Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

Tác giả: PGS. TS. VÕ THỊ MINH CHÍ

PHẦN MỞ ĐẦU

Lịch sử Tâm lý học là một lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt nhằm tìm hiểu
những thành tựu của Tâm lý học trong quá trình phát triển của bộ môn khoa
học này.

Những tri thức của Lịch sử Tâm lý học giúp cho các nhà khoa học
nghiên cứu tâm lý... nắm được các học thuyết và các xu hướng khác nhau
của Tâm lý học hiện đại, cũng như các con đường, các khuynh hướng phát
triển của nó. Chỉ khi lồng những tri thức đó vào trời cảnh của lịch sử thì việc
hiểu bản chất, tìm ra những quan điểm gốc, đánh giá những đóng góp chân
chính, nhận thức ý nghĩa lịch sử của vấn đề mới trở nên sâu sắc hơn.

1. Đối tượng nghiên cứu của Lịch sử Tâm lý học

Lịch sử Tâm lý học không nghiên cứu chính các hiện tượng tâm lý mà
nghiên cứu những khái niệm về các hiện tượng đó và xem xét chúng đã biến
đổi như thế nào trong các giai đoạn phát triển khác nhau của khoa học.

Nhiệm vụ của Lịch sử Tâm lý học là phân tích sự nảy sinh và những
phát triển tiếp theo của các tri thức khoa học về tâm lý.

Trong lịch sử phát triển của Lịch sử Tâm lý học đã có ba khái niệm về
đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học: là khoa học về tâm hồn, về ý thức và
về hành vi.

Do yếu tố lịch sử, sự thay đổi các quan điểm về đối tượng của tâm lý
học liên quan đến vấn đề kế thừa, nghĩa là tiếp tục phát triển các tri thức và
những tiến bộ trong khoa học tâm lý. Nhìn chung, sự phát triển tâm lý từ khoa
học về tâm hồn đến khoa học về nguồn gốc hoạt động của tâm lý và ý thức
đã chứng tỏ sự tiến bộ của các tri thức tâm lý học. Tiêu chí đánh giá sự tiến
bộ này là mức độ tiếp cận ngày càng sát hơn với việc nhận thức về khách thể
nghiên cứu: cái tâm lý. Trong khuôn khổ khoa học về tâm hồn, tâm lý học bị
gò vào khái niệm tâm hồn như là một nguyên tắc lý giải. Việc chối bỏ khoa
học về tâm hồn để đi đến khoa học về ý thức (mà chính xác hơn là cái tâm lý
được ý thức) liên quan đến việc tách ý thức từ cái tâm lý với tư cách là khách
thể nghiên cứu. Ý thức lúc này đồng thời vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là
nguyên tác lý giải. Tâm lý học như là một khoa học về hành vi, đã hướng đến
việc vượt qua tính chủ quan của tâm lý học ý thức, tìm đến các con đường
nghiên cứu khách quan. Tuy nhiên, chính bước tiến này lại làm mất đi khách
thể nghiên cứu - tâm lý và ý thức. Ở giai đoạn cuối cùng, cho đến thời điểm
ngày nay, cùng với sự phát triển các tư tưởng tâm lý học, sự thống nhất của ý
thức và hành vi (hoạt động) mới được phục hồi trên cơ sở cách tiếp cận
khách quan trong nhận thức tâm lý.

2. Các giai đoạn của Lịch sử Tâm lý học

Tâm lý học đã có từ nhiều thế kỷ. Những khái niệm khoa học đầu tiên
nảy sinh vào thế kỷ VI trước Công nguyên. Do vậy, nói về các giai đoạn của
Lịch sử Tâm lý học tức là chia tách quá trình này, phân thành các giai đoạn và
xác định nội dung của từng giai đoạn cụ thể.

Lịch sử Tâm lý học được phân thành hai thời kỳ rõ rệt: Khi các tri thức
về tâm lý học phát triển trong lòng triết học và các ngành khoa học khác, mà
trước hết là khoa học tự nhiên (kéo dài từ thế kỷ VI trước Công nguyên đến
giữa thế kỷ XIX).

Khi Tâm lý học phát triển như một ngành khoa học độc lập (từ giữa thế
kỷ XIX cho đến ngày nay).

Theo lời của G.Êbingaoxơ - nhà tâm lý học thực nghiệm người Đức -
Tâm lý học có quá khứ lâu dài nhưng lịch sử thì ngắn ngủi.

Sự phân kỳ thành hai mốc lịch sử nêu trên rõ ràng không cần bàn cãi vì
tiêu chí phân kỳ là hiển nhiên. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển Tâm lý học
lại diễn ra trong các thập niên với điều kiện xã hội - lịch sử khác nhau, do vậy
cần có sự phân kỳ các giai đoạn phát triển lịch sử Tâm lý học một cách tỉ mỉ
hơn. Xuất phát từ đây, có nhiều tiêu chí để từ đó thực hiện việc phân kỳ Lịch
sử Tâm lý học. Song, nếu trên cơ sở xem xét sự tiến bộ của từng giai đoạn
phát triển, được quyết định bởi việc thay đổi các quan điểm nhìn nhận về bản
chất của cái tâm lý, có thể tham khảo bảng dưới đây.

Các giai đoạn phát triển của Lịch sử Tâm lý học

Thời gian Nội dung nghiên


cứu của từng giai Kết quả
đoạn
Từ thế kỷ Nảy sinh những khái Tâm lý là khoa học về tâm hồn và hình
VI trước niệm khoa học về thành hai xu hướng: chủ nghĩa duy vật và
Công Tâm lý học và chủ nghĩa duy tâm. Sự hình thành những
Nguyên những khởi sắc, tri thức đầu tiên về các quá trình tâm lý -
đến thế kỷ phát triển đầu tiên. cảm giác (tri giác), trí nhớ, tưởng tượng,
V tư duy, ý chí: tìm ra vấn đề về quan hệ
giữa tâm hồn và cơ thể: chỉ ra cảm giác
bên trong như là phương thức nhận thức.
Từ thế kỷ Phát triển học thuyết Hình thành tâm lý học nguyên tử: Sự bắt
V đến thế về tâm hồn trong đầu của các phương pháp luận nghiên
kỷ XIII khuôn khổ triết học cứu thực nghiệm.
và trên cơ sở các tri
thức y học.
Từ thế kỷ Sự phát triển tiếp Từ chối việc coi tâm hồn là khách thể: là
XIV đến tục của học thuyết nguyên tắc để lý giải các hiện tượng cơ
thế kỷ XVI về tâm hồn trên cơ thể và tâm lý. Lần đầu tiên sử dụng thuật
sở tri thức giải phẫu ngữ “Tâm lý học”.
- sinh lý và những
phát minh vĩ đại của
thế kỷ từ XIV đến
XVI.
Từ thế kỷ Ý thức là đối tác Hình thành tâm lý học kinh nghiệm nội
XVII đến nghiên cứu. Sự hình quan và liên tưởng. Nảy sinh các vấn đề
giữa thế thành các cơ sở lý tâm vật lý và tâm - sinh lý, khái niệm về
kỷ XIX luận của Tâm lý tâm lý vô thức.
học.
Từ đầu Sự phát triển Tâm lý Tâm lý học trở thành khoa học độc lập.
thế XIX học như là một khoa Các phương pháp thực nghiệm nghiên
đến độc lập. cứu hoạt động của hệ thần kinh và cơ
những Sự hình thành các quan nhận cảm. Hình thành môn Tâm lý
năm 60 tiền đề khoa học tự vật lý, Đo đạc tâm lý, Thuyết về cảm giác
của thế kỷ nhiên của tâm lý học và tri giác.
XIX như là một khoa học
độc lập.
Những Nảy sinh và những Xuất hiện những phương pháp thực
năm 60 phát triển ban đầu nghiệm trong Tâm lý học. Hình thành các
của thế kỷ của Tâm lý học như chương trình lý luận về tâm lý, xuất hiện
XIX đến là một khoa học lộc các nghiên cứu ứng dụng trong tâm lý học:
cuối thế lập. nảy sinh các lĩnh vực mới trong Tâm lý
kỷ XIX học.
Những Khủng hoảng trong Nảy sinh các trường phái tâm lý ở nước
năm 10 Tâm lý học và sự ngoài: Hành vi chủ nghĩa, Phân tâm học,
đến giữa trưởng thành của Tâm lý học cấu trúc (Ghestan), Tâm lý học
những Tâm lý học Xô viết. xã hội Pháp, Tâm lý hiểu biết, Tâm lý học
năm 30 cá nhân, Tâm lý học phân tích v.v...
của thế kỷ Sự ra đời của Tâm lý học Xô viết.
XX
Xây dựng cơ sở lý luận của Tâm lý học
trên nền tảng triết học Mác-xít: học thuyết
tâm thế, văn hóa - lịch sử, hoạt động v.v...
Sự phát triển của các ngành Tâm lý ứng
dụng trong Tâm lý học Xô viết: Tâm lý học
kỹ thuật và Tâm lý học sư phạm. Phát triển
các khái niệm khoa học tự nhiên về cơ chế
sinh lý của hoạt động tâm lý và các vận
động.
Cuối Suy giảm khủng Sự tiến hóa của các trường phái khoa học
những hoảng trong tâm lý trong thời kỳ khủng hoảng: hành vi mới,
năm 30 học ở các nước. phân tâm mới. Sự ra đời của các lĩnh vực
-60 thế kỷ Phát triển của Tâm và xu hướng mới: Tâm lý học phát triển,
XX lý học Xô viết trong các quan điểm cá thể hóa của nhân cách.
lĩnh vực lý luận. Các tranh luận trong Tâm lý học Xô viết về
sự cải tổ khoa học trên cơ sở học thuyết
Páplốp, thuyết về tâm thế. Phát triển học
thuyết hoạt động trong Tâm lý học Xô viết.
Sự ra đời của thuyết các giai đoạn hình
thành động tác trí tuệ và khái niệm của
P.Ia.Ganpêrin.
Những Sự tìm kiếm những Sự ra đời của những trường phái mới
năm 60 cách tiếp cận lý luận trong Tâm lý học: tâm lý học nhân văn,
thế kỷ XX mới trong Tâm lý tâm lý học nhận thức, liệu pháp dạy nói,
đến nay học hiện đại. các thuyết định hướng Mác-xít.

Các tranh luận trong Tâm lý học Xô viết về


đối tượng tâm lý học, về các vấn đề vô
thức, giao tiếp v.v...

3. Các quy luật phát triển của Lịch sử Tâm lý học

Quy luật cơ bản và chung nhất của sự phát triển các tri thức khoa học
tâm lý là cuộc đấu tranh tư tưởng, mà trước hết, giữa chủ nghĩa duy vật và
duy tâm về bản chất tâm lý. Chủ nghĩa duy vật trước Mác, dưới các hình thức
khác nhau (chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa tầm thường hay khoa học tự
nhiên) đều thể hiện khát vọng hiểu tâm lý và ý thức như là một quá trình tự
nhiên, như là một biểu hiện của cuộc sống với các quá trình vật chất của nó.
Đó là cách tiếp cận duy vật hướng đến lý giải cái tâm lý. Theo hướng này,
ngay trong tâm lý học cổ đại, đã nảy sinh và phát triển (ở những giai đoạn tiếp
theo) khái niệm về các quá trình vật chất của não là cơ sở của các hiện tượng
tâm lý. Sự phát triển của quan điểm duy vật liên quan mật thiết đến những
thành tựu của khoa học tự nhiên.

Còn theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, tâm lý và ý thức hoàn toàn
bị tách biệt với các quá trình vật chất, chuyển thành thực thể đặc biệt - tinh
thần. Thực thể này cả về nguồn gốc, thuộc tính và phương pháp nhận thức
đều đối ngược với thế giới vật chất và thực tiễn.

Sự phân chia Tâm lý học thành duy vật và duy tâm diễn ra trong suốt
quá trình phát triển của Tâm lý học và cho đến ngày nay. Tuy vậy, mỗi quan
điểm (duy vật hay duy tâm đều có những đóng góp của mình trong việc nhận
thức tam lý: Chẳng hạn, quan điểm duy tâm, khi đề cập đến tính đặc thù của
cái tâm lý, (khác với các quá trình duy vật) đã đưa ra ý tưởng về bản chất
hoạt động tích cực của tâm hồn. Việc quan tâm đến khía cạnh này của các
hiện tượng tâm lý là một sự kiện tiến bộ. Do vậy, nghiên cứu Tâm lý học duy
tâm mặc dù trong các quan điểm của nó không cho phép tìm ra con đường
nhận thức các quy luật nhưng lại là một phần không thể thiếu được trong lịch
sử Tâm lý học.

Một quy luật quan trọng khác là xu hướng đi tìm ra một lý thuyết duy
nhất. Quy luật này có thể thấy rất rõ ở giai đoạn tâm lý học bị rơi vào khủng
hoảng đầu thế kỷ XX. L.X.Vưgốtxki đã đưa ra nhận định rằng, lúc đó, Tâm lý
học nhận thức rất rõ “vấn đề cái sống và cái chết đối với Tâm lý học là cần
phải tìm ra được nguyên tắc lý giải chung”. Sự xuất hiện các dòng tâm lý học
khác nhau lúc đó (Tâm lý học chiều sâu, Tâm lý học hành vi và Tâm lý học
Ghestan và các dòng khác) cũng là muốn để tìm ra học thuyết kiểu như thế
này. Tuy nhiên, như đánh giá của L.X.Vưgốtxki, việc tìm ra sự kết nối chung
mang tính quy luật, sự triển khai từ các phát minh riêng lẻ trong từng lĩnh vực
cụ thể để đi đến các quy luật chung và phổ biến, lan truyền lên toàn bộ khoa
học tâm lý, để từ đó chuyển thành các hệ thống triết học, thậm chí thế giới
quan đã cho thấy, trong số các nguyên lý đã tìm ra không có một nguyên lý
nào có thể thỏa mãn vị thế của một lý thuyết thống nhất trong Tâm lý học. Tuy
vậy, nhu cầu khách quan này vẫn luôn là động lực phát triển Lịch sử Tâm lý
học.

4. Động lực và các nguyên nhân phát triển lịch sử các tư tưởng
tâm lý

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, sự phát triển các tri thức về Tâm
lý hóc là một quá trình được quyết định bởi lôgíc nhận thức về bản chất của
khách thể nghiên cứu - cái tâm lý.

Tâm lý học, cũng như các ngành khoa học khác đều mang tính độc lập
tương đối, các nhà tâm lý và các nhà khoa học khác đều phải chịu ảnh hưởng
thống trị của sự phát triển kinh tế. Những quan hệ phức tạp giữa khoa học và
xã hội được L.X.Vưgốtxki thể hiện như sau: “Quy luật về sự thay thế hay phát
triển tư tưởng, nảy sinh hay sự suy thóai của khái niệm, thậm chí việc thay
đổi sự phân loại v.v... đều có thể giải thích trên cơ sở mối quan hệ của ngành
khoa học đó với các điều kiện văn hóa - xã hội thời đương đại, với các điều
kiện và quy luật chung của nhận thức khoa học, với các yêu cầu khách quan,
nhằm nghiên cứu bản chất hiện tượng ở giai đoạn lịch sử cụ thể”.

Có thể nói, việc thừa nhận sự tác động của môi trường văn hóa xã hội
đối với khoa học mang tính chất chung là ý kiến chung của các nhà khoa học.
Do vậy, việc phân tích sự phát triển các tri thức tâm lý cần được nghiên cứu
trên phông của lịch sử và trên cơ sở của sự tác động qua lại giữa Tâm lý học
với các ngành khoa học khác. Sự ảnh hưởng của các ngành khoa học (Sinh
lý học, Ngôn ngữ học, Sinh học v.v...) lên Tâm lý học cũng rất khác nhau vì
một mặt, trong khuôn khổ của các ngành khoa học này, tri thức về Tâm lý học
cũng đã được tích lũy; mặt khác, vì Tâm lý học cũng sử dụng các phương
pháp nghiên cứu của các ngành khoa học đó và cũng do Tâm lý học cũng
như các ngành khoa học khác, đều sử dụng phương pháp luận khoa học. Sự
tác động qua lại giữa Tâm lý học và các khoa học khác còn tiếp tục cho đến
ngày nay và điều đó cũng không có nghĩa là các quy luật của Tâm lý học đã
hòa nhập vào quy luật của các ngành khoa học khác.

Khi nói đến mối quan hệ giữa Tâm lý học với ngành khoa học khác và
việc phụ thuộc của nó vào sự phát triển của các yếu tố văn hóa xã hội, cần
phải tìm ra được lôgíc phát triển các ý tưởng của Tâm lý học như là một quá
trình khách quan, mà theo V.I.Lênin đấy là lôgíc của các quy luật biện chứng.

Trong lịch sử Tâm lý học, theo M.G.Iarôsépxki, có 3 loại đơn vị khái


niệm: các số liệu kinh nghiệm (các yếu tố), học thuyết và phạm trù. Các tác
giả khác nhau cũng đã đưa ra những phạm trù khoa học chuyên biệt mô tả
các khía cạnh khác nhau của đời sống tâm lý: hình ảnh, động tác, động cơ,
các quan hệ tâm lý xã hội, nhân cách. Cùng với việc phân tích các phạm trù
diễn ra do thay đổi các học thuyết khoa học, với tính đa dạng của các nhân tố
mới đã cho phép tìm ra bản chất ổn định của tri thức, hạt nhân đa dạng của
các tri thức đó.

5. Các nguyên tắc phân tích Lịch sử Tâm lý học

Quan trọng nhất là nguyên tắc lịch sử. Nguyên tắc này đòi hỏi không
được quên đi các quan hệ lịch sử cơ bản, các vấn đề xem xét phải xuất phát
từ các thời điểm lịch sử cụ thể, các giai đoạn cơ bản mà quá trình hình thành
và phát triển hiện tượng đó đã trải qua và từ đó đưa ra nhận định về hiện
tượng đó là gì? Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học
phải xem xét từng giai đoạn của quá khứ với đầy đủ nội dung của nó trong hệ
thống các điều kiện xã hội văn hóa, để từ đó chỉ ra tính không lặp lại, tính độc
đáo của hiện tượng nghiên cứu.

Trong nguyên tắc lịch sử cần phải đề cập đến việc đánh giá quá khứ.
Việc đánh giá đó phải chỉ ra được những điểm mới trong tri thức so với giai
đoạn trước, đồng thời chỉ ra điểm hạn chế của mỗi giai đoạn bất kỳ trong phát
triển tri thức.

Nguyên tắc tiếp theo trong nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học là nguyên
tắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử: Theo nguyên tắc này, nhà sử học không
chỉ đơn giản mô tả giai đoạn này hay giai đoạn khác của sự phát triển các tri
thức lịch sử, mà còn phải nêu lên được sự ổn định từ những tri thức đó. Có
thể nói, nhờ nguyên tắc này có thể hạn chế việc tuyệt đối hóa các sự thật lịch
sử và đánh giá chúng chính xác hơn, đúng với điều kiện của giai đoạn lịch sử
mà chúng nảy sinh và phát triển.

Nguyên tắc thứ ba, theo M.G.Iarôsépxki, là nguyên tắc quyết định luận -
nguyên tắc giữ vai trò trọng yếu trong việc nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học.
Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà lịch sử Tâm lý học phải biết khám phá ra
phương thức lý giải nguyên nhân của hiện tượng tâm lý, cũng như các yếu tố
cấu thành sinh ra nó. Trong lịch sử phát triển của mình, Tâm lý học cũng đã
đứng trước các quyết định luận khác nhau: quyết định luận tiền cơ học, cơ
học, sinh học, tâm lý học, xã hội học.

Như vậy, các nguyên tắc nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học cùng với các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ là cơ sở phân tích khoa học con đường
lịch sử của sự phát triển tâm lý học.

6. Phương pháp nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học

Trước hết, cần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa kinh nghiệm, nghĩa là sự
mô tả thuần túy về các khái niệm của tư liệu lịch sử là một thực tế rất nguy
hiểm trong nghiên cứu Lịch sử Tâm lý học. Sự nguy hiểm không phải do kinh
nghiệm để từ đó đi đến hình thành các khái niệm về tâm lý nói chung. Điều
cần nói đến là việc sử dụng kinh nghiệm để làm việc với hàng loạt các yếu tố
chưa được kiểm định, không có hệ thống, không được lý giải sẽ làm mất đi
chất lượng của nghiên cứu khoa học vốn rất cần được xem xét từ nhiều
nguồn gốc khác nhau.

Nhiệm vụ cơ bản của phương pháp và các thủ thuật nghiên cứu Lịch
sử Tâm lý học là tập hợp các nguồn tài liệu, tổ chức và hệ thống chúng lại để
tìm ra các dữ kiện, học thuyết, quy luật và khái niệm - cấu thành của nghiên
cứu Lịch sử Tâm lý học theo kinh nghiệm. Tiếp theo, nhà lịch sử Tâm lý học
phải tổng hợp các cách tiếp cận kinh nghiệm và lý luận liên quan đến đối
tượng nghiên cứu. Công việc này đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết
các tài liệu cụ thể, làm chủ được phương pháp luận nghiên cứu lịch sử, nắm
vững được các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và nghiên cứu
lịch sử, cũng như bộ máy khái niệm, cho phép định hướng vào các số liệu đã
thu được. Ngoài ra, việc tìm ra mối liên hệ với thời đại hiện tại cũng là một
yêu cầu quan trọng đối với hoạt động nghề nghiệp của nhà lịch sử Tâm lý
học.

Trong thực tế, nhiều phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu Lịch sử
Tâm lý học được mượn từ môn khoa học lịch sử công dân, từ triết học, v.v…
Do vậy, có thể coi Lịch sử Tâm lý học là môn học mang tính chuyên ngành.

Phương pháp nghiên cứu chính trong Lịch sử Tâm lý học là cấu trúc lại
lý luận, mô tả và phân tích có phê phán hệ thống khoa học của quá khứ. Việc
phân tích dựa vào các nguyên tắc phương pháp luận của nghiên cứu lịch sử
trên quan điểm liên hệ với những thành tựu và các vấn đề của tâm lý học hiện
đại.

Trong Lịch sử Tâm lý học còn sử dụng phương pháp phỏng vấn. Đây
thực chất là cuộc tọa đàm có mục đích nhằm thu thập các tài liệu tương ứng
với nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu. Trong lĩnh vực Tâm lý học các tác giả
như Jung... đã sử dụng rất thành công phương pháp nghiên cứu này.

Một phương pháp cũng hay được sử dụng trong nghiên cứu Lịch sử
Tâm lý học là phương pháp phân tích lý lịch và tự chuyện. Phương pháp này
có khả năng giúp cho các nhà nghiên cứu xây dựng lại bầu không khí của
cuộc sống thực - nguồn tri thức về sự phát triển tinh thần của các nhà bác học
ở các giai đoạn phát triển khoa học khác nhau của họ. Nhờ phương pháp này
có thể thu thập các tài liệu có một không hai về cuộc sống khoa học của con
người, về sáng tạo khoa học của họ. Ở phương Tây, công trình khoa học thu
hút sự chú ý của nhiều độc giả theo phương pháp nghiên cứu này là Lịch sử
Tâm lý học trong các bản lý lịch do K.Mertrinson làm chủ biên, hay trong Tâm
lý học Xô viết là tác phẩm Các giai đoạn của con đường đã qua. Lý lịch khoa
học của A.R.Luria (M, 1982).

7. Nguồn gốc của Lịch sử Tâm lý học


Đó là các tư liệu phản ánh quá trình lịch sử tích lũy các tri thức tâm lý,
mà trước tiên, là các công trình của các nhà tâm lý cũng như các nhà triết học
đã nghiên cứu về Tâm lý học ở các giai đoạn trước.

Nguồn gốc quan trọng nhất để phát triển tri thức tâm lý chính là thực
tiễn xã hội - y học, dạy học và giáo dục, thực tế pháp luật, sản xuất vật chất
v.v...

Ngày nay, lĩnh vực mà từ đó các nhà tâm lý học thu được nhiều tư liệu
quý giá để phát triển chuyên ngành khoa học của mình là Tâm thần học.

Nguồn gốc của tri thức Tâm lý học còn tìm thấy trong các ngành khoa
học tự nhiên (như Vật lý, Hóa học, Thiên văn học), cũng như các ngành khoa
học khác (Ngôn ngữ học, Dân tộc học).

Phần một. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TRI THỨC TÂM LÝ HỌC TRONG
KHUÔN KHỔ HỌC THUYẾT VỀ TÂM HỒN

Chương 1. TÂM LÝ HỌC CỔ ĐẠI


Khái niệm về tâm hồn tồn tại từ khá lâu, trước cả thời điểm xuất hiện
khái niệm khoa học đầu tiên về nó. Những khái niệm này được thể hiện dưới
dạng niềm tin của những người tiền sử, được mô tả trong các huyền thoại,
trong các sáng tác nghệ thuật của nhân dân. Đó là những khái niệm không
khoa học và ngoài khoa học, tuy vậy chúng được nhắc đến dưới các hình
thức rất phong phú. Tâm hồn là một cái gì đó rất siêu nhiên như “con thú
trong giới động vật, con người trong con người”. Hoạt động của con vật và
con người được giải thích là nhờ có tâm hồn; sự yên lặng của con vật (người)
trong giấc ngủ là do sự thiếu vắng của tâm hồn (trong giấc ngủ thì tâm hồn
tạm thời thiếu vắng, còn trong cái chết - tâm hồn thiếu vắng ổn định, vĩnh
hằng). Như vậy, cái chết do là sự thiếu vắng của tâm hồn vĩnh viễn nên có thể
ngăn chặn được nó, bằng cách hoặc đóng đường đi ra khỏi cơ thể của tâm
hồn, hoặc nếu nó đã ra được thì tìm cách bắt nó quay trở lại. Các phương
thức biểu hiện để thực hiện được nhiệm vụ này là thực hiện đúng các điều
cấm kỵ - như là các lệ ước, nhằm ngăn chặn sự thiếu vắng thường xuyên của
tâm hồn hay sự bắt nó quay trở về với cơ thể.

Những khái niệm khoa học về tâm hồn đầu tiên xuất hiện trong Triết
học cổ đại và được đưa ra dưới dạng học thuyết về tâm hồn. Học thuyết này
chính là những tri thức đầu tiên, mà trong hệ thống này; các khái niệm của
Tâm lý học được phát triển.

Triết học xuất hiện vào thời điểm thay đổi chế độ cộng sản nguyên thủy
bằng chế độ chiếm hữu nô lệ; xảy ra đồng thời ở phương Đông (Ấn Độ cổ,
Trung Hoa cổ) và phương Tây (Hy Lạp cổ, La Mã cổ); Các vấn đề của Tâm lý
học trở thành một bộ phận của Triết học và nó đã nảy sinh một cách tất nhiên,
vì đối tượng của suy luận triết học là nhằm giải thích hợp lý thế giới nói chung
trong đó bao gồm cả vấn đề con người và tâm hồn của họ. Trong mối quan
hệ này, xuất hiện việc tiếp thu, kế thừa các tri thức Tâm lý học ở các nước
phương Đông và phương Tây, và sự ảnh hưởng qua lại của các tư tưởng tâm
lý và triết học giữa các nước này. Sự giao thiệp của các sắc tộc, sự tác động
qua lại, của các nền văn hóa là yếu tố ổn định của sự phát triển lịch sử. Thời
này, Hy Lạp cổ đại có mối quan hệ rất phong phú với nhiều nước Trung cận
đông như Xiri, Babilon... Vào thế kỷ VI trước Công nguyên, Triết học đã xuất
hiện ở Hy Lạp cổ, còn ở các nước Trung cận đông vẫn đang tiếp tục tồn tại
các tư tưởng tôn giáo - thần thoại với phát triển các ngành như Thiên văn học
và Toán học. Những tri thức này được các nhà nghiên cứu của Hy Lạp cổ đại
tiếp thu rất tích cực. Hàng loạt các khái niệm về tự nhiên và tâm lý được đồng
loạt công bố trong các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, Ấn Độ và Trung
Hoa cổ. Chẳng hạn như công bố tâm hồn là khởi nguồn của vận động hay là
bản chất cái vật lý nằm trong cấu thành các hiện tượng tâm lý. Ý tưởng về sự
phân bố rải khắp nơi của tâm hồn đều được các nhà tư tưởng Ấn Độ, Trung
Hoa cổ và Hy Lạp cổ đại thừa nhận. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh triết
học Ấn Độ cổ là nguồn gốc của mọi tư tưởng triết học của phương Đông, còn
triết học Hy Lạp cổ có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Hoa cổ và ảnh hưởng đến
văn hóa châu Âu là triết học Hy Lạp cổ. Các khái niệm về tâm lý học của các
nhà tư tưởng ở Tây Âu có nguồn gốc từ Tâm lý học cổ đại.

Mặt khác, các nhà triết học, tâm lý học ở phương Tây rất quan tâm đến
các tư tưởng của phương Đông: chiều sâu nội hàm phần hồn của các tư
tưởng này, cũng như khái niệm về con người, các con đường hoàn thiện
cũng như các nguồn lực tác động lên nó.

Sự khác biệt lớn nhất giữa triết học phương Đông và phương Tây
được xác định bởi những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước ở
phương Tây và phương Đông, bởi các truyền thống trong đời sống tinh thần
gây cản trở cho việc khái quát hóa các khái niệm về con người v.v....

Tóm lại, Tâm lý học cổ đại ra đời và phát triển trong điều kiện chế độ
chiếm hữu nô lệ thời Cổ đại với tư cách như là sự phản ánh của thực tiễn xã
hội liên quan đến khoa học lúc bấy giờ. Những thay đổi mà phương thức sản
xuất chiếm hữu nô lệ đã trải nghiệm, vị trí nhân cách trong xã hội ở các giai
đoạn khác nhau của lịch sử đã giải thích tính đặc thù trong khái niệm về con
người (trong đó có học thuyết về tâm hồn) giải thích sự thay đổi các khía
cạnh, các xu hướng trong cách tiếp cận với những vấn đề liên quan đến tâm
hồn.

Tâm lý học cổ đại đã được nuôi dưỡng bởi tính nhân văn của văn hóa
Hy Lạp, của những tư tưởng về phát triển hài hòa của cơ thể và tâm hồn; bởi
nền văn minh về một cơ thể sống, khoẻ mạnh, xinh đẹp; bởi tình yêu đối với
cuộc sống trên Trái Đất. Tâm lý học cổ đại là khởi nguồn của toàn bộ nền
khoa học tâm lý, của tất cả các vấn đề cơ bản liên quan đến tâm lý.

I. NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH CỦA HỌC THUYẾT DUY VẬT VỀ TÂM HỒN
TRONG TÂM LÝ HỌC CỔ ĐẠI

Học thuyết duy vật về tâm hồn trong Tâm lý học cổ đại được hình thành
và phát triển như một bộ phận của Triết học duy vật, xuất hiện vào thế kỷ thứ
VI trước Công nguyên và là hình thức lịch sử đầu tiên của nền Triết học Hy
Lạp cổ. Đỉnh cao của duy vật cổ đại là chủ nghĩa duy vật nguyên tử. Người
khởi xướng dòng triết học này và hướng nó vào nghiên cứu tâm hồn là
Đêmôcrít - học trò của ông Epiquya (thế kỷ V TCN).

Đêmôcrít hoạt động vào thời kỳ phát triển rực rỡ của chế độ chiếm hữu
nô lệ, diễn ra cùng với sự thăng hoa của các ngành khoa học, nghệ thuật
(kiến trúc, điêu khắc) và văn học Hy Lạp cổ. Thời kỳ hoàng kim, học thuyết
của Đêmôcrít được Epiquya và trường phái của ông phát triển (từ thế kỷ IV
đến thế kỷ III TCN). Người kế tục Epiquya là Lukrexia (thế kỷ I TCN). Hệ
thống duy vật nguyên tử được phát triển nhờ các nhà khắc kỷ vào giai đoạn
đầu tiên của sự phát triển của họ (thế kỷ III TCN).

