Bai4.1 2101181

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi


1.1. Thay đổi là gì?
1.1.1. Thay đổi (Change)
Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật,
hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của
bất kì sự vật hiện tượng nào.
- Thay đổi về xã hội: chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách…
- Thay đổi về kinh tế: nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ,
đổi mới phương tiện, công cụ, thay đổi công nghệ…
- Thay đổi về khoa học – công nghệ: vi tính, công nghệ thông tin…
- Thay đổi về giáo dục: chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương
tiện, cơ sở vật chất trường học…
1.1.2. Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu
- Số lượng người học tăng lên hay giảm đi.
- Chất lượng giáo dục so với chuẩn là cao hay thấp.
- Cơ cấu đủ hay thừa, thiếu.
- Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi.
- Tài chính tăng hay giảm.
- Giáo viên, cán bộ, nhân viên thay đổi.
1.1.3. Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau
- Cải tiến (Improvement) là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự
vật đê cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất.
- Đổi mới (Innovation) là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới;
còn được hiểu là cách tân; là sự thay đỏi về bản chất của sự vật.
- Cải cách (Reforn) là cách loại bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành cái mới
có thể phù hợp với tình hình khách quan; là sự thay đổi về bản chất nhưng
toàn diện và triệt để hơn so với đổi mới.
- Cách mạng (Revolution) là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự
thay đổi căn bản.
1.2. Sự cần thiết phải lãnh đọa và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông
1.2.1. Yêu cầu thay đổi
 Sự phát triển kinh tế - xã hội
- Kinh tế thị trường, kinh tế tri thức.
- Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.
- Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Phổ cập giáo dục.
- Nhu cầu học ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng… đặt ra yêu
cầu mới cho giáo dục, cho thầy cô giáo, người học, cho nhà trường và các
nhà quản lý giáo dục…
 Sự phát triển của khoa học – công nghệ ngày càng nhanh và mạnh.
- Khả năng ứng dụng các thành tựu mới vào giáo dục và các lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống… đòi hỏi giáo dục phải thay đổi để thích ứng vfa đtạ
hiệu quả cao hơn.
- Phản ứng với sự thay đổi khoa học – công nghệ của trường phổ thông như
thế nào cũng đang là câu hỏi có tính chất chiến lược trong công tác lãnh
đọa và quản lý trường phổ thông.
1.2.2. Mong muốn thay đổi
- Học tập như là một niềm vui và hướng tới các mục tiêu theo 4 cột trụ của
việc học thế kỉ XXI (UNESCO):
 Học để biết (learn to know)
 Học để làm (learn to do)
 Học để chung sống, học cách sống với người khác (learn to live
together)
 Học để khẳng định bản thân, để tồn tại (learn to be)
1.2.3. Đón nhận sự thay đổi
 Nhận biết và tìm được những người muốn thay đổi
 Hãy cởi mở với họ và trở thành đồng minh với họ!
- Nhận thấy tác dụng của thay đổi
 Nhận rõ sự thay đổi có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực
 Cơ hội thay đổi cũng đồng thời với thách thức khi thay đổi
 Các điều kiện cần và đủ cho sự thay đổi có thể chưa rõ ràng
- Thay đổi là một quá trình tự nhiên
 Con người luôn sống với sự thay đổi: từ trẻ sơ sinh đến trưởng thành và
tuổi già.
 Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người cũng thay đổi
theo thời gian.
 Giáo dục và trường học của Việt Nam cũng thay đổi qua các thời kì.
Thay đổi là tất yếu. Muốn hay không thì trường học vẫn thay đổi. Nếu biết
lãnh đọa và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận sự
thay đổi một cách chủ động và tích cực! Cần thay đổi - phải thay đổi – nên thay
đổi – có thể thay đổi.
1.3. Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông
1.3.1. Thay đổi từ bên trong
- Số lượng học sinh tăng hay giảm.
- Chất lượng dạy học cao hay thấp so với yêu cầu và mong muốn.
- Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi do xuống cấp hay có sự đầu tư mới.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự biến động.
1.3.2. Thay đổi từ bên ngoài
- Tuyển sinh thay đổi.
- Yêu cầu đầu ra (tốt nghiệp) thay đổi.
- Tình hình kinh tê – xã hội biến đổi.
- Yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp,
phương tiện giáo dục.
- Môi trường địa phương có sự biến đổi.
1.3.3. Phân loại sự thay đổi:
 Phân loại dựa theo nguyên nhân:
- Thay đổi theo yêu cầu từ bên ngoài: chủ trương, chính sách giáo dục mới,
sát nhập hay mở rộng trường học, thay đổi chức năng, nhiệm vụ.
- Thay đổi do nhu cầu bên trong: nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục,
thay đổi cơ cấu tổ chức, phát sinh những vấn đề mới…
 Phân loại theo mức độ thay đổi:
- Nhiều hay ít
- Lớn hay nhỏ
- Thay đổi từ từ
- Thay đổi cấp thời
2. Hoạch định sự thay đổi ở trường phổ thông
2.2. Dự báo sự thay đổi
Dự báo có nhiệm vụ tìm ra hướng hoạt động và phát triển của nhà trường trên
cơ sở nắm vững đường lối phát triển kinh tế - xã hội – giáo dục của Đảng và Nhà
nước, của địa phương, hiểu biết thị Dự báo (số lượng, chất lượng, cơ cấu) học sinh.
2.3. Xác định các mục tiêu thay đổi
- Phát triển số lượng học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Tổ chức thực hiện và phát triển các chương trình giáo dục.
- Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên đủ và đồng bộ, từng bước
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và cải thiện đời sống.
- Phát triển nguồn lực tài chính và xây dựng, sử dụng, bảo quản trường sở,
thiết bị, phương tiện.
- Phát triển các mối quan hệ của nhà trường với xã hội để làm tốt công tác
giáo dục và phát triển giáo dục.
- Tùy theo sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và điều kiện,
hoàn cảnh riêng của mỗi trường mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa
và mang màu sắc riêng.
2.4. Xác định nhu cầu thay đổi
- Hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh
một cách thiện chí và hợp lý.
- Hãy tiêp thu ý kiến, nguyện vọng của mọi người một cách nghiêm túc và
thấu hiểu.
- Xem xét kỹ đầu ra và các yếu tố đảm bảo chất lượng đầu ra là nhu cầu
trung tâm của trường học.

You might also like