Hoàng Thị Châm Anh - 1818310461

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Họ và tên: Hoàng Thị Châm Anh

MSV: 1818310461
Lớp: TCH403.1

BÀI THU HOẠCH THUYẾT TRÌNH CUỐI MÔN HỌC


***************

Câu 1: Tại sao IPO qua SPAC lại giúp giảm chi phí? Rủi ro đối với các bên tham
gia SPAC là gì? (SPAC, nhà đầu tư và công ty mục tiêu)
Tại sao IPO qua SPAC lại giúp giảm chi phí?
- IPO qua SPAC giúp giảm chi phí vì thời gian IPO thông qua SPAC ngắn hơn so với
IPO truyền thống. Một thương vụ SPAC thường có thể được hoàn thành trong 3-4
tháng, trong khi đó đăng ký IPO với Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC)
có thể mất tới nửa năm. Ngoài ra, việc sử dụng SPAC còn làm giảm chi phí tư vấn và
bảo lãnh phát hành phải trả cho các ngân hàng đầu tư.
Rủi ro đối với các bên tham gia SPAC là gì? (SPAC, nhà đầu tư và công ty mục tiêu)
+ Với SPAC:
Tiền thu được từ IPO sẽ được đưa vào các tài khoản được bảo đảm bởi quỹ tín thác.
Những người thành lập SPAC sẽ không được phép động đến quỹ tín thác này cho tới
khi các cổ đông chấp thuận vụ sáp nhập. Nếu vụ sáp nhập không thực hiện được thì
quỹ này sẽ bị đóng và tiền sẽ được chia lại cho các cổ đông. Vì quỹ tín thác này nắm
tới 98 - 100% số tiền thu được từ IPO nên trong quá trình thương thảo giao dịch sáp
nhập thì số tiền này cũng phát sinh lãi. Vì vậy nếu không thực hiện được vụ sáp nhập
thì các cổ đông của SPACs có thể được nhận lại được tất cả hoặc nhiều hơn một ít so
với khoản đầu tư ban đầu của mình.
Khoản đầu tư “rủi ro” của những người thành lập SPACs: Đối với những người thành
lập SPACs thì bên cạnh 20% cổ phần thưởng có được sau khi tiến hành IPO thì họ còn
có thể tiến hành mua chứng quyền thông qua đợt phát hành riêng lẻ ngay trước khi
tiến hành IPO và đưa số tiền thu được vào quỹ tín thác. Giả định rằng khi thương vụ
sáp nhập thành công thì lợi ích mà những người thành lập SPACs kiếm được không
chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của giá cổ phiếu mà còn cả giá thực hiện chứng quyền
hậu sáp nhập. Tuy nhiên, trong trường hợp sáp nhập thất bại vì bất kỳ lý do gì và
SPACs bị giải thể thì những người thành lập SPACs sẽ mất trắng toàn bộ khoản đầu
tư ban đầu này (bao gồm cả 20% cổ phần và chứng quyền đã mua). Mặt khác, số tiền
kiếm được từ chứng quyền mà các nhà tài trợ đã mua sẽ được phân phát cho các cổ
đông. Thông thường, khoản đầu tư rủi ro này thường chiếm khoảng 3% tiền thu được
thông qua IPO. Việc thất bại khi tìm một công ty mục tiêu phù hợp ảnh hưởng trực
tiếp đến danh tiếng và tầm ảnh hưởng của những người thành lập SPACs và ngược lại,
do đó nó gắn liền quyền lợi giữa các nhà đầu tư và những người thành lập SPACs.
Sự chấp thuận của cổ đông: SPACs phải nhận được sự đồng ý thông qua thương vụ
sáp nhập với công ty mục tiêu từ các cổ đông bằng hình thức bỏ phiếu. SPACs cần gửi
cho các nhà đầu tư bản thuyết minh bao gồm đầy đủ thông tin về công ty mục tiêu.
Nếu từ 30-40% các cổ đông không đồng ý và họ sử dụng quyền chuyển đổi cổ phiếu
thì thương vụ mua bán bị thất bại.
+ Với nhà đầu tư: rủi ro không có đủ thông tin
Lợi thế của SPAC cũng chính là rủi ro SPAC có thể mang đến cho nhà đầu tư. Nếu
quy trình IPO truyền thống "khó tính" giúp đảm bảo cho các khoản đầu tư có khả năng
sinh lời tốt nhất thì SPAC mang tính mạo hiểm nhiều hơn. Dù đến 2020, nhờ các vụ
sáp nhập các công ty làm ăn tốt, lợi nhuận cổ phiếu trung bình của SPAC có tăng lên
17%, nhưng vẫn thua xa IPO truyền thống.
Kiểm soát nội bộ: Rủi ro thứ hai cho các nhà đầu tư là họ không thích công ty mà
SPAC mua lại.
Dù có thể rút lui nhưng rút lui cũng tạo ra 2 bất lợi là chi phí cơ hội và nếu nhiều
người rút, các khoản đầu tư vào công ty mục tiêu sẽ không thành công.
+ Với công ty mục tiêu: rủi ro bị các cổ đông của SPAC từ chối mua lại.

