Chuong 1 - Thong Ke Dia Chat

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Chương 1: THỐNG KÊ SỐ LIỆU ĐỊA CHẤT

1.1. LÝ THUYẾT PHÂN PHỐI CHUẨN

Khi phân bố tiềm ẩn của một tập hợp số liệu không phải là phân bố chuẩn, phân
bố trung bình mẫu cũng sẽ không là phân bố chuẩn. TCVN 9362-2012 thì dùng
phân phối Gauss để thống kê địa chất, tức là mẫu thống kê phải là mẫu có phân phối
chuẩn (phân phối Gauss), do đó với một tập hợp mẫu bất kì cần phải kiểm định giả
định phân phối phải là phân phối chuẩn. Thông thường được kiểm tra qua phân bố
sai số (dùng tần số hoặc chuẩn đồ với mẫu cỡ lớn, còn đối với mẫu cỡ nhỏ thì ít
chính các hơn vì có độ lệch nhiều so với phân phối chuẩn). Theo định luật giới hạn
trung tâm, với cỡ mẫu đủ lớn (n>30), trung bình mẫu sẽ có phân bố xấp xỉ phân bố
chuẩn, bất chấp phân bố tiềm ẩn của đám đông
Đại lượng ngẫu nhiên X gọi là có phân phối chuẩn nếu hàm mật độ của X có
dạng
 x 
1 
2 2
f  x  e ,   x   (1.1)
2

Trong đó:  : trị số trung bình

 : độ lệch chuẩn

Trong trường hợp này ta ký hiệu: X N ( ,  2 )

Ta có E(X) =  , D(X) =  2

Đường cong f(x) có dạng hình chuông đối xứng qua x= 

1

√ 

0 
Hình 1.1: đường cong phân phối chuẩn

Đại lượng ngẫu nhiên X N (0,1) gọi là có phân phối chuẩn chuẩn tắc.

Nếu X có phân phối chẩn chuẩn tắc thì hàm mật độ của X là

2
1  x2
f  x  e 1.2
2

gọi là hàm mật độ Gauss. Hàm mật độ Gauss là hàm chẵn, ta có:

1
max f  x   f  0    0.3989 1.3
2
0 

 f  x  dx   f  x  dx 0.5 1.4 
 0

Mọi phân phối chuẩn đều có thể chuẩn tắc hóa nhờ định lý sau đây:

X 
Nếu X N (  ,  2 ) thì Y  N (0,1)

1.2. PHÂN CHIA ĐƠN NGUYÊN

1.2.1. Hệ số biến động:


- Ta dựa vào hệ số biến động  phân chia đơn nguyên.
- Hệ số biến động  có dạng như sau:

 (1.5)
A
Trong đó giá trị trung bình của một đặc trưng:

2
n

A
1
i
A (1.6)
n
Và độ lệch toàn phương trung bình:

1 n 2
  Ai  A
n 1 1
  1.7 
Với: Ai – giá trị riêng của đặc trưng từ một thí nghiệm riêng
n – số lần thí nghiệm

1.2.2 Quy tắc loại trừ các sai số:


- Trong tập hợp mẫu của một lớp đất có hệ số biến động  ≤ [ ] thì đạt,
nếu  > [ ] thì ta phải loại trừ các số liệu có sai số lớn hoặc phân chia lại lớp
đất.
- Trong đó []: hệ số biến động lớn nhất, tra bảng trong TCXD 9362:2012
tuỳ thuộc vào từng loại đặc trưng .

Bảng 1.1: hệ số biến động lớn nhất

Đặc trưng của đất Hệ số biến động []


Tỷ trọng hạt 0.01
Trọng lượng riêng 0.05
Độ ẩm tự nhiên 0.15
Giới hạn Atterberg 0.15
Module biến dạng 0.30
Chỉ tiêu sức chống cắt 0.30
Cường độ nén một trục 0.40

3
- Kiểm tra thống kê, loại trừ số lớn Ai theo công thức sau:

A  A i   ' CM 1.8
Trong đó ước lượng độ lệch:
2
1 n
 CM   Ai  A
n 1
  1.9 

khi n ≥ 25 thì lấy =

Bảng 1.2: Hệ số phụ thuộc vào số lượng mẫu

n 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
' 2,07 2,18 2,27 2,35 2,41 2,47 2,52 2,56 2,6 2,64 2,67 2,7 2,73 2,75 2,78

n 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35
' 2,8 2,82 2,84 2,86 2,88 2,9 2,91 2,93 2,94 2,96 2,97 2,98 3,0 3,01 3,02

n 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 36
' 3,03 3,04 3,05 3,06 3,07 3,08 3,09 3,1 3,11 3,12 3,13 3,14 3,14 3,15 3,03

1.3. ĐẶC TRƯNG TIÊU CHUẨN VÀ TÍNH TOÁN CỦA ĐẤT

1.3.1 Đặc trưng tiêu chuẩn:


- Các thông số cơ bản về tính chất cơ học của đất dùng để xác định sức chịu
tải và biến dạng của nền là các đặc trưng về độ bền và biến dạng của đất (góc ma
sát trong “”, lực dính đơn vị “c” và mô đun biến dạng của đất “E”, cường độ
cực hạn về nén một trục của đá cứng Rn ...)

