Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA XÃ HỘI HỌC & CÔNG TÁC XÃ HỘI

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHAN VĂN DUY


MÃ SINH VIÊN: 18T6071008

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN


MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN:
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM NGÀY NAY DƯỚI
QUAN ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO

PHÁT TRIỂN HỌC – 2020-2021.2.XHH4292.001


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐOÀN LÊ MINH CHÂU

HUẾ, THÁNG 6 NĂM 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1

I. Thực trạng môi trường tại Việt Nam..............................................................2

1. Ô nhiễm Không khi – nước – đất.................................................................2

2. Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên....................................................3

3. Phá rừng.......................................................................................................3

II. Quan điểm về môi trường trong phát triển học...............................................4

1. Nguyên nhân của suy thoái môi trường.......................................................4

2. Kinh tế xanh.................................................................................................5

III. Quan điểm Giáo Hội Công giáo về môi trường...........................................7

1. Thiên nhiên – Thọ tạo là quà tặng của Thiên Chúa.....................................7

2. Thiên nhiên, môi trường là của cải của Thiên Chúa ban cho tẩt cả mọi

người được thụ hưởng.......................................................................................8

3. Bảo vệ môi trường là tôn trọng sự sống và nhân phẩm con người..............8

4. Vấn đề đạo đức trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật................................9

5. Bảo vệ môi trường công bằng đối với người nghèo và thế hệ sau.............10

IV. KẾT LUẬN................................................................................................12


MỞ ĐẦU

Các quốc gia đang phát triển trên thế giới, Ô nhiễm môi trường một trong những
vấn đề lớn mà quốc gia đang phát triển và đặc biệt là việt Nam đang phải đối diện. Việc
mở cửa thống thương, tự do đầu tư đã biết Việt Nam từ một nước Nông nghiệp thành
một nước công nghiệp hoá. Nhiều khu công nghiệp mọc lên nhiều nơi, khai thác khoáng
sản tài nguyên thiên nhiên được đẩy mạnh, di cư lao động từ nông thôn lên thành phố
làm việc… Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến cấu trúc xã hội và có ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường tại Việt Nam nói riêng và các nước phát triển nói chung.

Tiếng kêu cứu vang lên khắp nơi: Hãy cứu lấy trái đất khỏi bị ô nhiễm, tầng ozone bị thủng,
trái đất nóng lên, băng Nam Cực tan chảy và sẽ có 1/4 trái đất bị nhấn chìm xuống biển. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo hàng năm có 1 tỷ người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi
trường và 100 triệu người bị chết vì ô nhiễm vào năm 2030… Các tôn giáo trên thế giới quy
tụ hơn 5/6 dân số thế giới có thể làm gì để đáp trả tiếng kêu cứu đó? Một số người nghĩ rằng,
tôn giáo vốn chỉ lo chuyện trên trời, tìm kiếm Thiên Đàng, chốn Niết Bàn thì làm gì được cho
vấn đề môi trường! Không phải như vậy. 

Trước thực trạng đó, mọi người, mọi giai cấp đều phải nghĩ tới những biện pháp liên quan để
bảo vệ môi trường. Trên những ván đề đó bài tiểu luận cố gắng trình bày sơ lược về thực
trạng môi trường trong những năm qua. Sau đó tìm hiểu quan điểm về môi trường trong phát
triển bền vững ở Việt Nam trong môn Phát triển học và quan điểm về môi trường trong Công
Giáo. Từ có cái nhìn rõ ràng hơn và khái quát về môi trường và con người. Cuối cùng, trên
những quan niệm đó người viết thử khuyến nghị một số giải pháp trong vấn đề bảo vệ môi
trường.

1
I. Thực trạng môi trường tại Việt Nam

1. Ô nhiễm Không khi – nước – đất


Ô nhiễm không khí được mệnh danh "kẻ giết người thầm lặng" đang ở mức báo
động tại các thành phố lớn của việt nam - là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh như ung
thư, bạch cầu... Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố cả hai thành
phố lớn của Việt Nam nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm
trọng nhất trên thế giới. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 trong 6 thành phố có chỉ số về
ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, sau các thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải
(Trung Quốc), New Delhi (Ấn Độ), Dhaka của Bangladesh.