1. Các tư tưởng tâm lý của chủ nghĩa duy vật nguyên tử cổ đại

Theo thuyết duy vật nguyên tử, mọi cái tồn tại đều cấu trúc từ hai khởi
nguồn: tồn tại và không tồn tại (khoảng không). Nguyên tử là những phần tử
nhỏ nhất, không thể phân chia được và không thể nhận thức bằng cảm xúc.
Nguyên tử khác nhau về hình thức, đại lượng và tính chuyển động. Tất cả
mọi đồ vật đều được tạo thành từ các nguyên tử. Nhưng những phẩm chất
cảm tính như màu sắc, khẩu vị, v.v… theo Đêmôcrít không cấu tạo từ nguyên
tử. Những phẩm chất này nảy sinh trong tri giác của con người và là sản
phẩm của sự liên kết của các nguyên tử.

Epiquya cho rằng, các phẩm chất cảm tính đều tồn tại một cách khách
quan. Tác giả đã mô tả nguyên tử là vật chất có trọng lượng - điều kiện quan
trọng để cơ thể có thể vận động theo lực hút. Ngoài ra, trong học thuyết của
mình tác giả còn nêu lên ý tưởng tư dao động của các nguyên tử, nhờ đó mà
chuyển động của nguyên tử diễn ra theo đường cong. Như vậy, nguồn gốc
của thế giới, Trái Đất là kết quả va chạm của các nguyên tử.

Các nhà khắc kỷ đưa ra học thuyết về các giai đoạn tiếp hóa của thế
giới. Ở giai đoạn khởi đầu chỉ tồn tại các phần tử nhỏ nhất - nguyên tử lửa.
Toàn bộ Trái Đất là một trí tuệ dày đặc, sau đó Trái Đất bắt đầu chuyển động
và ngày càng trở nên nặng nề hơn. Sự hình thành Trái Đất chính là sự
chuyển các nguyên tử lửa khởi đầu thành các đại lượng dưới dạng hơi. Và từ
đây, trước hết là hình thành thế giới bất động vật, sau đó là thực vật, động vật
và cuối cùng là thế giới loài người. Qua một thời gian, quá trình lại bắt đầu lại
từ đầu, chu kỳ của thế giới được hoàn chỉnh. Kết quả là sự hình thành thế
giới mới và ở đấy mọi quy luật trước đó cũng vẫn được tuân thủ. Cuộc sống
của thế giới được cấu trúc từ các chu kỳ lặp đi lặp lại vô tận.

Trên cơ sở các khái niệm vật lý, học thuyết tâm lý về tâm hồn, về nhận
thức… cũng đã được các nhà tâm lý học cổ đại nghiên cứu.

2. Học thuyết về tâm hồn trong duy vật cổ đại

Đêmôcrít hiểu tâm hồn là nguyên nhân gây chuyển động của cơ thể.

- Tâm hồn mang tính vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử có hình
thức nhỏ, tròn, phẳng chuyển động không ngừng và phân bố ở khắp cơ thể.

- Tâm hồn và lửa đều cấu tạo từ những nguyên tử này; do vậy tâm hồn
là những nguyên tử lửa về hình thức cũng như về hoạt tính.

- Khi các nguyên tử đi vào cơ thể nó trở nên nặng hơn và theo bản chất
không bao giờ chịu đứng yên, mà luôn vận động trở thành tâm hồn của cơ
thể.

Tóm lại, tâm hồn là sản phẩm phân bố của các nguyên tử:

- Tâm hồn có thuộc tính là vận động trong không gian. Khi cơ thể chết
đi, tâm hồn đi ra theo một lối rất nhỏ, các nguyên tử được chuyển ra ngoài
không gian và rơi xuống. Nói cách khác, tâm hồn sẽ chết và bị tiêu diệt cùng
với cơ thể. Quá trình hô hấp thở ra, hít vào là quá trình đưa vào (đẩy ra) cơ
thể một phần nào đó của tâm hồn. Như vậy, tâm hồn có ở khắp mọi vật thể.
Ngay cả khi cơ thể chết đi, ở đó cũng có tâm hồn, tuy rất ít. Tâm hồn có cả ở
người, ở thực vật, thậm chí ở cả đá.

- Bệnh tật - biểu hiện sự thay đổi của nguyên tử. Tuổi già là do số
lượng các nguyên tử chuyển động bị giảm.

- Sở dĩ các cơ quan nhận cảm có khả năng tri giác các đồ vật vì ở đó
các nguyên tử nhỏ bé tiếp cận gần nhất với thế giới bên ngoài.
- Não bộ là nơi có chức năng tâm hồn cao cấp. Ở đó tương quan đặc
biệt giữa các nguyên tử năng và nguyên tử nhẹ. Chỉ có não mới có khả năng
nhận thức. Cơ quan của những đam mê là tim; còn cơ quan của những ham
muốn trực quan và quyền lực - gan.

Như vậy, theo Đêmôcrít, tâm hồn là sản phẩm tổ chức của cơ thể chứ
không phải là nguyên lý khởi đầu. Tâm hồn không tồn tại ngoài cơ thể. Hạn
chế trong quan điểm của Đêmôcrít chính là nguyên tắc định lượng; chính nó
không cho phép phân biệt các quá trình tâm lý khác với các quá trình vật chất
nói chung. Đặc trưng nhất là khi phân biệt tâm hồn với cơ thể thì tác giả lại
gọi tâm hồn là cơ thể, một cơ thể đặc biệt.

Epiquya và Lukreria cũng như các nhà khắc kỷ, tiếp tục triển khai
nghiên cứu tâm hồn theo quan điểm của Đêmôcrít.

Epiquya cho rằng, chỉ có ở tâm hồn mới có bản chất mà nhờ đó mới có
khả năng cảm giác.

Các nhà khắc kỷ chia tâm hồn thành 8 phần:

- Phần thứ nhất là khởi nguồn điều khiển: như trí tuệ ở con người hay
bản năng ở con vật. Từ khởi nguồn này xuất phát bảy bộ phận khác của tâm
hồn trải ra ở khắp cơ thể tương tự như ở con bạch tuộc. Cơ quan này nằm ở
trong đầu.

- Năm phần tiếp theo thuộc về các cơ quan nhận cảm: thị giác, khứu
giác, thính giác, vị giác và xúc giác. Trong đó: thị giác - khí lực lan truyền từ
khởi nguồn điều khiển đến mắt; thính giác - khí lực lan truyền từ bộ phận điều
khiển đến hai tai; khứu giác khí lực lan truyền từ khởi nguồn điều khiển đến
mũi; vị giác - khí lực lan truyền từ phần điều khiển đến lưỡi và cuối cùng, xúc
giác - những khí lực lan truyền từ khởi nguồn điều khiển đến bề mặt của vật
thể, có thể gây ra cảm giác.

- Phần thứ bảy: là khí lực từ khởi nguồn điều khiển đến các cơ quan
sinh dục.
- Phần thứ tám: là khí lực lan truyền từ khởi nguồn điều khiển đến các
bộ phận như cuống họng, lưỡi và các bộ phận khác làm chức năng ngôn ngữ.
Bộ phận này được các nhà khắc kỷ gọi là bộ phận của giọng nói.

Như vậy, qua nghiên cứu của các nhà khắc kỷ cho thấy trí tuệ là bộ
phận cao cấp, chủ đạo trong tâm hồn.

Có thể nói rằng, trong duy vật cổ đại, tâm hồn được vật chất hóa, tâm
hồn không chỉ được xem xét trong mối liên hệ thống nhất với cơ thể, mà bản
thân nó cũng chính là cơ thể nếu tâm hồn được chuyển động nhờ cơ thể thì
bản thân nó cũng mang tính cơ thể; và cơ chế tác động của tâm hồn lên cơ
thể được tư duy như là quá trình vật chất kiểu như một “cú híc, đẩy”.

3. Học thuyết về nhận thức

Trong duy vật, nguyên tử cổ đại có hai dạng nhận thức được đề cập
đến: cảm giác (hay là tri giác) và tư duy. Cảm giác và tri giác là khởi đầu hay
còn gọi là nguồn gốc của nhận thức; đem lại những tri thức về đồ vật. Cảm
giác không thể nảy sinh từ những cái không tồn tại. Các lỗi trong cảm giác
xuất hiện là do sự tham gia, quấy rối của trí tuệ.

Đêmôcrít gọi nhận thức cảm tính là dạng nhận thức tối tăm, mù mờ. Nó
bị hạn chế khả năng trong các trường hợp phải đi sâu nghiên cứu những
phần tử nhỏ bé nhất, chẳng hạn như nguyên tử.

Trong học thuyết về cảm giác của Đêmôcrít chứa đựng tính không trật
tự, liên quan đến việc phân biệt chất lượng của tồn tại khách quan. Do vậy,
qua học thuyết này chỉ có thể đưa ra một cách “nói chung” hay “ý kiến chung”
về cảm giác mà thôi.

Còn tri giác được xem xét như là một quá trình vật lý tự nhiên: từ đồ
vật, các thước phim mảnh mai, các copy, hình ảnh... được tách ra; về hình
thức bên ngoài, chúng giống với các đồ vật thực tế. Đấy chính là hình thức
hay các dạng của vật chất (đồ vật); chúng thoạt đầu bay lơ lửng trong không
gian rồi sau đó “rơi” vào các cơ quan thụ cảm, thể như mắt chẳng hạn. Tiếp
theo, từ mắt một dòng nguyên tử của tâm hồn được chuyển đi để “bắt” được
cái hình ảnh đó. Hình ảnh của đồ vật vốn dĩ rất to, được giảm đi về kích cỡ,
cho phép đi vào mắt. Khi mà dòng hình ảnh ở bên trong trùng với dòng hình
ảnh đi từ ngoài vào thì không khí nằm giữa con mắt và đồ vật sẽ thu được
các dấu ấn phản ánh trong đôi mắt ướt. Như vậy, hình ảnh xuất hiện mà
không cần sự tham gia của chủ thể, vì nó chỉ được “bắt lấy”.

Từ cơ chế trên, các nhà duy vật cổ điển cho rằng, hình ảnh có thể được
tri giác bởi bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng lúc đó hiệu quả tri giác sẽ
kém hơn, nếu không qua bộ phận nhận cảm.

Có thể nói, học thuyết của Đêmôcrít - một phương thức ấu trĩ khi giải
quyết về quá trình tri giác. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở đây là trong học
thuyết đã tìm thấy những cố gắng lý giải quá trình tri giác một cách duy vật,
hoàn toàn bằng con đường tự nhiên.

Epiquya là người bảo vệ quan điểm của học thuyết tri giác của
Đêmôcrít và tiếp tục lý giải các quá trình nghe, nhìn và cảm giác mùi vị đã
diễn ra như thế nào. Epiquya cho rằng, tri giác là một quá trình trọn vẹn; mọi
thuộc tính cảm tính của đồ vật bị “bắt” được không phải từng bộ phận rời rạc
riêng lẻ mà theo tổ hợp chung.

Lukrexia quan tâm đến một số vấn đề về tri giác như cường độ tác
động để có thể gây cảm giác hay vấn đề tri giác khoảng cách. Tác giả cũng
khẳng định vai trò rất quan trọng của cảm giác vì chính cảm giác bao giờ
cũng đem lại tri thức chính xác.

Các nhà khắc kỷ cũng đem vào học thuyết về nhận thức một số điểm
cần chú ý. Họ cho rằng, khi con người được sinh ra, bộ phận điều khiển giống
như tờ giấy cuốn thuốc lá, luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận các dòng chữ
- văn bia. Chính tâm hồn con người đã viết lên các ý tưởng của mình và dòng
đầu tiên viết được nhờ vào các cảm giác. Còn các khái niệm, mà các nhà
khắc kỷ cho đấy là tiêu chí của mọi đối tượng, được hình thành như là sản
phẩm của một quá trình đặc biệt, nhất thiết phải có sự tham gia của trí tuệ.

Tiếp theo cảm giác là tư duy.


Đêmôcrít gọi tư duy là dạng nhận thức sáng sủa, nhận thức bằng pháp
luật. Tư duy là một bộ phận nhận thức tinh tế chứa đựng các nguyên tử mà
cảm giác không thể có được.

Epiquya cho rằng, tư duy đem lại các tri thức chung ở dạng khái niệm
hay các hình ảnh biểu tượng; do vậy, tư duy bao hàm số lượng các hiện
tượng riêng lẻ nhiều hơn. Đấy chính là ưu thế của tư duy so với cảm giác.

Các nhà khắc kỷ phân biệt tư duy bên ngoài và tư duy bên trong. Trí
tuệ bên trong là khả năng bám sát các mối quan hệ của đồ vật trong một hoàn
cảnh cụ thể và có kỹ năng xác định chính xác hành vi tương ứng. Loại tư duy
này hình thành trên cơ sở của tri giác. Còn tư duy (hay trí tuệ) bên ngoài (và
còn có thể gọi là ngôn ngữ bên ngoài) là tư duy ngôn ngữ, là sự chuyển
những ý nghĩ trong đầu thành các suy luận bên ngoài. Do vậy, các nhà khắc
kỷ cũng chú ý đến việc nghiên cứu từ ngữ như là một hiện tượng của tiếng
nói.

Tuy nhiên, hạn chế trong học thuyết về nhận thức cần được đánh giá ở
đây là, trong quá trình nhận thức thì mức độ cảm tính không tách rời với tư
duy, mặc dù các nhà duy vật cổ đại đã phân biệt chúng khá rõ ràng. Mặt khác,
cơ chế diễn ra các quá trình cảm giác và tư duy được các nhà duy vật cổ điển
xác định là giống nhau, đều trên cơ sở các hình ảnh được tách ra từ đồ vật.
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, M.A.Dưnhin đã viết, các nhà duy vật
thời Cổ đại cho rằng: “Cả cảm giác lẫn tư duy đều nảy sinh do các hình ảnh đi
từ ngoài vào. Không một ai sẽ có cảm giác hay suy nghĩ nếu như không có
các hình ảnh rơi vào người anh ta”.

4. Vấn đề cảm xúc

Vấn đề cảm xúc trong hệ thống duy vật nguyên tử có liên quan đến đạo
đức.

Đêmocrít phân biệt sự thỏa mãn và không thỏa mãn như là tiêu chí
đánh giá sự có lợi hay có hại. Sự thỏa mãn là trạng thái tương ứng với bản
chất của một cơ thể sống, còn sợ hãi là trạng thái hoàn toàn xa lạ với bản
chất của nó. Mục đích của cuộc sống là sự phân bổ một cách tĩnh tại của linh
hồn. Nó không đồng nhất với sự thỏa mãn mà là một trạng thái bình yên
không bị xáo trộn bởi những sợ hãi, lo âu, bệnh tật hay đam mê bất kỳ. Điều
này chỉ có thể đạt được khi sự thỏa mãn không bị phụ thuộc vào các vật chất
xung quanh.

Epiquya gọi cảm xúc là rối nhiễu, là trở ngại mà muốn có được trạng
thái hài hòa thì nhất thiết phải tránh xa những xáo trộn đó trong tâm hồn. Ông
khẳng định mục đích của cuộc sống là sự thỏa mãn hay là sự tự do thoát khỏi
những khổ đau của cơ thể và những xáo động trong tâm hồn.

Cảm xúc gây rối loạn sự bình yên của phần hồn là sự sợ hãi trước cái
chết, sợ hãi ông trời - người quyết định số phận của muôn người. Tuy nhiên,
Epiquya cũng lên tiếng về việc cần phải có thái độ đúng hơn khi nói về ông
trời.

Lukrexia cho rằng, xúc cảm hoàn toàn phụ thuộc vào trí tuệ. Nếu
không, xúc cảm sẽ dẫn con người vào những lầm lỗi.

Các nhà khắc kỷ đưa ra khái niệm pha trộn giữa khát vọng với cảm xúc
và gọi chúng là kích động (xâm kích). Họ là những người có công trong việc
đưa ra học thuyết về dạng cảm xúc này.

Kích động (xâm kích) là sự vận động của tâm hồn chống lại một cách
cực đoan với trí tuệ, đem lại những nhận định không đúng về đối tượng. Theo
các nhà khắc kỷ, có tất cả 26 loại kích động (phụ thuộc vào thời gian và khách
thể mà kích động liên quan tới) và phân chúng thành các nhóm sau: thỏa mãn
(sung sướng, vui vẻ, hài lòng), không hài lòng (buồn chán, đau khổ) và các
dạng khác của nó; ham muốn và các dạng của nó (gồm: nhu cầu, căm thù,
căm giận, tình yêu, độc ác...), sợ hãi (bệnh tật, không quyết đoán, xấu hổ, bất
ổn, v.v…).

Có ba giai đoạn kích động:


a) Do ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, diễn ra những biến
đổi các chỉ số sinh lý trong cơ thể: (kích động và các biểu hiện của tâm hồn
đều mang tính cơ thể).

b) Xuất hiện một cách không chủ định của ý kiến cho rằng, có gì đó đã
diễn ra và cần thiết phải để mắt đến chúng. Đây chính là cấu thành tâm lý
nhưng mang tính không chủ định.

c) Cần thiết phải có sự can thiệp của trí tuệ. Có hai khả năng có thể xảy
ra:

- Trí tuệ cho phép chuyển những đam mê thành kích động và đưa ra
những suy luận từ góc độ xem xét cái ác và cái thiện.

- Trí tuệ suy yếu hay bị ràng buộc bởi những hủ tục sẽ dẫn đến các suy
luận sai và khi đó xuất hiện sự kích động.

Như vậy, dù kích động đối ngược cực kỳ với trí tuệ, song về cơ bản nó
vẫn có trong trí tuệ; nói cách khác, đó chính là những suy luận sai của trí tuệ.
Từ đó suy ra, có hay không những kích động phụ thuộc hoàn toàn vào trí tuệ.
Ở đâu không có trí tuệ, ở đó không có kích động. Cho nên để nảy sinh kích
động hay không kích động là điều hoàn toàn phụ thuộc vào chính con người
chứ không phải vào yếu tố khách quan bên ngoài. Trong trường hợp kích
động không thể không xảy ra, nên có những thủ thuật đấu tranh với chúng.
Đó là:

a) Không để cho kích động có biểu hiện ra bên ngoài vì biểu hiện bên
ngoài thường củng cố các kích động.

b) Không thổi phồng sự kích động bằng các biểu tượng.

c) Cố gắng kéo dài giai đoạn cuối cùng của sự phát triển trạng thái kích
động (chẳng hạn, đếm từ 1 đến 10) nhằm tạo dựng nên khoảng cách giữa
kích động và hoạt động hướng vào sự kích động.
d) Chuyển hướng suy nghĩ sang nhớ lại, hồi tưởng lại các vấn đề thuộc
về các lĩnh vực khác (chẳng hạn, khi sợ hãi thì nhớ lại các hành động dũng
cảm, sự chịu đựng v.v...).

đ) Bộc lộ, vạch trần những hành động dẫn đến kích động.

Có thể nói học thuyết về kích động cũng như thủ pháp đấu tranh ngăn
chặn chúng của các nhà khắc kỷ thời Cổ đại có ý nghĩa quan trọng trong Lịch
sử Tâm lý học; nó thể hiện ý nghĩa giáo dục rất rõ rệt.

5. Vấn đề ý chí và tính cách

Đêmôcrít giải quyết vấn đề ý chí trên cơ sở học thuyết về cái tất nhiên
và cái ngẫu nhiên. Theo ông, không có cái gì xảy ra trên đời một các ngẫu
nhiên, tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân xác định làm cho sự việc diễn
ra một cách tự phát, ngẫu nhiên. Song, nhìn chung mọi sự tồn tại trong thế
giới đều tuân thủ quy luật tất nhiên.

Quyết định luận máy móc như trên đã làm mất đi sự tự do của ý chí.

Epiquya phát triển học thuyết về sự dao động của các nguyên tử trong
hành vi của con người, cho rằng trong mỗi con người đều chứa đầy yếu tố tự
do lí chí. Con người không chỉ chịu sự tác động từ ngoài vào mà bản thân là
một chủ thể hoạt động tích cực, tự làm chủ số phận và luôn thực thi các ý
định vươn tới phúc lợi của cuộc sống.

Lukrexia cho rằng, trong thực tế những gì xảy ra trên thế giới với từng
người cụ thể đều phải phục tùng các quy luật tất nhiên. Việc thực thi một cách
tự nguyện cái tất nhiên đó chính là sự tự do.

Các nhà khắc kỷ luôn hướng niềm tin của mình vào việc kính trọng các
tính cách mạnh mẽ. Theo họ, tính cách - đấy là cái được xác định, dấu ấn có
tính đặc thù để từ đó phân biệt hành vi của người này khác so với của người
khác và biểu hiện quan hệ đặc trưng của con người với thế giới, với bản thân
và với mọi người xung quanh. Những nét tính cách cơ bản được các nhà
khắc kỷ cho là: lòng dũng cảm, tự làm chủ bản thân, sự bình yên của linh hồn
và chính nghĩa.
II. TÂM LÝ HỌC DUY TÂM CỦA PLATÔNG

Theo nhận xét của Ăngghen, nói chung do quan điểm duy vật ấu trĩ,
ngay ở trong số những người Hy Lạp cổ đã hình thành những nhân tố dẫn
đến sự phân hóa sau này. Điều này đã được lịch sử khẳng định. Trong cuộc
đấu tranh giữa các học thuyết về tâm hồn như là một đối tượng nghiên cứu
của Tâm lý học đã xuất hiện dòng duy tâm thời Cổ đại với các tên tuổi như
Xôcrát, Platông v.v…

Xôcrát (469-399 TCN)

Theo nhận định của Hêghen, Xôcrát là “một bước ngoặt lịch sử vĩ đại”
trong Triết học cổ Hy Lạp và La Mã. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, chỉ
có văn nói mới sống động nên ông đã không để lại một tác phẩm nào.

Trong học thuyết của mình Xôcrát rất quan tâm đến vấn đề con người.
Theo ông, triết học không phải là cái gì khác hơn với sự nhận thức của con
người về chính bản thân mình. Tư tưởng này đã được Xôcrát phát biểu thành
luận điểm nổi tiếng “Con người, hãy nhận thức chính mình” và đó cũng chính
là chủ điểm của các buổi đàm thoại, tranh luận về triết học. Theo Xôcrát, sự
nhận thức chính mình tức là nhận thức về chính bản thân mình như một nhân
cách, như một con người. Để nhận thức được mục đích của mình cũng phải
có tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đó, theo Xôcrát, là chân lý đích thực, khách
quan, mọi người đều phải thừa nhận trên cơ sở “tiếng nói chung”, “ngôn ngữ
chung” nhất định của những người tham gia đàm thoại. Và cũng chính nội
dung khách quan nêu trên là cái cơ bản trong ý thức con người. Xôcrát cho
rằng, mỗi người đều có ý kiến và lập trường riêng của mình nhưng chân lý thì
có một đó là cơ sở khách quan chung của tri thức mà ai cũng phải thừa nhận;
và muốn khám phá được chân lý đó thì phải xây dựng được khái niệm về sự
vật, hiện tượng một cách chặt chẽ. Có thể nói, ông là người đầu tiên nói đến
tri thức khái niệm trong nhận thức: Không có khái niệm thì không có tri thức.

Tuy vậy, bản thân Xôcrát cũng nhận thấy việc khám phá ra chân lý đích
thực về bản chất sự vật, tức là phải hiểu nó ở mức độ khái niệm, là một việc
không đơn giản và bản thân ông cũng thường nói: “Tôi biết rằng, tôi không
biết gì cả”. Vì thế, Xôcrát khẳng định trí tuệ của ông trời là nguyên nhân chính
thống của mọi hiện tượng. Khi nói về tâm hồn, tác giả là người đầu tiên chỉ ra
ranh giới giữa cơ thể và tâm hồn, đồng thời khẳng định tính phi vật chất của
tâm hồn. Xôcrát định nghĩa tâm hồn rất đơn giản - đó là cái gì đó khác với cơ
thể. Tâm hồn không nhìn thấy được, nó là trí tuệ, là khởi nguồn của thượng
đế và tâm hồn không thể chết, nó tồn tại vĩnh cửu.

Bằng cách xâm nhập không ồn ào như vậy, xu hướng xem xét tâm hồn
dưới góc độ duy tâm trong triết học, trong tâm lý học cổ đại đã xuất hiện.

Platông (427 - 347 TCN)

Là học trò của Xôcrát, là người đã phát triển chủ nghĩa duy tâm đến
đỉnh cao của nó và được tôn vinh là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm
khách quan. Các tác phẩm của ông đã được để lại là: Đối thoại “Phedon”,
“Phedr”, Nhà nước v.v… và được viết dưới dạng hội thoại.

Vấn đề triết học trung tâm của Platông là học thuyết về các ý tưởng.

Trước hết, điểm qua quan niệm về thế giới của Platông có thể thấy, về
nhận thức luận, khác với Xôcrát. Platông cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan chỉ tồn tại dưới dạng đơn lẻ nhất thời, do đó các tri
thức mang tính chất chung, bao quát (theo quan niệm của Xôcrát) là thuộc về
lĩnh vực tinh thần thuần túy chứ không phải là tri thức về các sự vật, hiện
tượng đó. Nói cách khác, tri thức của con người về sự vật, hiện tượng nào đó
không phải là sự phản ánh, mà là bản chất của chúng.

Ngoài ra, theo Platông, còn tồn tại một thế giới khác - thế giới của các ý
tưởng.

Ý tưởng là những tồn tại bản chất có thật, không thay đổi, vĩnh hằng,
không nảy sinh cũng như không tồn tại trong bất cứ một thực thể nào. Ý
tưởng không nhìn thấy được, không đo lường được và tồn tại độc lập với các
hiện tượng cảm tính. Khác với ý tưởng là vật chất. Vật chất là cái gì đó có thể
trở thành đồ vật bất kỳ, một khi nó được liên kết với một ý tưởng xác định.
Thế giới cảm tính hay còn gọi là thế giới đồ vật, là đồ vật cụ thể của tự nhiên
hay do con người làm ra. Thế giới nảy sinh ra và mất đi, nhưng thực chất nó
không tồn tại. Nói cách khác, theo Platông, mọi sự vật đều chỉ là hiện thân
của các ý tưởng, là cái bóng chúng. Quan hệ giữa ý tưởng và vật chất được
thể hiện ở chỗ trong thế giới đồ vật, ý tưởng luôn đứng ở vị trí số một (không
cần phải bàn cãi). Ý tưởng chính là các hình ảnh, còn đồ vật là sự mô phỏng
của nó.

Một phần khác trong triết học duy tâm của Platông là học thuyết về tâm
hồn. Tâm hồn được coi là cái khởi nguồn trung gian giữa thế giới ý tưởng và
các đồ vật cảm tính.

Tâm hồn tồn tại trước cả khi nó liên kết với một cơ thể nào đó. Ở trạng
thái nguyên thủy của mình, tâm hồn là một bộ phận của thế giới tâm linh, nó
đi vào không gian của thế giới, nơi chân lý và tồn tại trùng khớp với nhau,
thăng hoa thành các ý tưởng vĩnh hằng, không đổi. Vì thế, bản chất của tâm
hồn gần như là bản chất của ý tưởng.

Tâm hồn của mỗi cá thể là hình ảnh và là một phần trong dòng chảy
tâm hồn tổng thể của thế giới. Sự liên kết của tâm hồn với cơ thể được
Platông lý giải bằng sự đoạn tuyệt với chân lý để đi đến sự tồn tại. Về bản
chất, tâm hồn thanh tao hơn phần cơ thể, vì thế nó rất có quyền lực đối với cơ
thể. Phần cơ thể - phần vật chất rất thụ động tiếp nhận mọi sự vận động từ
khởi nguồn tâm hồn. Tuy nhiên, Platông vẫn cho rằng, cần thiết phải đảm bảo
sự tương ứng giữa tâm hồn và cơ thể. Tác giả chia ra 9 thứ bậc của tâm hồn
mà mỗi thứ bậc tương ứng với một con người xác định. Ông chỉ ra rằng, cần
phải phát triển cân đối cả cơ thể lẫn tâm hồn để sao cho giữa chúng có sự
đồng bộ nhịp nhàng. Platông đã đề cập đến ba thành phần của tâm hồn, hay
theo ông, còn gọi là ba khởi nguồn của tâm hồn:

Khởi nguồn đầu tiên và thấp nhất có chung cả ở người, động vật lẫn
thực vật. Đấy là khởi nguồn không mang tính chất trí tuệ mà chỉ là dục vọng.
Nhờ có khởi nguồn này mà mọi tồn tại sống có thể tìm thấy việc giải quyết
những nhu cầu cơ thể của mình. Chính bộ phận này của tâm hồn giúp cho
con người biết đam mê, trải nghiệm được cái đói, cái khát và các dục vọng
khác. Bộ phận này chiếm ưu thế trong tâm hồn.

Khởi nguồn thứ hai – mang tính trí tuệ, luôn hướng đến chống lại các
khởi nguồn dục vọng.

Khởi nguồn thứ ba - tâm hồn giận dữ… Nhờ có thành phần này mà con
người được hâm nóng bầu máu, bị kích thích trở thành đồng hành của những
người chính nghĩa, luôn sẵn sàng vượt qua đói khát và khổ đau để giành
chiến thắng.

Tất cả các khởi nguồn của tâm hồn luôn quan hệ với nhau một cách hài
hòa dưới sự chỉ đạo của khởi nguồn trí tuệ. Sự liên kết tất cả các khởi nguồn
nói lên tính trọn vẹn của đời sống tinh thần ở con người.

Tuy nhiên, trong thực tế thường không thể có sự hài hòa trong quan hệ
giữa các khởi nguồn của tâm hồn. Sự xích mích luôn xảy ra giữa khởi nguồn
dục vọng và khởi nguồn trí tuệ. Cuộc đấu tranh này thường diễn ra trong các
giấc mơ, nơi vẻ bên ngoài không cần phải che đậy của con người. Rối loạn
tính hài hòa dẫn đến sự đau khổ, còn việc phục hồi lại chúng thì dẫn đến sự
thỏa mãn.

Trong học thuyết của mình về tâm hồn, Platông còn đề cập đến số
phận của tâm hồn sau khi cơ thể bị chết đi dưới dạng truyền thuyết. Ông cho
rằng, tâm hồn tồn tại vĩnh cửu, do vậy khi sống con người phải nhớ rằng, sau
khi mình chết đi thì tâm hồn phải có trách nhiệm với mọi hành vi của cơ thể.
Điều này làm cho mọi người phải biết sợ hãi với những trừng phạt có thể diễn
ra trong tương lai mà không ai dám vi phạm vào các quy định về đạo đức và
nghĩa vụ làm người. Ý tưởng về tâm hồn vĩnh hằng của Platông còn chứa
đựng hàm ý là kinh nghiệm, không bao giờ bị mất đi với cái chết, nó còn tồn
tại muôn thuở.

Về các biểu hiện của tâm hồn: Platông luôn mô tả chúng trong khuôn
khổ của nhận thức và các trạng thái liên quan với nó như sự sợ hãi, sự thỏa
mãn. Ông phân biệt trên cơ sở phụ thuộc vào đối tượng nhận thức: hướng
đến thế giới đồ vật cảm tính hay thế giới ý tưởng.

Trong tác phẩm Nhà nước, Platông khẳng định: cuộc sống của con
người trong thế giới đồ vật không khác gì cuộc sống trong hang động. Hang ở
đây sâu tới mức mà thậm chí qua lỗ sáng rộng con người cũng chỉ nhìn thấy
những gì ở ngay trước mắt họ: đó là bóng của mình, của người khác được
phản chiếu trên đầu. Ý nghĩa triết học của truyền thuyết là ở chỗ việc chiêm
ngưỡng thế giới cảm tính của các hiện tượng luôn bị thay đổi này không thể
đem lại tri thức, đó chỉ là những ý kiến mà thôi. Trong ý kiến, tâm hồn giao
tiếp với đồ vật và với các mô phỏng về nó, với tồn tại nảy sinh nhưng không
bao giờ có thật. Ý kiến là cái gì đó nằm giữa nhận biết và không nhận biết. Nó
sáng hơn cái không nhận biết, nhưng mù mờ hơn sự nhận biết. Ý kiến là
nhận thức cảm tính, là dạng thấp nhất của tri thức.

