Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1 (4 điểm)

1.1. Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 205nm vào bề mặt tấm bạc kim loại, các electron bị bứt ra với tốc
độ trung bình 7,5. 105 m/s. Tính năng lượng liên kết (theo eV) của electron ở lớp bề mặt của mạng tinh thể
bạc.
60
1.2. Đồng vị phóng xạ 27 Co được sử dụng trong nghiên cứu hiệu quả hấp thụ vitamin B12 vì Co là
nguyên tử trung tâm của vitamin B12. Co-60 được tổng hợp qua ba bước, quá trình tổng cộng có thể xem
như là phản ứng của hạt nhân Fe-58 với 2 hạt nơtron sinh ra hạt nhân Co-60 và một vi hạt X.
a) Vi hạt X là hạt gì? Viết phương trình tổng cộng tổng hợp Co-60.
b) Tính bước sóng deBroglie (theo m) của vi hạt X, nếu vận tốc chuyển động của hạt này bằng 0,90c (c là
vận tốc ánh sáng trong chân không).
c) Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Co-60 theo MeV.
1.3. Tính dẻo và dễ dát mỏng của kim loại đã làm cho kim loại trở thành một vật liệu quan trọng của
kiến trúc xây dựng hiện đại. Ở 298K và áp suất khí quyển, dạng bền nhiệt động của thiếc là thiếc trắng,
nó có những tính chất cơ học điển hình của kim loại nên được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Ở nhiệt độ
thấp hơn, dạng thù hình thứ hai của thiếc là thiếc xám bền hơn thiếc trắng. Vì thiếc xám giòn hơn nên
những đồ vật bằng thiếc được giữ ở nhiệt độ thấp trong khoảng thời gian dài sẽ trở nên nát vụn, hư
hỏng, người ta gọi hiện tượng đó là “bệnh dịch thiếc”. Thiếc xám kết tinh dưới dạng lập phương tâm
diện giống như kiểu kim cương (các mắt mạng chiếm các đỉnh, các mặt và 4 trong số 8 hốc tứ diện của
hình lập phương cơ sở. Một mẩu thiếc xám được phân tích bởi nhiễu xạ tia X (sử dụng CuK α, bước sóng
λ = 154,18 pm), góc phản xạ nhỏ nhất do sự nhiễu xạ trên mặt phẳng (111) là 23,74º. Tính khối lượng
riêng của thiếc xám theo g.cm -3.
Cho h = 6,626.10-34 Js; c = 2,998.108 ms-1; NA = 6,022.1023 mol-1.
Cho khối lượng các nguyên tử và hạt cơ bản như sau: Sn = 119u; 60Co = 59,9338u; 1H = 1,00782u; mn =
1,00866u; me = 9,109.10-31kg.
ĐÁP ÁN
Câu 1.1 Đáp án Thang điểm
Bảo toàn năng lượng:
hc/λ = Elk + 1/2mv2
Elk = 7,1344.10-19J = 4,453eV 0,5
Câu 1.2
a Vi hạt này là hạt electron (β-) vì: 0,5
58 1 60 0
26 Fe + 2 0 n  27 Co + 1e
b h 6, 626.10 34 Js 0,5
  31 8
 2, 7.1012 m
mv 9,109.10 kg  0,90  2,998.10 m / s
c m  [27(1, 00782  me )  33  1,00866]  (59,9338  27m e )  0,5631u 0,5
0,5931  931,5MeV
Er 
60
 9, 208MeV / nucleon
Học sinh không trừ khối lượng electron thì không cho điểm phần này.
Câu 1.3 Theo định luật Bragg:
nλ = 2dsinθ ↔ 1.154,18 = 2d.sin(11,87o)
↔ d = 374,784 pm 0,5
Độ dài cạnh hình lập phương cơ sở
Trang 1
h 2  k 2  l 2 = 374,784. 12  12  12 =649,145 pm 0,5
a=d
DSn xám = (8. 119)/(6,022.1023. 649,1453.10-30) = 5,779 g·cm–3 1,0

