LLSP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tôi là một người thanh niên sống và làm việc tại đỉnh Yên Sơn – nơi có độ cao hai

nghìn sáu
trăm mét. Chắc mọi người cũng thắc mắc tôi làm gì ở nơi cao thế này. Tôi làm công tác khí
tượng kiêm vật lí địa cầu. Một mình ở nơi Sa Pa này buồn lắm, “thèm người quá” nên tôi tìm
cách để gặp gỡ mọi người mỗi khi họ đi qua đây. Một lần trong số đó tôi đã quen được bác
tài xế; điều đó đã mang đến cơ duyên để tôi có một cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng với ông họa sĩ
và cô kĩ sư.
Khi mới lên công tác, tôi chưa quen điều kiện làm việc nên rất muốn gặp gỡ mọi người. Tôi
bèn lăn khúc gỗ ra giữa đường xem có xe nào đi qua không. Ngay sau đó, một chiếc xe đi lên,
thấy khúc gỗ chắn ngang đường liền dừng lại gọi mọi người xuống đẩy bỏ đi. Tôi lao ra bảo
mọi người cùng đẩy sang bên lề đường. Đẩy xong một bác tài xế ra hỏi: “Thật kì lạ, sao giữa
đường núi vắng vẻ, ai lại đẩy khúc gỗ ra giữa đường thế này?”. Tôi ngại quá, đỏ mặt, tôi bảo
với họ rằng tôi mới lên công tác chưa quen nên nghĩ ra cách này để gặp gỡ mọi người. Nhân
sự việc có vẻ ngớ ngẩn nhưng lại lí thú ấy, tôi đã quen với bác tài xế và bác hứa với tôi rằng
mỗi tháng có chuyến xe qua sẽ dừng lại cho tôi nói chuyện, làm quen với mọi người. Lúc đó,
tôi rất sung sướng và chỉ mong một tháng trôi qua thật nhanh. Trong những ngày công tác,
lúc công việc xong, thời gian rảnh rỗi nhiều, tôi liền tự tìm thú vui cho mình. Không chỉ dọn
dẹp nhà cửa ngăn nắp, tôi trồng hoa, trồng cây thuốc quý, đọc sách… Giữa chốn núi cao mây
quấn này, lại có sách, có hoa làm bạn, lắm lúc tôi còn tưởng mình là một người “ẩn sĩ” của
ngày xưa. Với chính những thứ này tôi đã gây cảm tình với ông họa sĩ già và cô kĩ sư. Lần
đó, như thường lệ, tôi chạy xuống gặp và mang cho bác lái xe ít củ tam thất vì biết bác gái
ốm, đây cũng là dịp để tôi nhận sách từ bác. Ai ngờ lần đó bác tài xế đã giới thiệu cho tôi hai
người rất thú vị, đó là ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư. Họ chỉ có ba mươi phút nghỉ giữa chuyến.
Thế là tôi bèn dẫn họ lên thăm nhà. Tôi hái thật nhiều hoa để tặng cô kĩ sư, cô ấy rất thích.
Chắc giữa chốn núi non này, cô ấy ngạc nhiên lắm trước vườn hoa của tôi. Tôi đưa họ vào
trong nhà rồi giới thiệu qua công việc của mình cho cô kĩ sư và ông họa sĩ nghe. Tôi nói đến
những ngày mới bắt đầu, thấy cô đơn và buồn chán biết mấy nhưng tinh thần trách nhiệm giữ
cho tôi không sao nhãng. Dần về sau này, tôi lại thấy yêu công việc của mình biết bao! Ông
họa sĩ tưởng rằng tôi ở một mình giữa cái nơi “lặng lẽ Sa Pa” thì mọi thứ chắc bề bộn lắm.
Do đó ông ngạc nhiên ra mặt khi thấy căn phòng của tôi quá ngăn nắp. Cô kĩ sư ra tủ sách
chọn lấy một quyển và ngồi đọc. Còn tôi và ông họa sĩ trò chuyện với nhau. Ông hỏi:
– Quê anh ở đâu thế?
– Quê cháu ở Lào Cai này thôi… – Tôi trả lời.
Câu chuyện cứ thế dài ra. Dường như, càng nói chuyện thì ông họa sĩ càng thích tôi. Cuối
cùng, ông ra quyết định sẽ vẽ chân dung tôi. Tôi ngượng lắm, liền từ chối ngay. Tôi cảm thấy
tôi không xứng đáng để được vẽ, còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Thế là tôi kể cho ông nghe
về ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu bản đồ sét,… họ cũng là những nhân tài và rất
xứng đáng để được phác họa chân dung. Nhưng ông đã bắt đầu phác thảo khuôn mặt của tôi.
Chỉ bằng vài nét, bác đã gần như ghi xong gương mặt của tôi trên nền giấy trắng.
Chợt, tôi nhìn đồng hồ và kêu lên:
– Trời ơi, chỉ còn năm phút…!
Tôi giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền,
tay cầm một cái làn. Bác họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế,
thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Tôi kêu lên khi nhìn thấy chiếc khăn mùi soa của cô gái đặt giữa những trang sách. Để người
cô khỏi trở lại bàn, tôi lấy chiếc khăn tay tới trả cho cô. Cô kĩ sư bỗng đỏ ửng mặt, nhận lại
chiếc khăn và quay vội đi.
Thế là chúng tôi tạm biệt nhau, ông họa sĩ già hứa sẽ lên thăm tôi một lần nữa.
Đến lượt cô kĩ sư. Cô chìa tay ra cho tôi nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì
chứ. Không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi:
– Chào anh.
Tôi nắm tay cô ấy, một cái nắm tay thân ái của những người trí thức trẻ đồng chí hướng, phải
chăng? Thực lòng đến lúc này chính tôi cũng tự hỏi lòng rốt cuộc cảm xúc ngày ấy là gì?
Tôi đưa cho bác hoạ sĩ và cô kĩ sư một làn trứng như món quà chia tay:
– Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe.
Tôi tạm biệt họ, tôi nghĩ rằng biết bao giờ mới có thể gặp lại hai người này. Trong hoàn cảnh
đất nước bộn bề, mà cuộc sống của con người có ai biết trước được điều gì đâu!
Tôi biết rằng câu chuyện giữa chúng tôi thật ngắn ngủi nhưng để lại trong mỗi mỗi chúng tôi:
ông họa sĩ, tôi và cô ấy… những cảm xúc không thể nào quên. Nơi mà tình người như cao cả
hơn cả đất trời, nơi ấy tình yêu cũng đơm hoa kết trái. Chúng tôi gọi nơi ấy là lặng lẽ Sa Pa.

You might also like