Sự nhận thức hướng tới các ý tưởng để đạt được trình độ trí tuệ mới
đem lại tri thức chân chính. Đấy là tri thức trí tuệ, biểu hiện cao cấp của tri
thức và tồn tại ở hai dạng:

- Suy luận liên quan đến lĩnh vực của ý tưởng, nơi mà tâm hồn luôn sử
dụng các hình ảnh đã được mô tả. Ví dụ: Hình học nghiên cứu các hình thức
có thể nhìn thấy và suy luận về chúng nhưng không tư duy về chúng, mà về
những gì giống, tương tự như chúng (về hình tứ giác và các đường chéo
trong hình tứ giác đó). Như vậy con người luôn cố gắng nhìn thấy được cái gì
đó giống như đã có trong suy nghĩ của mình.

- Trí tuệ là việc đạt được ý tưởng không phụ thuộc vào cảm tính. Ở
đây, tâm hồn hướng tới bản chất của tồn tại, không cần hình ảnh mà nhờ sức
mạnh của phép biện chứng. Thuật ngữ “phép biện chứng” được hiểu là nhận
thức bằng khái niệm. Kỹ năng này cho phép đưa các ý tưởng riêng rẽ thành ý
tưởng chung bằng con đường hợp nhất các ý kiến, gạt bỏ mâu thuẫn trong đó
để đưa ra tri thức. Quá trình này được Platông gọi là quá trình suy luận và
theo ông đó là quá trình hội thoại bên trong với một người không nhìn thấy.
Khi bàn về cảm giác, Platông cho rằng, trong các khách thể được tri
giác đều không chứa đựng ý tưởng, vì thế, thế giới ý tưởng và thế giới đồ vật
luôn tách biệt với nhau. Đồ vật không chứa đựng ý tưởng mà chỉ là những
bản sao của ý tưởng. Do đó, cảm giác cũng sẽ không phải là nguồn gốc của
tri thức chân chính. Khái niệm không thể hình thành được từ các ấn tượng
của kinh nghiệm cảm tính. Theo Platông, hình ảnh chỉ có thể là cái cớ, kích
thích đi đến “nắm bắt” ý tưởng vì ý tưởng tâm hồn của chúng ta đã tồn tại
trước cả thời điểm chúng ta được sinh ra. Song, trong quá trình tâm hồn từ
trên trời tiếp đất, tâm hồn quên hết đi những gì nó đã nhìn thấy ở trên thiên
đình, mặc dù nó có thể hồi tưởng lại những ý tưởng đã bị mất đi. Phương tiện
để phục hồi là nhớ lại. Quá trình nhận thức này, theo Platông - quá trình nhớ
lại, là quá trình lôgíc thuần túy. Ở đây, các kinh nghiệm cảm tính chỉ là những
“cú hích” để hồi tưởng lại những ý tưởng đã luồn được vào tâm hồn con
người. Thuật ngữ nhớ lại, về bản chất còn có một nghĩa khác - đó là quá trình
trí nhớ. Về cơ chế, theo cách biểu đạt của tác giả, có thể đoán là cơ chế liên
tưởng.

Platông còn rất đề cao việc chiêm ngưỡng cái đẹp. Vì theo ông, tình
yêu với cái đẹp là phương tiện cần phải có để nuôi dưỡng tâm hồn. Trong khi
đó, nhận thức cảm tính hoàn toàn tách rời với nhận thức các ý tưởng, nhận
thức cảm tính; nhận thức cảm tính là những cái quấy nhiễu những tri thức
đích thực.

Một trong số các học thuyết được Platông đề cập đến là học thuyết về
cảm xúc. Ông phủ nhận quan điểm cho rằng, phúc lợi cao nhất ở người là sự
thỏa mãn. Quan điểm như vậy chỉ đúng với ở động vật mà thôi. Trong cuộc
sống của mình, con người có những cảm xúc chủ đạo sau: căm giận, sợ hãi,
ham muốn, đau buồn, yêu thương, ghen tuông, căm thù. Trong những xúc
cảm này, cũng như trong cuộc đời nói chung, sự thỏa mãn luôn xuất hiện đan
xen với lo sợ.

Platông phân biệt sự thỏa mãn bậc thấp với sự thỏa mãn bậc cao. Sự
thỏa mãn bậc thấp liên quan đến các nhu cầu sinh lý, còn sự thỏa mãn bậc
cao liên quan với các giờ học về đạo đức và tri thức. Sự thỏa mãn của tâm
hồn bao giờ cũng diễn ra trước sự thỏa mãn của cơ thể.

Platông còn đưa ra lời khuyên rằng, trong nhà nước, mọi người cần giữ
cho mình một vị trí tương ứng với những cái “trời cho” của mình.

III. ARIXTỐT VÀ CÁC HỌC THUYẾT CỦA ÔNG

Arixtốt (384 - 322 TCN) với tác phẩm Bàn về tâm hồn của mình đã
đánh dấu đỉnh cao của Tâm lý học cổ đại. Hêghen đã nhận định rằng: “những
gì tốt nhất mà đã có trong Tâm lý học cho đến thời đại ngày nay, là những cái
chúng ta đã nhận được từ Arixtốt”. Tác phẩm Bàn về tâm hồn của Arixtốt là
tác phẩm đầu tiên của nhân loại nghiên cứu có hệ thống về tâm hồn.

Là học trò của Platông, nhưng ông lại bất đồng quan điểm với thầy của
mình về việc tách ý tưởng ra khỏi đồ vật. Theo ông, mỗi đồ vật là sự thống
nhất của vật chất và hình thức. Thế giới tự nhiên là tổ hợp các hình thức liên
quan đến vật chất, ví dụ: để có được cái nhà thì gạch và gỗ là vật chất, với
cái đó thợ xây làm việc, còn hình thức của nó - là ngôi nhà, có mái che để
tránh mưa, nắng. Tuy vậy, Arixtốt cũng nêu ra những trường hợp có sự tồn
tại của các hình thức phi vật chất - đó là năng lượng trí tuệ, trí tuệ của các
đấng bề trên. Theo ông, đấy là hình thức của hình thức. Hệ thống nghiên cứu
của Arixtốt tồn tại tính hai mặt: trong học thuyết về hình thức ông luôn đứng
trên quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan và nói chung là duy tâm
nhưng ông đi xa hơn, khái quát hơn chủ nghĩa duy tâm của Platông và vì vậy
trong triết học tự nhiên, ông lại là người theo chủ nghĩa duy vật.

1. Khái niệm tâm hồn của Arixtốt

Tâm hồn là hình thức của một cơ thể sống động. Tâm hồn làm cho cơ
thể sống động. Nếu thiếu tâm hồn, cơ thể chỉ là cái xác thối. Tâm hồn là
nguồn gốc của mọi biểu hiện sống của cơ thể: chiều cao, hô hấp, cảm giác,
tư duy đều có nguồn gốc phát triển là tâm hồn. Trong tâm hồn đã ấn định mục
đích hoạt động của cơ thể sống cũng như hoạt động phối hợp của các động
lực sống. Tâm hồn, khi có sự tác động ở bên ngoài buộc cơ thể phải thực
hiện những hoạt động đã được ấn định trong cơ thể như là mục tiêu phát triển
của nó. Cơ thể và các bộ phận của nó đều là bộ máy phục vụ cho tâm hồn.

Biểu hiện của duy tâm trong học thuyết về tâm hồn được thể hiện ở
nguồn gốc nhận thức luận của nó. Đó là sự chuyển những đặc điểm chuyên
biệt của hoạt động và ý thức của người vốn mang tính chất có mục đích, để
nói về các mức độ tổ chức tâm lý thấp nhất cũng như về tự nhiên nói chung.

Như vậy, tâm hồn là hình thức của cơ thể, có nghĩa là tâm hồn có bản
chất của cơ thể, là nguyên nhân và mục đích của mọi hành động cơ thể. Tất
cả những đặc điểm của tâm hồn được Arixtốt liên kết và khái quát trong khái
niệm “Entelexie” - nghĩa là thực tế các mặt của cơ thể, những gì làm cho nó
sống động, thực hiện được các chức năng sống của mình và tồn tại khi mà
tâm hồn có biểu hiện không tích cực (chẳng hạn như trong giấc ngủ). Tâm
hồn liên quan mật thiết với cơ thể và chính nó cũng là trạng thái tích cực của
cơ thể. Hoạt động không phải là tâm hồn, mà là cơ thể, nhưng cơ thể đã
được tâm hồn hóa. Tất cả mọi trạng thái của tâm hồn đều có kèm theo các
biểu hiện của cơ thể. Do vậy, khi nghiên cứu về tâm hồn đòi hỏi phải có các
nhà khoa học tự nhiên kết hợp với phép biện chứng.

Mặc dù vẫn khẳng định tâm hồn là vĩnh cửu, là phi cơ thể nhưng đại
diện của nó thì lại là những chất hữu cơ đặc biệt. Đó là khí lực mà con vật có
thể lấy được ở trong máu. Cơ quan của tâm hồn là tim. Não thực hiện chức
năng hỗ trợ, ở đây máu được làm lạnh đến mức cần thiết.

Khi phê phán Platông về việc tách tâm hồn ra thành các bộ phận riêng
lẻ, và cho rằng tâm hồn là một thể thống nhất, Arixtốt lại công nhận có hai
khởi nguồn độc lập của tâm hồn - tâm hồn là Entelexie của cơ thể, có thể mất
đi khi nó bị tổn thương và tâm hồn như là sự hiện diện của thượng đế, đi vào
cơ thể và đi ra khỏi đó khi cơ thể bị chết đi. Mỗi một khởi nguồn đều có trong
tay cảm giác và khả năng chuyển động trong không gian. Như vậy, có cảm
giác là có khát vọng. Về trí tuệ và khả năng suy luận bằng trí tuệ không được
tác giả đề cập một cách rõ ràng nhưng hình như chúng là một dạng của tâm
hồn. Và chỉ có những năng lực đó là tồn tại độc lập. Từ phân loại về tâm hồn,
Arixtốt đưa ra ba mức thang của cuộc sống thực vật, động vật và con người,
trong đó năng lực của bậc cao nhất bao gồm cả năng lực của các bậc dưới
đó và không thể tồn tại thiếu chúng. Tâm hồn thực vật và động vật cùng được
hiểu rất duy vật. Ở động vật cũng có các năng lực như nhận thức cảm tính, trí
nhớ, khát vọng, đam mê, ý chí, ham muốn và thêm vào đó là sự thỏa mãn và
sợ hãi. Tâm hồn trí tuệ được coi là rất lý tưởng, không liên quan đến cơ thể
và mang bản chất thượng đế. Khi cơ thể bị chết, tâm hồn trí tuệ không bị mất
đi mà nó quay về khoảng không trên trời. Arixtốt bằng kinh nghiệm, đã cảm
thấy sự khác về chất giữa con người với con vật, hơn thế nữa với thực vật
nhưng giải thích nguồn gốc của chúng lại theo quan điểm duy tâm.

2. Học thuyết về các quá trình nhận thức

Khởi nguồn của nhận thức là năng lực cảm giác. Cảm giác xuất hiện do
có tác động từ bên ngoài, do vậy nó là trạng thái thụ động. Tương tự như cảm
giác, việc tri giác khách thể được diễn ra gián tiếp qua 5 cơ quan nhận cảm
bên ngoài và được thực hiện bởi tâm hồn cũng như bởi cơ thể. Cơ quan nhận
cảm có năng lực phản ánh là do chúng có năng lực cảm giác. Trong quá trình
cảm giác, các năng lực này được chuyển thành hành động.

Một tiến bộ trong học thuyết về nhận thức của Arixtốt là thừa nhận
trong nhận thức nói chung, bao giờ cũng có hoạt động của chủ thể nhận thức.
Nhưng ngay sau đó tác giả xác định, trong nhận thức trí tuệ thì nhà hoạt động
chân chính lại chỉ là trí tuệ.

Ngoài năm cảm giác tương ứng với năm cơ quan nhận cảm, Arixtốt còn
nêu ra loại cảm giác chung với một loạt các chức năng của chúng: tri giác các
phẩm chất chung (vận động, đứng yên, đại lượng, thống nhất) và sự ý thức
đang có cảm giác, tri giác và so sánh, liên kết cảm giác vào hình ảnh của đối
tượng tồn tại ở mỗi người. Loại cảm giác chung không có cơ quan nhận cảm
tương ứng vì nó chính là tâm hồn.

Cảm giác mang lại những sự thật trực tiếp còn việc bảo tồn và tái hiện
cảm giác được thực hiện là do trí nhớ. Có ba loại trí nhớ:
- Trí nhớ cấp thấp để bảo tồn các cảm giác thu được ở dạng bản sao
các đối tượng. Dạng này có ở tất cả động vật.

- Trí nhớ theo đúng nghĩa của nó được xác định bởi việc mỗi một hình
ảnh đều có liên kết với một đặc tính thời gian, nghĩa là muốn lột tả quan hệ
của nó với tồn tại nào đó trong quá khứ, dạng này chỉ tồn tại ở những động
vật có khả năng tri giác thời gian.

- Trí nhớ cao cấp, chẳng hạn như nhớ lại, hồi tưởng lại, trong đó có sự
tham gia của suy luận. Dạng này chỉ có ở người.

Ảnh hưởng lên sự hồi tưởng là kinh nghiệm, còn kinh nghiệm ảnh
hưởng tới sự khởi đầu của nghệ thuật và của khoa học.

Ngoài ra, trong những năng lực nhận thức tiếp theo phải kể đến biểu
tượng hay viễn tưởng nhằm hình thành những tưởng tượng.

Tưởng tượng là năng lượng của cơ quan cảm giác, không cần sự tác
động tương ứng từ bên ngoài. Biểu tượng có nguồn gốc từ cảm giác nhưng
không phải là cảm giác. Trong tưởng tượng, nội dung mang tính khởi đầu,
trên cơ sở những ấn tượng được khái quát hóa ở động vật, biểu tượng rất
phát triển và là năng lực thay thế cho tư duy. Từ biểu tượng, Arixtốt phát triển
các học thuyết về giấc mơ và lý giải chúng rất duy vật. Các hình ảnh đã được
khái quát hóa của biểu tượng là cơ sở nền tảng cho tư duy.

Tư duy được đặc trưng bởi các thành phần của suy luận, đọng lại ở các
khái niệm và đưa ra những cái chung. Cái chung là cái mà không thể tri giác
bằng cơ quan thụ cảm, là cái gì đó, tồn tại không chỉ ở thời điểm hiện tại, còn
nếu khác đi, nó không còn là cái chung nữa. Cái chung là cái luôn luôn có và
ở khắp mọi nơi.

Cơ quan của tư duy được tác giả gọi là “nus” - một phần của tâm hồn,
chỉ tồn tại ở người, nhưng không được gắn vào một bộ phận bất kỳ trên cơ
thể người.

Arixtốt cũng phân biệt tư duy cấp thấp và cấp cao:


- Tư duy cấp thấp là ý kiến hay các câu không chứa đựng sự khẳng
định (có tính phạm trù) về một cái gì đó; không trả lời được câu hỏi tại sao?

Tư duy loại này cũng cần thiết trong một số trường hợp, hoàn cảnh cụ
thể.

- Tư duy cấp cao nhằm khám phá ra cơ sở cuối cùng của chân lý.
Khách thể của tư duy này có cơ sở là các đồ vật; đó là những nguyên tắc cao
nhất của khoa học. Có 3 dạng tư duy cấp cao: suy luận, lôgíc và tranh luận.

+ Tư duy suy luận là biết đưa ra các kết luận từ những điều kiện cho
trước.

+ Tư duy lôgíc hay tư duy trực giác là biết tìm ra cơ sở của vấn đề.

+ Tư duy anh minh là hình thức cao nhất của loại tư duy cấp cao.

Arixtốt còn chia ra 2 loại trí tuệ (định hướng cho tư duy), đó là: lý luận
và thực hành.

Trí tuệ lý luận nhận thức cái bản chất như bản thân của nó. Đối tượng
của nó là cái tất nhiên. Ở loại trí tuệ này thường không đưa ra các câu hỏi
như: Để làm gì? Với mục đích gì? Nhiệm vụ của nó là xác định chân lý về đồ
vật.

Trí tuệ thực hành nhằm nghiên cứu hoạt động, mà qua đó nhận thức
được các chuẩn mực và các nguyên tắc hoạt động cũng như môi trường thực
thi chúng. Trí tuệ thực hành tiếp nhận quyết định, để trên cơ sở đó tiến hành
các hành động.

Về thực chất, hai loại trí tuệ này có nội dung đối lập nhau.

Các năng lực nhận thức không tồn tại riêng lẻ, chúng đều có khởi
nguồn từ cảm giác.

Học thuyết của Arixtốt về nhận thức cho thấy niềm tin vào khả năng
nhận thức tự nhiên của con người. Một số vấn đề về trí tuệ mà Arixtốt đã đề
cập đến còn có giá trị cho đến ngày nay.

3. Học thuyết về cảm xúc


Arixtốt mô tả cảm xúc thỏa mãn hoặc không thỏa mãn là các chỉ số về
sự hưng thịnh hoặc kìm hãm các chức năng tâm hồn (hay cơ thể).

Cảm xúc được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với hoạt động: luôn
diễn ra cùng (trong) hoạt động và là nguồn gốc của hoạt động.

Vấn đề kích động (xâm kích) được Arixtốt nghiên cứu tương đối tỉ mỉ.

Kích động là trạng thái thụ động gây ra bởi sự tác động nào đó làm cho
con người xuất hiện sự thiếu suy nghĩ, thiếu định hướng và làm thay đổi cả
những phản ứng trước đây vốn có của mình. Kích động luôn diễn ra đồng
thời với các biến đổi trong cơ thể.

Trong số các cấu thành tâm lý của kích động, Arixtốt đánh giá cao vai
trò của tưởng tượng và cho nó là cấu thành quyết định.

Trong học thuyết về kích động, một phần quan trọng được đề cập đến
là vấn đề làm sạch (giảm đến hết) kích động. Để làm được việc này, cần tạo
ra các trải nghiệm cảm xúc mang màu sắc đạo đức do ảnh hưởng của nghệ
thuật; chẳng hạn, cần tạo ra ở khán giả khi tri giác những bi kịch (sự sợ hãi và
buồn chán), khác với những gì có trong cuộc sống đời thường thì kích động
sẽ được giải phóng - được rũ sạch khỏi trạng thái nặng nề, mù mịt v.v...

Các tác giả hiện đại gọi đó là cách tác động của nhà hát lên khán giả
theo phương thức trị liệu xã hội.

4. Vấn đề về ý chí

Học thuyết về ý chí được tác giả phát triển trong mối quan hệ với đặc
tính của hành động.

Tất cả mọi hành động đều chia ra thành hành động có chủ định và
không chủ định, phụ thuộc vào cơ sở của hành động nằm ở ngoài hay trong
chính chủ thể. Hành động có chủ định và hành động ý chí không phải là
những hành động theo khát vọng của trí tuệ. Hành động này xuất hiện chỉ khi
có động cơ, chủ định. Hành động ý chí luôn hướng tới tương lai; ở đó luôn có
sự tính toán của trí tuệ. Vì thế, ở đâu có trí tuệ, ở đó có ý chí (ở động vật, trẻ
nhỏ, người bị bệnh tâm thần không có ý chí). Hành động có ý chí là hành
động tự do và có trách nhiệm.

Về thực chất, ý chí được Arixtốt đưa ra như là một quá trình có bản
chất xã hội: việc ra quyết định liên quan đến sự hiểu biết của con người về
nghĩa vụ xã hội của mình.

5. Học thuyết về tính cách

Sự ổn định về tính cách là cái mà Arixtốt đối lập với kích động (xâm
kích). Tính cách biểu thị bản chất con người. Arixtốt đã mô tả những phẩm
chất tinh thần của con người trong mối quan hệ với tuổi tác, vị trí xã hội và
nghề nghiệp. Tính cách không phải là cái bẩm sinh, các khía cạnh của nó
được hình thành như kết quả tích lũy kinh nghiệm.

Học thuyết của Arixtốt về tâm hồn dựa trên sự phân tích rất nhiều số
liệu kinh nghiệm, các đặc trưng của cảm giác, tư duy, cảm xúc kích động, ý
chí, đã chỉ ra điểm khác biệt về chất giữa người và động vật. Con người được
ông gọi là “vật thể xã hội”. Học thuyết của Arixtốt đã khắc phục một số hạn
chế của Đêmôcrít khi nói về tâm hồn.

Với một số thay đổi trong cách nhìn nhận; học thuyết của Arixtốt về tâm
hồn còn thống trị mãi đến thế kỷ XVII.

IV. HỌC THUYẾT CỦA CÁC BÁC SĨ THỜI CỔ ĐẠI VÀ CÁC THÀNH TỰU
CỦA TÂM LÝ HỌC

Krotonxki (thế kỷ VI TCN) - nhà y học, nhà triết học đầu tiên tuyên bố
quan điểm về định khu của các suy nghĩ nằm trong não bộ.

Hypôcrát (460 - 377 TCN) - “cha đẻ của nền y học”, người theo quan
điểm của Đêmôcrít và cho rằng, cơ quan của tư duy và cảm giác là não bộ;
khi não trong trạng thái yên tĩnh, lúc đó con người suy nghĩ minh mẫn.

Ngoài ra, Hypôcrát còn đưa ra học thuyết về khí chất trên cơ sở của
bốn loại dịch: chất nhầy (tạo ra ở não), máu (tạo ra ở tim), mật vàng (tạo ra từ
gan), mật đen (tạo ra từ cơ quan sinh sản) và sự pha trộn giữa chúng. Với sự
ưu thế của từng loại dịch, ở mỗi người đã tạo ra các loại khí chất khác nhau.
Từ đây, Hypôcrát đã đưa ra phân loại các typ người trên cơ sở khác biệt thực
thể.

Alếcxanđri là người đã cố công đưa nền y học cổ đại phát triển mạnh
mẽ. Theo đánh giá của Ăngghen: “... tất cả những mầm mống nghiên cứu tự
nhiên chính xác, được phát triển đầu tiên ở người Hy Lạp đều dưới thời của
Alếcxanđri”. Ở thời kỳ này, việc khám phá (mổ) tử thi những người “không có
họ hàng thân thích” được tiến hành. Điều đó đã cho phép các nhà y học của
trường phái Alếcxanđri tìm ra nhiều điều mới mẻ. Đó là:

- Tìm ra sự khác nhau giữa dây thần kinh, gân và dây chằng.

- Mô tả các màng, não thất của não bộ.

- Mô tả cấu trúc của mắt như: võng mạc, nhãn cầu.

- Chú tâm tìm hiểu quan hệ giữa các nếp nhăn của não người và sự
vượt trội về trí tuệ của người so với ở động vật.

Ganen - bác sĩ người La Mã (thế kỷ II TCN), tác giả của những tác
phẩm về nhập môn về y học, giải phẫu và sinh lý học, mà cho đến thế kỷ XVII
vẫn là sách “gối đầu giường” của các nhà y học. Ganen là người đầu tiên đưa
ra sự phân biệt về cấu trúc và chức năng của não bộ với tủy sống và xác định
chức năng của não tủy thông qua nghiên cứu thực nghiệm. Khi cắt ngang tủy
sống, vận động có chủ định và cảm giác của tất cả các bộ phận trong cơ thể
nằm dưới vết cắt đều bị rối loạn; trong đó gây liệt, nếu có tổn thương ở sừng
trước tủy sống và mất cảm giác nếu có tổn thương ở sừng sau tủy sống. Như
vậy, chức năng giữa sừng trước và sừng sau tủy sống đã được phân loại
chính xác.

Không đồng ý với quan điểm của Arixtốt về vai trò của não bộ giống
như cái nhà làm giảm lạnh của trái tim, Ganen khẳng định, não là cơ quan tạo
ra trí tuệ và cảm giác. Ngoài ra, Ganen cũng đề cập đến các loại khí chất.
Trên cơ sở của bốn khởi nguồn (ấm, lạnh, khô, ẩm) và bốn loại dịch trong cơ
thể người cộng với tổ hợp giữa chúng với nhau, Ganen đưa ra mười ba loại
khí chất, trong đó chỉ có một loại là bình thường và mười hai loại còn lại là ở
dạng lệch chuẩn.

Các thành tựu của Tâm lý học ở thời Cổ đại:

Vào giai đoạn cuối của thời Cổ đại, Tâm lý học phát triển trong khuôn
khổ của các dòng triết học duy tâm khác nhau (nhận thức luận, triết học của
Alếcxanđri, chủ nghĩa Platông mới v.v...). Cơ sở xã hội của những phát triển
này là sự khủng hoảng của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, đã dẫn
đến quan điểm mới về con người theo quan điểm của Thiên Chúa giáo.

Trong hệ thống Tâm lý học của thời Cổ đại, tâm hồn đồng nghĩa với
khởi nguồn của cuộc sống. Thế giới nội tâm chưa được tách ra thành đối
tượng nghiên cứu độc lập, mặc dù khi nói về các quá trình nhận thức, ở đâu
đó có thể gặp được những điều nói về thế giới này. Platông đã mô tả những
trải nghiệm của tâm hồn trong quá trình nhận thức, cho rằng hoạt động của
tâm hồn với ý tưởng nhờ sự trợ giúp của cơ quan nhận cảm sẽ đem lại các
nhận thức cảm tính. Còn tư duy - đó là cuộc sống tích cực của tâm hồn.

Trong khi đó, theo Arixtốt thì, trong cảm giác chung, con người không
chỉ nhận ra những gì có trong đối tượng, mà còn biết được những gì họ cảm
giác được, tư duy được, nghĩa là ý thức được mình là người hiểu biết.

Các tác giả theo trường phái chủ nghĩa Platông mới

- Plôtin (205 - 270) đã đưa ra học thuyết cho rằng: nguồn gốc của tâm
hồn được bắt đầu từ dòng chảy của thế giới, được khúc xạ qua hoạt động
sáng tạo của thượng đế theo trật tự các mức độ trên bậc thang tiến hóa. Một
trong số mức độ trên bậc thang này là tâm hồn với tư cách khởi đầu trung
gian giữa thế giới siêu nhiên với các hiện tượng vật chất. Đây là mức thang
cao nhất của dòng chảy.

Ngoài ra, Plôtin còn đề cập đến bản chất đặc thù của tâm hồn là đem
lại những tri thức về chính bản thân. Đó chính là những dấu hiệu tâm linh của
con người.
Agutxtin (354 - 430) đã đưa ra quan điểm: “tôi tư duy, suy ra, có tôi”
như là một khẳng định về sự tin cậy tồn tại của con người. Agutxtin chuyên đi
sâu vào nghiên cứu thế giới nội tâm, chiều sâu và sự đa dạng của ý thức. Tuy
nhiên, cả hai tác giả theo chủ nghĩa Platông mới đều nói đến ý thức là sự tồn
tại của thế giới nội tâm trên quan điểm của tôn giáo. Đắm mình trong thế giới
nội tâm, chủ thể nhận thức của Agutxtin không đi tìm ở đó những khía cạnh
độc đáo trong nhân cách của mình, mà tìm các dấu vết của hiện thực khách
quan, để từ đó “giải cứu chính mình”. Cũng vì lý do này mà khi có ý kiến cho
rằng, quan điểm của Đềcác: “tôi tư duy, suy ra, tôi tồn tại” là lấy từ ý tưởng
của Agutxtin, Đềcác đã kịch liệt phản đối. Đềcác cho rằng, lời tuyên bố trên
của ông là để nói về tính chân thực của sự tồn tại chính bản thân con người,
hoàn toàn khác với việc Agutxtin sử dụng mệnh đề này biểu đạt mục đích
cuộc sống nội tâm của ông ta.

Vấn đề ý chí trong Tâm lý học cổ đại được quan tâm ở khía cạnh đạo
đức và đặc biệt phát triển vào giai đoạn cuối của thời Cổ đại. Agutxlin cho
rằng, ý chí là lực thúc đẩy hành động và chia ý chí thành hai dạng: dồn nén và
tinh thần. Trong đó, dạng thứ nhất liên quan đến hoạt động lợi dụng trong thế
giới kinh nghiệm - là nguyên nhân của các tội lỗi, hư hỏng về đạo đức; dạng
thứ hai là ý chí tinh thần - hướng tới đời sống tâm hồn của con người. Hai
dạng ý chí này luôn tranh đấu, giành giật lẫn nhau trong con người; khi có sự
chia tay giữa chúng thì tâm hồn con người cũng không còn nữa và chỉ có
thượng đế, khi đứng về phía con người mới có thể biến nó trở thành một tồn
tại có đạo đức đáng kính trọng.

Theo Agutxtin, ý chí, nói cho cùng, là hạt nhân quyết định sự tồn tại của
con người, do vậy tất cả các dạng hoạt động của cơ quan nhận cảm phía
ngoài và tư duy đều là những quá trình ý chí.

Có thể nói nếu trước đây, ở Arixtốt ưu tiên hàng đầu là biểu tượng thì
ở Agutxtin ưu tiên đó thuộc về ý chí.
Tóm lại, “những nghiên cứu về tâm hồn và các quá trình của nó được
các nhà tư tưởng cổ đại tích lũy là điểm khởi đầu, là cơ sở cho các công trình
nghiên cứu bằng kinh nghiệm tiếp theo”.

Chương 2. TÂM LÝ HỌC THỜI TRUNG CỔ VÀ PHỤC HƯNG


Trong lịch sử, thời Trung cổ kéo dài từ thế kỷ V đến nửa đầu thế kỷ
XVII. Đây là giai đoạn nảy sinh, phát triển và thoái trào của hình thái kinh tế -
xã hội phong kiến.

Ranh giới giữa thời Trung cổ và thời hiện đại được xác định bởi cuộc
cách mạng ở Anh (1640 - 1660) - một cuộc cách mạng có ý nghĩa châu lục và
đánh dấu sự khởi đầu của chủ nghĩa tư bản châu Âu. Thời kỳ này, về lịch sử,
có một số đặc điểm đáng chú ý đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của Tâm
lý học, đó là:

- Các bộ tộc Arập và ảnh hưởng của nó đến vùng cựu thế giới rộng lớn
đã rời khỏi sân khấu lịch sử thế giới.

- Sự hình thành một số sắc tộc Arập và sự thiết lập Nhà nước của họ.

- Ở Nga thời đó diễn ra việc đoàn kết, hợp nhất một loạt các bộ tộc
Xlavơ phương Đông, thành lập Nhà nước của họ và trở thành Đế chế mạnh
vượt qua dãy Uran vào thế kỷ XVI - đặt nền móng cho sự thống nhất đa sắc
tộc.

- Thời kỳ Trung cổ, trong khuôn khổ khoa học lịch sử, phương Đông giữ
vai trò tiên tiến (ở Phương Đông chủ nghĩa phong kiến hình thành sớm hơn ở
phương Tây), và cũng ở đó xuất hiện những yếu tố kìm hãm sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản, làm đổi hướng, vai trò tiên phong của lịch sử, chuyển từ
phương Đông sang phương Tây.

- Đây là thời kỳ, theo các nhà nhân văn học, là thời kỳ u ám. Không một
ai chú ý đến các thành tựu thời kỳ này là mở rộng lĩnh vực văn hóa của châu
Âu, hình thành quan hệ láng giềng của các sắc tộc lớn lúc bấy giờ cũng như
thành tựu khoa học đạt được vào lúc đó.

- Là thời kỳ xuất hiện của nhiều tên tuổi vị đại của thế giới ở các lĩnh
vực hoạt động khác nhau.

- Là thời kỳ xuất hiện nhiều giáo phái mang tính toàn cầu.