Câu 2: Thế nào là trái phiếu xanh? Thanh khoản và lợi suất của trái phiếu xanh
so với trái phiếu thường?
Trái phiếu xanh là một công cụ tài chính mang lại thu nhập cố định và thu nhập từ
phát hành trái phiếu sẽ tài trợ cho các cải thiện môi trường hoặc dự án môi trường.
Vai trò của nó là xoay vốn cho những dự án mang đến lợi ích cho môi trường. Theo
đó, những doanh nghiệp huy động vốn phải cam kết dồn hết công sức để thực thi các
dự án nhằm bảo vệ môi trường khỏi tác động của biến đổi khí hậu.
Tính thanh khoản của trái phiếu xanh thấp hơn trái phiếu thường do lợi suất của trái
phiếu xanh thấp hơn do nó hầu như chỉ thu hút nhà đầu tư quan tâm đến yếu tố môi
trường, hơn nữa về cơ sở pháp lý, Chính phủ mới chỉ ban hành các văn bản mang tính
định hướng, phát triển chung cho thị trường vốn xnah mà chưa có những văn bản pháp
lý hướng dẫn cụ thể về thị trường trái phiếu xanh, đặc biệt là tiêu chí về trái phiếu
xanh trong nước, cơ chế giám sát, quản lý sử dụng nguồn vốn xanh huy độngt ừ trái
phiếu xanh, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan...Mặc dù đã triển khai gần
4 năm nhưng cho đến năm 2019, việc phát hành trái phiếu xanh mới chỉ dừng lại ở
việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương mang tính thí điểm, chưa thu hút
được sự tham gia của các vhur thể khác như ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp
trong những ngành nghề “xanh” có liên quan.

Câu 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam
3.1. Tích cực
Nhìn chung số thương vụ và quy mô M&A ở Việt Nam cơ bản tăng qua các giai đoạn,
thời kỳ. Điều này cho thấy sức hút của thị trường Việt Nam ngày càng tăng lên. Trong
đó, phải kể đến tỷ lệ giá trị M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở mức cao so
với ngành khác. Nhiều năm liền, ngành ngân hàng còn có thể được coi là thị trường
thu hút vốn lớn nhất của các vụ M&A trong tất cả các ngành (tiêu biểu là 5 năm trở lại
đây). Quy mô các thương vụ M&A tăng dần về giá trị và số lượng cũng là minh chứng
rõ ràng cho uy tín của thị trường ngân hàng Việt Nam.
Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam còn thu hút lượng lớn vốn
đầu tư của nước ngoài trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, trong thời gian qua, một số
ngân hàng nước ngoài mua lại cổ phần các ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ như sau:
HSBC và Techcombank (20%), Deutsche Bank và Habubank (20%), hay gần đây nhất
là ngân hàng Bank of Ayudhya của Thái Lan chi 69 triệu USD mua lại SHB Finance
từ tay Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã được nói ở trước đó.
3.2. Hạn chế
Nhìn lại các thương vụ, mua bán, sáp nhập các NHTM tại Việt Nam trong thời gian
qua còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường. Bên cạnh đó, một trong những
hạn chế đáng kể nhất là tỷ lệ thành công của các vụ M&A hiện nay đang còn thấp (có
tới 06/32 thương vụ nhà đầu tư thoái vốn) và phổ biến là trường hợp các vụ M&A
không tạo ra giá trị tăng thêm. Nguyên nhân của những thất bại bắt nguồn từ rất nhiều
yếu tố liên quan, cấu thành cả quá trình M&A. Thông thường, thương vụ M&A thể
hiện một sự thách thức lớn đối với các tổ chức liên quan, từ việc nhận dạng mục tiêu,
định giá một thương vụ, cấu trúc một thương vụ, giải quyết việc kinh doanh trước đó
như là sự dư thừa nhân viên và giành được hiệu quả kinh tế về quy mô.
Một số thương vụ M&A còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, số lượng ít, ít thông tin cũng
như không có nhiều tổ chức uy tín đứng ra thực hiện hoạt động này. Nhiều trường hợp
trong số này không thật sự là M&A mà chỉ là đầu tư tài chính đơn thuần.