Câu 2 (3 điểm)
2.1. Cho dữ kiện thực nghiệm sau:
Phân tử NH3 PH3 PF3
o
Nhiệt độ sôi ( C) -33,0 -87,7
Góc liên kết 93,6o 96,3o
Giải thích sự chênh lệch nhiệt độ sôi giữa NH3 và PH3, sự thay đổi góc liên kết trong phân tử PH3 và PF3.
2.2. Phức chất đầu tiên chứa phối tử NSe (selenonitrosyl) là TpOs(NSe) 2Cl2 (Tp là phối tử hiđrotris(1-
pyrazolyl)borat) được cho dưới đây:

Độ dài liên kiết giữa Os với các nguyên tử N như sau:


Os – N1: 210,17 pm; Os – N3: 206,68 pm; Os – N5: 207,97 pm.
a) Dựa vào độ dài liên kết đã cho, hãy dự đoán xem phối tử Cl hay NSe có ảnh hưởng trans mạnh hơn?
Giải thích.
b) Liên kết giữa N-Se trong phối tử selenonitrosyl là liên kết N-Se ngắn nhất được biết. Hãy giải thích tại
sao liên kết này lại ngắn như vậy?
2.3.
a) Xét sự tách mức năng lượng 3d trong trường tinh thể tứ diện:

Hãy cho biết orbital d nào bị đẩy xuống mức e và orbital d nào bị đẩy lên mức t2 trong trường tứ diện?
Viết biểu thức tính năng lượng của mức e và t2 theo ∆T (năng lượng tách trong trường tứ diện).
b) Khi chiếu ánh sáng xanh có bước sóng 500 nm vào dung dịch chứa ion phức [Ti(H2O)6]3+, một electron
từ mức t2g sẽ chuyển lên eg, kết quả là dung dịch có màu tím đỏ. Tính năng lượng tách trong trường bát
diện ∆o (kJ.mol-1) đối với [Ti(H2O)6]3+. Cho h = 6,626.10-34 Js; c = 2,998.108 ms-1; NA = 6,022.1023 mol-1.
c) Trong phức chất cacbonyl của kim loại chuyển tiếp, tổng số electron của nguyên tử kim loại và phối tử
đóng góp để hình thành phân tử phức chất được gọi là EAN. Phức cacbonyl bền khi phân tử phức có EAN
bằng 18 (gọi là qui tắc 18 electron). Vẽ cấu trúc phân tử của phức đa nhân Mn2(CO)10 và chứng minh rằng
phức chất này thoả qui tắc 18 electron.
ĐÁP ÁN
Câu Đáp án Thang điểm
Câu 2.1 - Các phân tử NH3 tạo được liên kết H liên phân tử trong khi PH3 thì 0,25
Trang 2
không, nên nhiệt độ sôi của NH3 > PH3.
- Với phân tử PF3, nguyên tử F có các cặp electron n và nguyên tử P có 0,5
các orbital d trống nên tạo được liên kết pi bổ sung kiểu p→d. Do đó
liên kết P-F có không gian khu trú lớn hơn liên kết P-H, nên góc liên
kết FPF > HPH.
Câu 2.2
a) Phối tử NSe ở vị trí trans của liên kết Os-N1 mà liên kết Os-N1 là liên 0,5
kết yếu nhất nên phối tử NSe có ảnh hưởng trans mạnh hơn Cl.
b) Liên kết giữa N và Se trong phối tử NSe có độ bội là 3 nên có độ dài 0,25
nhỏ nhất.
Câu 2.3
a) d 2 2 , d z2 0,25
+ Mức e gồm các AO sau: x  y ; mức t2 gồm các AO sau: dxy, dxz,
dyz.
0,25
+ Ee = -0,6∆T; Et2 = +0,4∆T.
b) ∆o = NA.hc/λ = 6,022.1023. 6,626.10-34. 2,998.108. 10-3/(500.10-9) = 0,5
2,39.102 kJ.mol-1.
c)
0,25

Mỗi nguyên tử Mn góp vào 7e hoá trị, còn 5 phối tử CO góp vào 2.5 =
10 electron để hình thành liên kết cho-nhận và 1e còn lại là do nguyên
tử Mn láng giềng cung cấp. Như vậy xung quanh mỗi nguyên tử Mn có 0,25
18e hoá trị.