Từ những đặc điểm nêu trên, Tâm lý học xuất hiện với tư cách là khoa
học nghiên cứu về tâm hồn trong lòng triết học.

Ban đầu, Tâm lý học thời Trung cổ liên quan chặt chẽ với thời Cổ đại,
sau đó là sự chia tay với nó và đi theo hướng đề cao uy tín của giáo hội. Giáo
điều của nhà thờ trở thành điểm khởi đầu và là cơ sở cho mọi tư tưởng. Viện
nghiên cứu các giáo phái là nhà thờ. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII, có sự xuất
hiện của nhiều thành phố với sự ra đời của giai cấp tư sản, nhiều trường đại
học được thành lập, song đó cũng chỉ là chỗ dựa cho các nhà truyền bá tôn
giáo; thay vì cho việc nghiên cứu tự nhiên là việc nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến nhà thờ và một số tác phẩm của thời Cổ đại, trong đó có tác phẩm
Agranona của Arixtốt, với mục đích minh chứng cho niềm tin của tôn giáo.
Đến thế kỷ XIV, bắt đầu thời kỳ Phục hưng, sự liên kết những ý tưởng đạo
đức tôn giáo với khoa học tự nhiên ngày càng được tăng cường.

Ngay từ thế kỷ XIII, hoạt động khoa học trong mọi lĩnh vực được bắt
đầu, trước hết diễn ra quá trình tách lĩnh vực tín ngưỡng với tri thức và nảy
sinh khoa học của giới thượng lưu. Đây là những ngành khoa học về tự
nhiên: Thiên văn học và Toán học; sự xuất hiện của chúng có thể coi là dấu
hiệu khởi đầu của việc giải phóng khoa học khỏi sự thống trị của tôn giáo.

Tâm lý học thời Trung cổ mang tính chất đạo đức - thần học thần bí.
Việc nghiên cứu cuộc sống tâm hồn bị chi phối bởi các nhiệm vụ của Thần
học; do đó, đưa ra những minh chứng rằng, linh hồn của con người cao hơn
(tuy không nhiều) so với sự thăng hoa phú quý.

Ngoài ra, ở thời kỳ này cũng có một số tích lũy các tài liệu cụ thể về giải
phẫu sinh lý cơ thể người - cơ sở của cuộc sống tinh thần.
Các nhà triết học Arập ở thế kỷ IX - XIII đã viết các tư tưởng của mình
bằng tiếng Arập để tuyên truyền triết học Hy Lạp và tiếp tục phát triển nó, tạo
tâm thế sẵn sàng cho chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII ra đời. Theo các triết
gia này, các thuộc tính tâm lý đều có nguồn gốc tự nhiên và cái tâm lý phụ
thuộc vào điều kiện sống và giáo dục. Tính chất vĩnh hằng của tâm hồn cá thể
bị phủ nhận, khẳng định mối liên quan của cảm giác, tư duy với não bộ (trên
cơ sở quan sát những ca não bị tổn thương). Sức mạnh của tâm hồn không
tồn tại tự nó mà do hoạt động của các cơ quan trong cơ thể tạo ra, bộ phận
quan trọng nhất trong số đó là não. Tác giả Angagien phát triển học thuyết về
cảm giác. Lần đầu tiên sự tập trung chú ý được hướng vào độ kéo dài của
các quá trình tâm lý, đã cho thấy giữa thời điểm kích thích vào bộ máy nhận
cảm với thời điểm nảy sinh cảm giác cần có khoảng thời gian nhất định, cần
thiết để hưng phấn lan theo đường dẫn truyền thần kinh; mối liên quan giữa
trạng thái ý thức với các hiện tượng sinh lý cũng được làm rõ hơn. Quan
trọng hơn, một số động lực của tâm hồn được gọi là sản phẩm của các cơ
quan trong cơ thể.

Nhìn chung, nghiên cứu tâm lý của các nhà tư tưởng Arập cho thấy, sự
thống trị của Tâm lý học Arixtốt cho đến thế kỷ XIII là mang tính chất tuyệt đối.

Ở châu Âu, lúc này, trong khuôn khổ Tâm lý học, các nhà tư tưởng đưa
ra học thuyết về định danh nhằm chống lại với dòng triết học hiện thực lúc
bấy giờ. Giữa hai dòng học thuyết này nảy sinh cuộc tranh luận về tính hiện
thực của cái chung và quan hệ giữa cái chung với cái riêng, cụ thể là có hay
không cái chung hay chỉ tồn tại trong thực tế toàn các đồ vật riêng lẻ, đơn
nhất? Nếu có thì cái chung khu trú ở đâu, nó là tồn tại vật chất hay phi vật
chất?

Một chủ đề gây tranh luận khác trong Triết học và Tâm lý học nhận
thức là: Các sự vật khách quan có trước ý tưởng chung hay ngược lại? Con
đường nhận thức đi từ đồ vật đến khái niệm hay từ khái niệm đến đồ vật.
Triết học thống trị ở thời Trung cổ là duy tâm khách quan, do vậy chủ nghĩa
định danh ở thời kỳ này có thể coi là những biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa
duy vật.

I. CÁC TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở


THỜI KỲ TRUNG CỔ

Phoma Avinxki (1226 - 1274) là nhà truyền bá đạo Thiên Chúa giáo nổi
tiếng, người đã giải thích thế giới tự nhiên và nghiên cứu tự nhiên bằng kinh
nghiệm dựa trên quan điểm tôn giáo. Trong Tâm lý học, Phoma đã đứng lên
bảo vệ quan điểm của Arixtốt, nhưng biện luận chúng theo quan điểm của
Thiên Chúa giáo. Ông cho rằng, tâm hồn chỉ có một, tồn tại không tách rời cơ
thể (nhưng nằm trong cơ thể), phi vật chất và mang tính cá thể. Tâm hồn là
nguồn gốc vận động của cơ thể; và có những năng lực, trí tuệ, ý chí cũng như
các chức năng động vật và thực vật. Các chức năng sau cùng này cần có cơ
thể để hoạt động với cuộc sống trên mặt đất. Tương quan giữa cơ thể với tâm
hồn là tương quan giữa vật chất và hình thức, chỉ được tồn tại trong vật chất.
Tâm hồn con người gồm các hình thức cấp thấp (vì thế mà nó tồn tại vĩnh
hằng) và các hình thức cấp cao (vì thế mà nó là nguyên lý của mọi cuộc sống
hữu cơ).

Một tâm hồn được xếp là trong sạch thì luôn khép kín, không liên quan,
thậm chí, đến sự tổn thương của cơ thể, luôn tồn tại vĩnh hằng nhưng bản
chất của nó không hoàn toàn mang tính tôn giáo. Từ đó suy ra rằng, quá trình
nhận thức không phải là quá trình tinh thần thuần túy.

Trong học thuyết về nhận thức, có sự phân biệt giữa nhận thức “tự
nhiên” của con người và nhận thức “siêu nhiên”. Nhận thức tự nhiên là nhận
thức chân lý, sự thật gián tiếp qua cảm giác và trí tuệ. Nhận thức này được
chia làm hai mức độ:

- Mức độ 1: Hình thành nhận thức thông qua các cơ quan nhận cảm
bên ngoài và bên trong (cơ quan bên ngoài chính là cơ quan nhận cảm). Tri
giác được bắt đầu từ sự tác động của đồ vật, nhưng không nên coi nó là quá
trình vật chất (theo quan điểm của Đêmôcrít) vì hình ảnh tự giác được, thực
chất, chỉ là những ấn tượng phi cơ thể của tâm hồn đã bị mất đi tính vật thể.
Trong các hình ảnh này, có thể tìm thấy một số thuộc tính của từng đồ vật
riêng lẻ. Cảm giác là hoạt động của các bộ phận cơ thể như: mắt, tai, v.v... và
cảm giác chỉ đưa ra những tri thức về cái riêng, đơn nhất. Hình ảnh cảm tính
là sự mô phỏng của các đồ vật riêng lẻ, do đó nó không chứa đựng tính bản
chất; vì thế, tri giác bị hạn chế. Các cơ quan nhận thức bên trong: thứ nhất là
cảm giác chung, nơi nhóm liên kết những ấn tượng thu được từ cơ quan
nhận cảm bên ngoài; thứ hai là biểu tượng - cái khó chứa tất cả các loại tri
giác; thứ ba là trí nhớ và thứ tư là cơ quan suy luận, cơ quan mà khi tác động
lên bộ phận nhận cảm từ hình ảnh sẽ thu được những nội dung ổn định hay
bản chất của đồ vật.

- Mức độ 2: Nhận thức ở mức trí tuệ. Bản thân trí tuệ không phải là quá
trình của một bộ phận nào trong cơ thể. Nhờ có trí tuệ, chúng ta nhận thức
được bản chất của sự vật tồn tại trong vật chất, nhưng tất nhiên không phải
những gì đã có sẵn trong vật chất được nhận thức, mà chỉ những gì đã được
trừu tượng hóa khỏi vật chất, qua sự thăng hoa trí tuệ mới được nhận thức
mà thôi. Chính trí tuệ đã mở rộng khả năng nhận thức của con người, tăng
cường cảm giác, vì thế quá trình tri giác đồ vật được khái quát hóa. Bản thân
trí tuệ cũng có nhiều mức độ, mà ở mỗi mức độ ngày càng diễn ra sự trừu
tượng hóa của khách thể khỏi vật chất nhiều hơn. Cuối cùng là thượng đế -
mục đích cao cả và cuối cùng của nhận thức. Chỉ có thể nhận thức được
thượng đế bằng cách cầu nguyện.

Phoma còn nêu ra tính chất thiên bẩm của một số khái niệm cơ bản
(mặc dù luôn phản đối, phủ nhận có tri thức bẩm sinh). Và gọi đây là mầm
mống của tri thức, là những nguyên lý nhận thức do thượng đế đem lại.

Về cơ chế nhận thức, Phoma cho rằng, một trong số cơ chế đó là thao
tác đặc biệt của ý thức, là định hướng lực. Trong tâm hồn của con người có
một lực, “từ ngữ bên trong” nào đó đưa ra phương hướng xác định cho quá
trình tri giác và nhận thức nói chung. Định hướng lực vừa là hoạt động vừa là
đối tượng nhận thức, là thuộc tính bên trong và là bẩm sinh ở con người. Học
thuyết về định hướng lực đã giải thích thuộc tính tích cực của hoạt động nhận
thức của con người một cách duy tâm.

Nhờ có trí tuệ và bằng ý chí tự do nảy sinh, con người có trách nhiệm
với hành vi của mình, nhất là trong trường hợp phải lựa chọn giữa cái xấu với
cái tốt. Trí tuệ là chỉ số thống trị ý chí. Đừng mong muốn cái gì một khi trước
đó chưa có sự thừa nhận của trí tuệ; tuy nhiên, đôi khi ý chí cũng có thể thúc
đẩy con người nhận thức sự việc. Và cuối cùng, nguồn gốc của mọi quyết
định một cách tự do ở con người lại không phải là chính con người mà là
thượng đế - người mà đã khơi dậy ở con người khát vọng hành động đúng
như vậy chứ không phải như thế khác.

ĐơnXcốt (1265/1266 - 1308) và V.Oócam (1300 - 1349/1350) là những


người có quan điểm về hoạt động của ý chí cao hơn trí tuệ. Đặc biệt, Oócam
kiên quyết đoạn tuyệt với cấu trúc tâm lý mà Phoma đưa ra. Dưới cái gọi là
“dao cạo râu của Oócam”, Oócam khẳng định tâm hồn có rất nhiều năng lực
và tâm hồn là một thể duy nhất. Tính đa dạng trong xu hướng hoạt động của
tâm hồn duy nhất được giải thích đầy đủ do có sự khác nhau về chức năng
của nó (mà tác giả Oócam gọi là sức mạnh của tâm hồn).

Ekhart (từ thế kỷ XIII đến đấu thế kỷ XIV) phát triển tư tưởng về sức
mạnh tinh thần của nhận thức và ý chí, mà sự hợp nhất của chúng đem lại
một thể trọn vẹn và được thượng đế ứng dụng vào con người.

Ở thời Trung cổ, trong một số tác phẩm có nhắc đến những định nghĩa
về nhân cách.

Sự quan tâm đến con người được thể hiện ở Trung Hoa thời Trung cổ,
qua các tác phẩm đạo Phật thời nhà Trần.

II. CÁC TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở
THỜI KỲ PHỤC HƯNG

R.Bêcơn (1214 - 1292) là người tìm ra con đường mới trong khoa học
trước thời kỳ Phục hưng. Ông đề cao vai trò của kinh nghiệm và quan sát
trong nhận thức. Song, theo ông, kinh nghiệm chỉ có thể nhận thức được cơ
thể nhưng không có khả năng nhận thức tâm hồn. Để nhận thức tâm hồn cần
phải có một cái gì khác, một dạng đặc biệt được truyền thêm sức mạnh, một
sự bừng sáng nào đó bên trong, cho phép con người đạt được những gì mà
nhận thức cảm tính không mang lại được. R.Bêcơn tuyên bố rất nhiều số liệu
về thần kinh thị giác, về tri giác thị giác, được giải thích trên cơ sở quy luật lan
truyền và khúc xạ trong phản ánh của ánh sáng.

Vào thế kỷ XIV, ở Italia bắt đầu thời kỳ Phục hưng, tiếp tục xây dựng
hào quang vĩ đại của nền văn minh ra toàn châu Âu. Thời kỳ này có một số
đặc điểm lịch sử liên quan đến sự phát triển tâm lý học, đó là:

- Hoạt động của các nhà nhân văn có tên tuổi như Đăngtê (1265 -
1321), v.v... cho rằng, thuộc tính người quyết định thế mạnh của con người là
khởi nguồn tri thức. Trong các sáng tạo của họ, nghệ thuật thoát ra hoàn toàn
khỏi các nội dung mang tính tôn giáo.

- Đặc điểm quan trọng nhất của thời kỳ này là sự phục hưng của các xu
hướng khoa học tự nhiên. Sự phát triển của khoa học và sự tăng trưởng của
tri thức. Khoa học sinh ra không chỉ ở các giảng đường, các trường đại học
mà ở cả các xưởng của hoạ sĩ, kiến trúc sư và bản thân họ cũng là những kỹ
sư, nhà toán học, v.v… Những xưởng này đã trở thành các phòng thí nghiệm,
thực nghiệm thật sự. Ở đó có sự liên kết các hoạt động lý luận với kinh
nghiệm và kết quả của hoạt động đã đưa đến sự khởi đầu của một số ngành
khoa học như: Cơ học, Quang học, Giải phẫu và các ngành khoa học khác.
Xuất hiện việc cần thiết phải có sự lý giải khoa học không chỉ trong quan sát,
trong kinh nghiệm mà còn phải giúp nghệ thuật phát triển trên cơ sở của các
kiến thức của Quang học, Toán học, Cơ học và Giải phẫu.

Thế kỷ XVI là thời đại của những phát minh vĩ đại trong Cơ học, Thiên
văn học và Toán học. Các nhà tư tưởng như Côpécních (1473 - 1543),
G.Brunô (1548 - 1600), G.Galilê (1564 - 1642) là những cội nguồn của khoa
học kinh điển thời kỳ đổi mới. Họ đã chứng minh rằng cần phải phân tích các
hiện tượng, các quá trình tự nhiên. Việc tìm ra quy luật phải dựa vào tư tưởng
chỉ đạo rằng, chính tự nhiên cũng bị mắc phải những quy luật đơn giản nhất.
Thời kỳ này cũng là lúc bắt đầu của các công trình nghiên cứu tư duy khoa
học một cách có hệ thống. Các công trình y học sau đây đã đóng góp vào nền
khoa học nói chung, Tâm lý học nói riêng:

- Học thuyết mới về bản chất cơ thể người và các phương pháp điều trị
bệnh tật của Paraxen (1493 - 1541).

- Công trình Về cấu tạo của cơ thể người của A.Bagielic (1514 - 1564).
Nội dung của cuốn sách đã thay thế cho các tri thức về giải phẫu người của
Ganen.

- Phát kiến về vòng tuần hoàn nhỏ của X.Migen (1509/1511 - 1553)

- Giai đoạn mới về giải phẫu, sinh lý và phôi học gắn liền với tên tuổi
của M.Manpin (1628 - 1694) và các công trình của ông về sinh lý học thực
nghiệm.

- Vấn đề về tuần hoàn được V.Gave giải quyết xong trong năm 1628.

Bằng con đường kinh nghiệm, các khái niệm, nhận thức dần được phục
hồi ở thời kỳ Phục hưng.

Các nhà truyền bá đạo người Đức R.Gokleinus và O.Kaccman lần đầu
tiên đưa ra từ “tâm lý học” (1590). Điều này cho thấy sự quan tâm đến các
vấn đề tâm lý học ngày càng tăng.

Chương 3. TÂM LÝ HỌC CỦA PH.BÊCƠN VÀ SỰ CHẤM DỨT GIAI


ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC TRONG KHUÔN KHỔ
CỦA HỌC THUYẾT VỀ TÂM HỒN
Cùng với sự phát triển của tri thức giải phẫu sinh lý về cơ thể con
người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khái niệm tâm hồn trở
nên thừa khi lý giải các hiện tượng hoạt động sống động của cơ thể.

Ph.Bêcơn (1561 - 1626) là người đã mở một hướng mới trong nghiên


cứu tâm hồn. Việc nghiên cứu được tiến hành dưới dạng mô tả các năng lực
của nó bằng kinh nghiệm và theo hai bước: loại trừ trong cấu thành tâm hồn
các chức năng hữu cơ và từ chối nghiên cứu tâm hồn như là một đối tượng
đặc biệt, yêu cầu chuyển sang mô tả các quá trình (năng lực) của tâm hồn.
Đó cũng là các bước chuẩn bị cho việc kết thúc của khoa học về tâm hồn,
đồng thời xây dựng cơ sở để hình thành ngành khoa học mới - khoa học về ý
thức.

Bêcơn đã phát triển ý tưởng về một khoa học thống nhất nghiên cứu
con người, mà thành phần của khoa học đó là tâm lý học. Bêcơn cũng đã đưa
ra học thuyết về con người, được cấu trúc từ hai phần: phần một xem con
người như chính nó hiện có; phần hai - quan hệ của con người với xã hội.
Phần một, Bêcơn gọi là triết học của con người; còn phần thứ hai - triết học
công dân. Trong Triết học, con người được xem xét theo quan điểm tự nhiên
(các điều kiện kinh tế - xã hội mà con người đang tồn tại đều bị trừu xuất).
Tương ứng với các phần cấu tạo nên con người (cơ thể và tâm hồn) tác giả
phân ra khoa học về cơ thể và khoa học về tâm hồn. Trước khi xem xét từng
thành phần, Bêcơn đưa ra những vấn đề chung liên quan đến cả cơ thể lẫn
tâm hồn. Đó chính là học thuyết về nhân cách và học thuyết về mối quan hệ
giữa tâm hồn với cơ thể. Trong học thuyết về nhân cách tác giả đưa ra ví dụ
về các nhà hoạt động lỗi lạc của lịch sử. Từ đó xem xét các biểu hiện cao đẹp
về năng lực của con người: trí nhớ tuyệt vời, lòng cao thượng, kiên định trong
đạo đức lối sống, v.v... Học thuyết về liên minh giữa tâm hồn và cơ thể được
lồng vào các vấn đề như: xác định các trạng thái của cơ thể qua biểu hiện
bên ngoài, lý giải các giấc mơ, ảnh hưởng các bệnh của cơ thể đối với hoạt
động tâm hồn và ngược lại. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Bêcơn đã tiếp
cận vấn đề hoàn toàn duy vật. Các ngành khoa học nghiên cứu về cơ thể đều
có đặc điểm chung là nhằm tìm ra tất cả những gì thúc đẩy cuộc sống khỏe
mạnh của con người.

Học thuyết về tâm hồn bao gồm khoa học về tâm hồn thần thánh duy lý
(hay gọi là tâm linh) và khoa học về tâm hồn cảm tính có chung ở cả động vật
lẫn ở người với bản chất thực thể. Sự phân chia tâm hồn thành hai mảng như
trên đã nói lên tính không nhất quán về thần học của Bêcơn cũng như triết lý
của ông. Trong mỗi loại tâm hồn, Bêcơn đã tìm ra các chức năng của nó. Đối
với tâm hồn cảm tính - đó là năng lực cảm giác, lựa chọn (khát vọng đến với
những gì tốt đẹp và chạy khỏi những tình huống bất lợi) và vận động có chủ
định. Theo Bêcơn, tất cả các loại cơ thể đều có hai năng lực trên; chẳng hạn
như sắt luôn hướng về từ trường, về những cơ thể đầy đặn, nặng nề - đó là
đam mê với Trái Đất. Sự mến mộ (sức hút) nêu trên của sắt khác với quá
trình tri giác - một chức năng của tâm hồn. Tuy nhiên, chính Bêcơn không
đưa ra tiêu chí cho phép phân loại rạch ròi hai hiện tượng này. Năng lực của
tâm hồn duy lý - là trí tuệ, suy luận, biểu tưởng, trí nhớ, ham muốn (hay đam
mê) và ý chí. Khoa học về tâm hồn cần nghiên cứu nguồn gốc, phương thức
phát triển và củng cố các năng lực đó.

Về vấn đề nhận thức cũng được Bêcơn quan tâm và được ông tiếp cận
trên cơ sở thừa nhận tính khách quan của thế giới. Cảm giác là yếu tố khởi
đầu của nhận thức nhưng nó không đảm bảo cho mọi nhận thức. Các số liệu
của cảm giác được cải biến bởi trí tuệ. Khi phê phán tính giáo điều, Bêcơn đề
nghị cần thiết phải có phối hợp giữa kinh nghiệm và suy luận. Phân tích năng
lực nhận thức ở con người, Bêcơn thấy rằng, nhận thức luôn bị những lỗi lầm
nặng nề, không chỉ ở từng vấn đề riêng lẻ mà trên mỗi bước đường nhận
thức, do các “bẫy” luôn giăng ở khắp mọi nơi đối với trí tuệ. Những lỗi lầm đó
được Bêcơn gọi là “idol”. Có các loại idol sau đây: idol giống nòi, idol hang
động và idol diện tích; còn loại lỗi lầm thứ tư được Bêcơn gọi là idol nhà hát -
đó là những kết quả của các học thuyết không chính xác, hay đó là các học
thuyết triết học, các quy luật đã bị minh chứng một cách giả vờ. Ngoài ra,
Bêcơn còn khẳng định: những khó khăn trên con đường nhận thức của con
người, đều mang cả tính chất bẩm sinh lẫn mắc phải trong cuộc sống.

Công cụ nhận thức, theo Bêcơn, là phương pháp; và phương pháp


chính mà ông hay sử dụng để nghiên cứu bản chất các hiện tượng là quy nạp
khoa học. Quy nạp trở thành lý thuyết chung, từ đó đưa ra quy luật chuyển từ
cái riêng thành cái chung.
Học thuyết của Bêcơn đã gây ảnh hưởng lên tất cả các ngành khoa học
và đưa ông trở thành cha đẻ của khoa học kinh nghiệm. Chính lôgíc cùng với
thực nghiệm đã trở thành công cụ nghiên cứu của Bêcơn với tư cách là
phương pháp để nghiên cứu khoa học.

Phần hai. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC TRONG KHUÔN KHỔ
HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC VỀ Ý THỨC

Chương 1. Ý THỨC ĐƯỢC TÁCH RA NHƯ LÀ CHỈ SỐ CỦA TÂM LÝ


NGƯỜI
I. TÂM LÝ HỌC CỦA ĐỀCÁC

Đềcác (1596 - 1650) là người có liên quan đến giai đoạn quan trọng
trong phát triển các tri thức tâm lý. Học thuyết về ý thức của ông được phát
triển trong khuôn khổ các vấn đề về tâm vật lý.

Tâm lý người là thế giới nội tâm của họ, có thể quan sát được, có tồn
tại tinh thần (mà đối ngược với nó là cơ sở và thế giới vật chất bên ngoài).
Đềcác là người đã đưa ra khái niệm phản xạ và bằng nghiên cứu phản xạ,
ông đã đặt nền móng cho việc phân tích dưới góc độ khoa học tự nhiên hành
vi con vật và một phần hành động của con người.

Sự đam mê của tâm hồn là tác phẩm cuối cùng được Đềcác kết thúc
vào thời điểm không lâu trước khi ông qua đời. Nó được coi là tác phẩm tâm
lý thuần túy nhất của ông.

Những suy luận về tâm hồn và cơ thể, theo hướng tìm tòi của Đềcác
đều nhằm xây dựng hệ thống tri thức dưới góc độ tâm lý học.

Đềcác cho rằng, triết học cũng như các khoa học khác, đều không đưa
ra được những cơ sở bền vững. Ông chọn cho mình bước đi đầu tiên để đến
được với chân lý, sự thật bằng cách nghi ngờ tất cả, dựa vào những cái cớ
mà từ đó có thể phát hiện ra những nghi ngờ nhỏ nhất về tính không chính
xác, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được ngoài lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp các tri thức
mang tính xác suất, nhờ đó cũng đủ để giải quyết các nhiệm vụ của thực tế.
Đềcác luôn nhấn mạnh điểm mới trong cách tiếp cận khoa học của mình, lần
đầu tiên, nghi ngờ một cách có hệ thống được sử dụng như một phương
pháp trong nghiên cứu triết học và khoa học ứng dụng.

Trước hết, tác giả nghi ngờ về tính chính xác của thế giới nhận cảm,
bởi lẽ khi suy luận về chúng thường chỉ dựa vào các chỉ số của cơ quan nhận
cảm; suy ra việc chúng ta bị đánh lừa hoàn toàn có thể xảy ra, dù đó chỉ là
một lần. Vì thế, Đềcác cho rằng, không có một đồ vật (sự vật) nào là nó, đúng
như nó, như chúng ta đã hiểu về nó. Do vậy, trong giấc mơ, con người tưởng
tượng ra rất nhiều đồ vật và cảm nhận về chúng rất rõ ràng, sống động,
nhưng chúng hoàn toàn lại không có trong thực tế. Chính vì thế, theo phát
biểu của Đềcác, có thể hiểu rằng: tất cả những gì đến với tôi, đến trí óc của
tôi đều không hơn những gì đã thấy trong giấc ngủ về tính chân thực của nó.
Do vậy, cần phải nghi ngờ tất cả, kể cả những chứng minh toán học, mà thực
tế, nó là những gì rõ ràng nhất. Các lỗi xuất hiện ở đây là do con người làm
việc liên quan (sử dụng) tới chúng. Duy chỉ có điều không thể không tin được
- đó là kết luận: “tôi tư duy, suy ra, tôi tồn tại thực”. Từ kết luận này có thể
thấy sự khẳng định của Đềcác về sự tồn tại của chủ thể nhận thức. Từ đây,
tác giả chuyển sang xác định bản chất của “cái tôi”. Nếu như Arixtốt cho rằng:
“cái tôi” là trạng thái của cơ thể và tâm hồn thì quan niệm này là không đúng,
không chứng minh được bằng lý luận. Những yếu tố này không cần thiết cho
“cái tôi”. Nếu tách những cái gì nghi ngờ ra khỏi “cái tôi” thì ở đó là không còn
lại cái gì cả, ngoài chính sự nghi ngờ. Mà nghi ngờ là một quá trình tư duy, do
đó bản chất của “cái tôi” chính là tư duy. Và Đềcác cho rằng, sự hiển nhiên
như vậy thì khỏi cần phải chứng minh.

Như vậy, khi chọn phương pháp mới để nghiên cứu, từ chối mô tả “cái
tôi” một cách khách quan, Đềcác đã chú tâm vào xem xét chính các suy nghĩ
của mình (các nghi ngờ) hay còn gọi là các trạng thái chủ quan.

Thuật ngữ tư duy (Cogitation), theo Đềcác là tất cả những gì diễn ra


trong chúng ta, kiểu như chúng ta trực tiếp tri giác chính mình. Và vì vậy,
không chỉ có hiểu biết, ham muốn, tưởng tượng mà còn cả cảm giác nữa
cũng đều được gọi là tư duy.

Tư duy là quá trình thuần túy tinh thần, là tồn tại phi vật chất. Chính kết
luận này của ông đã gây ra sự không thống nhất ý kiến với các đồng nghiệp
đương đại. Chẳng hạn, Hốp cho rằng, khi nói: “tôi tư duy” - có thể suy ra rằng,
tồn tại đang tư duy là cái gì đó mang tính cơ thể chứ không thể từ đó đưa ra
kết luận về sự tồn tại phi vật chất của tồn tại đó. Tuy vậy, Đềcác đã phản đối,
không nên cho rằng, tồn tại này là chủ thể của hình thể này, tồn tại khác - chủ
thể của vận động v.v... vì tất cả các hành động đó đều giống nhau là đều phải
diễn ra trong không gian. Tuy nhiên, cũng có những quá trình khác nhau như:
hiểu biết, ham muốn, tưởng tượng, cảm giác, v.v... đều có điểm giống nhau ở
chỗ chúng không thể tồn tại nếu thiếu suy nghĩ hay là ý thức (tri thức). Thực
thể nêu trên chúng ta gọi là tồn lại đang suy nghĩ, chúng ta không lẫn lộn nó
với tồn tại cơ thể bởi lẽ các quá trình trí tuệ không có gì chung (giống) với các
quá trình của cơ thể.

Đềcác đã mô tả ý thức đối ngược với cơ thể (cơ thể là cái đồng nhất
với vật chất và đưa ra những hình ảnh về vật chất). Trên cơ sở nền tảng của
khoa học vật lý, Đềcác đưa ra ý tưởng về sự đồng nhất giữa vật chất và
không gian.

Khi so sánh thực thể cơ thể với thực thể tâm hồn, Đềcác đã đề cập đến
ranh giới tồn tại giữa tâm linh hay tâm hồn con người với cơ thể của nó. Cụ
thể là, cơ thể về bản chất là cái luôn bị phân chia, trong khi tâm linh thì hoàn
toàn không. Do vậy, tâm hồn trong quá trình hoạt động không có quan hệ gì
với không gian hay trắc đạc bất kỳ (hay các thuộc tính vật chất liên quan đến
cơ thể) mà liên quan đến tổ hợp các bộ phận của cơ thể. Từ quan điểm hai
thực thể khởi nguồn đối ngược nhau tuyệt đối, mà mỗi thực thể trong đó để
bản thân tồn tại không cần cái gì khác ngoài chính nó. Nói cách khác, chúng
không liên quan gì với nhau. Những tồn tại vật chất thuần túy, đó là tự nhiên,
bao gồm những thiên thể của bầu trời và những cơ thể của Trái Đất (cơ thể
động vật, thực vật và cơ thể người). Tồn tại đang suy nghĩ, sự tồn tại và bản
chất của nó cấu thành nên tư duy hay còn gọi là tâm hồn.

Cơ thể của người và con vật được xem xét theo quan điểm vật lý học
thời bấy giờ: cơ thể gồm những gì không liên quan đến suy nghĩ; những gì là
năng lượng và sự vận động mà chúng ta đang có đều thuộc về cơ thể. Như
vậy, sự vận động hoàn toàn không phụ thuộc vào tâm hồn và thừa nhận rằng,
có những cơ thể phi tâm hồn có thể vận động với các hình thức phong phú
hơn nhiều so với cơ thể của chúng ta, chúng có năng lượng và vận động
nhiều hơn. Vì thế, có thể nhận thấy những gì có trong cơ thể phi tâm hồn thì
cũng có trong có thể chúng ta và ngược lại, những gì có trong cơ thể của
chúng ta thì không thể có trong những cơ thể phi tâm hồn đó. Có thể nói, tiêu
chí để phân biệt chức năng giữa cơ thể và tâm hồn mang tính chất rất chủ
quan.

Đềcác cho là lỗi nặng, khi có liên kết của các quá trình như vận động,
năng lượng với tâm hồn. Cái chết thì không bao giờ xuất hiện do lỗi của tâm
hồn mà là kết quả của sự bị tổn thương của những bộ phận chính nào đó
trong cơ thể.

