế nhà bạn có bao nhiêu cái bát?

Minh: À, nhà mình có 16 cái bát.

MỞ RỘNG

Bài thơ: Cái bát xinh xinh


Mẹ cha công tác

Nhà máy Bát Tràng

Mang về cho bé

Cái bát xinh xinh

Có cành hoa cúc

Nở xòe rung rinh.

Từ bùn đất sét

Qua bàn tay cha

Qua bàn tay mẹ

Thành cái bát hoa

Nâng niu bé giữ

4
Mỗi bữa hàng ngày

Công cha, công mẹ

Bé cầm trên tay

Tác giả: Thanh Hòa

Tiết 3: CÁI BÚT Ở ĐÂU?

TỪ VỰNG:

1. Học sinh nghe và nhắc lại từ vựng các đồ vật trong phòng ngủ và đồ dùng học
tập: cái giường, cái gối, cái chăn, cái đệm, cái bàn học, quyển sách, quyển vở,
cái bút, cái bút chì, cái bút màu, cái thước, cục tẩy/cục gôm, hộp bút.
2. Nối hình với các từ vựng đã học.
3. Hoạt động: nối các từ vựng/hình ảnh đi theo cặp với nhau (ví dụ: giường đi với
gối, cái bút chì đi cùng cục tẩy)
4. GV nói, HS vẽ

NGỮ PHÁP

TRÊN DƯỚI
TRONG NGOÀI
GẦN XA

- Nhận biết và phân biệt các cặp giới từ chỉ vị trí trái nghĩa: Trên >< Dưới, Trong
>< Ngoài, Gần >< Xa
- Mẫu câu
 Đệm ở đâu?
Cái đệm ở dưới cái chăn
 Con để cái bút ở đâu?
Con để cái bút ở trên quyển vở ạ

THỰC HÀNH CẤU TRÚC CÂU

1. Nhìn hình ảnh và đặt các câu ( Cái bút ở trên quyển vở )
2. Nối hình ảnh với câu đã cho sẵn để HS phân biệt các giới từ chỉ vị trí

5
3. GV hỏi về số lượng và vị trí các đồ dùng trong phòng ngủ và đồ dùng học tập
của học sinh
- Con có bao nhiêu quyển vở?
- Con để quyển vở ở đâu?
4. Nghe và điền từ vào chỗ trống
- Nghe
 Cái chăn ở đâu? Cái chăn ở trên cái đệm
 Con để quyển sách ở đâu? Con để quyển sách gần quyển vở
 Em để cái thước ở đâu? Em để cái thước trong bàn học
 Chị để cục tẩy ở đâu? Chị để cục tẩy ngoài hộp bút
- Điền vào chỗ trốgn
 Cái ... ở đâu? Cái chăn ở ... cái đệm
 Con để ... ... ở đâu? Con để quyển sách ... quyển vở
 Em để cái thước ... ...? Em để cái thước ... bàn học
 Chị để ... ... ở đâu? Chị để cục tẩy ngoài ... ...

HỘI THOẠI:

Mai: Em để cái bút ở đâu?

Em Lam: Cái bút ở trên quyển sách.

Mai: Quyển sách ở đâu?

Em Lam: Quyển sách ở gần hộp bút.

Mai: À, đây rồi. Chị cảm ơn em nhé!

MỞ RỘNG:

Bài thơ Mèo con đi học


Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.

Tác giả: Phan Thị Vàng Anh.

6
7

You might also like