Cục Bảo vệ môi trường Việt Nam cho hay, tại các khu đô thị, 70-90% nguồn ô nhiễm là do
khí thải từ các phương tiện giao thông. Mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng
nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại. Trong
tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, Hà Nội và Tp. HCM chiếm đến 1/3; bầu khí
quyển của thành phố Hà Nội và Tp. HCM có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. 

Không chỉ ở các thành phố lớn, khu vực ngoại thành và nông thôn cũng đang chịu tác động
tiêu cực của ô nhiễm môi trường do các khu – cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất và sinh
hoạt của người dân, doanh nghiệp. Sự ô nhiễm này bao gồm: ô nhiễm không khí, nước mặt,
nước dưới đất, đất nhiễm hóa chất. Đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm bụi, ô nhiễm do khí
thải NH3, SO2, NO2 tại một số khu công nghiệp, làng nghề.

2. Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên


Trong những năm qua, nhà nước đã hợp tác và cho phép nhiều công ty nước ngoài
đầu tư vào việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Điều này chẳng có gì đáng nói nếu
việc khai khác được giám sát chặt chẽ và hợp lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều hoạt
động khai khác khoáng sản bừa bãi diễn ra tại nhiều mỏ... Họ khai thác bừa bãi bất hợp
pháp…gây tác động xấu đến môi trường. Nhiều dự án luyện và khai thác khoáng sản
lớn đã, đang và sẽ xuất hiện, hứa hẹn đưa kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, song đồng
thời cũng có nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất
thải. Như thế, sở dĩ Việt Nam phải đối diện với những tác hại môi trường như hiện nay
có một phần không nhỏ do việc thiếu trách nhiệm, thiếu cơ sở vật chất – kỹ thuật, cũng
như thiếu điều những luật định rõ ràng để giải quyết các vấn đề môi trường trong khai
thác khoáng sản.

2
3. Phá rừng
Cũng như trong khai thác khoáng sản, việc thiếu ý thức bảo vệ rừng cũng như
thiếu trách nhiệm trong quan lý tài nguyên rừng đã dẫn đến nạn chặt phá rừng tràn lan.
Ở nhiều nơi, nạn chặt phá rừng bừa bãi đã lên tiếng báo động. Phá rừng vì mối lợi trước
mắt đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường và làm biến đối khí hậu, sinh thái.
Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi sự sống, dẫn đến tình trạng đất đai xói
mòn, lũ lụt, lở đất, lũ quét. Đây là nguyên nhân cướp đi bao nhiêu sinh mạng người dân
hằng năm, cũng như gây thiệt hại đến công việc chăn nuôi và trồng trọt.

II. Quan điểm về môi trường trong phát triển học

1. Nguyên nhân của suy thoái môi trường.


a) Nghèo đói

Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá
giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường. Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác
tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ diệt. Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô
hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.

b) Gia tăng dân số

Dân số tăng nhanh gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến suy
thoái môi trường. Tỷ lệ tử vong giảm vì hệ thống cơ sở y tế tốt hơn đã dẫn đến sự gia
tăng tuổi thọ. Dân số nhiều hơn đơn giản nghĩa là nhu cầu về thực phẩm, quần áo và chỗ
ở tăng theo. Bạn cần thêm không gian để trồng thực phẩm và xây nhà cửa cho hàng
triệu người. Ngoài ra, tăng dân số còn dẫn đến nạn phá rừng. Đây là một hậu quả khác
của sự suy thoái môi trường.