Cơ thể con người được đem so sánh với cái đồng hồ, khi mà tất cả
những điều kiện vật chất để vận hành đã được hội tụ thì lúc đó chúng chuyển
động. Đềcác cũng đưa ra các mô tả sơ bộ về “tổ chức bộ máy của cơ thể
chúng ta”, giải thích một số chức năng của chúng như tuần hoàn, tiêu hóa...
mà ông cho là những chức năng có chung ở cả động vật lẫn con người. Khi
đề cập đến những vấn đề về sinh lý học và về tự nhiên nói chung, Đềcác lại là
nhà duy vật, ví dụ như ông giải thích ảnh hưởng của dây thần kinh lên sự vận
động của các bắp cơ và hoạt động của các cơ quan nhận cảm do sự tác động
của các linh hồn động vật (những cơ thể rất nhỏ, chuyển động rất nhanh
tương tự như những siêu phân tử của tự nhiên bay thoát ra từ ngọn lửa của
cây nến) là nguyên tắc thực thể của vận động các bộ phận thuộc cơ thể
người và tồn tại không liên quan đến tâm hồn. Nguyên nhân của mọi chuyển
động là do một số cơ co lại, một số khác thì lại duỗi ra. Điều này xảy ra là do
có sự phân bố lại linh hồn giữa các cơ, bởi lẽ, ở mỗi cơ bắp đều có những lỗ
nhỏ, qua đó mà linh hồn dịch chuyển từ cơ này sang cơ khác. Khi linh hồn rời
khỏi cơ nào - cơ đó duỗi và yếu đi, còn linh hồn đi vào cơ não - cơ đó co lại
và làm cho bộ phận của cơ thể chuyển động. Còn muốn hiểu tại sao vận động
có thể diễn ra, nên xem xét qua cấu tạo của các dây thần kinh. Dây thần kinh
là các ống nhỏ chứa “các chất nội quan” được trải dài như những sợi chỉ
mỏng đi từ não đến các chi và các cơ quan vận động khác của cơ thể. Màng
bao bọc não và các “linh hồn động vật” sẽ theo các ống nhỏ ấy đi từ não vào
các cơ bắp.

Như vậy, vận động nảy sinh là kết quả của sự tác động của đồ vật lên
cơ thể, sau đó một cách cơ học đi lên não, và từ não - đến các cơ. Xu hướng
của những “linh hồn động vật” đi đến các cơ bắp xác định, được giải thích bởi
đặc tính của sự tác động bên ngoài (luôn đòi hỏi sự xác định rõ ràng). Ngoài
ra, còn nguyên nhân khác, đó là sự không đồng nhất về tính linh hoạt của
“linh hồn” và sự đa dạng của các vật thể nhỏ bé. Có thể nói, quá trình vận
động đã được giải thích một cách cơ học, không cần sự tham gia của ý chí.

Còn những giải thích về các động tác không chủ định được, Đềcác dựa
trên nguyên lý phản xạ.

Động vật, theo Đềcác, không có tâm hồn. Những gì mà chúng ta quan
sát thấy trong hành vi của con vật, kể cả những hành vi cao cấp đều là sự tự
vận động thuần túy của tự nhiên. Cái “ngớ ngẩn” vĩ đại nhất, theo Đềcác, nằm
ở ý kiến cho rằng, động vật cũng biết suy nghĩ.

Suy luận để Đềcác đi đến kết luận rằng, động vật không có trí tuệ diễn
ra như sau: giữa các con vật với nhau có thể quan sát thấy sự hoàn thiện của
con này hơn con khác mặc dù chúng đều biết hú, biết sợ hãi, biết vận động
trong tự nhiên và có cảm giác đói. Tuy nhiên, tất cả những cái mà con vật có
thể làm được nêu trên cũng mới chỉ biểu hiện rằng, chúng chỉ là động vật. Lý
do là, thứ nhất, các con này không có tiếng nói, thứ hai, một số loài vật có
nghệ thuật nhào lộn trong một số tình huống nhất định hơn cả con người
nhưng ở những tình huống khác thì khả năng này hoàn toàn không thể hiện
ra được.

Tuy nhiên, việc phủ nhận không có cái tâm lý ở động vật đã phá vỡ tính
thừa kế giữa động vật và con người, tất yếu dẫn đến ý tưởng: thượng đế là
người sinh ra trí tuệ của muôn người.

Kết luận về tính tự động của động vật nằm trong hệ thống các cơ sở
triết học của Đềcác dựa trên quan điểm về sự không phụ thuộc giữa thực thể
cơ thể và thực thể tâm hồn. Mặc dù về bản chất, tâm hồn có thể tồn tại biệt
lập với cơ thể, còn trong thực tế, nó tồn tại trong cơ thể và không phải với mọi
cơ thể bất kỳ mà chỉ với cơ thể người. Nhờ có quan hệ giữa cơ thể với tâm
hồn mới có thể nói đến kinh nghiệm, tự quan sát, đói khát... tri giác ánh sáng,
màu sắc, âm thanh, mùi vị... Chúng đều là sản phẩm liên kết giữa cơ thể và
tâm hồn và được gọi là những đam mê theo nghĩa rộng. Biểu hiện chân chính
là ý nguyện và ý chí. Đấy chính là sự vận động của tâm hồn và không quan
hệ với bất kỳ thực thể vật chất nào: không liên quan đến các quá trình của cơ
thể, không thể bị gọi ra do sự tác động của bất kỳ đối tượng vật chất nào.

Tâm hồn liên kết với cơ thể của nó, nhưng hoạt động của tâm hồn lại
liên quan đến một phần nằm sâu nhất trong não. Phần này là một tuyến nhỏ
nằm ở giữa não. Nhờ vị trí này, tâm hồn có thể “nắm bắt” được những vận
động nhỏ nhất của linh hồn sống. Tâm hồn, theo Đềcác, có thể gọi ra các loại
vận động khác nhau. Bản chất của tâm hồn là ở chỗ nó có thể tiếp nhận
những ấn tượng khác nhau hay còn gọi là các dạng tri giác khác nhau. Các
dạng tri giác xuất hiện là do tâm hồn làm cho các tuyến nhỏ trong não hoạt
động. Vậy, cơ thể con người được cấu trúc theo cơ chế như sau: do có sự
tác động của tâm hồn hay vì sự tác động từ nguyên nhân nào khác, tâm hồn
gây ảnh hưởng vận động lên tâm linh bao xung quanh nó là hướng nó lên
não, rồi theo dây thần kinh, tâm linh được đưa đến cơ bắp. Bằng cách như
vậy, tuyến nhỏ trong não gây cử động, vận động các bộ phận của cơ thể.

Công cụ duy nhất để nhận thức tâm hồn là ý thức bên trong. Hình thức
nhận thức này rõ hơn và chính xác hơn so với nhận thức của cơ thể. Con
đường nhận thức trực tiếp của ý thức là tự quan sát. Như vậy, tâm lý học của
Đềcác mang tính chất duy tâm.

Quan điểm nhị nguyên luận của Đềcác đã gây khó khăn trên con
đường phát triển những ý tưởng khoa học tâm lý của ông.

Học thuyết về đam mê của Đềcác: Bản chất của đam mê mang tính hai
mặt, bao gồm phần thực thể và ý nghĩ về đối tượng. Phần thực thể (cơ thể)
mang tính chất không chủ định, còn quan hệ của nó với ý nghĩ cho phép điều
khiển và trải nghiệm sự đam mê.

Nguyên nhân của sự đam mê là vận động của các tâm linh động vật, do
ảnh hưởng của chúng trong cơ thể đã diễn ra sự biến đổi sinh lý rõ rệt. Còn
nguồn gốc của sự đam mê, theo Đềcác, rất phong phú nhưng nguồn gốc
chính trong số đó là do sự tác động của các đối tượng từ bên ngoài.

Ngoài ra, Đềcác còn phân biệt đam mê tiên phát và thứ phát. Đam mê
tiên phát là những đam mê xuất hiện trong tâm hồn khi tâm hồn liên kết với
cơ thể, bao gồm 6 loại sau: sự ngạc nhiên, sự ham muốn, sự yêu thương, sự
căm giận, niềm vui sướng và nỗi buồn. Những đam mê này thông báo cho
tâm hồn biết những gì có lợi, những gì có hại cho cơ thể. Những thông báo
này làm cho con người biết về những cái lợi chân chính (nếu như những đam
mê được nảy sinh trên cơ sở chính đáng) và để hoàn thiện mình. Tất cả
những đam mê đều tồn tại ở dạng tiên phát và được hình thành trong cuộc
sống.

Ý nghĩa của đam mê quả là to lớn. Chính nó đảm bảo cho sự thống
nhất giữa cơ thể và tâm hồn. Tuy vậy, đam mê cũng có sự khiếm khuyết của
nó vì không phải lúc nào cũng mang đến ích lợi. Trong khi đó, có rất nhiều tồn
tại gây độc hại cho cơ thể, mà lúc đầu không gây ra một sự buồn chán nào,
thậm chí, đã thế còn tạo ra sự sung sướng ở con người (và ngược lại, có
những tồn tại có lợi nhưng ban đầu lại gây ra sự khó chịu). Ngoài ra, cái thiện
và cái ác liên quan đến những tồn tại như thế hình như còn nhiều hơn gấp
nhiều lần so với những gì có trong hiện thực. Vấn đề tiếp theo được đặt ra là
cần phải giáo dục về đam mê. Việc điều khiển được đam mê chỉ có thể diễn
ra nếu con người biết xác định sự nỗ lực vừa đủ của mình để đưa chúng vào
kỷ luật và điều hành chúng. Công cụ chính để làm chủ được các đam mê là
kinh nghiệm. Do vậy con người cần được giáo dục thói quen xử sự trong
cuộc sống theo các quy định xác định nào đó. Thực tế, biết cách xử sự sẽ cho
phép hành động hoàn toàn phù hợp trong những hoàn cảnh bất ngờ, không
quen thuộc.

II. TÂM LÝ HỌC CỦA SPINÔDA

Spinôda (1632 - 1677) là nhà tâm lý học, nhà duy vật học người Hà
Lan; người đã phê phán quan điểm nhị nguyên luận trong triết học của Đềcác.
Tác phẩm chính của Spinôda là Đạo đức. Mục đích chính của tác phẩm - giúp
cho con người tìm ra hướng hành vi cá thể, mở ra con đường dẫn đến cuộc
sống tự do và việc giải quyết những vấn đề nêu trên bằng con đường triết
học.

Spinôda đưa ra học thuyết nhất nguyên luận, nghĩa là chỉ có một thực
thể. Thực thể này, theo ông, là sự tồn tại của bản thân diễn ra trong chính nó
và được tưởng tượng ra bằng chính bản thân nó. Bản thân trong thực thể đã
chứa đựng sự cần thiết của tồn tại, mà sự tồn tại và bản chất của thực thể
đều chỉ là một mà thôi, tuy rằng cũng có sự phân biệt giữa chúng. Bản chất -
dấu hiệu của đồ vật mà nếu mất đi thì đồ vật không còn là chính nó, còn sự
tồn tại thì chỉ ra là có hay không có đồ vật. Tất cả mọi vật riêng lẻ đều được
đặc trưng bởi sự khác biệt tách rời giữa bản chất và sự tồn tại. Có thể nói
rằng, sự tồn tại của mỗi đồ vật riêng lẻ là ngẫu nhiên, nó được quyết định từ
bên ngoài. Thực thể khác với các đồ vật ở chỗ trong bản thân nó có chứa
đựng sự tồn tại, nghĩa là, có đặc trưng tồn tại. Do vậy, bản chất của thực thể
là sự tồn tại. Và khác với các đồ vật cụ thể khác, thực thể không thể được tạo
ra, tồn tại muôn thuở bằng sức mạnh của chính mình, và duy nhất chỉ có một
(trong khi đồ vật thì có vô vàn). Trong thực thể không thể hiện tính mục đích,
nó hành động do sự cần thiết hay còn gọi là tương ứng với các quy luật
khách quan. Thực thể, Spinôda gọi là thượng đế hay tự nhiên; ở đây thượng
đế và tự nhiên là một với nghĩa là tự nhiên cũng như thượng đế là cái độc lập
tuyệt đối, vĩnh hằng, không phải do một sự sáng tạo nào đó. Tự nhiên cần
được lý giải từ chính nó. Thực thể là khái niệm được Spinôda cho là sự phản
ánh cái tồn tại của tự nhiên bên ngoài con người. Do vậy, khái niệm thượng
đế trong hệ thống của Spinôda không còn chỗ để tồn tại; và tự nhiên tồn tại
không cần phải có nguyên nhân khởi phát - đây là một quan điểm của chủ
nghĩa duy vật.

Bản chất của thực thể được thể hiện qua các tính chất của chúng. Đối
với con người, bản chất của thực thể có hai thuộc tính chính là khoảng cách
và tư duy.

Mỗi một đồ vật với tư cách là sự biểu hiện đơn chiếc đều là một phần
của thực thể và cũng có hai thuộc tính nêu trên. Thuộc tính khoảng cách
được hiểu là nhìn thấy đồ vật như là một cơ thể, từ góc độ của tư duy thì đồ
vật này chính là ý tưởng của nó, là khía cạnh tinh thần hay là tâm hồn của vật
thể. Vì vậy, chúng tương ứng với nhau rất chặt chẽ. Trật tự của ý tưởng như
thế nào thì trật tự của đồ vật đúng như thế. Như vậy, có thể hiểu rằng, theo
Spinôda thì tâm hồn con người luôn liên kết với cơ thể của nó và cần thiết
phải nhớ rằng, cơ thể và tâm hồn luôn luôn là thống nhất. Chúng là một phần
của cá thể (của cơ thể đang tư duy hoặc được thể hiện trong thuộc tính tư
duy, hoặc trong thuộc tính khoảng cách).

Tương tự như vậy, Spinôda đã giải quyết quan điểm nhị nguyên luận
của Đềcác. Spinôda cho rằng, tư duy của con người là thuộc tính của tự
nhiên, biểu hiện của tư duy là thuộc tính của mọi thực thể. Khoảng cách và tư
duy không tác động lên nhau (cũng giống như ở Đềcác) và tương ứng với
nhau, trong quan hệ này chúng không tách khỏi nhau cũng như không tách
rời khỏi thực thể. Hai thuộc tính khoảng cách và tư duy cùng nhau gây tác
động lên mỗi hiện tượng cụ thể theo quan điểm cần thiết, vĩnh hằng, nghĩa là
như quan hệ nhân quả trong tự nhiên.

Tư duy ở con người là hiện tượng cá lẻ của tư duy, là thuộc tính của
thực thể. Mức độ hoàn thiện của tư duy liên quan đến năng lực hành động
của nó: tư duy - chức năng hành động của cơ thể trong thế giới đồ vật.
Nhưng tư duy được giải thích không chỉ từ tổ chức cấu trúc giải phẫu mà phải
từ hình thức tác động của thế giới các vật thể bên ngoài. Trước triết học Mác-
xít, đây là cách giải quyết vấn đề tâm linh và vật chất mang tính duy vật cao,
mặt khác còn tìm ra lối thoát cho chủ nghĩa nhị nguyên luận.

Như vậy, theo Spinôda, thực thể có tính khoảng cách, nó có thể tư duy,
do vậy không cần đến một thần linh đặc biệt nào. Tuy vậy, mối quan hệ giữa
vật chất và tư duy còn chưa được giải quyết đến cùng. Sự thống nhất giữa
vật chất và tư duy vẫn còn là đề tài nghiên cứu muôn thuở.

Dựa vào học thuyết về thực thể, Spinôđa giải quyết vấn đề nhận thức
và kích động.

Có bốn phương pháp lĩnh hội tri thức:

- Dựa vào một dấu hiệu khác, có chú định nào đó.

- Dựa vào các kinh nghiệm ngẫu nhiên, thiếu trật tự.

- Bằng con đường đưa ra kết luận đi từ cái chung đến cái riêng, theo hệ
quả, theo nguyên nhân, v.v…

- Tri giác trực tiếp bản chất đồ vật thông qua nhận thức các nguyên
nhân gần với chúng.

Các phương pháp trên được xếp thành ba dạng nhận thức, hai phương
pháp đầu tạo nên các nhận thức cấp I - đó là ý kiến và biểu tượng, tồn tại
dưới dạng hình ảnh, nhận thức mang tính mù mờ và hay bị xuyên tạc. Lý do
là trong mọi trường hợp, tâm hồn tiếp nhận cơ thể bên ngoài thông qua trạng
thái của chính nó, vì thế trong hình ảnh cũng có sự pha trộn của những gì đi
từ đồ vật, cũng như đi từ cơ thể. Sản phẩm của nhận thức tự phát mang tính
trừu tượng, không đầy đủ và là khái niệm của những đồ vật riêng lẻ như con
người, con ngựa, con chó, v.v... Phương pháp thứ ba tạo nên nhận thức cấp
II - trí tuệ. Trí tuệ cho biết ý tưởng chung về sự tồn tại của các thuộc tính đồ
vật. Khiếm khuyết của dạng nhận thức này là nó bị tách rời với đặc điểm cá
nhân cụ thể của đối tượng mà chính nó tạo nên. Phương pháp thứ tư tạo nên
nhận thức cấp III - nhận thức trực giác, đem lại những tri thức bản chất về đồ
vật trong đó cái bản chất và cái cá thể được biểu hiện thống nhất dưới dạng
các ý tưởng cụ thể. Spinôda còn đưa ra nhận định về vận động của nhận
thức là đi từ trừu tượng đến cụ thể mà sau này đã được phát triển trong duy
vật biện chứng.

Phân tích trạng thái kích động: bao gồm nguồn gốc và bản chất (định
nghĩa, phân loại), về cường độ (đánh giá), về tự do của con người (về đấu
tranh với kích động). Spinôda xem kích động là biểu hiện tự nhiên của thế
giới bên ngoài. Theo quan điểm xét từ thuộc tính khoảng cách thì kích động là
trạng thái cơ thể, trong đó, do hiệu quả tác động của những cơ thể khác mà
hiện thực khách quan của cơ thể đó bị tăng hoặc giảm sự tồn tại và sự tác
động. Từ góc độ của thuộc tính tư duy thì kích động - là các ý tưởng bên
ngoài, giả tạo bao vây xung quanh đồ vật, trong đó năng lực tồn tại và vận
động của cơ thể được khẳng định là tăng lên hay giảm đi trên thực tế. Từ
những tư tưởng này, những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cảm xúc đã
được khẳng định bằng nghiên cứu thực nghiệm.

Có ba loại kích động chính: mong muốn, thỏa mãn và không thỏa mãn.
Sự khác nhau giữa ba loại này phụ thuộc vào khách thể tác động của con
người. Từ các kích động cấp 1, tất cả đam mê được hình thành theo ba
nguyên tắc: bằng con đường thay đổi quan niệm của mình về đối tượng, qua
sự đồng trải nghiệm và bằng các liên tưởng.

Sự kích động của những người khác nhau đều mang tính cá thể từ đó
phân biệt được sự khác nhau về bản chất của mỗi người. Vấn đề đánh giá sự
kích động cũng có vai trò rất to lớn. Kinh nghiệm cho thấy để hạn chế sự kích
động phải có không ít kỹ năng và sự cố gắng, trong đó phải tính đến cường
độ và quyền lực của kích động đối với con người. Sự kích động xác định
hành động và các xử sự của con người. Về cường độ và giá trị, mọi kích
động không giống nhau. Nếu đó là những xúc động có lợi - sự hài lòng và vui
vẻ sẽ làm tăng năng lực của cơ thể, còn nếu xúc động đem đến sự có hại sự
căm thù, sự đau khổ, là những cái gây hiểm họa cho con người. Nhưng
không tính đến sự khác biệt đó, mọi sự kích động đều lừa dối con người và
buộc con người phải phụ thuộc vào thế giới đồ vật. Tuy nhiên, theo Spinôda,
sự nô lệ của con người phụ thuộc vào cường độ của đam mê, mà sức mạnh
của đam mê lớn hơn rất nhiều so với của nhận thức. Kích động cản trở cuộc
sống trí tuệ, do vậy cần phải thoát ra khỏi sự đam mê như sự cần thiết được
giải phóng khỏi mọi ách nô lệ.

Trong cuộc sống, nhận thức là sức mạnh ưu việt của con người, nhờ
đó mới biết được bản chất thật sự của mọi đồ vật, nhưng chỉ mình nhận thức
thôi thì chưa đủ. Ở mức nhận thức bậc cao (bậc II và III) là loại kích động
mới, đặc biệt xuất hiện ở sự thỏa mãn bậc cao - phúc lợi, tình yêu và mang
tính trí tuệ với thế giới. Sự xuất hiện những loại kích động này là điều kiện thụ
hẹp lại các đam mê. Do vậy, cần thiết lập sự thống nhất giữa kích động và trí
tuệ.

Tóm lại, từ những tri thức trên cho thấy tự do không phải để đi theo
quan sát kích động mà là sự cần thiết phải có nó trong nhận thức cũng như
sự cần thiết phải tuân thủ cái tất yếu đó.

Chương 2. SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC KINH NGHIỆM TRONG


CÁC HỌC THUYẾT TRIẾT HỌC THẾ KỶ XVII
Sự phát triển của sản xuất và khoa học đòi hỏi những lý luận mới - chủ
nghĩa kinh nghiệm.

Lý luận này hình thành đầu tiên ở nước Anh, đất nước lúc đó đang
chuyển chế độ sang chủ nghĩa tư bản, cùng với sự phát triển của công nghiệp
và khoa học kinh nghiệm.

T.Hốp (1588 - 1679) là học trò của Ph.Bêcơn - ông tổ của chủ nghĩa
kinh nghiệm duy vật.

Hốp là người chống lại Đềcác, về sự tồn tại của hai thực thể. Theo
Hốp, thực thể và cơ thể đều là một; những “thực thể phi cơ thể” chẳng qua
chỉ là lời nói mà thôi. Tồn tại của cơ thể - chẳng qua là sự tồn tại được xác
định trong các quan hệ với không gian, thời gian, con số và sự vận động. Tất
cả những gì được gọi là phẩm chất cảm tính đều chỉ là những biến dạng của
vận động vật chất ngay trong khách thể. Con người có thuộc tính đặc trưng
của nó, đó là ý thức, không nên xếp thuộc tính này vào tâm hồn, vì chúng đều
là những biểu hiện của sự vận động cơ thể. Con người - đó là một phần cơ
thể bao gồm vô số các cấu thành của tự nhiên. Sự vận động của con người -
là hiện thực. Ý thức là biểu hiện song song với các vận động đó. Cảm giác -
biểu hiện của vận động, của vật chất trong các cơ quan nhận cảm do tác
động tạo áp lực của những vật thể từ bên ngoài lên các cơ quan này.

Áp lực này được tiếp tục diễn ra bên trong cơ thể, gián tiếp nhờ các
dây thần kinh đi đến não và tim hoặc gây ra sự kháng cự hay áp lực ngược
lại, hoặc làm cho sự tăng cường hoạt động của tim được giải phóng. Do vậy,
việc tăng cường được chuyển ra bên ngoài nên chúng ta cảm thấy như nó
đang nằm ở phía trên bề mặt cơ thể. Những điều cảm thấy như vậy hay còn
được gọi là những bóng ma, thường được gọi là cảm giác con người. Còn sự
thỏa mãn - biểu hiện của vận động trong tim.

Như vậy, cái tâm lý là cái bóng của quá trình vật chất trong hiện thực.
Nó là hiện tượng phụ, kết luận là kết quả của sự hiểu biết máy móc về quan
hệ giữa não và tâm lý theo hướng song hành. Mọi cái tâm lý của Hốp đều dẫn
đến hình ảnh. Khởi nguồn của mọi khái niệm là cảm giác. Biểu tượng của
tưởng tượng - là sự suy yếu của cảm giác. Trí nhớ cũng là biểu tượng nhưng
chỉ xuất hiện khi con người muốn xác định những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Sự hiểu biết là hình ảnh, nảy sinh do ảnh hưởng tác động của hình ảnh có
trước đó. Còn tư duy là các dòng hình ảnh, là sự liên quan của các biểu
tượng tuân theo quy luật của liên tưởng. Tư duy không phải là quá trình gì
đặc biệt, cũng không phải quá trình cảm tính. Trí tuệ của con người không có
sự vận động nào ngoài cảm giác, biểu tượng và những gì liên quan đến biểu
tượng. Những ý tưởng mà không thể biểu đạt dưới dạng hình ảnh chẳng qua
chỉ là những âm thanh trống rỗng.

Tóm lại, nhận thức của con người được Hốp gói trọn trong các hiện
tượng diễn ra trên cơ sở lôgíc của chủ nghĩa kinh nghiệm và duy cảm.
Ngoài nhận thức, ở Hốp còn có học thuyết về năng lực. Ông khẳng
định không có sự ưu biệt giữa người này so với người kia về mặt bẩm sinh.
Sự khác nhau về trí tuệ giữa con người với con người được hình thành trong
thực tiễn cuộc sống do không tổ chức thực tiễn cuộc sống - không học tập
văn hóa (gọi là trí tuệ tự nhiên - theo thuật ngữ của Hốp) hoặc được hình
thành theo con đường giáo dục có hệ thống của khoa học (gọi là trí tuệ tiếp
thu).

Theo ông, nếu như đặt mọi người vào trong các điều kiện như nhau thì
sớm muộn họ cũng đạt trình độ trí tuệ giống nhau. Tuy vậy trong trí tuệ của
mỗi người đều có một thành phần để phân biệt sự khác nhau giữa người này
với người kia - đó là tính linh hoạt, tích cực (hoặc tính thụ động, sai biệt).

Trong học thuyết về ý thức, ông xem nhận thức là một bức tranh đan
chéo nhau một cách cơ học các nội dung mà nó chứa đựng. Còn khái niệm
“nhân cách” thì không mang nội dung tâm lý và chỉ được sử dụng khi giải
quyết vấn đề về sự thay đổi những hành động đã được hoàn thiện ở con
người.

D.Lốc (1632 - 1704) được coi là người cha chính hiệu của tâm lý học
kinh nghiệm, ông là nhà triết học, giáo dục học, y học và là nhà hoạt động
chính trị nổi tiếng, còn Mác thì gọi Lốc là người bảo vệ quyền lợi của chủ
nghĩa tư sản và là nhà tư tưởng thỏa hiệp giai cấp.

Mục đích nghiên cứu của Lốc là tìm nguồn gốc chính xác và khối lượng
nhận thức ở con người. Tất cả đều bắt đầu ở việc phê phán học thuyết về các
ý tưởng bẩm sinh, gián tiếp chống lại quan điểm của Đềcác.

Tâm hồn con người, theo Lốc là một môi trường thụ động nhưng có khả
năng tri giác. Ông so sánh tâm hồn như một cái bảng trắng mà trên đó không
viết gì hoặc như một cái phòng trống rỗng không đồ đạc. Nguồn gốc của tri
thức phải là kinh nghiệm. Lốc là người đầu tiên cho rằng mọi cái khởi đầu của
cuộc sống tâm hồn đã có từ thời thơ ấu. Còn kinh nghiệm có hai nguồn gốc:
- Cảm giác: Khách thể của cảm giác cũng chính là khách thể của thế
giới tự nhiên, vật chất ở bên ngoài. Cơ quan cảm giác – cơ quan thụ cảm bên
ngoài (tai, mắt, v.v...). Sản phẩm của cảm giác là các ý tưởng.

- Phản xạ: là tri giác bên trong, là hoạt động trí tuệ của con người.
Khách thể là những ý tưởng được hình thành trong cuộc sống trước đó. Cơ
quan (hay công cụ) của phản xạ là hoạt động (hay năng lực) của trí tuệ (tri
giác, tư duy, v.v...). Sản phẩm là ý tưởng dạng khác mà con người không thể
tiếp nhận trực tiếp từ đồ vật bên ngoài. Thế giới bên trong cho chúng ta tri
thức về thế giới bên ngoài cũng như về bản thân chúng ta nói chung.

Mọi ý tưởng đều được bắt nguồn từ hai khởi nguồn này, tuy có phân
biệt nhưng Lốc không tách rời hai khởi nguồn này: cảm giác khởi đầu của
nhận thức, phản xạ xuất hiện sau và trên cơ sở của cảm giác. Suy cho cùng,
cảm giác là khởi nguồn của mọi nhận thức. Theo Lốc, không có cái gì có
trong trí tuệ mà ở cảm giác lại không có. Sự phân chia kinh nghiệm ra thành
hai loại: bên ngoài và bên trong đã xác định khởi đầu hướng nghiên cứu của
tâm lý học (với tư cách là khoa học về kinh nghiệm bên trong) và phương
pháp nghiên cứu - tự quan sát.

Học thuyết về ý tưởng: Ý tưởng chia ra thành hai loại: giản đơn và
phức tạp. Ý tưởng giản đơn chỉ gồm một biểu tượng hay là sự tri giác trong trí
tuệ, không bị phân chia thành những ý tưởng khác nhau. Đó là các yếu tố của
tri thức. Chúng là vật chất cấu thành nên ý thức của chúng ta và tiếp cận với
tâm hồn bằng hai con đường - qua cảm giác và phản xạ. Nội dung của ý thức
cũng được Lốc nghiên cứu, bao gồm: cái giản đơn - tiên phát, cái phức tạp -
thứ phát và các sản phẩm của nó.

Ý tưởng luôn có trong tâm hồn. Chúng tương ứng với phẩm chất có
trong đồ vật. Lốc chia ra làm ba loại phẩm chất: loại I, loại II và loại III (loại III
về thực chất là nằm giữa loại I và II).

Phẩm chất loại I: là những phẩm chất có thực, không thể phân chia. Sự
tồn tại của chúng phụ thuộc vào việc con người có tri giác chúng hay không.
Phẩm chất loại II: màu sắc mùi vị trong thực tế không có trong các đồ
vật, phụ thuộc vào khối lượng, hình thức, cấu trúc... của phẩm chất loại I.

Sự phân chia các phẩm chất thành loại I, loại II, về thực chất đã tách
cảm giác ra khỏi đối tượng của nó, đó cũng chính là tư tưởng của duy tâm khi
Lốc xem xét vấn đề này. Khi tri giác các ý tưởng giản đơn thì trí tuệ bao giờ
cũng ở dạng thụ động vì sự tác động từ ngoài gây ảnh hưởng lên ý thức, bỏ
qua hoạt động của chủ thể nhận thức. Như vậy, tính tích cực trong nhận thức
mới là nguyên nhân để nhận thức khách thể một cách phù hợp.

Ý tưởng phức tạp, thực chất là sự tổ hợp, liên kết cùng nhau dưới một
tên gọi chung. Chúng được trí tuệ tạo ra một cách có chủ định theo những cơ
chế sau: liên kết, tập cộng các ý tượng giản đơn, khía quát hóa thông qua
những gì đã được trừu tượng hóa trước đó. Khái quát hóa quá trình đó diễn
ra như sau:

Đầu tiên, bằng kinh nghiệm, bằng mọi cách tách cơ thể ra những khách
thể đơn chiếc, để từ đó chúng ta có thể tiếp nhận những khái niệm chung.
Những khách thể này được phân theo các nhóm trên cơ sở các thuộc tính
của chúng, sau đó, theo các thuộc tính này mà so sánh các khách thể với
nhau. Tiếp theo, những ý tưởng không được nhắc đến trong các khách thể
được tách ra, được trừu tượng hóa (hay cho bỏ qua). Sau đó trừu tượng hóa
những ý tưởng được nhắc lại trong các khách thể. Những ý tưởng này được
tập cộng và cho ra những tổ hợp ý tưởng, cấu thành nên ý tưởng chung,
phức tạp mà chúng ta đang tìm tòi và sau đó được biểu thị bằng từ ngữ.