Câu 3 (3 điểm)
Một phương pháp tổng hợp hydro ở quy mô công nghiệp chính là chuyển hóa metan bằng hơi nước siêu
nóng ở 1100 K để thu được hydro và cacbon oxit.
3.1. Viết phản ứng xảy ra cho quá trình thuận nghịch này.
Trong việc tính toán các giá trị nhiệt động học có thể cho rằng các khí đều lý tưởng. Có thể bỏ qua sự phụ
thuộc giữa ΔH và ΔS vào nhiệt độ.
3.2. Biết hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 298 K: KP = 1.45‧10-25, và ở 1580 K: KP = 2.66‧104.
Tính ΔRHo1100, ΔRSo1100, ΔRGo1100 và KP ở 1100 K.
3.3. Cho rằng ban đầu hỗn hợp có 1.00 mol CH 4 và 1.00 mol H2O. Sau khi cân bằng được thiết lập thì áp
suất trong bình là 1.60 bar. Tính phần trăm chuyển hóa CH 4 ở 1100 K dựa trên KP. Nếu không tính được
câu 4.2, có thể dùng giá trị KP = 30.0.
3.4. Giờ hãy nhìn vấn đề ở một góc độ khác. Cho 1.00 mol CH4 và 1.00 mol H2O nước vào bình chứa thể
tích không đổi ở 400 K, sao cho áp suất chung là 1.60 bar rồi đun nóng bình đến 1100 K. Áp suất chung
của bình sau khi đun (trước khi đạt cân bằng) là bao nhiêu?
3.5. Tính áp suất riêng phần của metan và nước ở 1100 K trước khi thiết lập cân bằng.
3.6. Hãy tính áp suất riêng phần của các khí và áp suất chung lúc cân bằng.
3.7. Hãy tính phần trăm chuyển hóa của CH 4 ở 1100 K, nếu biết rằng lượng phản ứng tỉ lệ với áp suất
riêng phần.
Trang 3
Câu 4 (3 điểm)
Phản ứng 2 NO + O2 ® 2 NO2 ở pha khí xảy ra theo cơ chế sau:

2NO 
k1
 N 2O 2
k 1

N 2 O2  O 2 
k2
 2NO 2
Với k1 ≈ k-1>>k2.
4.1. Xác định biểu thức vận tốc cho quá trình hình thành NO2 ở dạng
1 d[NO 2 ]
 k.[NO]a .[O 2 ]b .[NO 2 ]c
2 dt
Bằng cách xác định a, b và c.
d[O 2 ]
  k 3 .[NO 2 ]2 .[O 2 ]
4.2. Một biểu thức động học khác cho phản ứng trên có dạng: dt
Có thể đơn giản hóa biểu thức này nếu ở thời điểm ban đầu lượng NO nhiều gấp đôi so với O2.
d[O 2 ]
  k 3' .[O2 ]x
Chứng minh rằng biểu thức tốc độ sẽ có dạng dt và tìm mối quan hệ giữa k3 và k’3. Cho
biết giá trị của x.
4.3. Tích phân biểu thức tốc độ ở câu 4.2 để chứng minh nồng độ của O2 thay đổi theo thời gian:
1 1
2
 2
 2k 3' .t
[O 2 ] [O 2 ]o
4.4. Động học phản ứng pha khí thường được theo dõi bằng cách đo áp suất chung của hỗn hợp khí, vốn
thay đổi theo thời gian. Trong trường hợp này áp suất riêng phần của oxy phụ thuộc vào áp suất chung
theo biểu thức:
2
p  O 2   p chung  p 0, chung
3
Thay vì dùng [O2] ở mol/L, có thể dùng p(O2) ở Pa như nồng độ oxy vậy.
Các giá trị động học ứng với hỗn hợp có tỉ lệ 2:1 gồm hai khí NO và O 2 ở 298 K được trình bày ở bảng
sau:
t (s) 0 60 120 180 240 300
-4
Ptổng ×10 (Pa) 1.350 1.105 1.060 1.030 1.015 1.005
-4
p(O2) ×10 (Pa)
1/p2(O2) ×108 (Pa-2)
Hãy xác định các giá trị còn thiếu trong bảng trên.
Câu 5 (3 điểm)
5.1. Hình vẽ dưới đây mô tả chu trình Solvay sản xuất sođa (Na2CO3) trong công nghiệp từ nguyên liệu rẻ
tiền là đá vôi và muối ăn (kí hiệu trạng thái của chất: g=khí; s=rắn; l=lỏng; aq= dung dịch)

