Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 61

Dàn bài

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM.....5

I.Rủi ro.......................................................................................................................................5

1. Khái niệm........................................................................................................................................5

2. Bản chất..........................................................................................................................................5

3. Phân loại các dạng rủi ro trong NHTM............................................................................................6

3.1. Rủi ro tín dụng.........................................................................................................................6

3.2. Rủi ro về lãi suất.......................................................................................................................8

3.3. Rủi ro hối đoái..........................................................................................................................9

3.4. Rủi ro thanh khoản..................................................................................................................9

3.5. Các rủi ro khác.......................................................................................................................10

II.Quản trị rủi ro.....................................................................................................................11

1. Khái niệm......................................................................................................................................11

2. Quy trình quản trị rủi ro................................................................................................................11

3. Cấu trúc tổng quát hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng.......................................................13

3.1. Mô hình tổ chức trong hoạt động quản trị rủi ro...................................................................13

3.2. Chính sách quản trị rủi ro.......................................................................................................13

3.3. Hệ thống công nghệ thông tin...............................................................................................14

4. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại.......................................................15

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTM
VIỆT NAM..............................................................................................................................17

A.RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.............................................................................................17

I.Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá.....................................................................................17

1. Các khái niệm................................................................................................................................17

2. Phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá............................................................18

2.1. Phương pháp xác định...........................................................................................................18

2.2. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá..........................................................................................19

II.Nguyên nhân rủi ro tỷ giá..................................................................................................20

1
1. Trạng thái ngoại tệ mở..................................................................................................................20

1. Các hoạt động nội bảng............................................................................................................20

2. Các hoạt động ngoại bảng.........................................................................................................21

3. Tổng trạng thái ngoại tệ mở......................................................................................................23

2. Sự biến động của tỷ giá và giới hạn trạng thái ngoại hối tại NHTM...............................................24

3. Các nhân tố tác động đến trạng thái ngoại hối tại các NHTM.......................................................30

III.Đo lường, đánh giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.............................................................31

1. Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn.............................................................................32

2. Tổn thất ròng giao dịch gộp..........................................................................................................34

IV.Các công cụ và giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá........................................................39

B.RỦI RO TÁC NGHIỆP......................................................................................................49

I.Rủi ro tác nghiệp..................................................................................................................49

1. Khái niệm......................................................................................................................................49

2. Các tác nghiệp của ngân hàng thương mại trong giao dịch hối đoái.............................................49

II.Quản lý bằng công cụ hạn mức.........................................................................................51

1. Hạn mức đối với đối tác và khách hàng:.......................................................................................51

2. Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh:.....................................................................................52

3. Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể:.......................................................................................53

3.1. Trạng thái giao ngay:..............................................................................................................53

3.2. Trạng thái kỳ hạn:...................................................................................................................54

III.Quản lý bằng công cụ lệnh:..............................................................................................57

1. Lệnh thị trường (Market order):...................................................................................................58

2. Lệnh giới hạn (Limit order):..........................................................................................................58

3. Lệnh dừng lỗ (Stop loss orders):...................................................................................................59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................61

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

3
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của
nền kinh tế. hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả
là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích
thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên,
trong kinh tế thị trường, thì rủi ro là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của
các ngân hàng nói riêng.

Kinh doanh ngoại hối là một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất hiện nay,
không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Kinh doanh ngoại hối tạo ra lợi nhuận cao
đồng thời gánh chịu nhiều rủi ro đáng kể. Vậy làm sao hạn chế được thua lỗ khi kinh
doanh ngoại hối đặc biệt là các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay? Đó là lý do
vì sao chúng tôi chọn đề tài: “Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt
Nam.” Qua đề tài này, chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể nhận biết và phân tích được rủi
ro tỷ giá, rủi ro tác nghiệp cũng như các tổn thất phát sinh trong quá trình kinh doanh
ngoại hối gây ra, cũng như đưa ra các công cụ và các giải pháp phòng ngừa , hạn chế
tối đa các thiệt hại khi rủi ro tỷ giá và rủi ro tác nghiệp gây ra.