Cơ chế hình thành ý tưởng phức tạp, theo Lốc, là liên tưởng. Lốc là
người đầu tiên đưa ra thuật ngữ liên tưởng của các ý tưởng. Theo ông, liên
tưởng là cái gì đó không chân thực, vì nó không chịu trách nhiệm liên kết tự
nhiên các ý tưởng, đó chỉ là các ý tưởng không đồng loại với nhau trong đầu
của một số người được liên kết lại tới mức khó có thể tách rời chúng ra.
Những ý tưởng này luôn bên nhau đến mức: một ý tưởng nào đó xuất hiện
trong trí tuệ là ý tưởng liên kết với nó cũng lập tức xuất hiện. Quan hệ mật
thiết này được hình thành do giáo dục, thói quen và bị phá vỡ do thời gian.
Nhiệm vụ của công tác giáo dục là ngăn ngừa sự hình thành những mối quan
hệ bất lợi trong ý thức của những đứa trẻ.

Ý thức được Lốc xem như một dấu hiệu bắt buộc của các hiện tượng
tinh thần. Nó là sức mạnh của tâm hồn, làm nhiệm vụ liên kết những trải
nghiệm đầu tiên và từ đó hình thành nhân cách. Nhân cách là tồn tại có suy
nghĩ, có cấu thành gồm trí tuệ và phản xạ, có thể nhận biết bản thân mình
chính là mình, là một tồn tại có suy nghĩ ở các thời điểm khác nhau. Những
thuộc tính nêu trên của nhân cách được bộc lộ nhờ có ý thức - một hiện
tượng không tách rời tư duy.

Học thuyết của Lốc tuy gây tranh cãi nhưng đã được phổ biến khá rộng
rãi vào lúc bấy giờ.

G.Lépních (1646-1716) - nhà triết học người Đức theo hướng duy tâm.
Quyết định có tính chất chỉ đạo trong nghiên cứu các vấn đề tâm vật lý của
Lépních được chính ông gọi là “sự hài hòa được sắp đặt trước”, vì tâm hồn và
cơ thể đều tuân theo quy luật chung. Tâm hồn vận động theo quy luật của các
nguyên nhân có giới hạn, gián tiếp thông qua khát vọng, mục đích và các
phương tiện. Cơ thể vận động theo quy luật của các nguyên nhân tồn tại
trong thực tế. Cả hai sự đăng quang này là hai nguyên nhân hài hòa với
nhau. Khi giải thích sự liên kết hay sự hòa hợp của tâm hồn với cơ thể hữu
cơ thì không nên lấy sự tác động lên tâm hồn từ ngoài vào để lý giải; cuộc
sống tâm hồn được điều khiển chỉ bởi sự khởi đầu của chính mình.

Về thực chất, học thuyết về “sự hài hòa được sắp đặt trước” là một
trong số các phương án của chủ nghĩa song hành.

Hướng tranh luận chủ yếu giữa Lépních và Lốc là có thật. Tâm hồn có
hoàn toàn trong sạch, giống như cái bảng mà trên đó chưa viết gì hay không?
Có phải những gì đã viết lên đó đều xuất phát từ cảm giác và kinh nghiệm hay
là tâm hồn chứa đựng những nguyên lý ban đầu của các khái niệm, các lý
thuyết khác nhau và để thức tỉnh những lý luận đó thì cần phải có sự tác động
từ bên ngoài vào như là một cái cớ? Thay vì so sánh với tấm bảng sạch,
Lépních sử dụng hình ảnh tảng đá hoa cương với những đường vân xanh
trong đó chứa đựng sẵn các đường nét của vật cần điêu khắc, người họa sỹ
chỉ cần gạt bỏ đi những gì gây nhiễu anh ta để làm việc mà thôi. Ông thừa
nhận có những ý tưởng bẩm sinh và khẳng định chắc chắn không thể giải
thích sự hình thành tri thức chỉ từ kinh nghiệm cá thể, mặc dù đó là những
kinh nghiệm mang tính khái quát như Lốc đã nêu ra. Ngoài ra, khác với Lốc,
Lépních cho rằng tính tích cực có cả ở trong cảm giác vì chính cảm giác cho
chúng ta những tri thức rõ ràng hơn và chính nó là cái cớ để nhận thấy sự
phát triển. Đấy cũng chính là tổng giác - là sức mạnh tinh thần đặc biệt mà
cùng với sự tác động từ bên ngoài, chúng quyết định hành vi và nhận thức
của chúng ta.

Tổng giác là tính tích cực được liên kết với tri giác. Tổng giác - khái
niệm do Lépních đưa ra đầu tiên và từ đó tiếp tục xuất hiện trong triết học và
tâm lý học Đức (I.Cantơ, G.Ghehál, V.Vunt).

Sự khác nhau giữa tổng giác và tri giác liên quan đến một khái niệm
khác của Lépních, đó là vô thức. Ông cho rằng, trên thế giới, mọi việc đều
phải tuân theo quy luật liên tục. Thiên nhiên không bao giờ tự tạo ra những cú
nhảy vọt. Thực vật và động vật, động vật và con người, hữu cơ và vô cơ, luôn
luôn mâu thuẫn với nhau: khi nhìn gần thì chúng như là các bậc thang liền kề
nhau và liên quan với nhau trên cơ sở của sự tiến bộ không ngừng. Quy luật
chung này cũng được áp dụng với cuộc sống tâm hồn. Tâm hồn cũng mang
tính liên tục. Cùng với những cái đã được tổng giác ý thức rõ ràng thì ở trong
tâm hồn còn có vô số các cái tri giác không rõ ràng vì khi chúng ta suy nghĩ về
nhiều đối tượng đồng thời thì lại chỉ chú ý đến một số ý nghĩ nổi bật mà thôi.
Tất cả nhưng hành động không chủ ý đều là kết quả tác động của những tri
giác nhỏ; chính chúng quyết định quan điểm, thiên hướng của chúng ta. Từ
các tri giác nhỏ này sinh ra các ham muốn và đam mê có ý thức. Những tri
giác nhỏ không được ý thức do không đủ mạnh, nhưng con người vẫn có thể
ý thức rõ ràng và triết lý về chúng, nếu như tập hợp của chúng không làm con
người bị sao nhãng. Ý thức khác với vô thức bởi một thực thể đặc biệt, trong
tâm hồn luôn diễn ra các quá trình chuyển giao ổn định, các hình ảnh có ý
thức vào vô thức và ngược lại.

Như vậy vấn đề mà Lépních đưa ra tranh luận với Lốc chính là những
gì liên quan đến bản chất ý thức của con người.

Chương 3. SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC LIÊN TƯỞNG


Vào thế kỷ XVIII, Tâm lý học ở Anh phát triển, từ tâm lý học kinh
nghiệm của Lốc thành tâm lý học liên tưởng của Béccờli, Ium và Gátli.

G.Béccờli (1685 - 1753) - người nối nghiệp của Lốc đã từ chủ nghĩa
duy cảm đến với chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Theo Béccờli (trong cuốn Kinh
nghiệm học thuyết mới về thị giác), Tâm lý học cần quan tâm đến học thuyết
tri giác về không gian thị giác. Bởi lẽ thị giác đưa ra các ý tưởng về ánh sáng,
màu sắc, không gian, hình thể và chuyển động. Song, theo Béccờli, chúng ta
hình như nhìn thấy được độ dài của cơ thể trong không gian ba chiều của nó.
Thực chất, khoảng cách hay độ xa của đối tượng đến chúng ta cho biết chúng
ở ngoài chúng ta; nhưng độ dài của đồ vật, vị trí của đồ vật trong không gian
và liên quan tương đối giữa chúng thì không thể tri giác được. Những đặc
điểm về không gian của đồ vật chỉ có thể cảm thấy gián tiếp qua cảm giác của
cơ: do sự quay đầu hay do căng cơ cổ. Trong kinh nghiệm, thị giác luôn diễn
ra với cảm giác vận động và cảm giác các cơ mà Béccờli gọi là xúc giác, bao
gồm trong đó cả xúc giác và các cảm giác vận động của chính cơ quan nhận
cảm. Thị giác và xúc giác luôn có quan hệ với nhau. Liên tưởng giữa chúng
trở thành thói quen do được lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì thế, những phẩm chất
xúc giác chính hiệu là khoảng cách, độ lớn, hình thể, được tri giác bằng thị
giác. Như vậy, những gì ta vẫn gọi là cảm giác thị giác - đó chính là tổ hợp
các cảm giác xúc giác và thị giác. Và tri giác không gian chính là những dấu
hiệu của những ý tưởng được hình thành trước đó thông qua xúc giác.
Béccờli còn so sánh vai trò của các hình ảnh thị giác với tiếng nói: thị giác là
xúc giác bằng tiếng nói nhằm biểu đạt nội dung của kinh nghiệm xúc giác.
Học thuyết của Béccờli đưa ra đã được phát triển trong tâm lý học kinh
nghiệm thế kỷ XIX.

D.Ium (1711 - 1776) - nhà triết học người Anh và là người kế tục các tư
tưởng của Béccờli. Trong tác phẩm Nghiên cứu về nhận thức con người
(1748), ông đã phát triển khái niệm liên tưởng và cho rằng, mọi nhận thức của
con người đều là liên tưởng của các ý tưởng. Ium chia mọi trạng thái ý thức
thành: ấn tượng, ý tưởng và sự phản ánh của chúng. Ý tưởng là những ấn
tượng yếu, chúng thường được đem sử dụng trong tư duy và suy luận. Ý
tưởng có thể giản đơn, có thể phức tạp. Ý tưởng phức tạp được hình thành
bằng con đường liên tưởng. Thay vì giải thích việc hình thành các ý tưởng
phức tạp bằng sự vận động của trí tuệ, làm hướng toàn bộ lý giải của mình về
cơ chế liên tưởng và đưa ra phân loại liên tương như sau: liên tưởng ngẫu
nhiên và không chính xác - là liên tưởng theo quy luật kế cận trong không
gian hoặc thời gian. Còn tổ hợp các ý tưởng - đấy là những liên tưởng tự
nhiên, chính xác theo quy luật giống nhau và nhân quả. Tất cả các loại liên
tưởng đều tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Chúng nảy sinh trên cơ sở tư
duy khoa học. Quan hệ nhân quả dẫn đến hình thành trật tự quen thuộc các
hiện tượng ở con người.

D.Gátli (1705 - 1757) là bác sĩ, cha cố người Anh; người kế tục ý tưởng
của Lốc về nguồn gốc kinh nghiệm của đời sống tinh thần và phát triển khái
niệm liên tưởng, từ đó đưa ra hệ thống đầu tiên về tâm lý học liên tưởng.
Đồng thời, dựa trên những quan điểm của Niutơn, Gátli cũng đã sử dụng các
khái niệm vật lý để lý giải một số cơ chế sinh học của cuộc sống tinh thần.
Theo Gátli, cái tâm lý là khởi nguồn tự nhiên. Các năng lực tinh thần được
giải thích thông qua cấu trúc hữu cơ của não. Thành phần của cuộc sống tinh
thần gồm ba yếu tố đơn giản nhất: cảm giác, ý tưởng của cảm giác (việc nhắc
lại cảm giác mà không cần đối tượng) và sắc thái của trạng thái kích động
giản đơn (thỏa mãn hay không thỏa mãn). Nhờ cơ chế liên tưởng, ba yếu tố
trên là cơ sở để hình thành nên cuộc sống tinh thần. Yếu tố cơ bản trong liên
tưởng là độ rung. Độ rung là các quá trình sinh lý vật chất nảy sinh trong các
chất của dây thần kinh ở não, do ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài.
Độ rung gồm các loại khác nhau, được phân biệt bởi mức độ độ lớn, vị trí và
xu hướng. Sự đa dạng của các ý tưởng và cảm giác ban đầu ứng với các độ
rung khác nhau. Từ đó, với cơ chế liên tưởng dẫn đến hình thành đời sống
tâm lý. Cơ chế liên tưởng diễn ra như sau: Nếu như có hai điểm rung khác
nhau trên vỏ não vào cùng một thời điểm, thì hưng phấn từ một điểm sẽ lan
ra các vùng khác, chúng gây ảnh hưởng lẫn nhau. Giữa hai điểm rung đó
hình thành nên mối quan hệ bền vững này, nếu vì lý do nào đó, một điểm
rung được hoạt hóa thì điểm rung kia cũng sẽ xuất hiện. Như vậy, liên tưởng
là sự phản ánh thụ động các mối quan hệ thần kinh trong não. Các trạng thái
của não diễn ra đồng thời với các cảm giác hay ý tưởng - cũng chính là độ
rung được liên kết với nhau. Nhưng do các liên hệ thần kinh diễn ra hoặc
đồng thời, hoặc kế tiếp nhau, cho nên liên tưởng cũng có thể là đồng thời
hoặc kế tiếp, chúng là các tổ chức cơ học thuần túy. Trên cơ sở liên tưởng,
các khái niệm phức tạp được hình thành. Khi tri giác, chúng ta thu được một
loạt các cảm giác liên kết với nhau trong chính đồ vật đó, trí nhớ là quá trình
tái hiện các cảm giác bởi liên tưởng theo trật tự và quan hệ mà chúng đã có.
Còn nếu như sự tái hiện các ý tưởng diễn ra không theo trật tự của các dấu
vết thực tế đã có trước đó thì chúng ta lại có biểu tượng. Mọi trật tự tái hiện ý
tưởng diễn ra một cách khách quan, không cần phải có sự tham gia của chủ
thể. Các hiện tượng tâm lý như trí nhớ tuổi già, sự khó khăn trong hồi tưởng
quá khứ khi cơ thể mệt mỏi... đều được lý giải một cách duy vật từ trạng thái
của não.

Gátli không nghiên cứu tư duy mà ông đề cập đến việc hiểu từ và câu.
Từ là tập hợp của các âm thanh, nghĩa của nó là một phần ổn định của hình
ảnh cảm tính. Hiểu từ là hình thành các liên tưởng giữa từ và nghĩa, và liên
tưởng này được xác định từ ấu thơ cũng như trong quá trình làm việc khoa
học. Các phán đoán được hình thành từ khái niệm. Không nghiên cứu tư duy
nên các sự thật, chân lý khoa học được Gátli coi là sự phản ánh thụ động lên
ý thức theo cơ chế liên tưởng. Ý tưởng mới chính là sự tập hợp những ý
tưởng đã có trước đó hoặc là sự phân chia các ý tưởng phức tạp.
Học thuyết về đam mê chiếm vị trí lớn trong tâm lý học của Gátli. Đam
mê là động lực của hành vi. Sự kích động đạt đến một cường độ nhất định
thúc đẩy con người đến những hành vi khác nhau, bao gồm trong đó cả ham
muốn và việc kiềm chế nó. Sự ham muốn và kiềm chế đến một mức độ nào
đó, khi chúng rất mạnh và gây ra các hành động thì được gọi là ý chí. Gátli
phân biệt khái niệm cảm giác ham muốn và ý chí. Không có kích động ở trạng
thái bẩm sinh cũng như không có các đam mê bẩm sinh. Đam mê là sản
phẩm của giáo dục nảy sinh theo cơ chế liên tưởng giữa các hình ảnh về đồ
vật và sự kích động. Gátli cũng đưa ra phân loại đam mê, từ đó nảy sinh sự
hài lòng hay đau khổ tương ứng. Do đam mê có thể thúc đẩy hành động nên
hiểu biết về các điều kiện giáo dục đam mê có ý nghĩa đạo đức rất lớn.

Học thuyết về vận động có chủ định cũng được xây dựng từ quan điểm
liên tưởng. Theo Gátli, khi con người mới sinh ra, trong cơ thể đã có sẵn tập
hợp các bộ phận tự động tiên phát. Đây là những vận động được gọi ra bởi
sự tác động của các kích thích ở bên ngoài trên cơ sở các cơ chế bẩm sinh
có sẵn. Sự hưng phấn mỗi một cơ quan thụ cảm luôn chuyển thành hưng
phấn của nhóm cơ bắp tương ứng. Nếu kích thích gọi ra một cảm giác, trong
não lập tức xuất hiện đồng thời hai điểm hưng phấn, giữa chúng có mối quan
hệ theo liên tưởng. Tiếp tục một ấn tượng nào đó được hình thành từ liên
tưởng sẽ gây ra sự vận động tương ứng. Có ba dạng vận động có chủ định.
Các dạng này khác nhau về mức độ dễ (hay khó) trong việc thực thi vận
động: bán tự động, tự động và tự động thứ cấp.

Ngoài ra, Gátli còn đưa ra các lý giải tự nhiên về nguồn gốc của các
hiện tượng tâm lý, tình cảm, ý chí, trí tuệ, trí nhớ... tất cả các hiện tượng này
đều có biểu hiện là các dấu ấn để lại bên ngoài do sự tác động lên các cơ
quan nhận cảm; các dấu vết của những ấn tượng này được liên kết với nhau
theo quy luật liên tưởng và cùng gây tác động ảnh hưởng lẫn nhau.
Chương 4. SỰ HÌNH THÀNH XU HƯỚNG KINH NGHIỆM TRONG
TÂM LÝ HỌC Ở PHÁP VÀO THẾ KỶ XVIII
Sự ra đời của tâm lý học kinh nghiệm ở Pháp gắn với một số sự kiện
sau đây:

- Ảnh hưởng của học thuyết về nguồn gốc kinh nghiệm của tri thức con
người (Lốc);

- Các nhà tư tưởng Pháp theo thường phái tâm lý học kinh nghiệm có
xuất xứ khác nhau, gồm:

+ Các nhà triết học giáo huấn;

+ Các nhà triết học duy vật, các nhà vô thần học;

+ Các đại diện của cánh tả;

- Thế kỷ XVIII - thế kỷ của nền giáo dục, thời đại của cách mạng Pháp
vĩ đại;

- Tiêu điểm gây chú ý trong tâm lý học kinh nghiệm của Pháp là tính
tích cực của ý thức ở người.

E.Côđinhắc (1715 - 1780) - đại diện của phe cánh tả, là học trò trực tiếp
và tiếp tục truyền bá tư tưởng của Lốc tại Pháp. Tuy vậy, ông cũng đã chỉ ra
những hạn chế của Lốc là chưa tìm ra được nguồn gốc của chính các quá
trình tâm lý - hoạt động phản xạ. Ông không chấp nhận sự phân chia thành
hai nguồn gốc của kinh nghiệm và cho rằng chúng chỉ là một cảm giác. Bản
thân Côđinhắc luôn hướng tới chứng minh nguồn gốc kinh nghiệm của các
năng lực và thao tác của tâm hồn.

Côđinhắc cho rằng, khởi nguồn là khứu giác, trên cơ sở này sẽ tạo ra
mọi ý tưởng và các năng lực tâm lý khác như: trí nhớ, nhu cầu... Côđinhắc lý
giải: khởi nguồn là các cảm giác khứu giác - cảm giác về mùi vị. Những cảm
giác này được lặp đi lặp lại sẽ cho ta kinh nghiệm hay cái khởi đầu của trí
nhớ. Cảm giác có cường độ không như nhau. Cảm giác có cường độ mạnh
sẽ gây tập trung chú ý đến nó là nó trở thành được chú ý, (bởi lẽ hoặc là nó
đã thực sự tồn tại hoặc do nó mạnh hơn các cảm giác khác). Suy cho cùng,
chú ý cũng là cảm giác. Cùng với sự hiện diện của trí nhớ sẽ xuất hiện cảm
giác về hiện tại và quá khứ. Dần dần, việc chú ý đến hai cảm giác trên sẽ dẫn
đến sự so sánh giữa chúng. Kết quả của việc so sánh là tìm ra quan hệ giữa
các ý tưởng hay còn gọi là các nhận định. Nói cách khác, nhận định cũng là
biến tướng của cảm giác. Việc so sánh hai nhận định với nhau chính là sự
suy luận về chúng.

Về sự hình thành các hoạt động nhận thức cũng đã được Côđinhắc đề
cập đến. Sự thỏa mãn hay không thỏa mãn là người dẫn cảm xúc của cảm
giác. Nếu như một bức tượng toàn thân (con người) nhận được các cảm giác
khứu giác liên quan hoàn toàn đến sự không thỏa mãn thì đó là các mùi vị
gây khó chịu và bức tượng sẽ có khát vọng chạy xa khỏi mùi vị này. Cái khát
vọng này chỉ nảy sinh sau khi bức tượng đã biết các mùi vị khác gây cảm giác
mùi vị dễ chịu. Từ sự so sánh này dẫn đến nảy sinh nhu cầu; đó là sự không
hài lòng trong nội tâm của pho tượng, khát vọng nhận được sự thỏa mãn và
chạy xa những gì gây ra không thỏa mãn. Do vậy, bản chất của nhu cầu
mang tính thứ cấp. Nhu cầu là kết quả của nhận thức. Trên cơ sở của nhu
cầu sẽ xuất hiện biểu tượng như là sự khát khao muốn hồi phục hình ảnh đáp
ứng với nhu cầu. Cùng với khát vọng, nhu cầu sẽ dẫn đến hình thành trong
pho tượng sự ham muốn và ý chí.

Như vậy, toàn bộ hoạt động của tâm hồn đều là biến tướng của cảm
giác và sự chuyển hóa của chúng. Tất cả cảm giác đều bắt nguồn từ khứu
giác. Điều cần lưu ý tiếp theo trong quan điểm về nguồn gốc các hiện tượng
tâm lý của tâm hồn ở Côđinhắc là bản chất xã hội của ý thức đã không được
đề cập đến.

Những cảm giác khác - vị giác, thị giác, thính giác, là những cảm giác
tồn tại ở các pho tượng và đều không có cuộc sống tâm hồn. Việc thay đổi nó
phải nhờ vào các xúc giác (cảm giác chống đối khi có sự va chạm). Cảm giác
xúc giác, vốn trước đó là những trạng thái bên trong đã được trải nghiệm, thì
bây giờ bắt đầu được phóng chiếu vào các đồ vật bên ngoài và chuyển thành
những dấu hiệu, đặc điểm của những đồ vật đó. Do vậy, việc chuyển từ các
cảm giác của mình đến kết luận về sự tồn tại của các vật thể khác được diễn
ra không do suy luận, mà gián tiếp chỉ qua cảm giác. Cảm giác về độ cứng
chính là chiếc cầu nối giữa tâm hồn và các khách thể bên ngoài.

Ngoài ra, Côđinhắc cũng nghiên cứu về một số quá trình tâm lý khác.
Ông khẳng định rằng, kinh nghiệm cũng đem lại tri thức về các quan hệ thời
gian, rằng qua kinh nghiệm về xúc giác, con người sẽ có các khái niệm về
góc độ, về độ dài và các đặc điểm không gian của thế giới. Nói cách khác,
qua xúc giác, ông đã tìm thấy bản chất tồn tại của hiện thực khách quan. Từ
đây, suy ra rằng, có sự phụ thuộc của pho tượng vào thế giới khách quan
thông qua kinh nghiệm đã tích lũy.

Với các quá trình tư duy: nhận định, kết luận được Côđinhắc và một số
nhà triết học duy vật Pháp đã xem xét từ góc độ chủ nghĩa duy vật, duy cảm,
mà thực chất không cho thấy sự khác biệt giữa tư duy và cảm giác. Tư duy,
theo họ, là nhận định, là sự lý giải, là đam mê, là ham muốn đều không phải là
cái gì khác cảm giác với các biến tướng của nó.

G.Laméttri (1709 - 1751) là nhà y khoa, nhà triết học, người bảo vệ
quan điểm tiếp cận của khoa học tự nhiên để nghiên cứu con người và tâm lý
của nó. C.Mác gọi Laméttri là “trung tâm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Pháp thế kỷ XVIII”. Không chấp nhận quan điểm nhị nguyên luận, Laméttri
cho rằng, chính tổ chức các mô của não đã tạo ra các thuộc tính của vật chất
như năng lực vận động, năng lực cảm giác, tư duy... Động vật, theo ông, có
năng lực cảm giác. Con người là một phần của tự nhiên, là sự kế thừa từ
động vật rồi phát triển lên. Cả thực vật, động vật và con người hình thành nên
“cầu thang với các bậc không rõ ràng nhưng mọi sự trong tự nhiên lại diễn ra
một cách có trật tự từ bậc nọ đến bậc kia chứ không nhảy cóc qua bậc nào”.
Như vậy, việc hiểu về con người như trên đã loại trừ vai trò sáng tạo của
thượng đế. Tuy nhiên, Laméttri cho rằng, việc hiểu như vậy cũng làm thay đổi
ý nghĩ của những người theo các tín đồ khác nhau.

Con người - bậc cao nhất trong phát triển tự nhiên, tâm hồn của nó có
những phẩm chất khác xa với tâm hồn động vật. Nguồn gốc về sự ưu thế của
con người với con vật là ở chỗ: một mặt, tổ chức của con người khác với con
vật; mặt khác, ở con người có học vấn và giáo dục. Quá trình giáo dục là
những âm thanh từ ngữ được truyền vào một tai và gián tiếp qua tai đi vào
não của người khác.

Trong tác phẩm Con người - cái máy, Laméttri muốn đề cập đến sự
phụ thuộc của các năng lực tâm hồn vào tổ chức của cơ thể. Ông cho rằng,
con người là một cái máy được giáo dục, còn tâm hồn là thuật ngữ mà nội
hàm không chứa đựng bất kỳ ý tưởng nào ngoài việc biểu thị nó là một bộ
phận của cơ thể - bộ phận cơ thể có suy nghĩ. Tuy nhiên, Laméttri không
đồng nhất con người với cái máy. Khi nêu ra Con người - cái máy, ông chỉ
nhằm giải thích các biểu hiện phức tạp nhất ở con người, trong đó có ý thức.

Tuy nhiên, tính siêu hình được thể hiện rõ nét khi Laméttri bàn về sự
phụ thuộc của ý thức với tổ chức cơ thể con người là động vật từ biết bò
chuyển sang tư thế thẳng đứng nhờ hoạt động của các bộ máy.

Các ý tưởng khoa học tâm lý của Laméttri còn được thể hiện ở những
lĩnh vực dưới đây. Trước hết, phát triển chủ nghĩa kinh nghiệm của Lốc, ông
khẳng định chỉ có kinh nghiệm và sự quan sát là nguồn gốc của nhận thức,
nhờ có khởi nguồn này mà có biểu tượng là sự chú ý. Biểu tượng - hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm biểu tượng như chính nó - hay năng lực mơ tưởng hão
huyền, còn các chức năng như nhận định, suy luận, trí nhớ... đều là các biến
tướng hiện tại của “màn hình não bộ?”, mà trên đó, từ ngọn đèn thần, những
đồ vật gây ấn tượng rơi vào mắt và được phản ánh. Là người theo chủ nghĩa
duy cảm, Laméttri không phân biệt khởi nguồn cảm giác với tư duy. Nhận
thức được bắt nguồn từ cảm giác và dẫn đến các hình ảnh trên cơ sở các
biểu tượng.

Trật tự của việc thiết kế các hoạt động là chú ý. Chú ý có nhiệm vụ
thông báo cho nhận thức về tính tích cực của nó. Nhận thức là một hoạt động
tự đo, đòi hỏi có ý chí. Nhận thức được gọi là chú ý hay là bà mẹ của các
khoa học.
Chức năng của chú ý là nhằm giữ lại các hình ảnh nằm trong ý thức và
tạo ra các dòng vận động thường xuyên của hình ảnh.

Laméttri khi nghiên cứu về nhu cầu đã đề cập đến vai trò đặc biệt của
nó trong hành vi. Những tồn tại đã bị loại bỏ nhu cầu là những tồn tại giống
như ở loài thực vật không có trí tuệ. Nhu cầu càng nhiều, trí tuệ càng cao.

Đối với con người, nhu cầu là bản chất tự nhiên để bảo tồn cơ thể và
giống nòi. Do vậy, hạnh phúc là phải được thỏa mãn các nhu cầu cơ thể, biểu
thị sự hài lòng của nó. Một số thỏa mãn cao cấp đều bắt nguồn từ cảm giác
và chỉ tồn tại ở một số ít người. Như vậy, việc bảo vệ các nhu cầu cơ bản của
con người, về thực chất, có ý nghĩa rất tiến bộ (cho dù về lý luận còn hạn chế)
vì nó đã vượt qua được chủ nghĩa cấm dục của Thiên Chúa giáo.

K.Ghenvenxia (1715 - 1771). Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu của ông
là: Nguồn gốc của sự bất bình đẳng trí tuệ là do dâu? Do tự nhiên hay do giáo
dục? Ông lý giải: con người sinh ra đã có năng lực cảm giác và bảo tồn cảm
giác hay còn gọi là trí nhớ. Các năng lực trí tuệ đều hình thành từ cảm giác.
Các thao tác trí tuệ như so sánh, nhận định đều dẫn đến cảm giác. Việc thực
thi các thao tác trí tuệ, so sánh các ý tưởng chỉ có thể diễn ra nhờ chú ý. Chú
ý sẽ làm tăng cường các thao tác trên. Sự tăng cường này sẽ kích thích tò
mò, hứng thú. Khi có hứng thú như nhau trong nhận thức về một hiện tượng
nào đó, tức là những người này có năng lực như nhau về chú ý. Hứng thú tạo
ra khát vọng về hạnh phúc. Như vậy mọi sự đều bắt nguồn từ cảm giác, nên
chúng là kết quả hoạt động của các cơ quan nhận cảm, từ đó suy ra ưu thế
của trí tuệ cũng phụ thuộc vào hoạt động của những cơ quan này. Từ đây,
ông đưa ra nhận định rằng, tất cả mọi người với các tổ chức bình thường, có
bản chất tinh tế về cảm giác do thiên nhiên ban tặng, đều có cơ hội đưa ra
những phát minh quan trọng trong các lĩnh vực toán, hóa, chính trị, …
Ghenvenxia cũng phản bác mối quan hệ giữa trí nhớ và phát triển trí tuệ. Đối
với những phát minh vĩ đại chỉ cần có trí tuệ bình thường. Ngoài ra,
Ghenvenxia còn nghiên cứu về mối quan hệ giữa trí tuệ với các điều kiện vật
lý, sự khác biệt chủng tộc giữa con người về ăn uống, khí chất. Ông khẳng
định sự khác biệt này không phải do sức khoẻ, màu da, không phải do sự tinh
tế ít hay nhiều của cảm giác mà do trí tuệ của con người khác nhau. Từ góc
độ tâm lý học, mọi người đều có cơ sở tiền đề như nhau để phát triển các
năng lực trí tuệ của mình. Nhưng không phải ai cũng đưa ra những phát minh
khoa học. Phát minh khoa học là kết quả của hai nguyên nhân: do vị trí khác
nhau của mỗi người và do có cơ hội cũng như khát vọng (nhiều hay ít) đạt tới
vinh quang. Như vậy, cơ hội và khát vọng đạt tới vinh quang chính là hai
nguyên nhân dẫn sự bất bình đẳng về trí tuệ.

Ghenvenxia cho rằng, cần nghiên cứu toàn diện tất cả các trường hợp
thúc đẩy việc phát kiến và thực thi những phát minh vĩ đại với mục đích đào
tạo ra những con người vĩ đại; đồng thời, cũng khẳng định tính hiện thực của
quá trình sáng tạo - một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học
hiện đại. Một nguyên nhân do khát vọng hướng tới vinh quang cũng được ông
phân tích tỉ mỉ: trí tuệ có thể được xem là một cái máy hoàn chỉnh, nhưng là
cái máy không chuyển động cho đến khi nào khát vọng không đưa nó vào
trạng thái vận động. Chính vì thế, khát vọng là nguồn gốc của tính tích cực trí
tuệ. Cường độ khát vọng của mỗi người khác nhau và không mang tính bẩm
sinh vì con người sinh ra chưa có ham muốn, đam mê. Sự đam mê là sản
phẩm của giáo dục. Đam mê sẽ bị dập tắt nếu như việc thực thi công việc mà
nó hướng tới, được kết thúc trong ánh hào quang. Đằng sau sự vinh quang là
danh dự, là sự giàu có; nói cách khác, là các điều kiện để nhận được những
thỏa mãn của cơ thể được hình thành. Kết luận cuối cùng về sự bất bình
đẳng trong trí tuệ, được Ghenvenxia khẳng định là do giáo dục và khẳng định
chính giáo dục đã tạo ra chúng ta những con người như chúng ta hiện nay.