Câu 4: Phân tích chi phí và rủi ro của VNG và Vinfast khi IPO tại Mỹ thông qua
SPAC.
Chi phí của VNG và Vinfast khi IPO tại Mỹ thông qua SPAC là tiết kiệm hơn so với
IPO truyền thống vì chi phí IPO truyền thống ở mức cao:
Người bảo lãnh phát hành thường tính phí 4-7% tổng số tiền thu được từ IPO, có thể
từ 1,5 triệu đô la đến 100 triệu đô la, tùy thuộc vào quy mô giao dịch. Phí pháp lý, kế
toán, in ấn và quy định có thể đắt hơn hàng triệu USD. Tuy nhiên, IPO thông qua
SPAC sẽ giúp giảm thiểu chi phí bởi những ưu điểm của SPAC đem lại:
Quy trình nhanh gọn hơn: Một SPAC thường có thể được SEC thông qua và IPO
nhanh hơn nhiều so với một công ty tư nhân bình thường khác, vì nó không có bất kỳ
tài liệu tài chính lịch sử nào để phải thanh tra. SPAC cho phép một công ty tư nhân trở
thành đại chúng trong vòng 5-6 tháng, so với mốc thời gian 1 đến 2 năm của IPO.
Chi phí tiết kiệm hơn: Trên giấy tờ, nó cũng có thể tiết kiệm chi phí hơn, và cung cấp
cho một công ty cả điều khoản đàm phán linh hoạt cùng với thị trường chắc chắn hơn.
Rủi ro của VNG và Vinfast khi IPO tại Mỹ thông qua SPAC là rủi ro trong việc tăng
nguy cơ bị thâu tóm, sáp nhập; tăng mức chi phí cho việc tuân thủ những quy định về
niêm yết, báo cáo, công bố thông tin, quản trị công ty tại thị trường nước ngoài...
Câu 5: Thế nào là Dollar hóa và tác động tại Việt Nam? Ngân Hàng nhà nước có
biện pháp gì để kiểm soát?
Đô la hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng một ngoại tệ được sử dụng bổ sung
hoặc thay thế hoàn toàn nội tệ giữ vai trò là đồng tiền pháp định. Ngoài ra, đô la hóa
còn được hiểu là tình trạng mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong
tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn,
tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Như vậy biểu hiện rõ ràng nhất của hiện tượng
đô la hóa là khi người dân của một quốc gia chọn sử dụng một loại tiền tệ có tính ổn
định hơn để thực hiện các giao dịch hàng ngày, thay vì sử dụng đồng ngoại tệ.
Tác động của đô la hóa đến Việt Nam:
- Tác động tích cực:
Đô la hóa là một biện pháp phòng tránh rủi ro cho người dân Việt Nma trước sự mất
giá của VND do lạm phát hoặc do tỷ giá hối đoái thay đổi.
Đô la hóa tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho hoạt động kinh doanh trong nước và
quốc tế.
Đô la hóa góp phần cải thiện độ sâu tài chính và vai trò trung gian tài chính. Trong 20
năm vừa qua, quy mô tiền gửi ngoại tệ của Việt Nam không ngừng tăng đã cung cấp
một nguồn vốn lớn cho hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM, từ đó, làm tăng tỷ lệ
tổng tiền gửi trên GDP và góp phần làm tăng độ sâu tài chinshcuar nền kinh tế Việt
Nam.
- Tác động tiêu cực
Ảnh hưởng đến hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ: Thứ nhất Việt Nam có ít
lựa chọn về giải pháp hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng qua các công cụ tiền tệ như
công cụ lãi suất, tỷ giá. Thứ hai, lượng cung tiền tệ của Việt Nam sẽ khó dự báo hơn
do có yếu tố ngoại lai trong lưu thông tiền tệ, lượng ngoại tệ USD trôi nổi ngoài thị
trường
ngoại hối phi chính thức khó có thể lượng hóa được. Thứ ba, chính sách tỷ giá của
Việt
Nam cũng kém phát huy tác dụng và gây khó khăn phức tạp cho chính sách chống lạm
phát. Cuối cùng, đô la hóa còn hạn chế chức năng là người cho vay cuối cùng và chức
năng ổn định hệ thống tài chính của NHNN Việt Nam.
Ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của nền kinh tế: Với các NHTM,
khi doanh số cho vay ngoại tệ tăng, khi có biến động tỷ giá thì nếu tính toán về lãi là
có lợi nhưng khi doanh nghiệp không thể trả được khoản vay thì lại là bất lợi. Bên
cạnh đó, vào cuối những năm 90 do đồng nội tệ có xu hướng mất giá, người cư trú chỉ
muốn đầu cơ ngoại tệ nhưng không muốn vay bằng ngoại tệ. Kết quả là các NHTM
không cho vay hết số ngoại tệ đã huy động nên phải gửi ra nước ngoài để thu lãi trong
khi trong nước chưa đủ vốn để đầu tư phát triển, các doanh nghiệp và chính phủ phải
vay vốn nước ngoài để đầu tư. Tình trạng đô la hóa cao còn tạo điều kiện thuận lợi
cho sự gia tăng tình trạng buôn lậu, đặc biệt tại các khu vực biên giớ, gây phá rối thị
trường và làm cho các doanh nghiệp bị đình đốn trong sản xuất.
Đô la hóa làm tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng: hệ thống ngân hàng Việt Nam bị đô
la hóa lớn cả tài sản có và tài sản nợ. Điều này đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam trước
rủi ro độ lệch tiền tệ. Về phía ngân hàng, việc huy động vốn tiền gửi ngoại tệ, buộc
các
NHTM Việt Nam phải đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ để trả lãi suất cho người gửi
tiền. Nếu không cho vay bằng ngoại tệ được, NHTM phải lấy nguồn thu từ VND để