4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÁC NHTM
I. Rủi ro

1. Khái niệm
Cụm từ “rủi ro” được các nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Nhưng nhìn chung có thể chia làm hai quan điểm.

Theo quan điểm truyền thống, “ Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn
có thể xảy ra cho con người”. Thực tế cho thấy, chúng ta đang sống trong một thế giới
mà rủi ro luôn tiềm ẩn và ngày càng tăng theo nhiều hướng khác nhau. Xã hội loài
người càng phát triển, hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phong phú và phức
tạp, thì rủi ro cho con người ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Vì vậy, con người cần
quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biện pháp
quản trị rủi ro, trong quá trình nghiên cứu đó nhận thức về rủi ro của con người cũng
thay đổi, trở nên khoan dung và trung hòa hơn.

Mặt khác, theo quan điểm trung hòa cho rằng “rủi ro là sự bất trắc không thể đo
lường được”. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro
có thể mang đến cho con người những tổn thất, mất mát và nguy hiểm nhưng cũng có
thể mang đến cho chúng ta những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu
rủi ro, nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, quản trị rủi ro, chúng ta không chỉ tìm ra được
những biện pháp phòng ngừa, né tránh những rủi ro thuần túy, hạn chế những thiệt hại
do rủi ro gây ra mà còn có thể “lật ngược tình thế”, biến thủ thành thắng, biến thách
thức thành những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.

2. Bản chất
Như bất kì một doanh nghiệp hay một tổ chức nào khác, một NHTM thực hiện
mục tiêu kiếm tiền của mình và chấp nhận tất cả những rủi ro. Và rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng được hiểu như là một tất yếu và là những biến cố không mong đợi

5
mà khi xảy ra sẽ tác động trực tiếp tới kết quả lợi nhuận, nguy cơ phá sản của các ngân
hàng. Do vậy việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và từ đó
tìm kiếm nhiều phương pháp chống đỡ, hạn chế các rủi ro là đòi hỏi của sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng.

Qua những nhận định trên ta có thể nhận xét một số điểm về bản chất của rủi ro:

• Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của một ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với
nhau trong một phạm vi nhất định.

• Khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng
của rủi ro là biên độ rủi ro và tần suất xuất hiện rủi ro (số trường hợp thuận lợi để rủi
ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả năng).

• Rủi ro là yếu tố khách quan, nên chúng ta không thể loại trừ được hoàn toàn mà
chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại mà chúng gây ra.

3. Phân loại các dạng rủi ro trong NHTM


Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Tuy nhiên rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng có những đặc điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh
khác về mức độ và nguyên nhân. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền
và để lại hậu quả to lớn, không chỉ bao gồm rủi ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả
các ngành khác trong nền kinh tế, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn ảnh
hưởng đến nhiều quốc gia khác. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Những rủi ro
thường gặp đó là:

3.1. Rủi ro tín dụng


Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng; nó thường chiếm phần lớn
trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng như
mức độ tạo thuận lợi. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng
chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp khi bên đi vay trong

6
một giao dịch nào đó không thực hiện được việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và
điều kiện trong hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính. Rủi
ro tín dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái, cung bậc khác nhau, chúng
tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngoài
là món vay không thu hồi được, nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn...

Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng, người ta thường phải xét
đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Trong tỷ trọng nợ quá hạn, người ta lại chia ra tỷ
trọng nợ quá hạn dưới sáu tháng, nợ quá hạn dưới một năm, nợ quá hạn trên một năm,
nợ quá hạn khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi... Các tỷ trọng này càng cao thì khả
năng bảo toàn vốn tín dụng của ngân hàng càng thấp.

Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, người ta đã đưa ra
một số nguyên nhân chủ yếu sau: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân bất khả kháng, thông tin không cân
xứng, sự điều khiển sai lệch của cơ chế thị trường. Nguyên nhân chủ quan là nguyên
nhân từ phía ngân hàng (mà chủ yếu là từ sự yếu kém của cán bộ ngân hàng, các nhà
quản trị điều hành không có năng lực, thiếu kiểm tra giám sát), nguyên nhân từ phía
khách hàng...