D.Diđro (1713 - 1784), là người đã nêu ra một loạt các ý tưởng duy vật
biện chứng về nhận thức, về bản chất hứng thú và đam mê của con người.
Diđro đã chỉ ra tính đặc thù của tư duy cũng như các ý tưởng biện chứng về
sự liên quan giữa cảm giác và trí tuệ.
Chương 5. NHỮNG TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC Ở NGA VÀO THẾ KỶ
XVIII
Thế kỷ XVIII - thế kỷ có những biến đổi, đặt nền tảng cho chủ nghĩa duy
vật phát triển. Ở Nga, vào thế kỷ XVIII, những quan điểm được xây đựng trên
cơ sở của phát triển về văn hóa, triết học, khoa học đã được hoàn thiện đầy
đủ để làm cơ sở cho việc phát triển các tư tưởng về tâm lý học.

M.V.Lômônôxốp (1711 - 1768) là người đặt nền móng cho tâm lý học
duy vật Nga. Ông còn là nhà bách khoa toàn thư, nhà vật lý, hóa học, lịch sử,
triết học, nhà văn, nhà thơ, nhà sáng lập ra ngữ pháp tiếng Nga đầu tiên.

Ông là người đưa ra học thuyết ba thành phần của thị giác màu sắc.
Ngoài ra, Lômônôxốp còn phát triển các ý tưởng về tư tưởng, về khái niệm
đam mê (bản chất, sự đấu tranh với đam mê và vai trò của trí tuệ).

Radisép (1749 - 1802) là nhà cách mạng, nhà kinh tế, nhà triết học duy
vật, đã khẳng định tất cả mọi sức mạnh và chính cuộc sống, cảm giác và suy
nghĩ đều không phải là cái gì khác ngoài vật chất được tập hợp lại. Trong thế
giới mà chúng ta hiện nhìn thấy đang tồn tại những vật chất giống nhau
nhưng có các thuộc tính, năng khiếu khác nhau.

Radisép phủ nhận sự tồn tại của tâm hồn như các thực thể độc lập.
Tâm lý con người là chức năng của các bộ phận khác nhau trong cơ thể - của
dây thần kinh và não.

Về đặc trưng trong lối sống của con người, Radisép cho rằng, con
người không chỉ thích nghi với tự nhiên mà cải tạo nó, vì con người có ngôn
ngữ, có dáng đi thắng. Sự khác biệt về chất của cảm giác ở con người liên
quan đến tính đặc thù trong tri thức của họ và đặc biệt nhờ vai trò nghệ thuật
cũng như sự được trang bị các công cụ khác nhau nên khả năng của cơ quan
nhận cảm được mở rộng đến vô hạn. Tiếng nói và ngôn ngữ cũng được xác
định là các yếu tố quan trọng trong việc hình thành ý thức cá nhân. Ông đánh
giá cao vai trò giáo dục đối với sự phát triển trí tuệ của con người, của sự tác
động của xã hội lên con người (bằng con đường bắt chước, cùng tham gia,
cùng trải nghiệm).
Về vấn đề vĩnh hằng của tâm hồn, Radisép lý giải như sau: Con người
có phần cơ thể bị hủy hoại, song không thể tiêu diệt những gì trong thâm tâm
của họ, bởi nó là các lực lượng tự nhiên đã hoàn thiện.

Những tư tưởng khoa học này đã đặt nền tảng truyền thống duy vật và
dân chủ trong triết học và tâm lý học ở Nga vào thế kỷ XIX.

Chương 6. NHỮNG TƯ TƯỞNG TÂM LÝ HỌC TRONG TRIẾT HỌC


CỔ ĐIỂN ĐỨC VÀO CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ
XIX
Tâm lý học và triết học kinh nghiệm của Anh được du nhập vào Đức chỉ
vào cuối thế kỷ XVIII.

Vônphơ (1679 - 1754) chia tâm lý học thành hai khoa học: kinh nghiệm
(tâm lý học kinh nghiệm) và duy lý (tâm lý học duy lý), là người thỏa hiệp giữa
các ý tưởng kinh nghiệm và duy lý trong Tâm lý học. Trong tâm lý học kinh
nghiệm, Vônphơ đã chú ý đến vấn đề về cuộc sống của tâm hồn. Song, khóa
học kinh nghiệm của Vônphơ nói chung rất nghèo nàn. Ông cũng nêu ra một
cách không rõ ràng về khả năng có thể đo lường trong Tâm lý học. Đại lượng
của sự hài lòng có thể đo lường bởi sự hoàn thiện mà con người đã ý thức
được, còn đại lượng của chú ý - sự kéo dài luận chứng mà con người ở trạng
thái dõi theo nó. Còn đối tượng nghiên cứu trong tâm lý học duy lý là những
suy luận tự biên về bản chất, về vị trí lui tới, về tự do và sự vĩnh hằng của tâm
hồn.

Trong học thuyết về năng lực, ông tiếp tục phân biệt trong tâm hồn
những năng lực nhận thức và năng lực mong muốn như đã có từ thời Trung
cổ. Năng lực mong muốn là những năng lực được sản sinh ra từ năng lực
nhận thức. Từ hoạt động nhận thức, lúc đầu xuất hiện sự thỏa mãn (hoặc lo
sợ), sau đó là những ý kiến về mặt mạnh của khách thể và cuối cùng là sự
thèm muốn hay là sự hướng đến khách thể. Sự hướng đến này nảy sinh
trong ý thức về những mặt tốt (hay mặt chưa tốt) của khách thể. Những biểu
hiện mạnh mẽ nhất của sự thèm muốn cảm tính được gọi là kích động.
I.Cantơ (1724 - 1804) đã đưa ra phê phán rất mạnh mẽ quan điểm của
Vônphơ. Cantơ nghiên cứu vấn đề về những điều kiện để tâm lý học trở
thành một khoa học. Cantơ cho rằng, tâm lý học kinh nghiệm về tâm hồn luôn
luôn dừng lại cách xa với ranh giới của khoa học tự nhiên theo đúng nghĩa
của nó. Trước hết, vì toán học không tiếp cận được với cảm giác bên trong
cũng như quy luật của chúng và vì thế không thể tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm trong tâm lý học. Trong khi đó, tự quan sát lại làm thay đổi và biến
dạng trạng thái của đối tượng được quan sát. Do vậy, học thuyết về tâm hồn
chỉ là những mô tả bản chất của tâm hồn chứ không thể là khoa học về tâm
hồn được. Mặc dù Cantơ đã nêu ra không chính xác rằng, không thể đưa
thực nghiệm và toán học vào nghiên cứu trong tâm lý học nhưng lại chỉ ra một
cách nghiêm túc rằng, chúng rất cần thiết cho tâm lý học như là một khoa học
về tâm lý.

Học thuyết về tâm hồn của Cantơ bao gồm năng lực nhận thức của tâm
hồn, năng lực cảm nhận về sự hài lòng và sự sợ hãi.

Trong học thuyết về nhận thức, Cantơ đưa chủ nghĩa tiên nghiệm của
mình để lý giải các hiện tượng tâm lý. Ông cho rằng, tiên nghiệm không gian
và thời gian là các hình thức của tri giác. Theo Cantơ, nhận thức được bắt
đầu từ sự tác động của các đối tượng lên chúng ta, nghĩa là nó mang tính
chất kinh nghiệm. Do sự tác động của các đồ vật, ta tiếp nhận được nội dung
của nhận thức. Cơ sở cần thiết cho nhận thức hay điều kiện để tỏa sáng tri
thức kinh nghiệm là hình thức. Hình thức mang tính tiên nghiệm và diễn ra từ
chính năng lực của nhận thức. Các hình thức tiên nghiệm của tri giác khác
với các hình thức tiên nghiệm của tư duy. Các hình thức của tri giác là không
gian và thời gian, tất cả các hiện tượng bên ngoài chúng ta đều là tồn tại
trong không gian. Không gian là hình thức của cảm giác bên ngoài; tất cả các
cảm giác của chính chúng ta cùng tồn tại theo thời gian, thời gian là hình thức
nhận cảm bên trong và gián tiếp, nó là điều kiện của tri giác bên ngoài. Không
gian và thời gian với tư cách là các hình thức nhận cảm, đều là lý tưởng tiên
nghiệm (vì các khách thể trong không gian hay thời gian đều không tồn tại),
còn kinh nghiệm là phương thức gián tiếp để tồn tại các khái niệm về đồ vật
và về chính cái tôi. Những hình thức tồn tại này đều là tiên nghiệm vì chúng
đều là những hình thức hoàn toàn cần thiết cho sự tồn tại của mình; kinh
nghiệm không bao giờ có thể đưa ra được cái chung nhất, cái tất yếu nhất mà
chỉ có ý nghĩa trong một số điều kiện xác định. Các hình thức tiên nghiệm của
tư duy được liên kết với các nội dung thu được bằng con đường kinh nghiệm
và thiết lập các mối quan hệ, liên hệ giữa các nội dung phong phú để nhận
được từ đó các tri thức. Các nội dung đa dạng này được chia thành hai nhóm:
phạm trù suy luận (có 12 phạm trù) và ý tưởng của trí tuệ thuần túy (có 3
phạm trù). Ngoài ra, khi nghiên cứu học thuyết về các hình thức tiên nghiệm
của suy luận, Cantơ đã phát triển học thuyết về tổng giác. Tổng giác là năng
lượng tích cực nhằm thực hiện tổng hợp các hình ảnh lộn xộn ban đầu. Tổng
giác có hai hình thức là khởi đầu và tổng hợp; chúng luôn ở trong sự thống
nhất với nhau hay còn gọi là sự thống nhất tiên nghiệm của tự ý thức. Để
nhận thức, cần phải có sự thống nhất của tự ý thức. Sự thống nhất này của
tổng giác hay còn gọi là tổng giác khách quan, nghĩa là hướng đến khách thể,
tổng hợp các ấn tượng riêng lẻ của khách thể thành tri thức trọn vẹn mang
đến sự thống nhất cho thế giới cảm tính đa dạng lộn xộn và đồng thời cũng là
xây dựng nên khách thể.

Trong học thuyết về sơ đồ tiên nghiệm, Cantơ đã giải quyết vấn đề về


sử dụng các phạm trù để lý giải hiện thực kinh nghiệm mà con người thu
được bằng tự giác. Sơ đồ là một yếu tố mới của ý thức, liên kết vào đó các
năng lực nhận thức khác nhau. Cantơ gọi sơ đồ của mình là các khái niệm
cảm tính; chúng là sản phẩm của hoạt động tưởng tượng.

I.G.Phixte (1762 - 1814) là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Cách
mạng Pháp. Ông quan tâm nghiên cứu về tính tích cực của chủ thể “cái tôi”
và lý giải các vấn đề này từ góc độ của chủ nghĩa duy tâm. Theo Phixte, có
tồn tại cái gọi là năng lực sáng tạo không điều kiện tuyệt đối - đấy là ý chí của
trí tuệ, cái mà được hiện thực hóa trong tồn tại kinh nghiệm của con người,
để phân biệt con người khác với các hiện tượng tự nhiên. Bản chất “cái tôi”
cấu thành nên hoạt động. Không phải vì chúng ta nhận thức được nên chúng
ta hành động, mà chúng ta hành động là vì đã được chỉ định trước đó là phải
hành động. Tri thức không phải là đích mà là phương tiện giúp ta thống trị tự
nhiên một cách hợp lý. Còn chủ thể - trước hết là chủ thể hành động. Vì thế
tất cả mọi nhận thức chỉ là điều kiện, là bước chuẩn bị hành động; trong đó lý
luận – một phần thực tiễn của con người. Bản chất hoạt động của con người
được biểu hiện ra bên ngoài cơ thể của họ, tạo ra sự khác biệt về nguyên tắc
giữa cơ thể con người và cơ thể con người. Cơ thể của con người chưa
được hoàn thiện từ lúc sinh ra và đến cuối đời thì tự do ý chí hay tâm linh đã
hình thành. Phixte đã xem xét sự phát triển tâm hồn của con người dưới góc
độ cá thể phát sinh một cách biện chứng và trên cơ sở những ý tưởng này,
cuộc sống tâm hồn được mở ra từ những hoạt động có mục đích, trọn vẹn
của “cái tôi”.

V.I.Selling (1775 - 1854) là học trò của Phixte nhưng lại phê phán ông.
Selling xem xét cuộc sống tâm hồn trong khuôn khổ của tự nhiên. Tự nhiên
liên quan đến đời sống tâm hồn một cách hữu cơ. Ông nhìn thấy cái gọi là
phát triển tâm hồn trong các quá trình từ trường, điện lực và các phản ứng
hóa học; và đặc biệt ở môi trường hữu cơ (đi từ sự phát triển của thực vật
đến con người). Con người là khâu nối giữa tự nhiên và tâm hồn. Selling là
người đã quan tâm đến sự phát triển của ý thức từ cảm giác đến ý chí. Ngoài
ra, theo ông, nghệ thuật chính là cái đích, là hoạt động cấp cao của “cái tôi”.

G.V.Hêghen (1770 - 1831). Tâm lý học là một phần của học thuyết về
tâm hồn chủ quan (ý thức cá thể), được phát triển trên ba nấc. Ở nấc đầu,
tâm hồn xuất hiện dưới dạng nhập một cách trực tiếp với cơ thể (tâm linh là
tâm hồn) và là đối tượng của Nhân chủng học. Ở bậc thang này, hướng
nghiên cứu chủ yếu là các hình thức đa dạng của tâm lý con người, liên quan
đến sắc tộc, lứa tuổi những đặc điểm sinh lý, khái niệm tính cách, khí chất và
cả cảm giác. Ở nấc thứ hai, phản xạ và tâm hồn chính là ý thức. Hiện tượng ý
thức là đối tượng nghiên cứu của khoa học về tâm hồn. Ở đây chủ yếu
nghiên cứu vấn đề phát triển của ý thức. Ý thức sẽ đưa đường từ ý thức đến
tự ý thức và từ đó đến trí tuệ. Ở nấc thang thứ ba xem xét tâm hồn gồm các
thành phần: trí tuệ, nhận thức (tâm hồn lý luận), ý chí (tâm hồn hiện thực) và
nhân phẩm (tâm hồn tự do). Nấc thang thứ ba của phát triển tâm hồn là đối
tượng nghiên cứu của Tâm lý học. Trong hệ thống nghiên cứu của mình
Hêghen còn đề cập đến sự ghẻ lạnh của tâm hồn và những biểu hiện của nó
trong các lĩnh vực như đạo đức, pháp luật, nhà nước, tôn giáo để dẫn đến
hiểu ý thức con người theo cách mới. Ý thức không chỉ xuất hiện trong lời nói
mà trong cả các biểu hiện đa dạng của hoạt động sáng tạo cũng như trong
thực tiễn ở con người. Các vấn đề về nguồn gốc tư duy và quyền lực sáng
tạo của tư duy, theo Hêghen lại không được quyền đề cập đến.

L.Phơbách (1804 - 1872) là người đưa ra quan điểm triết học duy vật
về cách hiểu tâm lý người. Đề tài triết học mà ông quan tâm là “con người
như là chủ thể của tư duy”. Từ góc độ nghiên cứu nhân chủng học, Phơbách
khẳng định sự thống nhất giữa cơ thể và tâm hồn. Ông không cho rằng, có sự
đối lập giữa cơ thể với tâm hồn và coi con người là sản phẩm, là một bộ phận
của tự nhiên; ngoài ra, ở con người có bản chất xã hội đặc thù.

Phơbách phủ nhận việc sử dụng phương pháp tự quan sát trong
nghiên cứu tâm lý học. Ông cho rằng, ý thức có các quá trình vật chất khách
quan, mà trước hết là các quá trình của não, do vậy, phải đặt nhiệm vụ
nghiên cứu các quá trình này.

Phần ba. TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN NHƯ LÀ MỘT KHOA HỌC VỀ Ý
THỨC TRONG GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH TÂM LÝ
HỌC THỰC NGHIỆM

Chương 1. SỰ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC KINH NGHIỆM Ở ĐỨC


VÀO NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Vào thế kỷ XVIII, ở Đức xuất hiện xu hướng nghiên cứu các sự kiện,
các hiện tượng kinh nghiệm cụ thể trong mối liên hệ với con người và tự
nhiên.
I.Ph.Gherbát (1776 - 1841) là nhà triết học, nhà giáo dục học, nhà tâm
lý học - người sáng lập ra tâm lý học kinh nghiệm ở Đức. Ông là người chống
lại quan điểm chia hoạt động tâm hồn ra thành các chức năng riêng lẻ, và
khẳng định đời sống tâm hồn là tổng thể duy nhất.

Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các sự kiện hiện tượng ý thức
và chính Gherbát đã nói lên mong muốn xây dựng một nền tâm lý học dựa
trên nền tảng của kinh nghiệm. Chính ông cũng là một trong số những người
đứng về phía tâm lý học liên tưởng. Ông coi trạng thái ý thức là điểm khởi
nguồn của tất cả các nghiên cứu về tâm lý học. Phương pháp để bộc lộ các
hiện tượng này là tự quan sát, quan sát những người khác và phân tích sản
phẩm của hoạt động. Và nhiệm vụ của tâm lý học được đặt ra là phải giải
thích con người như chính họ. Nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra các hiện
tượng của ý thức là không phù hợp và muốn để tâm lý học trở thành một
khoa học thì nhất thiết phải sử dụng Toán học, vì Toán học đem lại độ chính
xác cao và làm cho việc kiểm tra các khái niệm trở thành hiện thực.

Đơn vị cơ bản nhất của cuộc sống tâm hồn là biểu tượng. Biểu tượng
là những hình ảnh phức tạp của tri giác nảy sinh do ảnh hưởng tác động của
các đồ vật tồn tại ở bên ngoài. Biểu tượng có tính chất định tính lẫn định
lượng. Tính chất định tính của biểu tượng giúp cho việc phân biệt biểu tượng
này với biểu tượng khác, còn đặc điểm định lượng của biểu tượng là cường
độ của động thái, là chỉ số về sự rõ ràng của biểu tượng. Do cường độ luôn
có sự tác động qua lại lẫn nhau, mà tính chất định lượng của biểu tượng luôn
bị thay đổi.

Về mức độ rõ ràng của biểu tượng, Gherbát chia thành ba lĩnh vực:

- Ý thức rõ ràng: là các biểu tượng có thuộc tính của ý thức rõ ràng;

- Ý thức: là các biểu tượng ít rõ ràng hơn;

- Vô thức: là các biểu tượng tối hơn và bị các biểu tượng khác chèn ép.

Vào các thời khác nhau, một biểu tượng có thể có mặt ở các lĩnh vực
khác nhau của ý thức. Đời sống tâm hồn là sự vận động không ngừng của
các biểu tượng. Ranh giới để phân định lĩnh vực này với lĩnh vực khác được
Gherbát gọi là ngưỡng. Ranh giới giữa ý thức rõ ràng và ý thức gọi là ngưỡng
của ý thức rõ ràng; còn ranh giới phân định ý thức không rõ ràng với vô thức -
ngưỡng ý thức. Chính thuật ngữ “ngưỡng” mà Gherbát đưa ra sau này đã
được Phécne sử dụng trong tâm vật lý.

Vấn đề đặt ra lúc này là trong những điều kiện nào thì biểu tượng len
được vào tâm điểm của ý thức? Theo Gherbát điều đó phụ thuộc vào:

- Cường độ của những ấn tượng, qua đó xác định được ý nghĩa của
những ấn tượng đó với chủ thể;

- Không có sự ngăn cản nào trên con đường biểu tượng đi vào ý thức;

- Lượng dự trữ của kinh nghiệm.

Ngoài biểu tượng, trong ý thức còn có cảm giác và ý chí và chúng được
coi là sản phẩm của những quan hệ giữa các biểu tượng, là những trường
hợp riêng lẻ của sự tác động qua lại của các biểu tượng.

Tóm lại, cuộc sống tâm hồn không phải là cái gì khác mà chính là kết
quả tác động qua lại giữa các biểu tượng, là sự tập cộng giữa chúng hay là
thuộc tính của chúng.

Sau Gherbát, ba học trò của ông là T.Vaits (1821 - 1864), M.Lasarus
(1824 - 1903) và G.Stêtan (1823 - 1899) là những người nổi tiếng trong giới
tâm lý học ở Đức. Vaits đưa ra ý tưởng về sự cần thiết nghiên cứu đời sống
tâm hồn của các bộ tộc nguyên thủy và nói chung, nghiên cứu sự phát triển
lịch sử của đời sống tâm lý.

Lasarus và Stêtan được các nhà lịch sử đánh giá là những người đầu
dựng nền tâm lý học dân tộc - một trong các vấn đề của tâm lý học xã hội.
Stêtan còn nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề về mối quan hệ
giữa ngữ pháp, lôgíc và bản chất tâm lý của tiếng nói. Lasarus cho rằng
những biểu hiện của đời sống tâm hồn là chuyện tiếu, là ngôn ngữ và quan
hệ của nó với tư duy. Các yếu tố của tâm linh các dân tộc – đó là tiếng nói,
huyền thoại, chữ viết, tôn giáo, sáng tạo của quần chúng.
G.Lotse (1817 - 1881) là một nhà tâm lý học kinh nghiệm người Đức
thế kỷ XIX. Ông cho rằng, tri giác không gian sở dĩ thực hiện được là nhờ vào
thị giác và xúc giác. Năng lực tri giác không gian được hình thành như sau:
Các cảm giác thị giác và xúc giác được đặc trưng bởi chất lượng và cường
độ xác định, và bản thân chúng thì không chứa một tí gì gọi là không gian.
Nhưng về giải phẫu, mỗi điểm trên võng mạc hay bề mặt da đều khác về chất
so với các điểm khác cùng tồn tại, do vậy chúng cảm giác được sự tác động
từ bên ngoài rất đặc trưng; nói cách khác, mỗi điểm đều có ký hiệu định vị khu
trú của mình. Sự định khu các đồ vật trong không gian được diễn ra trên cơ
sở các cảm giác với những chất lượng khu trú đặc trưng. Các cử động tay,
mắt hay toàn bộ cơ thể được liên tưởng với các cảm giác. Quá trình này là
sản phẩm của cơ chế vô thức thuộc các trạng thái bên trong. Tri giác không
gian được hình thành trong cuộc sống với sự trợ giúp của hàng loạt kinh
nghiệm, và con người chỉ có thể tái hiện được ở trạng thái ý thức như của con
trẻ, còn tất cả các trạng thái trung gian thì không thể nào “nắm bắt” được
trong ý thức của người lớn.

Chương 2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC


LIÊN TƯỞNG Ở THẾ KỶ XIX
Thế kỷ XIX được coi là thời hưng thịnh của Tâm lý học liên tưởng. Quy
luật liên tưởng được xem như là hiện tượng cơ bản của đời sống tâm hồn. Từ
chủ nghĩa liên tưởng đã xuất hiện những học thuyết được sử dụng trong các
lĩnh vực chính trị, đạo đức và giáo dục. Ảnh hưởng đến sự phát triển của tâm
lý học liên tưởng là các thành tựu khoa học của tự nhiên như hóa học (giai
đoạn đầu của thế kỷ XIX), vật lý và sau đó là sinh học. Đặc điểm nổi bật của
tâm lý học liên tưởng thế kỷ XIX là sự liên kết của nó với triết học thực chứng.

Tâm lý học liên tưởng thế kỷ XIX trải qua ba giai đoạn. Thời điểm thịnh
vượng nhất của dòng tâm lý học này gắn với tên tuổi của T.Braun và G.G.Mill.
Trong các công trình của họ, chủ nghĩa liên tưởng mang hình thức kinh điển.
Sau đó, chủ nghĩa liên tưởng chuyển sang giai đoạn mới đặc trưng bởi sự
xem xét lại những vấn để cơ bản về đối tượng và phương pháp của Tâm lý
học liên tưởng, đặt khởi điểm cho sự khủng hoảng của dòng tâm lý học này.
Cuối thế kỷ XIX, trong lý luận của tâm lý học liên tưởng có đề cập đến nghiên
cứu bằng thực nghiệm. Những nghiên cứu thực nghiệm liên tưởng được khởi
đầu vào năm 1883 bởi Trausolt - học trò của Vunt. Các đại diện tiêu biểu của
tâm lý học liên tưởng thời kỳ này là Ebingaoxơ, G.M.Milơ, T.Sigen. Tuy nhiên,
lúc này, những bổ sung hay sự chính xác hóa diễn ra trong Tâm lý học liên
tưởng, thực chất là sự chối từ các tư tưởng có tính nguyên tắc của chủ nghĩa
liên tưởng. Và vì thế, chủ nghĩa liên tưởng rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Sau
đây, từng giai đoạn của tâm lý học liên tưởng sẽ được xem xét kỹ hơn.

Braun đề cập đến các quy luật thứ phát của chủ nghĩa liên tưởng hay
còn gọi là học thuyết về các yếu tố bổ sung, nhằm giải thích sự nảy sinh của
liên tưởng từ các yếu tố khác nhau, ở các thời điểm khác nhau. Những yếu tố
được Braun chú ý đến là: cường độ của cảm giác đầu tiên, tính mới lạ của nó,
sự gần giống nhau, các đặc điểm bản chất của cá nhân, trạng thái sức khỏe
của con người.

Braun phân tích tư duy như là quá trình giải bài tập, dựa trên cơ sở các
dòng liên tưởng: nhiệm vụ sẽ gọi ra các liên tưởng lộn xộn và chỉ một trong số
đó là đáp ứng được việc giải bài tập. Ngoài ra, ông cũng phát triển học thuyết
về cảm giác, trong đó từ xúc giác tách ra cảm giác nóng lạnh cũng như cảm
giác của cơ bắp và nêu lên ý nghĩa của nó đối với việc hình thành lòng tin vào
sự tồn tại của các đồ vật ở thế giới bên ngoài.

Trong thời điểm mà vai trò của chủ nghĩa duy vật đang ở giai đoạn đi
xuống rất mạnh, Braun đã tách các hiện tượng tâm hồn khỏi não - cơ sở vật
chất của nó (chỉ có cảm giác là được xem xét trong mối quan hệ với não, với
môi trường xung quanh, nhưng lại là đối tượng nghiên cứu của sinh lý học về
tâm linh) và đề ra nhiệm vụ nghiên cứu chúng như là sự phục tùng các quy
luật bản chất bên trong và chỉ có thể nhận ra được bằng tự quan sát. Chủ
nghĩa duy vật của Gátli, theo Braun, không thể giải thích được những mối
quan hệ của các ý tưởng trong cuộc sống trí tuệ - theo quy luật giống nhau,
quy luật tương phản. Braun đã từ chối thuật ngữ “liên tưởng” và chỉ sử dụng
nó để lý giải những quan hệ đơn giản nhất giữa các cảm giác hiện tại và các
tình huống đã diễn ra trước đó. Braun thừa nhận cơ sở của liên tưởng nằm
trong não. Tất cả các mối quan hệ còn lại đều là các thao tác của tâm hồn và
ông gọi chúng là những ám thị tương đối. Tương tự như vậy, liên tưởng còn
được gọi là các ám thị giản đơn. Như vậy, về thuật ngữ, sự phân chia tất cả
các hiện tượng tinh thần thành liên tưởng (hay các ám thị giản đơn) và ám thị
tương đối có thể được coi là sự chối từ của học thuyết liên tưởng với chủ
nghĩa duy vật.

Phương pháp nghiên cứu tâm hồn duy nhất, đó là tự quan sát. Braun
còn cho rằng, nhà hóa học liên quan đến vật chất như thế nào thì các nhà
phân tích trí tuệ cũng quan hệ với tâm linh như vậy. Bởi khác với các ngành
khoa học khác, việc phân tích những gì liên quan đến tâm hồn không đưa ra
được các cấu thành có thực của các hiện tượng tâm lý: một cảm giác phức
tạp nhất thì cũng chỉ là một cảm giác, không tồn tại cái gọi là nửa cảm giác vui
sướng hay buồn rầu.

Việc phân tích khoa học về tâm linh được tiến hành trên cơ sở nhận
cảm mối quan hệ qua lại của một trạng thái tâm linh với một trạng thái khác
của nó. Và như vậy, Braun đã bảo vệ phương pháp tự quan sát như là một
phương pháp của tâm lý học liên tưởng.

Chủ nghĩa duy tâm kết hợp với chủ nghĩa siêu hình của Braun còn
được thể hiện ở việc lý giải các hiện tượng tâm hồn. Ví dụ: theo ông, tất cả
các hiện tượng tâm lý phức tạp, theo Braun đều là tổng số của các cấu thành
đơn giản hơn. Điều này có thể quan sát thấy trong khi lý giải về nhu cầu và so
sánh: Các ám thị tương đối, các thao tác trí tuệ đều được diễn ra giống như
hoạt động so sánh. Hoạt động so sánh có cấu thành như sau:

- Có hai (hay nhiều hơn) ý tưởng khách thể để so sánh.

- Có cảm giác về quan hệ giữa chúng, ví dụ như sự giống nhau.


- Cảm giác có chủ định hay là sự hiện diện của chú ý, ý định tìm ra mối
quan hệ đó.

Nhưng do sự so sánh không thể được thực hiện một cách không chủ
định, tự động hóa, nên khi một kết luận được đưa ra là so sánh, là liên tưởng
hay ám thị, còn phụ thuộc tính tích cực của quá trình này. Xét từ quan điểm
tâm lý học - tất cả chúng chẳng qua chỉ là ảo giác. Các quá trình nhận thức đã
được Braun tiếp cận một cách máy móc.

D.Mill (1773 - 1836), trước hết là nhà sử học, nhà kinh tế học. Quyển
sách của ông Sự phân tích các hiện tượng tâm linh của con người được coi là
đỉnh cao của tâm lý học liên tưởng Anh kinh điển. Mục đích của cuốn sách là
làm sao có thể thúc đẩy sự phát triển tốt nhất các năng lực của tâm hồn trong
giáo dục. Ông cho rằng, đời sống tâm lý bắt nguồn từ cảm giác, biểu tượng
và sự liên tưởng của các ý tưởng: trong thế giới tâm lý chỉ có một hiện tượng
- đó là cảm giác và chỉ một quy luật - liên tưởng. Có vô số, không hạn chế các
phương pháp để làm thay đổi cảm giác, ý tưởng, liên tưởng và chỉ khi được
nhóm lại thì chúng tạo ra cơ chế của linh hồn con người. Mill cho rằng, có hai
nguyên nhân củng cố liên tưởng, đó là sự sống động của các cảm giác được
liên tưởng với nhau và tần xuất nhắc lại chúng. Quy luật liên tưởng được thể
hiện như sau: ý tưởng ra đời và tồn tại theo trật tự giống như cảm giác đã tồn
tại. Vì thế, liên tưởng chỉ có thể diễn ra hoặc đồng thời hoặc theo thứ tự. Quá
trình tri giác các khách thể luôn diễn ra theo quy luật liên tưởng đồng thời.
Liên tưởng theo thứ tự nhiều hơn gấp nhiều lần và bản chất của nó thể hiện
rất rõ ở trật tự thường ngày của các từ hay ý nghĩ.