- Trong trường hợp cá biệt khi thiết kế nền không dựa trên các đặc trưng về
độ bền và biến dạng của đất thì cho phép dùng các thông số khác đặc trưng cho
tác dụng qua lại giữa móng với đất nền và xác định bằng thực nghiệm (hệ số
cứng của nền,...)

4
-Trị tiêu chuẩn các đặc trưng của đất cần xác định trên cơ sở những thí
nghiệm trực tiếp làm tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm đối với đất có
kết cấu tự nhiên cũng như đối với đất có nguồn gốc nhân tạo và đất mượn.

-Trị tiêu chuẩn của tất cả các đặc trưng của đất (trừ lực dính đơn vị và góc
ma sát trong) là trị trung bình cộng các kết quả thí nghiệm riêng rẽ.

- Trị tiêu chuẩn Atc các đặc trưng của đất theo kết quả thí nghiệm trực tiếp
trong phòng và hiện trường được xác định theo công thức:

tc1 n
A    Ai 1.10 
n i 1

Trong đó: Ai là trị số riêng biệt của đặc trưng;

n là số lần thí nghiệm của đặc trưng.

- Việc xử lý các kết quả thí nghiệm cắt trong phòng nhằm xác định trị
tiêu chuẩn của lực dính đơn vị ctc và góc ma sát trong tc tiến hành bằng cách
tính toán theo phương pháp bình phương nhỏ nhất sự phụ thuộc tuyến tính đối
với toàn bộ tổng hợp đại lượng thí nghiệm  trong đơn nguyên địa chất công
trình:

  p  tg  c 1.11
trong đó:

 là sức chống cắt của mẫu đất;

p là áp lực pháp tuyến truyền lên mẫu đất.

- Trị tiêu chuẩn ctc và tg tc được tính toán theo các công thức:

5
1 n n n n

ctc     i i 2
   i  i i  1.12 
  i 1 i 1 i 1 i 1 
1 n n n

tg tc   n   
i i    i  i  1.13
  i 1 i 1 i 1 
Trong đó:
n 2
 n  2
  n      i 
i 1.14 
i 1  i 1 

n là số lần thí nghiệm của đại lượng .

1.3.2. Đặc trưng tính toán:


- Trong mọi trường hợp, khi tính nền phải dùng trị tính toán các đặc
trưng của đất Att, xác định theo công thức:

Atc
tt
A  1.15
kd

Trong đó:

Atc là trị tiêu chuẩn của đặc trưng đang xét quy định ở trên.

kđ là hệ số an toàn về đất.

- Khi tìm trị tính toán của các đặc trưng về độ bền (lực dính đơn vị c, góc
ma sát trong  của đất và cường độ giới hạn về nén một trục Rn của đá cứng)
cũng như khối lượng thể tích  thì hệ số an toàn về đất kd dùng để tính nền theo
sức chịu tải và theo biến dạng quy định ở trên tùy thuộc vào sự thay đổi của các
đặc trưng ấy, số lần thí nghiệm và trị xác suất tin cậy .

6
Đối với các đặc trưng về độ bền của đất c, , Rn và  thì hệ số an toàn đất kd
được xác định như ở sau (Đối với các đặc trưng khác của đất cho phép lấy kd =1,
tức là trị tính toán cũng là trị tiêu chuẩn).

- Xác định kd cho các đặc trưng về độ bền của đất c, , Rn và :

1
kd  1.16 
1 

CHÚ THÍCH: Trong công thức trên dấu trước đại lượng  được chọn sao
cho đảm bảo độ tin cậy lớn nhất khi tính toán nền hay móng.

 là chỉ số độ chính xác đánh giá trị trung bình các đặc trưng của đất được
quy định theo sau:

Đối với c và tg:

ρc = tα .νc ρtanφ = tα .νφ 1.17 

Đối với Rn và :

t 
 1.18
n

Chú thích: Khi tìm giá trị tính toán c,  dùng tổng số lần thí nghiệm  làm n.

Trong đó:

t là hệ số lấy theo Bảng A.1 Phụ lục A trong tiêu chuẩn tùy thuộc vào xác
suất tin cậy  và số bậc tự do (n-1) khi xác định trị tính toán Rn ,  và (n - 2) khi
thiết lập trị tính toán c và .