Ngày nay, các Ngân hàng Thương mại dù đã mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực khác nhau, nhưng hoạt động cho vay vẫn là nguồn cơ bản tạo nên thu nhập của
ngân hàng. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển như ở Việt Nam, hoạt động cho
vay chiếm tỷ lệ rất cao trong hoạt động của ngân hàng, và vì thế mà rủi ro tín dụng là
vấn đề cần được quan tâm đặc biệt trong hoạt động của các ngân hàng Thương mại ở
nước ta hiện nay. Về bản chất, rủi ro tín dụng là loại rủi ro đa dạng, phức tạp dẫn đến
việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn. Bất cứ một rủi ro nào đó của hoạt động
cho vay cũng đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi
ro, song nếu ngân hàng có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi
ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.

7
3.2. Rủi ro về lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa
lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm
thu nhập của ngân hàng.

Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là
yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong
việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi
ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi
suất là những tác động do biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro
lãi suất bắt nguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng
ngoại bảng.

Cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ sẽ quyết định tình trạng rủi ro lãi suất của một ngân
hàng. Tình trạng rủi ro lãi suất phụ thuộc vào mức độ cân đối giữa tài sản Có và tài sản
Nợ mà điển hình là khi ngân hàng dùng tài sản Nợ ngắn hạn hoặc với lãi suất thay đổi
để đầu tư vào tài sản Có dài hạn hơn với lãi suất cố định. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi
lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí ngân hàng tăng lên trong khi thu nhập ở tài sản Có dài
hạn hơn vẫn giữ nguyên. Nếu chênh lệch thu nhập ở tài sản Có không bù đắp chi phí
nghiệp vụ kinh doanh thì ngân hàng sẽ bị ăn mòn vào vốn. Ngược lại, khi nhận lại vốn
với một thời hạn và lãi suất ấn định, lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm khi lãi suất thị
trường bị giảm xuống.

Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra trong những trường hợp sau đây:

- Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, chi phí
cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi
lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.

- Rủi ro lãi suất cũng có thể xảy ra do trình độ thấp kém, bị thua thiệt trong việc
cạnh tranh lãi suất ở thị trường hoặc do nhiều yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi
suất như cung, cầu, yếu tố khác của thị trường... Khi ngân hàng có quyết định điều
chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả,

8
tức là khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng, nên cũng dẫn đến rủi ro lãi
suất.

3.3. Rủi ro hối đoái


Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ
cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu hoạt động thuận lợi.

Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến
động về tỷ giá giữa các đồng tiền. Những nghiệp vụ nghiệp vụ có liên quan đến ngoại
tệ của ngân hàng như: Cho vay, huy động vốn bằng ngoại tệ; Mua bán ngoại tệ; Đầu tư
chứng khoán bằng ngoại tệ… Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì
nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.

Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối
đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định,
đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. Trong các giao
dịch ngoại hối và trong cân đối tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng, bất cứ một trạng
thái ngoại hối “trường” hay “đoản” đều có thể gặp rủi ro hối đoái khi tỷ giá ngoại tệ
thay đổi. Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ trường thì khi ngoại tệ tang giá ngân
hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ bị lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá. Nếu ngân hàng
ở trạng thái đoản về một loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ lên giá ngân hàng sẽ bị lỗ và
ngược lại.

Như vậy việc tạo ra các trạng thái ngoại tệ “trường” hay “đoản” chính là nguyên
nhân gây rủi ro hối đoái cho ngân hàng. Đây chính là kết quả của việc ngân hàng thực
hiện các giao dịch ngoại tệ phục vụ cho khách hàng và cho chính bản thân mình, hoặc
ngân hàng huy động vốn bằng ngoại tệ và đầu tư vào các tài sản Có bằng ngoại tệ.

3.4. Rủi ro thanh khoản


Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút
tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng phải
đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản Có của mình để đáp ứng
nhu cầu rút tiền của người gửi tiền.

9
Mọi ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán.
Khả năng chi trả là khả năng đáp ứng được nhu cầu chi trả hiện tại, đột xuất, và trong
tương lai. Khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, nếu không được giải quyết kịp thời có
thể dẫn đến mất khả năng chi trả. Khi ngân hàng thừa khả năng chi trả sẽ đẫn đến ứ
động vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm.