c) Tác động của các quốc gia giàu

Vấn đề nợ của các nước Thế giới thứ ba, điều đó tạo sức ép từ các nước giàu. Dựa
vào món nợ họ có cơ hội nhập khẩu các nguyên liệu rẻ, khai thác tài nguyên, đầu tư
phát triển ở các nước thứ ba ít bị gò bó bởi pháp lý điều đó làm môi trường ở các nước
con nợ bị sức ép môi trường bên cạnh các nước giàu chuyển các ngành công nghiệp ô
nhiễm sang các nước nghèo làm các nước thứ ba bị chịu nặng nề về yếu tố môi trường.
Khẳng định rằng các quốc gia giàu có tác động đến môi trường các nước thứ ba

d) Ô nhiễm

3
Ô nhiễm: Dù là loại ô nhiễm nào đi nữa(ô nhiễm không khí, nước, đất hoặc tiếng ồn đều) thì
đều có hại cho môi trường. Sự ô nhiễm không khí làm ô nhiễm bầu không khí hô hấp và gây
ra các vấn đề về sức khoẻ. Ô nhiễm nước làm giảm chất lượng nguồn nước uống. Ô nhiễm đất
đai dẫn đến sự xuống cấp của bề mặt trái đất do hoạt động của con người. Tiếng ồn gây ô
nhiễm có thể gây những tổn hại vĩnh viễn cho tai của chúng ta khi tiếp xúc với những âm
thanh lớn trong thời gian dài như tiếng còi xe cộ trên một con đường tấp nập hoặc máy sản
xuất tiếng ồn lớn từ máy móc trong một nhà máy hoặc một nhà xưởng.

2. Kinh tế xanh.
Kinh tế xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng
xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.

Lợi ích kinh tế xanh:

Góp phần xoá đói giảm nghèo Tình trạng nghèo kinh niên là hình thức dễ thấy nhất
của bất bình đẳng xã hội, cũng như bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế, tín
dụng, cơ hội thu nhập. Một đặc tính quan trọng của nền “kinh tế xanh” là nó tìm cách
cung cấp các cơ hội đa dạng cho phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo mà không
thanh lý hoặc làm xói mòn tài sản tự nhiên của quốc gia. Điều này đặc biệt cần thiết ở
các nước có thu nhập thấp, nơi sinh kế chủ yếu của cộng đồng nghèo nông thôn là hàng
hóa và dịch vụ hệ sinh thái. Hệ sinh thái và các dịch vụ cung cấp một mạng lưới an sinh
chống lại thiên tai và khủng hoảng kinh tế.

Giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Qua sự phát triển kinh tế xanh điều đó mô hình chung đã giảm
nhẹ biến đổi khí hậu. Các biện pháp trong phát triển kinh tế là yếu tố làm cho môi trường thay
đổi cũng như hạn chế sự biến đổi khí hậu.

Góp phần tạo nhiều việc làm Thực tế, các nước tiến tới một nền “kinh tế xanh” đã nhìn thấy
khả năng tạo việc làm và tiềm năng có thể được nhân lên khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh
vực xanh. Vì vậy, họ đã đưa ra những gói kích thích tài chính tăng cường việc làm với các
hợp phần “xanh” quan trọng.

Bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, kết cấu sống của hành tinh. Đa dạng
sinh học đóng góp cho phúc lợi của con người và cung cấp cho các nền kinh tế nguồn tài
nguyên đầu vào có giá trị cũng như các dịch vụ điều hòa hướng tới một môi trường vận hành
an toàn.

4
III. Quan điểm Giáo Hội Công giáo về môi trường
Môi trường sống là ngôi nhà chung của cả nhân loại. Việc tác động tiêu cực đến
môi trường cũng là việc phá hủy chính nơi ở của mọi người. Ý thức rõ về vấn đề này,
Công giáo không ngừng lên tiếng bảo vệ thiên nhiên và môi trường vì đó là thiện ích
chung. Không chỉ thế, từ nền tảng Giáo lý Công giáo, bài tiểu luận trình bày một vài
quan điểm về vấn đề môi trường ở Việt Nam.