Học thuyết về quy luật liên tưởng chung và về nguyên nhân củng cố
chúng là đặc trưng của chủ nghĩa liên tưởng: tính thụ động hoàn toàn của cơ
thể, siêu hình trong nghiên cứu tâm lý. Cơ chế của trí tuệ được lý giải như
sau: Khi có nhiệm vụ phải hồi tưởng cái gì đó, thì khái niệm cảm xúc dẫn đến
các liên tưởng khác nhau. Nghĩa là, nếu chúng ta rơi vào ý tưởng mà biểu
tượng có liên tưởng với chúng là chúng ta mong muốn hồi tưởng và hồi
tưởng lại về nó.
G.G.Mill (1806 - 1873) - con trai của D.Mill, nhà kinh tế, nhà triết học, là
người bảo vệ Tâm lý học liên tưởng, nhưng thực tế lại đưa ra kết luận về sự
khó có thể tồn tại của nó ở góc độ lý luận. Ông lập luận như sau: sự phân tích
các hiện tượng ý thức như là sản phẩm của tổ hợp tâm lý không thể đưa ra
hình ảnh về các cấu thành khởi điểm. Các ý tưởng phức tạp được hình thành
từ sự liên kết của một số ý tưởng đơn giản hơn. Cần phải nói rõ rằng, những
ý tưởng phức tạp là kết quả hay là được khai sinh ra từ các ý tưởng giản đơn
chứ không phải nó được cấu tạo bởi chúng. Nói cách khác trong Tâm lý học
không có công cụ để phân tích ý thức một cách khách quan, do vậy nó không
thể tồn tại như một khoa học. Sự mô tả về nó chỉ có lợi cho việc thực hành
mà thôi.

G.G.Mill đã phân tích một cách có phê phán việc xác định đối tượng
nghiên cứu trong Tâm lý học - liên tưởng. Việc phân tích được bắt đầu từ sự
phân biệt cái sinh lý với cái tinh thần. Tất cả trạng thái của tâm linh hay còn
gọi là trạng thái ý thức như tư duy, tình cảm, mong muốn, cảm giác được sinh
ra một cách trực tiếp từ một trạng thái khác của tâm linh hay của cơ thể. Cảm
giác khởi nguồn từ tác động ở bên ngoài, có cơ sở nền tảng là các quá trình
sinh lý. Còn suy nghĩ, ở mức độ nào đó, là kết quả của hoạt động thần kinh,
cũng giống như cảm giác, chỉ có khác là suy nghĩ được gọi ra gián tiếp bởi
liên tưởng. Có thể nói, không có hiện tượng ý nghĩ này gọi ra ý nghĩ khác: liên
tưởng không tồn tại giữa hai ý nghĩ mà nó tồn tại giữa hai trạng thái của não
đã có hai ý nghĩ đó. Như vậy, về thực chất, Tâm lý học là một nhánh của Sinh
lý học, là bộ môn Sinh lý học cấp cao và rất khó có thể nghiên cứu được.
Điều này còn đồng nghĩa với kết luận là Tâm lý học liên tưởng không có đối
tượng nghiên cứu của mình. Tuy vậy cuối cùng, Mill cũng đưa ra định nghĩa
về đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học liên tưởng: Đó là hình ảnh thống
nhất của các trật tự hay là các quy luật mà trong đó một trạng thái tâm lý này
đi theo một trạng thái khác và được gọi ra bởi trạng thái đó.
Bản thân G.G.Mill cũng đề ra việc nghiên cứu “cái tôi” với tư cách là
chủ thể của ý thức, trong đó không công nhận một cấu thành nào trong tâm lý
ngoài cái gọi là ý thức.

Việc xa rời quan điểm của chủ nghĩa liên tưởng còn thể hiện ở tư
tưởng sau của G.G.Mill: Sở dĩ các liên tưởng về sự giống nhau tồn tại, vì
trong chủ nghĩa liên tưởng nghiêm ngặt có những liên tưởng là các hình ảnh
thụ động tồn tại dưới dạng đồng thời hoặc kế tiếp. Nhìn chung các nghiên
cứu của G.G.Mill đều thể hiện bước lùi, không theo quan điểm của Tâm lý
học liên tưởng, nhất là khi ông cho rằng, trong thực tế, sự tồn tại của Tâm lý
học liên tưởng như là một khoa học là không thuyết phục.

Ben (1818 - 1903) sử dụng các thành tựu khoa học, trên cơ sở đó thắt
chặt các quá trình tâm lý với các quá trình thực thể. Ông cho rằng, trong
nghiên cứu Tâm lý học cần thiết phải sử dụng các phương pháp của khoa
học tự nhiên để đưa ra sự mô tả các hiện tượng và phân loại chúng. Cũng là
người muốn rời xa quan điểm của Tâm lý học liên tưởng, Ben cho rằng, việc
nảy sinh các cử động có ý thức là hình ảnh về hoạt động tự nhiên của hệ thần
kinh, biểu hiện ra bên ngoài của nó là các cử động tự nhiên. Khi một cử động
lặp lại hơn một lần, trùng với trạng thái thỏa mãn của linh hồn thì sức mạnh
vốn được gìn giữ của tâm hồn sẽ xác định và hình thành nên giữa chúng các
liên tưởng. Từ đó, có thể tách ra được một số cử động dẫn đến các hoạt
động trọn vẹn có ý thức. Từ các quan hệ với các tình huống khác nhau dẫn
đến sự đa dạng của cử động, hình thành nên toàn bộ hành vi muôn hình
muôn vẻ ở con người - đó là kỹ năng. Nếu cử động được kết hợp với cảm
giác, trên cơ sở của một số mối quan hệ theo thời gian thì sự phân biệt cái dễ
chịu - khó chịu, có lợi - không có lợi, hoàn toàn không có ý nghĩa. Còn phản
ứng dẫn đến sự thỏa mãn hay không có lợi được xác định với sự tất yếu như
nhau và điều này mâu thuẫn với thực tế, vì trong cuộc sống luôn diễn ra sự
thu nhận những cái có lợi và gạt bỏ đi những gì không có lợi. Quy luật hình
thành kỹ năng được Ben cho là quy luật thử - lỗi. Còn trong việc hình thành
các cử động có chủ định Ben cũng sử dụng khái niệm sức mạnh được gìn giữ
của tâm hồn như G.G.Mill đã nêu. Ông nêu ra một loạt các chức năng bẩm
sinh của tâm hồn và gọi đó là các thuộc tính tiên phát của trí tuệ: như sự phân
biệt, tìm kiếm sự giống nhau, sự gìn giữ các dấu vết, năng lực gọi ra sức
mạnh được gìn giữ của tâm hồn. Trên cơ sở này, sau đó, phát triển lên toàn
bộ hoạt động của tâm hồn; không có chúng - không có các liên tưởng. Ben
phân biệt sự khác nhau giữa con người trong quan hệ với các hoạt động tiên
phát. Như vậy, vai trò của liên tưởng trong nảy sinh các cử động có ý thức rất
mờ nhạt.

Trong học thuyết về các dạng liên tưởng sáng tạo càng chứng tỏ sự lùi
càng xa với quan điểm Tâm lý học liên tưởng của Ben. Ông cho rằng, liên
tưởng nghệ thuật là năng lực của trí tuệ, cấu thành từ những tổ hợp mới,
khác với những kinh nghiệm được tích lũy; nghĩa là thuật ngữ liên tưởng
được triển khai lan rộng đến các hiện tượng, mà với sự trợ giúp của chúng
các hiện tượng được nêu ra cũng không thể được giải thích. Các phát minh,
sáng tạo nghệ thuật là các quá trình liên tưởng; như vậy, mâu thuẫn với quan
điểm cho rằng, liên tưởng là tổ hợp các ấn tượng đã có. Về thực chất, học
thuyết về sáng tạo của Ben là một bước làm kiệt quệ thêm chủ nghĩa liên
tưởng.

G.Spenxơ (1820 - 1903) là người muốn đưa Tâm lý học đến gần hơn
với sự tiến hóa sinh học. Ông cho rằng, Tâm lý học và các hiện tượng của nó
là một dạng của biểu hiện sống.

Spenxơ đưa ra quy luật tiến hóa chung, mà theo ông, nhằm để áp dụng
cho tất cả các hiện tượng trên Trái Đất cho thế giới vô cơ, cho thế giới hữu cơ
và thế giới siêu hữu cơ - cuộc sống xã hội. Theo Spenxơ thì quy luật này sử
dụng để hiểu cái tâm lý, hay nói cách khác, cái tâm lý chỉ có thể được hiểu
thông qua phân tích sự phát triển của các quy luật đó. Trong quá trình tiến
hóa sẽ diễn ra sự phân hóa dần dần các hiện tượng tâm lý với cuộc sống sinh
lý. Môi trường là cái có khả năng thay đổi hoạt động theo hướng tăng dần sự
phức tạp trong quá trình thích nghi. Hệ thống các khái niệm tâm lý được
Spenxơ đưa ra trên cơ sở tương ứng với học thuyết tiến hóa. Đơn vị cấp một,
cơ bản của cái tâm lý được coi là cảm giác; lúc đầu cảm giác xuất hiện từ tính
bị kích thích. Thế giới bên ngoài tác động lên cơ thể tạo ra một cú hích; mang
lại hiệu quả rất chủ quan - đó là những cảm giác giản đơn. Đấy là những xung
thần kinh khách quan và là đơn vị cảm giác - chủ quan. Từ các tổ hợp khác
nhau của cảm giác, các hình thức của cuộc sống tâm hồn ở động vật được
hình thành. Cái tâm lý, theo Spenxơ, là sự thích nghi của các quan hệ bên
trong với môi trường bên ngoài, trong đó, sự chuyên môn hóa việc thích nghi
ngày càng tăng trong quá trình tiến hóa. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý
học là sự quan hệ qua lại giữa các quan hệ bên trong và các quan hệ bên
ngoài của thế giới tự nhiên. Tâm lý học cần nghiên cứu bản chất, nguồn gốc
và ý nghĩa quan hệ giữa ý thức và môi trường bên ngoài. Spenxơ đã khẳng
định đúng đắn rằng, Tâm lý học liên tưởng trước ông bị trói gọn chỉ ở bên
trong cơ thể. Nhưng con đường duy nhất để nghiên cứu cái tâm lý là phải xác
lập được mối quan hệ giữa các quá trình thần kinh với các quá trình tâm lý.
Như vậy, khi nghiên cứu cái tâm lý, phải lưu tâm đến các quan hệ của nó với
môi trường bên ngoài - chức năng hiện thực để thực thi mối quan hệ của cơ
thể với môi trường. Quan điểm nêu trên của Spenxơ được phát triển từ Tâm
lý học chức năng của Giêmxơ - nhà hành vi chủ nghĩa ở Mỹ.

Quá trình thích nghi của các mối quan hệ bên trong với môi trường bên
ngoài sẽ hình thành nên phản xạ, bản năng, trí nhớ, trí tuệ và ý chí. Chúng
chính là các pha của sự phát triển tâm lý, là các giai đoạn của sự thích nghi.
Trí tuệ - pha cao nhất của sự phát triển tâm hồn; nhờ nó sự thích nghi được
mở rộng trong không gian và thời gian, khả năng chuyên biệt hóa, độ chính
xác cũng như tính phức tạp ngày càng tăng. Cảm xúc và ý chí được nảy sinh
từ hình thức thấp nhất của hoạt động tâm lý. Cảm xúc luôn diễn ra cùng với
hoạt động nhận thức và xuất hiện khi hành động không thể diễn ra một cách
tự động hóa. Khác với cảm xúc, các hành vi ý chí mang tính ý thức tiên
lượng, nghĩa là thông báo về những cái gì cần phải làm.

Vấn đề về sự thích nghi của các quan hệ bên trong với môi trường bên
ngoài được Spenxơ lý giải từ học thuyết về sự liên tưởng của các ý tưởng.
Nguyên tắc liên tưởng được ông coi là quy luật của sự phát triển tâm lý. Các
mối quan hệ bên ngoài sẽ làm nảy sinh các mối quan hệ bên trong; chúng
được hình thành trong kinh nghiệm cá thể rồi liên kết với kinh nghiệm kế thừa
của các thế hệ đi trước và được ghi lại trong hệ thần kinh. Đấy là phản xạ
không điều kiện, bản năng, là một số tri thức và kỹ năng được ghi lại trong
cấu trúc của não do kết quả được lặp lại nhiều lần trong kinh nghiệm của các
thế hệ trước đó.

Tâm lý con người được Spenxơ xem xét trong khuôn khổ các khái niệm
về sự tiến hóa sinh học, mặc dù ông cho rằng, khác với con vật, con người
không chỉ tồn tại trong tự nhiên mà cả trong môi trường xã hội và con người
cần phải thích nghi với nó. Tiến hóa xã hội cũng là sự tiến hóa nói chung
nhưng quy luật và cơ chế thích nghi của con người với môi trường xã hội bị
phức tạp hơn lên do có sự xuất hiện của các yếu tố mới như tiếng nói, sản
xuất vật chất, xã hội, và các khoa học về đạo đức, nhân văn... So với tiến hóa
sinh học của con vật, quá trình thích nghi của con người khác hoàn toàn về
chất. Theo Spenxơ, có hai hình thức của kinh nghiệm đó là hình thức cá thể
và di truyền (theo loài). Tri thức và những kỹ xảo thu được từ kinh nghiệm
được củng cố trong cấu trúc vật chất của não và một phần được truyền theo
di truyền. Hình thức này của ý thức là không gian và thời gian. Về nguồn gốc
của những vấn đề trên đã được các nhà kinh nghiệm và các nhà tiên nghiệm
bàn cãi khá lâu. Còn Spenxơ thì cho rằng, mỗi một cá thể từ lúc sinh ra đã có
tri thức về không gian và thời gian nhưng chúng chỉ được bộc lộ ở các giai
đoạn tiếp theo sau này cùng với sự phát triển của loài người. Nghĩa là không
có cái bẩm sinh tuyệt đối. Tri thức bị tận dụng triệt để bởi các kinh nghiệm cá
nhân. Tuy nhiên, ở đây, sự phát triển tâm lý diễn ra cùng với sự hoàn thiện
của hệ thần kinh đã không được đề cập đến. Như vậy, ý thức hoàn toàn
không phải trang giấy trắng, nó được lấp đầy bởi các liên tưởng là kết quả tác
động của quy luật di truyền. Trong quá trình phát triển của xã hội, tâm lý con
người cũng được hoàn thiện: vai trò của tư duy so với tri giác và cử động tăng
lên nhiều; và trong đó, những khái niệm cụ thể được thay thế bởi những khái
niệm trừu tượng. Đấy thực sự là những tư tưởng tiến bộ của Spenxơ. Song,
chính khái niệm về phát triển và cơ chế của nó thì để lại nhiều dấu ấn của chủ
nghĩa tự nhiên và sự sinh học hóa con người.

Cũng chính tư tưởng sinh học hóa để hiểu các quy luật phát triển của
tâm lý con người đã đưa Spenxơ đến các kết luận rất phản động và phân biệt
chủng tộc.

Học thuyết về con người và sự phát triển của nó được Spenxơ xây
dựng trên cơ sở tiến hóa theo chủ nghĩa thực chứng cũng mang đậm dấu ấn
tự nhiên. Trong thực tế sự củng cố những tri thức và kỹ xảo (mà con người
thu được trong quá trình phát triển) diễn ra dưới hình thức được khách quan
hóa chứ không phải hình thức tâm lý của di truyền xã hội. Mỗi cá thể cần tiếp
thu những tri thức và kỹ xảo này. Sự tiếp thu là một hình thức mới của kinh
nghiệm, hoàn toàn không có ở động vật nhưng chiếm một vị trí rất quan trọng
trong việc hình thành tâm lý của con người.

Đánh giá những thành tựu phát triển của Tâm lý học liên tưởng nói
chung, cần chú ý một số điểm sau đây:

- Từ chối cách tiếp cận kinh nghiệm để hiểu tâm lý người, chủ nghĩa
liên tưởng bảo vệ tư tưởng về nguồn gốc kinh nghiệm của ý thức cá thể và
khả năng được giáo dục vô tận của con người. Đây là quan điểm tiến bộ để
xây dựng cơ sở khoa học cho ngành Sư phạm, mở ra những khả năng rộng
lớn đối với việc tìm ra các con đường dạy học và giáo dục.

- Trong khuôn khổ của chủ nghĩa liên tưởng theo quan điểm duy vật
được bắt đầu từ Gátli nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở vật chất của các quá trình
tâm lý, mà việc giải quyết được nó là thành tựu lớn trong Tâm lý học, đã được
đặt ra.

- Chủ nghĩa liên tưởng đã khẳng định, cần phải mô tả chi tiết chính yếu
tố liên tưởng; cũng như các quy luật hình thành liên tưởng, các điều kiện hình
thành và giữ gìn liên tưởng. Những số liệu này đã có ảnh hưởng lớn đối với
việc hiểu về luyện tập và quá trình tiếp thu tri thức.
- Tâm lý học liên tưởng là lĩnh vực khoa học thực hành. Thực nghiệm
liên tưởng ở các phương án khác nhau đã được sử dụng rộng rãi trong lâm
sàng (E.Kréplin, Phrớt, K.Iung). Trong sư phạm, những số liệu trên được sử
dụng để nghiên cứu vai trò của việc ôn tập và hình thành các phương pháp
học.

Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận,
Tâm lý học liên tưởng cũng đã bộc lộ những điểm yếu:

- Về mặt lý luận, trong Tâm lý học liên tưởng, ý thức bị khép kín, không
có con đường để nghiên cứu khách quan hiện tượng này.

- Liên tưởng không phải là cơ chế nói chung, mà chỉ là hiện tượng, là
những hiện tượng nền tảng. Vì là hiện tượng, do vậy cần được giải thích.
Tâm lý học liên tưởng lại không có công cụ để giải thích cuộc sống tâm hồn.

Phần bốn. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ CỦA


KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỂ TÁCH TÂM LÝ HỌC THÀNH KHOA
HỌC ĐỘC LẬP

Chương 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRI THỨC VỀ SINH LÝ HỆ


THẦN KINH VÀ CÁC CƠ QUAN NHẬN CẢM VÀO THẾ KỶ XIX
Vào nửa cuối của thế kỷ XIX đã xuất hiện các điều kiện khách quan để
tách tâm lý thành một ngành khoa học độc lập.

Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập vào những năm 60 của thế
kỷ XIX. Hiện tượng này được đánh dấu bởi sự xuất hiện những chương trình
đầu tiên của Vunt và bởi việc xây dựng hàng loạt các phòng thí nghiệm, các
viện chuyên nghiên cứu và đào tạo cán bộ tâm lý. Tuy nhiên, vai trò quyết
định để đưa tâm lý trở thành một khoa học độc lập phải nói đến việc sử dụng
thực nghiệm như là một phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học. Thực
nghiệm (cả về hình thức, nội dung...) trong Tâm lý học đều được mượn từ
khoa học tự nhiên, mà trước hết từ ngành Sinh lý học các cơ quan nhận cảm
và hệ thần kinh. Sự phát triển mạnh của các chuyên ngành này cũng như các
lĩnh vực khác của khoa học tự nhiên (như học thuyết về cơ học - vật lý - hóa
học của cuộc sống, hay quan điểm về cân bằng nội môi...) đã tạo điều kiện
nảy sinh bộ môn Tâm vật lý và Đo lường tâm lý - những điều kiện quan trọng
nhất để tách tâm lý thành một khoa học độc lập và phát triển nó theo mô hình
của khoa học tự nhiên.

T.Ben (1774 - 1842) là nhà giải phẫu, nhà sinh lý, nhà sinh lý bệnh và là
bác sĩ người Anh, bằng thực nghiệm đã khẳng định có sự khác nhau về mặt
chức năng giữa sừng trước và sừng sau của tủy sống: sừng trước chứa các
dây thần kinh vận động và thực thi chức năng vận động, còn sừng sau - cảm
giác. Việc khẳng định này chính là cơ sở giải phẫu của cung phản xạ, mà mỗi
bộ phận trong đó có cấu trúc và chức năng riêng của mình: hưng phấn được
dẫn truyền theo dây thần kinh cảm giác, sau đó, chúng được cải biến ở các
trung tâm thần kinh rồi được chuyển sang đường ly tâm đi đến các cơ quan
vận động. Điều đó chứng tỏ bản thân tủy sống được cấu trúc theo nguyên tắc
của cung phản xạ. Ngoài ra, Ben còn khẳng định vai trò điều khiển của cảm
giác cơ bắp trong thực thi vận động. Ông là người đầu tiên tìm ra được các
dây thần kinh đi từ cơ lên não để thông báo về đặc điểm co bóp của cơ. Cũng
chính ông là người đã đưa ra ý tưởng về vòng thần kinh: kích thích đi lên não,
từ não đến cơ, từ cơ một lần nữa lại về não. Sự đứt đoạn trong một phần nào
đó của cung phản xạ sẽ dẫn đến rối loạn vận động kiểu này hay kiểu khác.
Khi tổn thương dây thần kinh vận động sẽ dẫn đến hiện tượng liệt, còn khi teo
dây thần kinh dẫn truyền hưng phấn từ cơ lên não sẽ quan sát thấy các rối
loạn điều hòa vận động khác nhau.

Milơ (1801 - 1858) là một trong những nhà sinh lý học nổi tiếng nhất
của thế kỷ XIX. Ông là người đề cập đến những năng lượng chuyên biệt của
các cơ quan nhận cảm, bao gồm trong đó mười quy luật. Ba quy luật đầu tiên
đã gây được sự chú ý của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ. Đó là:

- Quy luật đầu tiên liên quan đến ý thức về các dây thần kinh. Dây thần
kinh là đường truyền trung gian giữa các cơ quan nhận cảm với não và như
vậy chúng đem đến cho não những đặc tính riêng của mình. Theo Milơ, cảm
giác được hình thành ở các cơ quan nhận cảm, gián tiếp bởi các dây thần
kinh và là kết quả tác động của những nguyên nhân bên ngoài, từ đó đem lại
tri thức về một số thuộc tính hay điều kiện nhưng không phải của các cá thể
bên ngoài mà của chính các dây thần kinh cảm giác. Các trạng thái được gọi
ra trong các dây thần kinh và được cảm nhận như là cảm giác hoặc của chính
dây thần kinh của cơ quan nhận cảm đó hoặc của khách thể tri giác trực tiếp -
con người.

- Quy luật thứ hai - nguyên lý của tính chuyên biệt. Ông cho rằng, có
năm loại dây thần kinh tương ứng với năm loại cơ quan nhận cảm, suy ra, có
năm loại năng lượng chuyên biệt đi lên não.

- Quy luật thứ ba dựa trên tính rõ ràng theo kinh nghiệm của hai quy
luật trên: cùng một kích thích nhưng gọi ra ở các cơ quan nhận cảm khác
nhau các loại cảm giác khác nhau; nói cách khác, chất lượng của cảm giác
phụ thuộc vào bản chất của dây thần kinh.

Như vậy, nguồn gốc của cảm giác là do sự tác động của vật chất
nhưng cảm giác không tái hiện lại các thuộc tính của nó. Sự tác động bên
ngoài đã làm giải phóng các năng lượng thần kinh, năng lượng này ngấm vào
cơ quan thụ cảm và nằm ở đó chờ đợi sự tác động để phát sinh ra các hưng
phấn. Milơ còn khẳng định rằng, cái khách thể được tri giác không phải là
trạng thái của các dây thần kinh. Theo ông các dây thần kinh có mối quan hệ
xác định với các khách thể bên ngoài, chẳng hạn mắt chỉ để tri giác màu sắc
chứ không phải tri giác áp lực. Nhưng mắt lại vẫn có thể tri giác áp lực trong
điều kiện áp lực được coi như một dạng ánh sáng. Vì thế, thực tế, chúng ta tri
giác khách thể, còn trong các trường hợp khi những kích thích không phù hợp
tác động lên chúng ta, sẽ dẫn đến hiện tượng ảo giác.

Như vậy, trong học thuyết của Milơ có thể tìm thấy yếu tố bất hợp lý khi
cho rằng, cơ quan nhận cảm và các đường dẫn truyền thần kinh ngay từ đầu
đã có các năng lượng chuyên biệt của mình, và suy ra cảm giác không phụ
thuộc vào bản chất của kích thích mà vào chính bộ phận thụ cảm hay dây
thần kinh - sự biểu hiện của các năng lượng chuyên biệt.
Về tri giác không gian, Milơ cho rằng, cơ quan cảm giác có năng lực
bẩm sinh về tri giác thị giác không gian; như vậy, trên võng mạc đã có những
điểm riêng để tri giác độ lớn; độ sâu và các thuộc tính không gian khác. Việc
kích thích có một độ lớn nhất định vào những điểm đó sẽ đem lại các dấu ấn
về các đối tượng như đang nằm trên một khoảng cách xác định ở xa chúng
ta. Trong tri giác không gian thì kinh nghiệm không có ý nghĩa nhiều.

Cũng về tri giác, vào năm 1801, Iung đã nêu học thuyết về ba thành
phần của tri giác màu sắc: trên võng mạc mắt có ba dạng thụ cảm thể đáp
ứng với màu đỏ, màu xanh lá cây và màu tím. Màu trắng là kết quả hưng
phấn điều hòa của ba loại thụ cảm trên. Sau đó, vào cuối thế kỷ XIX, E.Gering
đưa ra học thuyết về hóa quang của tri giác màu sắc. Trong mắt có 3 loại thụ
cảm thể ánh sáng, mỗi loại trong đó là một cặp vật thể cảm nhận màu sắc:
trắng - đen, đỏ - xanh lá cây, vàng - xanh lam. Bên trong mỗi một cặp diễn ra
các quá trình hóa học mang tính đối lập nhau: đồng hóa - dị hóa, việc dị hóa
các vật thể gọi ra các cảm giác về màu trắng, màu đỏ và màu vàng; còn đồng
hóa - màu đen, màu xanh lá cây, xanh lam. Tải bản FULL (210 trang):
https://bit.ly/3svbb4Y
E.Vebơ là nhà giải phẫu và sinh lý họcDự phòng:
người Đức,fb.com/TaiHo123doc.net
nghiên cứu chủ yếu
về xúc giác. Ông cho rằng có ba dạng cảm giác được gọi chung là cảm giác
da: cảm giác áp lực hay còn gọi là va chạm, cảm giác thống nhiệt và cảm giác
về nơi khu trú của chúng. Cảm giác về định vị các vùng bị kích thích trên bề
mặt da được Vebơ nghiên cứu bằng một dụng cụ tự tạo hình vòng. Bằng
thực nghiệm Vebơ cho thấy khi có tác động của hai kích thích lên da thì
chúng được phân biệt khác nhau trong trường hợp chúng ở cách nhau một
khoảng cách nhất định. Trong đó, các khoảng cách khác nhau đối với các
vùng khác nhau của da; nghĩa là da có tính nhạy cảm khác nhau tùy thuộc
vào định vị, nơi khu trú của các cảm giác. Thực nghiệm nổi tiếng của Vebơ
liên quan đến các tính nhạy cảm đã đưa ra được kết luận là: để có thể phân
biệt được sự khác nhau trong cảm giác khi kích thích thứ hai - mới, phải ở
trong mối quan hệ nhất định với kích thích ban đầu. Mối quan hệ này đối với
các cơ quan nhận cảm là một đại lượng không đổi và bằng kinh nghiệm Vebơ
xác định: đối với âm thanh quan hệ này bằng 1/10, với ánh sáng bằng 1/100.
Những con số này của Vebơ đã dẫn đến các suy nghĩ về khả năng đo lường
trong Tâm lý học. Và điều này đã được Phécne thực hiện.

G.Hemhômxơ (1821 - 1894), là người có công đóng góp trong nghiên


cứu sinh lý cũng như tâm lý học về cảm giác và tri giác. Bằng thực nghiệm
cho thấy tốc độ dẫn truyền hưng phấn trong dây thần kinh bằng khoảng
120m/s. Người bạn của ông là D.Rey trong khi nghiên cứu các hiện tượng
điện cơ và dây thần kinh đã chỉ ra rằng, quá trình thần kinh không phải là vận
động của các tâm linh sống, mà là các sóng của dòng điện. Kết luận này gần
giống với việc tiếp cận nghiên cứu các quá trình hưng phấn ở các góc độ sinh
lý. Cùng với thí nghiệm của Hemhômxơ về tốc độ dẫn truyền hưng phấn đã
thúc đẩy việc hiểu biết về các quá trình thần kinh và tâm lý một cách duy vật.
Năm 1851, tác giả đã tìm ra được công cụ để soi đáy mắt. Và từ đó
Hemhômxơ chuyên nghiên cứu về thị giác: ánh sáng dưới góc độ vật lý, giải
phẫu và sinh lý các cơ quan thị giác, các yếu tố tâm lý diễn ra cùng với các
quá trình sinh lý của thị giác. Ông còn là tác giả của học thuyết về tri giác, về
các suy luận vô thức. Vào năm 1863, Hemhômxơ đã nêu ra các thuộc tính vật
lý của âm thanh, giải phẫu và sinh lý của các cơ quan thính giác, lý thuyết
cộng hưởng của âm thanh, các yếu tố tâm lý diễn ra trong tri giác này. Có thể
nói, vào những năm 60 của thế kỷ XIX, nhờ các công bố của Vebơ và
Hemhômxơ mà ba loại cảm giác: xúc giác, thị giác và thính giác đã được
nghiên cứu khá đầy đủ.

Học thuyết về cảm giác của Hemhômxơ, một biểu hiện về sự dao động
giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm. Trong khi nhận định cảm giác là kết quả
tác động của các đồ vật lên con người thì ông lại cho rằng, mối quan hệ giữa
cảm giác với các đồ vật được gọi ra không phải theo dạng phản ánh mà chỉ là
Tải bản FULL (210 trang): https://bit.ly/3svbb4Y
các dấu hiệu, biểu tượng.
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Trong học thuyết suy luận vô thức của mình, Hemhômxơ khẳng định
rằng, hình ảnh tri giác không bị hạn chế, vì do kích thích tác động vào thời
điểm hiện tại: tri giác ở con người, đấy là cái gì đó trực tiếp và thực chất là
sản phẩm của kinh nghiệm. Quá trình liên kết các cảm giác đã có này với kinh
nghiệm của quá khứ diễn ra một cách vô thức, làm ta khi đưa ra những kết
luận nhớ lại hoạt động mà chúng ta đã tiến hành trong quá trình tư duy.
Những kết luận vô thức có những đặc điểm như sau:

- Chúng hoạt động một cách bắt buộc: xuất hiện dưới dạng vô thức mà
không được điều khiển bởi ý thức.

- Chúng được hình thành trong kinh nghiệm bằng con đường lập lại
nhiều lần.

Cơ chế của những kết luận là các quan hệ cảm giác - vận động nào đó
của chính các cảm giác thị giác và các vận động của mắt trong quá trình tri
giác.

Sau này, Hemhômxơ chuyển sang nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý
não:

Ph.A.Gan là bác sĩ, nhà giải phẫu người áo chuyên nghiên cứu về hình
thái não. Ông là người đầu tiên phân biệt chất xám của vỏ não và các tổ chức
dưới vỏ với chất trắng cấu tạo từ các đường dẫn truyền liên kết các vùng
riêng lẻ của vỏ não với nhau và của vỏ não với các vùng phía dưới. Trong lĩnh
vực Tâm lý học, dựa vào học thuyết về năng lực ông cho rằng, não là tổ hợp
các cơ quan của những năng lực (chúng gồm 27 năng lực), mỗi một năng lực
liên quan đến một nhóm tế bào xác định trên vỏ não. Mỗi nhóm tế bào nằm ở
trong vỏ não và làm cho hộp sọ có hình dáng lồi và nhờ đó có thể xác định
được năng lực của con người. Học thuyết của Gan hay còn gọi là sơ đồ não
lý của ông, là học thuyết về mối quan hệ của một năng lực được định khu
nghiêm ngặt trên não người. Về thực chất, đấy chỉ là những ý tưởng giả tạo,
phản ánh những cố gắng tiếp cận sai biệt để hiểu não như là các đại lượng
thống nhất (quan điểm thống trị lúc bấy giờ).

Ý tưởng của chủ nghĩa định khu đã vấp phải sự chống đối của thực
tiễn. Ví dụ: vào đầu thế kỷ thứ XIX, nhà sinh lý học người Pháp Phờluranxơ
(1794 - 1867) bằng thực nghiệm đã làm tổn thương bán cầu não của chim và

4105048

You might also like