Trang 4
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong tháp Solvay (tháp số 3).
b) Tại sao từ tháp Solvay lại thu được NaHCO3 ở trạng thái rắn?
5.2. Hợp chất X màu đỏ là phức chất bát diện, được phân lập từ hỗn hợp phản ứng của KMnO 4 với dung
dịch đậm đặc gồm H2C2O4 và K2C2O4. Qui trình sau đây dùng để phân tích thành phần hóa học của X:
Cân 1,00 gam phức chất, làm khô cẩn thận trên P 2O5, thu được m gam chất rắn khan. Hòa tan toàn bộ
lượng chất rắn khan vào dung dịch H2SO4 20% (dư), thu được V1 (mL) khí không màu Z (điều kiện tiêu
chuẩn). Chia dung dịch sau phản ứng thành hai phần bằng nhau.
+ Phần 1 đem chuẩn độ bằng KMnO4 0,05 M thì dùng vừa đủ V2 (mL).
+ Chuẩn độ phần 2 (trong điều kiện thích hợp) bằng dung dịch EDTA 0,05 M thì dùng hết V3 (mL). Kết
quả thí nghiệm được đưa ra trong bảng sau:
m (gam) V1 (mL) V2 (mL) V3 (mL)
X 0,890 45,70 20,41 20,40
Xác định công thức của chất X, biết rằng giản đồ phân tích nhiệt của X cho biết chúng không chứa
nước phối trí (cầu nội phức không có nước).
ĐÁP ÁN
Câu Đáp án Thang điểm
Câu 5.1
a) CO2 + NH3 + NaCl + H2O → NH4Cl + NaHCO3 0,25
b) Do trong dung dịch đậm đặc, NaHCO3 có độ tan trong nước ít nhất so 0,25
với các chất còn lại trong hệ nên tách ra dưới dạng rắn.
5.2
Từ dữ kiện đề bài dự đoán X là phức chất oxalat của Mn có số oxi hóa 0,5
lớn hơn +2, khí Z là CO2. Từ bảng số liệu tính ra mol của các chất/ion
(có trong 100 gam chất) tương ứng là:

Trang 5
nH2O nCO2 nKMnO4 nMn noxalat
(mmol) (mmol) (mmol) (mmol) (nmol)
X 6,11 2,04 2,04 2,04 6,12
Tổng số mol oxalat có trong 1,00 gam mỗi chất = nCO2/2 + nKMnO4.5/2 0,5
Số mol nước kết tinh = (1 – m)/18
Từ phản ứng khử Mn+x bởi oxalat tạo Mn2+ và CO2, ta có: 0,5
Số mol e mà Mn+x nhận = nMn.(x-2)
Số mol e mà ion oxalat nhường = noxalat.2 = nCO2
Đối với chất X: 2,04(x-2) = 2,04  x = 3  X là phức chất của Mn3+.