1. Thiên nhiên – Thọ tạo là quà tặng của Thiên Chúa


Các nhà mỹ học khi đi tìm hiểu bản chất của cái đẹp đã đưa ra định nghĩa:  “Cái đẹp chính là
cuộc sống”. Như vậy, cuộc sống của con người, của tự nhiên chính là cái đẹp. Theo Giáo Lý
Giáo Hội Công Giáo, vũ trụ tự nhiên này do Thiên Chúa tạo dựng. Sách Sáng Thế mô tả việc
Thiên Chúa tạo dựng lên trái đất, mặt trời, trăng sao, cây cỏ, muông thú trong 5 ngày
và “Chúa đều thấy nó tốt đẹp” (Kinh thánh). Rồi khi chiêm ngắm công trình tuyệt vời của
mình, Thiên Chúa đã quyết định tạo ra con người, Adam và Eva, trong ngày thứ 6, để làm chủ
thế giới bao la. Thánh Kinh chép: “Thiên Chúa phán: Ta hãy làm ra người theo hình ảnh Ta,
như họa ảnh của Ta. Ngươi hãy cai trị trên cá biển và chim trời và trên súc vật cùng mọi loài
thụ tạo, loài mãnh thú và mọi thứ côn trùng nhung nhúc trên mặt đất” (Kinh thánh). Do đó,
thiên nhiên được Thiên Chúa trao cho con người là một bức tranh hoàn mỹ.
.

2. Thiên nhiên, môi trường là của cải của Thiên Chúa ban cho tẩt cả mọi người
được thụ hưởng.
Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, con người được khai thác thiên nhiên để phục vụ nhu cầu
chính đáng của mình, nhưng không được chiếm hữu tuyệt đối mà phải chia sẻ cho mọi người
với tình huynh đệ Giáo Hội Công Giáo công nhận lợi ích của của cải: “Con người không thể
làm gì nếu không có của cải vật chất, là thứ đáp ứng các nhu cầu căn bản cho con người tồn
tại. Những của cải này tuyệt đối cần thiết nếu như con người phải tự nuôi thân, lớn lên, liên
lạc, hợp tác với người khác và thực hiện các mục tiêu cao cả nhất mà con người được mời gọi
thi hành”

Theo Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, quyền sử dụng của cải trên trái đất là của chung mọi
người. Đó là “quyền tự nhiên, được khắc ghi trong bản tính con người chứ không chỉ là một
quyền thiết định có liên quan đến hoàn cảnh xã hội hay thay đổi… Đó là quyền bẩm sinh nơi
mỗi cá nhân trong mỗi con người và có trước khi con người can thiệp bằng bất cứ cách nào

5
liên quan đến tài sản, có trước bất cứ hệ thống pháp luật nào liên quan đến vấn đề này, có
trước bất cứ hệ thống hoặc bất cứ phương pháp nào trong lĩnh vực kinh tế hay xã hội”.

3. Bảo vệ môi trường là tôn trọng sự sống và nhân phẩm con người.
Điều đó nhắc nhở cho thấy tài nguyên, thiên nhiên không phải là vô tận. Do đó, cần phải tránh
thái độ sử dụng chúng như thể là nhà kho vô cạn kiệt. Ý thức này đòi hỏi phải có chiến lược
lâu dài, nghĩa là không chỉ vì mối lợi trước mắt nhưng đúng hơn phải cân nhắc trước sau, phải
tôn trọng trật tự và chu trình tái tạo của tự nhiên.  Hơn nữa, chúng ta cũng biết rằng việc áp
dụng kỹ thuật vào khai khác tài nguyên ít nhiều cũng để lại những hậu quả về môi sinh mà
mọi người phải gánh chịu. Quy cho cùng, điều này lại gây ra hoang mang cho con người, đe
dọa sự sống anh em đồng loại.

Như thế, Khi chúng ta hoang phí, phá hủy, gây hại cho thế giới tự nhiên là cũng là lúc ta đang
hủy hoại nhân phẩm và sự thánh thiêng của chính con người. Điều này không chỉ bởi vì chúng
ta phá hủy nguồn sống của người nghèo và thế hệ tương lai. Nhưng đó còn là vì chúng ta đi
ngược lại với chính bản chất làm người của mình. Đời sống con người không chỉ là từng cá
nhân, nhưng tất cả thọ tạo là một phần tạo nên nhân phẩm của họ. Bảo vệ sự sống không bao
giờ tách khỏi bảo vệ thiên nhiên.