- Xác suất tin cậy  của trị tính toán các đặc trưng của đất được lấy bằng:

7
 = 0,95 khi tính nền theo sức chịu tải (tính theo TTGH I)

 = 0,85 khi tính nền theo biến dạng (tính theo TTGH II)

Độ tin cậy  để tính nền của cầu và cống lấy theo chỉ dẫn ở 15.5 TCVN
9362:2012

Đối với công trình cấp I cho phép dùng xác suất tin cậy lớn hơn nhưng
không quá 0,99 để xác định trị tính toán các đặc trưng của đất.

-  là hệ số biến đổi của đặc trưng:



 1.19 
Atc

 là sai số toàn phương trung bình của đặc trưng.

Sai số toàn phương trung bình  được tính toán theo các công thức:

 Đối với c và .

1 n 2 n
 c     i ;  tg     1.20
 i 1 

Trong đó:

n 2
1
 
n  2 i 1

  pi  tg tc  ctc   i  1.21

 Đối với Rn:

1 n 2
R  
n  1 i 1

Rtc  Ri  1.22 
 Đối với :

8
1 n tc 2
  
  i
n  1 i 1
 1.23

Bảng 1.3 - Hệ số t dùng để xác định chỉ số độ chính xác trị trung bình đặc trưng của đất

Số bậc tự do Hệ số t ứng với xác suất tin cậy 


(n -1) đối với
Rn và , (n -
0,85 0,9 0,95 0,98 0,99
2) đối với c
và 
2 1,34 1,89 2,92 4,87 6,96
3 1,25 1,64 2,35 3,45 4,54
4 1,19 1,53 2,13 3,02 3,75
5 1,16 1,48 2,01 2,74 3,36
6 1,13 1,44 1,94 2,63 3,14
7 1,12 1,41 1,90 2,54 3,00
8 1,11 1,40 1,86 2,49 2,90
9 1,10 1,38 1,83 2,44 2,82
10 1,10 1,37 1,81 2,40 2,76
11 1,09 1,36 1,80 2,36 2,72
12 1,08 1,36 1,78 2,33 2,68
13 1,08 1,35 1,77 2,30 2,65
14 1,08 1,34 1,76 2,28 2,62
15 1,07 1,34 1,75 2,27 2,60
16 1,07 1,34 1,75 2,26 2,58
17 1,07 1,33 1,74 2,25 2,57
18 1,07 1,33 1,73 2,24 2,55
19 1,07 1,33 1,73 2,23 2,54
20 1,06 1,32 1,72 2,22 2,53

9
25 1,06 1,32 1,71 2,19 2,49
30 1,05 1,31 1,70 2,17 2,46
40 1,05 1,30 1,68 2,14 2,42
60 1,05 1,30 1,67 2,12 2,39
- Ý nghĩa của hệ số độ tin cậy  được hiểu như sau:
+ TTGH I:

Cận dưới Cận trên

X=5% Xtc=50% Xtc=50% X=95%


Hình 1.2: Ý nghĩa của hệ số độ tin cậy  (TTGH I)

+ TTGH II:

Cận dưới Cận trên

X=15% Xtc=50% Xtc=50% X=85%


Hình 1.3: Ý nghĩa của hệ số độ tin cậy  (TTGH II)

-Các đặc trưng tính toán theo TTGH I và TTGH II có giá trị nằm trong một
khoảng.

Att  Atc  A 1.24 


10
Tùy theo trường hợp thiết kế cụ thể mà ta lấy dấu (+) hoặc dấu (-) để đảm bảo an
toàn hơn.

- Khi tính toán nền theo cường độ và ổn định thì ta lấy các đặc trưng tính
toán TTGH I (nằm trong khoảng lớn hơn  = 0.95).

-Khi tính toán nền theo biến dạng thì ta lấy các đặc trưng tính toán theo
TTGH II (nằm trong khoảng nhỏ hơn  = 0.85).

1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THỐNG KẾ ĐỊA CHẤT


- Khi tính toán thống kê, số mẫu n ≥ 6 thì mới thống kê trạng thái giới hạn. Nếu
n<6 thì chúng ta tiến hành kiểm tra thống kê  <[] và lấy giá trị tiêu chuẩn = giá trị
trung bình. (dung trọng , độ ẩm W…)
- Với lực dính c và góc ma sát trong , với thí nghiệm cắt nhanh không thoát
nước mẫu, số mẫu thí nghiệm 1 (ứng với 3 cặp (,) : n=3) thì chỉ tính giá trị tiêu
chuẩn, số mẫu thí nghiệm 2 (ứng với 6 cặp (,): n=6) thì tiến hành thống kê theo
trạng thái giới hạn.
- Khi tra bảng tα lưu ý n-1,n-2.
- Sử dụng hàm LINEST trong EXCEL để hỗ trợ thống kê lực dính c và góc ma
sát trong . Khi thống kê cho các chỉ tiêu c,  ban đầu ta phải kiểm tra thống kê với
từng cấp áp lực để biết rằng có loại mẫu nào hay không.

11

You might also like