Rủi ro thanh khoản nảy sinh do những nguyên nhân sau:

- Do mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn dư thừa quá lớn,
trong khi đó thị trường đầu ra hạn hẹp, nên một số ngân hàng đã dùng vốn huy động
ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn quá mức, dẫn đến thiếu hụt khả năng chi trả
tạm thời cho người gửi tiền.

- Khi đến hạn, các khoản cho vay khó thu hồi được, uy tín của ngân hàng giảm sút,
người gửi tiền và người đi vay thường phản ứng trước những khó khăn của ngân hàng
bằng cách sử dụng hết hạn mức tín dụng để đảm bảo có tiền cho những nhu cầu về sau
hoặc rút hết số dư tiền gửi vì sợ có thể không rút được.

Tất cả những khía cạnh trên dẫn đến những rủi ro trong thanh khoản của ngân
hàng. Các nhà chuyên môn khẳng định rằng đây là loại rủi ro riêng của ngân hàng và
liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Rủi ro này thường là hậu quả của một hay
nhiều loại rủi ro mà ngân hàng không lường trước được. Trong trường hợp này, vốn tự
có của ngân hàng không có khả năng bù đắp hết tất cả các khoản mất mát, thiệt hại,
ngân hàng dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ hay phá sản.

3.5. Các rủi ro khác


Ngoài những rủi ro cơ bản trên hoạt động ngân hàng còn chịu nhiều rủi ro khác như:

Rủi ro hoạt động: Bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà
một Ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là rất
nhiều như: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn
vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô, thiếu các kế hoạch khôi
phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm họa...

10
Rủi ro chiến lược: Rủi ro chiến lược phát sinh từ các thay đổi trong môi trường
hoạt động của ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro
chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. Chẳng hạn,
chiến lược mở rộng thị trường, thâm nhập vào một thị trường mới mà ngân hàng chưa
có nghiên cứu đầy đủ thông tin và thiếu nguồn lực đủ trình độ cần thiết để khai thác,
nắm bắt thị trường mới này thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng thua lỗ.

Các rủi ro khác: rủi ro về công nghệ, rủi ro môi trường, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia,

II. Quản trị rủi ro

1. Khái niệm
Quản trị rủi ro (QTRR) là xác định mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp mong
muốn và nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của doanh nghiệp đang gánh chịu.
Mặt khác, sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để hạn
chế sự xuất hiện của rủi ro hoặc điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mà
mình mong muốn.

Nói cách khác, QTRR là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ
hội thành công mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính- ngân hàng,
bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu
quả nguồn vốn hoạt động. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận
rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó quản trị rủi ro là
một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM. Tuy vậy,
quản trị rủi ro trong các NHTM luôn là công việc khó khăn, phức tạp.

2. Quy trình quản trị rủi ro


Theo quan điểm kinh doanh ngân hàng hiện đại cho rằng cần quản trị tất cả các
loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện. Theo đó, quản trị rủi ro là

11
quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng,
kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất
lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo
lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.

• Nhận dạng rủi ro: đây là điều kiện tiên quyết trong quản trị rủi ro. Nhận dạng rủi
ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ
hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả dự báo
những rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai để có biện pháp kiểm soát, tài trợ
phù hợp cho từng loại rủi ro.

• Phân tích rủi ro: là việc tìm ra nguyên nhân gây rủi ro. Từ việc tìm ra các nguyên
nhân, các nhân tố tác động đến các nguyên nhân, phân tích rủi ro sẽ cho ta biện pháp
phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn.

• Đo lường rủi ro: công việc này đòi hỏi phải thu thập số liệu, lập ma trận đo lường
rủi ro và phân tích. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng,
người ta sử dụng hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro (mức
độ thiệt hại do rủi ro gây ra), đây là tiêu chí có vai trò quyết định.

• Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro, đó
là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt
động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng
không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp phòng tránh có thể là:
phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị
thông tin,…

• Tài trợ rủi ro: dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có
thể xảy ra, khi đó chúng ta cần phải theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài
sản, nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lí. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ
phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: tự khắc phục và
chuyển giao rủi ro.

12
3. Cấu trúc tổng quát hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng

3.1. Mô hình tổ chức trong hoạt động quản trị rủi ro


Ngân hàng cần thành lập bộ phận quản trị rủi ro độc lập, thông thường là Ban
Quản lý Rủi ro (Risk Management Committee –RMC) tại Hội sở chính theo mô hình
quản trị rủi ro tập trung. RMC sẽ báo cáo và tham mưu trực tiếp cho Ban lãnh đạo cao
cấp của Ngân hàng (BoD). RMC sẽ có trách nhiệm đánh giá tổng thể rủi ro và xác
định các cấp độ rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt.

3.2. Chính sách quản trị rủi ro


Chính sách quản trị rủi ro được Ban điều hành phê duyệt, chính sách này phải phù
hợp với chiến lược kinh doanh, năng lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và tính sẵn sàng
đối mặt với rủi ro. Xây dựng phương thức đo lường rủi ro thích hợp, chuẩn qui trình,
thủ tục, khung báo cáo quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro ngân hàng là nghiệp vụ phức tạp, nó đòi hỏi kỹ năng và kinh
nghiệm chuyên môn. Ngân hàng phải hướng tới mô hình đo lường và quản trị rủi ro
13
hiện đại, Các ngân hàng lớn tham gia vào thị trường quốc tế phải xây dựng cho mình
mô hình quản trị rủi ro phù hợp để cạnh tranh hiệu quả. Các chuyên gia quản trị rủi ro
ngân hàng phải được đào tạo và tiếp cận với mô hình rủi ro theo chuẩn quốc tế và có
kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh và chính sách ngân hàng tại Việt Nam.

3.3. Hệ thống công nghệ thông tin


Hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong công tác quản trị rủi ro. Để
quản trị rủi ro hiệu quả cần có các dữ liệu, thông tin phục vụ rủi ro, các công cụ phân
tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. CNTT phải là công cụ mạnh phục vụ
tạo các báo cáo quản trị MIS, kiểm soát và giám sát các rủi ro.

Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản trị rủi ro bao gồm:

1. Các hệ thông cung cấp dữ liệu như core banking, CRM, Treasury, Trade Finance,
ERP, …

2. Giải pháp quản trị rủi ro (Risk Management System - RMS) bao gồm hệ thống đầy
đủ các công cụ tập hợp dữ liệu (ETL) từ các hệ thống trên, tổ chức kho dữ liệu (DW)
phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro, các công cụ phân tích dữ liệu (Data Analysis), hệ
thống cảnh báo (Alert) và công cụ tạo báo cáo (Report Tool) linh hoạt, kịp thời, chính
xác theo các mô hình quản trị rủi ro chuẩn quốc tế và đặc thù quản trị rủi ro của từng
ngân hàng.

Cùng với khả năng cung cấp và triển khai các giải pháp công nghệ thông tin cho các
khách hàng, đặc biệt là các ngân hàng như giải pháp Core Banking, CRM, Treasury,
Trade Finance, ERP… Nắm bắt bối cảnh thị trường và xu hướng phát triển cũng như
nhu cầu nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực quản trị của các ngân hàng Việt Nam
trong thời gian sắp tới, FIS đã kết hợp với các đối tác tìm hiểu cũng như đảm bảo sẵn
sàng khả năng cung cấp, triển khai các giải pháp quản trị rủi ro cho các ngân hàng theo
mô hình hoạt động của các ngân hàng hiện đại trên thế giới cũng như tuân thủ các qui
định đặc thù môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam.