đắp. Khi đó, xuất hiện độ lệch tiền tệ về nguồn thu và chi trong hệ thống ngân hàng.
Về
phía doanh nghiệp, nếu tỷ giá biến động quá lớn làm doanh nghiệp không có khả năng
trả nợ bằng ngoại tệ. Nếu tình trạng này đi kèm với việc rút vốn hàng loạt từ hệ thống
NHTM, có thể làn ngân hàng đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Các biện pháp của Ngân hàng nhà nước để kiểm soát đô la hóa:
- Đổi mới công tác điều hành và dự báo đối với chính sách tiền tệ
Trước hết, NHNN Việt Nam cần xác định rõ các mục tiêu và khuôn khổ điều hành
CSTT cho phù hợp với yêu cầu và diễn biến của nền kinh tế vĩ mô từng giai đoạn phát
triển.
Thứ hai, NHNN cần hoàn thiện thị trường tiền tệ nhằm tăng hiệu quả của chính sách
tiền tệ. Thứ ba, NHNN phải nâng cao khả năng dự báo tình hình biến động trên thị
trường tiền tệ trong nước và quốc tế, từ đó có những giải pháp kịp thời và phù hợp,
trên
cơ sở xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và các công cụ thống kế, dự báo thích hợp. Thứ
tư, NHNN cần linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ,
phù hợp với diễn biến của nền kinh tế vĩ mô. Thứ năm, cần có sự phối hợp đồng bộ
giữa
CSTT và chính sách tài khóa.
- Khuyến khích nắm giữ VND
Tóm lại, điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá cần theo hướng tăng lợi ích nắm giữ VND
ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại tệ. Công cụ
có thể sử dụng là tăng dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ cao hơn nhiều
so với dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi (có nước đã tăng dự trữ bắt buộc lên
tới mức 30 - 50% áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ nhằm thu hẹp quy mô nắm giữ
đồng ngoại tệ) hay trần lãi suất đối với tiền gửi ngoại tệ
- Pháp luật quản lý ngoại hối
Cần có những đánh giá về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù
hợp
với mục tiêu hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
- Hoàn thiện chính sách tỷ giá theo hướng linh hoạt, đảm bảo sự ổn định của VND
NHNN cần cho phép tỷ giá linh hoạt hơn. Từng bước nới rộng biên độ dao động và
tiến
tới loại bỏ hoàn toàn khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết về kinh tế xã hội. NHNN chỉ
tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối thông qua các công cụ trực tiếp hoặc gián
tiếp để tỷ giá biến động có lợi cho các mục tiêu phát triển kinh tế, đồng thời khuyến
khích đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo sự dễ dàng trong việc chuyển đổi
ngoại tệ. NHNN phải có lộ trình từng bước thực hiện chính sách đa ngoại tệ trên cơ sở
đa dạng hóa nguồn thu ngoại tệ từ phí nền kinh tế. NHNN cần phát triển một thị
trường
ngoại hối ổn định và có tính thanh khoản cao.
- Từng bước nâng cao tính chuyển đổi của VND
NHNN đảm bảo các điều kiện thực hiện tự do chuyển đổi đồng tiền Việt Nam trong
các
giao dịch vãng lai, khi nền kinh tế tương đối ổn định, quỹ dự trữ ngoại tệ dồi dào sẽ
tiến