4. Vấn đề đạo đức trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật

Một vấn đề không thể đề cập đến trong tương quan với môi trường là khoa học và kỹ thuật.
Khoa học, kỹ thuật giúp con người trong việc chinh phục và làm chủ thiên nhiên. Song nếu
không có đạo đức trong khoa học, kỹ thuật coi thiên nhiên là những vật vô tri vô giác để sử
dụng các công nghệ bất chấp hậu quả thì con người sẽ phải trả giá đắt cho những hành vi của
mình.

Phát triển kinh tế là mục tiêu và nhu cầu cấp bách của từng cá nhân, gia đình và mỗi quốc gia.
Nhưng người ta không thể bất chấp lợi ích kinh tế mà tàn phá môi trường vì tài nguyên thiên
nhiên không thể tái tạo được. Sách Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Công Giáo viết: “Các
chương trình phát triển kinh tế cần phải cẩn thận lưu ý tới nhu cầu tôn trọng sự toàn vẹn và
chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên vì các tài nguyên thiên nhiên là có hạn, thậm chí có một số
tài nguyên không thể tái tạo được… Một nền kinh tế biết tôn trọng môi trường sẽ không lấy
việc gia tăng tối đa lợi nhuận làm mục tiêu duy nhất của mình, vì việc bảo vệ môi trường
không thể được đảm bảo nếu chỉ dựa trên những tính toán tài chính giữa phí tổn bỏ ra và lợi
nhuận thu vào. Môi trường là một trong các tài sản không thể được bảo vệ hay được phát huy
cách thích đáng chỉ nhờ các lực lượng thị trường”.
6
5. Bảo vệ môi trường công bằng đối với người nghèo và thế hệ sau
Ngay khi nghĩ tới những quyết định và hành xử của mình, người ta luôn phải quy chiếu đến
công bằng với thế hệ sau.  Không chỉ vậy, người ta còn được mời gọi: “cần phải nhấn mạnh
về mă ̣t luân lý đến sự liên đới ngay trong mô ̣t thế hê ̣.” Cụ thể ở đây là sự công bằng dành cho
những người nghèo ngay trong hiện tại này. Thật vậy, những người nghèo là những người
thường phải gánh chịu những thiệt thòi. Họ phải sống trong vùng ô nhiễm, sử dụng nguồn
nước không còn trong sạch hay phải gánh chịu số phận của những kẻ sống chung với rác, với
ô nhiễm và những thứ thấp bé nhất. Do đó, bất cứ hành vi thiếu tôn trọng nào đối với môi
trường cũng là một sự bất công đối với những người anh em mình.

Ngoài ra, việc nhấn mạnh ý thức về sự công bằng dành cho người nghèo được Giáo lý nói đến
không chỉ ở bình diện cá nhân, từng người; mà quan trọng hơn hết nó phải được thực hiện
trong quy mô rộng lớn hơn: Quốc gia giàu giúp quốc gia nghèo; dân tộc giàu giúp dân tộc
thiếu thốn. Bởi lẽ chính các quốc gia, dân tộc giàu này đang “mắc nợ môi sinh” những quốc
gia nghèo hơn, khi họ mang những phương tiện kỹ thuật đến các quốc gia này khai thác tài
nguyên khoáng sản. Đồng thời họ để lại nơi các quốc gia này vô số những hậu quả về môi
trường lẫn về kinh tế và xã hội.

Nói tóm lại, việc ý thức về công bằng, cả với người cùng một thế hệ lẫn thế hệ sau,  là một
trong những đòi hỏi mà Công giáo không ngừng nhắc nhở mọi người. Một khi mỗi cá nhân và
từng người ý thức được điều này này, chắc hẳn vấn đề môi trường sẽ được cải thiện qua lối
sống của họ.