Trong chất X, tỉ lệ Mn3+ : C2O42- = 1 : 3 phù hợp với công thức phức 0,5
chất bát diện [Mn(C2O4)3]3-
Tỉ lệ Mn3+ : H2O = 1 : 3  có 6H ứng với 3 phân tử H2O kết tinh.

1, 00 0,5
 3
Giả thiết X là phức chất đơn nhân là: MX 2, 04.10 = 490 (đvC).
Trừ phần [Mn(C2O4)3]3- và khối lượng nước kết tinh, khối lượng còn lại
là:
490 – 55 – 88.3 – 18.3 = 117 (đvC), ứng với 3K+

Vậy X là K3[Mn(C2O4)3].3H2O
Câu 6 (4 điểm)
Để giải bài tập này cần biết các dữ kiện sau:
Tích số tan của canxi oxalat: KLP = 2.32·10-9
Hằng số axit của axit oxalic: pKA1 = 1.25 và pKA2 = 3.81
Hằng số tạo phức: Ca2+ + Cit3- ⇌ [CaCit]- K = 1.88·103
Sỏi thận là bệnh trao đổi chất có thể được gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khoảng 65% trường
hợp mắc sỏi thận đều có chất canxi oxalat, CaC2O4. Lý do cơ bản của lượng oxalat tăng cao có vẻ như do
bệnh lý di truyền về sự quá trình trao đổi glyoxylat trong gan dẫn đến việc tăng mạnh lượng oxalat trong
máu. Một cách khác để dẫn đến tăng lượng oxalat chính là việc tiêu thụ những thực phẩm có nhiều oxalat
cũng dẫn đến sỏi thận. Lượng oxalat tăng dẫn đến việc tạo thành chất khó tan canxi oxalat do phản ứng
với ion canxi. Các oxalat này kết tủa trong thận tạo thành sỏi thận.
Cây đại hoàng có hàm lượng axit oxalic và oxalat rất cao. 100 g cây có khoảng 460 mg axit oxalic. pH của
nó vào khoảng 7 – 8 trong ruột non.
6.1. Axit oxalic tồn tại ở dạng nào trong ruột non? Giải thích.
6.2. Tính khối lượng ion canxi cần thiết để kết tủa toàn bộ lượng axit oxalic dưới dạng canxi oxalat? Cho
rằng phản ứng tạo kết tủa xảy ra hoàn toàn.
6.3. Nồng độ canxi oxalat trong huyết tương vào khoảng 1.20 mmol/L. Tính nồng độ cực đại của ion
oxalat trong huyết tương trước khi có sự kết tủa canxi oxalat (dưới dạng sỏi thận)? Lưu ý pH của huyết
tương nằm trong khoảng 7.35 - 7.45, và cho rằng chỉ có một dạng oxalat tồn tại trong điều kiện này.
6.4. Một phương pháp để làm tăng độ tan của canxi oxalat chính là đưa vào cơ thể thuốc có chứa natri
xitrat. Ion xitrat tạo thành phức tan với ion canxi nên tránh khả năng tạo kết tủa canxi oxalat.
Nồng độ xitrat trong huyết tương vào khoảng 120 µmol/L, coi như đó là tổng các dạng xitrat tồn tại trong
cơ thể. Có thể cho rằng tổng nồng độ các dạng chứa canxit trong dung dịch và trong phức lại là 1.20
mmol/L.

Trang 6
Xác định nồng độ oxalat cực đại trong trường hợp này nếu cho rằng các điều kiện khác cũng như ở câu
6.3?
6.5. Một khả năng khác làm giảm sỏi thận hẳn là giảm pH. Xác định nồng độ cực đại của oxalat ở pH =
3,81 và 6,30 trước khi xảy ra sự kết tủa của canxi oxalat? Nếu không tìm được lượng oxalat ở câu 6.3 có
thể dùng giá trị [C2O42-] = 2.0‧10-6 mol/L.

-----HẾT-----

Trang 7

You might also like