hành chuyển đổi tiền tệ trong các giao dịch vốn và sau đó mở rộng ra các giao dịch
khác.
Việt Nam cần giảm giá dần VND có kiểm soát. Chính sách này sẽ giúp thúc đẩy xuất
khẩu, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại trong bối cảnh chi tiêu Chính phủ rất
lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam cần kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi
suất, sử dụng thích hợp các công cụ dự trữ bắt buộc, tín phiếu, thị trường mở... Cuối
cùng, tăng cường sự thuận lợi khi sử dụng VND.
Câu 6: Nêu trụ cột Basel II? Nêu phương pháp được sử dụng để đảm bảo trụ cột
an toàn vốn?
- Trụ cột Basel II:
- Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu
 Tỷ lệ vốn tối thiểu bằng 8% là không thay đổi. Tỷ lệ này thể hiện mối quan hệ
giữa các
 quy định về quỹ (vốn) của riêng ngân hàng và tài sản được điều chỉnh theo
trọng số rủi
 ro, một cách tính toán khả năng gánh chịu rủi ro.
 Tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro là giá trị tài sản nhân lên với một
tham số (trọng số rủi ro) mà là đại diện cho cho rủi ro (tín dụng) liên quan tới
các tài sản này.
 Với rủi ro vận hành và rủi ro thị trường, hai loại rủi ro khác được tính toán
trong khung Basel I, tài sản được điều chỉnh theo trọng số (mà được dùng trong
tính tỷ lệ vốn tối thiểu) có nguồn gốc trực tiếp từ các yêu cầu về vốn được tính
bằng cách nhân chúng với 12,5 (nghịch đảo của tỷ lệ tối thiểu 8%)
- Trụ cột 2: Rà soát giám sát
 Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá an toàn vốn tổng thể của họ
và chiến lược để duy trì mức vốn.
 Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại “quy trình đánh giá về mức vốn
nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng”.
 Các giám sát viên mong đợi ngân hàng hoạt động trên tỷ lệ vốn tối thiểu, và
nên khuyến nghị các ngân hàng duy trì vốn ở mức cao hơn mức tối thiểu.
 Giám sát viên cần tìm cách can thiệp ở giai đoạn đầu để ngăn chặn vốn rơi
xuống dưới mức tối thiểu.
- Trụ cột 3: Minh bạch và kỷ luật thị trường
 Nguyên tắc thị trường củng cố các nỗ lực để thúc đẩy an toàn và minh bạch
trong các ngân hàng.
 Công khai các thông tin cơ bản và các thông tin liên quan đã làm cho nguyên
tắc thị trường hiệu quả hơn.
- Bức tranh minh bạch và cập nhập về “sức khoẻ” của thị trường.
Những phương pháp được sử dụng để đảm bảo trụ cột an toàn vốn:
 Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy
đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn
nhằm duy trì mức vốn đó.
 Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn
nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo
tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám
sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.
 Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn
mức tối thiểu theo quy định.
 Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của
ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa
đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
*****Hết*****

You might also like