IV. KẾT LUẬN

Quay lại với thực trạng môi trường mà chúng ta đang phải đối diện hiện nay,
điều duy nhất chúng ta có thể thực hiện là bắt tay vào việc hành động và cải tạo thế giới
này. Dựa trên những quan điểm của Công Giáo, bài tiểu luận đưa ra những giải pháp
tích cực cho vấn đề môi trường cũng là kết luận cho bài tiểu luận: Đẩy mạnh giáo dục,
nâng cao nhận thức về môi trường cho mọi người: Mọi sự đều bắt nguồn từ ý thức.
Người ta chỉ có thể bảo vệ môi trường khi hiểu rõ và nhận thức rõ tầm quan trọng của
nó trong đời sống con người. Thực tế ở Việt Nam hiện nay đang nảy sinh vấn đề chưa
được giải quyết triệt để là nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn rất thấp,
bao gồm cả các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp và cả người dân. Khuyến khích lối sống
7
xanh Song song với việc gây ý thức, chúng ta cần đề ra những áp dụng thực hành cụ
thể. Chẳng hạn, “tránh sử dụng các vâ ̣t có chất liê ̣u nhựa hóa chất và giấy, tiết kiệm
trong sử dụng nước, phân loại các rác thải, nấu nướng vừa đủ cho bữa ăn, chú tâm lo
lắng cho cách sống của những người khác, sử dụng các phương tiê ̣n lưu thông công
cô ̣ng hay xe ô-tô với nhiều người, trồng cây, tắt đèn khi không sử dụng, tái sử dụng lại
một vật thay vì ‘QUANG NÉM ĐI’”…Tất cả những thói quen này ai cũng có thể tập và
làm được. Và hơn hết, đây là những hành động quảng đại và xứng đáng, sẽ đem lại sự
tốt đẹp cho nhân loại.

Tổ chức các nhóm, hoạt động cho trong quy mô giáo xứ, giáo phận. Tạo những thói quen cá
nhân giúp bảo vệ môi trường, dù rất tốt, nhưng có lẽ chưa đủ. Chính vì thế, Giáo Hội cũng
cần cộng tác với các tôn giáo khác hay tổ chức khác trong xã hội để thiết lập và cổ võ cho các
nhóm, các tổ chức hoạt động về môi trường. vì đó là “ngôi nhà chung” của mọi người và cần
có một “cuộc hoán cải môi sinh toàn diện”. Như thế, phải chăng chúng ta cần quan tâm và đẩy
mạnh nhiều hơn tới các hoạt động công ích xã hội, cụ thể ở đây là cải thiện môi trường nơi
các nhóm, đoàn thể. Thật ra, nếu so sánh với các tổ chức, đoàn hội nước ngoài, các đoàn thể ở
Việt Nam nói chung dường như còn thiếu hoặc có rất ít các hoạt động mang tính xã hội như
thế.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. [Slide] Ths Đoàn Lê Minh Châu (2021), “Phát triển và môi trường”, Phát
triển học, Đại học Khoa học – Đại học Huế
2. Tạp chí Cộng Sản (2013) Hiện trạng môi trường Việt Nam và những lời báo
động
https://www.nguoiduatin.vn/hien-trang-moi-truong-viet-nam-va-nhung-loi-bao-
dong-a87789.html
3. Thuỳ Dung (2015), Thực trạng và giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường
nước ở Việt Nam.
http://mtnt.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1107/31498/thuc-trang-va-giai-
phap-cho-van-de-o-nhiem-moi-truong-nuoc-o-viet-nam
4. Trần Thanh Lâm (2013), Kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững và xoá
đói, giảm nghèo.
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/kinh-te-xanh-
huong-toi-phat-trien-ben-vung-va-xoa-doi-giam-ngheo-57022.html
5. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Quan
tâm đến vấn đề xã hội), Ngày 30-12-1987, số 38 và 42: AAS, tập 83.
6. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Quan
tâm đến vấn đề xã hội), Ngày 30-12-1987, số 38 và 42: AAS, tập 83.
7. Hoàng Tuấn. 2015. Hội thảo: Người Công giáo với vấn đề bảo vệ môi
trường. https://tgpsaigon.net/bai-viet/hoi-thao-nguoi-cong-giao-voi-van-de-bao-
ve-moi-truong-52051.

You might also like