Khăn Thương NH Ai

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Ngô Diệu Anh

Dàn ý khái quát: cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài ca dao “khăn thương
nhớ ai”
I.MB
-Giới thiệu khái quát về ca dao và dẫn dắt đến bài ca dao “khăn thương nhớ ai”
-Dẫn dắt đến vấn đề nghị luận: tâm trạng nhân vật trữ tình
(Trong kho tàng ca dao dân ca chủ đề về tình yêu đôi lứa vẫn luôn là chủ đề được nhắc đến hình ảnh
người phụ nữ xưa phải chịu nhiều cay đắng tủi hờn nhưng luôn khao khát có 1 hạnh phúc. Trong đó
“khăn thương nhớ ai” là một bài ca dao đặc sắc nói về thứ tình cảm ấy, nói lên nỗi niềm của người
con gái trong nỗi nhớ thương người mình yêu.)
II.TB
1. Giới thiệu khái quát: bài ca dao
2. Phân tích:
a. Tâm trạng nhớ nhung da diết được gửi gắm qua các hình ảnh “khăn”, “đèn”, “mắt” ( 10
câu đầu)
- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi thương, khi yêu cũng chỉ biết lặng lẽ một mình và ôm
thương nhớ tự trăn trở với bản thân mình như thế. Khi đã quá nhớ, quá thương chỉ biết mượn nước
mắt để làm vơi nỗi sầu.
+ Phân tích hình ảnh khăn để suy ra nỗi niềm của cô gái:
Trong xã hội phong kiến, khi tình yêu trai gái chưa “mạnh bạo”, còn e dè
thì hình ảnh “chiếc khăn tay” được xem là vật định tình, trao duyên thiêng liêng, được gìn giữ và
nâng niu. Chiếc khăn tay đó gửi gắm biết bao nhiêu yêu
thương, bao nỗi nhớ trằn trọc mà không dám bày tỏ. Với một loạt hình ảnh “khăn rơi”,”khăn
thương”,”khăn vắt”, ‘khăn chùi” được điệp đi điệp lại ở mỗi dòng lại khiến cho người đọc nghèn
nghẹn vì tâm tình của cô gái trẻ không biết giãi bày cùng ai.
+ Phân tích hình ảnh đèn để suy ra nỗi nhớ của cô gái :
“Đèn” là hình ảnh dùng để thắp sáng những lúc đêm đã về khuya. Nó cứ gợi lên hình ảnh một người
phụ nữ ngồi cạnh chiếc bàn, có thắp đèn và đợi chờ điều gì đó.
-> Cô như đang đợi chờ một người con trai, chờ người tình hay chờ người chồng mà nỗi lo cứ dai
dẳng. Người phụ nữ đã mượn “khăn”, mượn ‘đèn’ để làm vơi nỗi nhớ nhưng dường như nỗi nhớ cứ
chồng chất.
Thiếu hình ảnh đôi mắt - hoán dụ -> nỗi niềm thao thức, khắc khoải trong tình yêu
b. Tâm trạng âu lo, bồn chồn trong tình yêu của cô gái (2 câu cuối)
- Sự thay đổi về hình thức câu thơ: câu thơ vãn bốn -> thơ lục bát =>
- Sự phát triển cấu tứ bài ca dao: nỗi nhớ thương, chờ đợi khắc khoải ->nỗi lo âu, muộn phiền???
biểu lộ cao nhất cảm xúc trong tình yêu. Vì yêu mà nhớ -> vì nhớ mà khắc khoải đợi chờ-> khao
khát đến cháy bỏng được yêu, tình yêu trọn vẹn -> âu lo trong tình yêu. MR: căn nguyên sâu xa từ
chính hoàn cảnh xã hội phong kiến lúc đó: người con gái bị lệ thuộc, không tự quyết định hạnh phúc
cá nhân; sự ép duyên; cảm xúc thường nhật trong trái tim người phụ nữ khi yêu, bởi người phụ nữ
thường nhạy cảm trong tình yêu.
- Tâm trạng cô gái được bộc lộ trong 2 câu cuối: lo phiền. Phải chăng tình yêu đầu, tình yêu thủa
ban đầu không thể kìm nén được cảm xúc, không thể làm chủ được bản thân của người con gái khi
yêu. Tình yêu của cô trong bài ca dao chứa chan nước mắt. Cô gái đang yêu nhưng suốt đêm một
một cô đơn.
3. Đánh giá:
- Khái quát lại về nội dung và nghệ thuật bcd: BCD là tâm trạng yêu đương mãnh liệt nên nỗi nhớ
da diết đến cháy bỏng, càng nhớ thương lại càng âu lo, phiền muộn; được diễn tả bằng nghệ thuật
điệp ngữ, nhân hoá, hoán dụ, thể thơ vãn bốn kết hợp lục bát.
- Qua đó, ta sẽ thấy yêu con người bình dân hơn: cuộc sống có trăm đắng ngàn cay nhưng tâm hồn
thì luôn phong phú. BCD là tiếng hát của một trái tin đầy yêu thương, đòi hỏi được yêu thương, nó
không bi luỵ mà giàu giá trị nhân văn.
- MR: so sánh với những bài ca dao nhớ thương trong tình yêu:
- Nhớ ai bổi hổi hồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm.
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
Cùng viết về tương tư trong tình yêu, nhưng những bài ca trên sử dụng thể thơ lục bát thì bài Khăn
thương nhớ ai đã chọn lối đi riêng, thể thơ vãn bốn, câu thơ điệp vắt dòng;
So sánh với bài thơ về tình yêu trong văn học viết:
- Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em. Anh nhớ lắm. Em ơi (Xuân Diệu)
- Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người (Nguyễn Bính)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức (Xuân Quỳnh)
-> bài ca dao đã góp 1 tiếng nói, 1 cung bậc cảm xúc về nỗi nhớ trong tình yêu. Hoài Thanh đánh
giá rằng: đây là bài ca dao hay nhất về tình yêu trong kho tàng ca dao VN.
III.KB
Khẳng định lại về tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng như những ấn tượng của bản thân với nhân
vật.
(Qua nỗi nhớ và tâm trạng lo âu của cô gái trong tình yêu, ta như hiểu rõ thêm về vẻ đẹp tâm hồn
của những người phụ nữ, đó là sự thuỷ chung son sắc tuyệt đối với người mình yêu.)
Câu 1
Đọc các bài ca dao sau:

1. Thương thay thân phận con rùa


Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia
2. Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
3. Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi

Thực hiện các yêu cầu:


a. Phương thức biểu đạt chính trong các bài ca dao trên.
b. Nêu các đối tượng được nhắc đến trong các bài ca dao trên và chỉ ra sự giống nhau về
thân phận của các đối tượng đó.
c. Phép điệp thương thay trong các câu ca dao mang lại tác dụng gì?
d. Nêu nội dung các bài ca dao trên.

You might also like