14
4. Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại
Hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, các hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng mở rộng và phát triển
để có thể trở thành “người bạn đồng hành” với cuộc sống của doanh nghiệp và người
dân. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải chấp nhận thêm sự xuất hiện của nhiều loại
rủi ro có thể xảy ra. Và như thế việc chấp nhận rủi ro một cách tích cực và hiệu quả
nhất chính là ngân hàng đang thực hiện QTRR. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM có mối quan hệ với mức độ rủi ro xảy ra, nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh
doanh cao và ngược lại. Trong môi trường hoạt động kinh tế thị trường, các
NHTM không chỉ tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chính ngân hàng
mà còn phải chấp nhận những quy định, những yêu cầu chung như là một “quy luật
chơi” để đảm bảo sự an toàn cho toàn hệ thống. Với xu hướng thị trường ngày càng
phát triển, sự cạnh tranh bình đẳng đòi hỏi các ngân hàng phải tự khẳng định bản
lĩnh, vì vậy nếu ngân hàng không chú trọng đến việc củng cố và nâng cao năng lực
QTRR thì các NHTM không thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Năng lực QTRR và hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng có tác động thúc đẩy lẫn nhau. QTRR tốt là điều kiện đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh ngân hàng, và kết quả kinh doanh tốt, ngân hàng sẽ có điều kiện
chú trọng và nâng cao chất lượng QTRR. Vì vậy người ta xem QTRR như một phần
của quản trị kinh doanh và là yêu cầu đối với nhà lãnh đạo.

Quản trị rủi ro để nâng cao năng lực trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện
nay, xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá là xu thế chung, chúng ta đang chủ
động hay bị cuốn theo thì cũng không có gì khác biệt, quan trọng là chúng ta ứng xử
và thích nghi nó như thế nào. Việc hội nhập về tài chính ngân hàng luôn là một vấn
đề hết sức quan trọng và nhạy cảm do các ngân hàng trong nước sẽ phải chịu áp lực
cạnh tranh ngày càng cao hơn cả về quy mô và năng lực cũng như phải tham gia hoạt
động trong một môi trường tự do ,bình đẳng và khắc khe hơn; đồng thời, phải đối mặt
với những nguy cơ rủi ro cao với những diễn biến phức tạp của thị trường. Đó là sự
cần thiết của việc quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, mà việc sống còn của toàn

15
hệ thống tài chính mỗi quốc gia lại phụ thuộc năng lực quản trị rủi ro của mỗi ngân
hàng trong quốc gia đó.

16
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI HỐI
TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

A. RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


I. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá

1. Các khái niệm


Trạng thái ngoại tệ: Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về
ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Tiếng Anh: The Foreign Exchange Position
(EP)

Doanh số ngoại tệ trường (hay doanh số ngoại tệ dương): Các giao dịch làm tăng
quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh doanh số trường ngoại tệ đó. Doanh số
ngoại tệ trường được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phả ánh doanh số tăng
quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán.

Doanh số ngoại tệ đoản (hay doanh số ngoại tệ âm): Các giao dịch làm giảm
quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh doanh số đoản ngoại tệ đó. Doanh số
ngoại tệ đoản được tính cho một thời kỳ nhất định, do đó nó phản ánh doanh số giảm
quyền sở hữu ngoại tệ trong kỳ tính toán

Từ các khái niệm trên, ta liệt kê các giao dịch làm phát sinh doanh số ngoại tệ trường
và đoản như sau:

Các giao dịch làm phát sinh doanh số Các giao dịch làm phát sinh doanh số
ngoại tệ trường ngoại tệ đoản
1. Mua một ngoại tệ (giao ngay, kỳ 1. Bán một ngoại tệ (giao ngay, kỳ
hạn) hạn)
2. Thu lãi cho vay bằng ngoại tệ 2. Trả lãi huy động vốn bằng ngoại tệ.
3. Thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ 3. Trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ
4. Nhận quà biếu, viện trợ bằng ngoại 4. Cho, tặng, biếu, viện trợ bằng
tệ ngoại tệ
5. Nhận tiền lương, thưởng bằng 5. Ngoại tệ bị mất, rách nát, hư
ngoại tệ hỏng…

17
Trạng thái ngoại tệ ròng: là chênh lệch giữa TSC và TSN (nội bảng và ngoại
bảng) của một ngoại tệ tại một thời điểm. Nếu TSC > TSN thì ngoại tệ ở trạng thái
ròng dương; ngược lại, ngoại tệ ở trạng thái ròng âm. Vì là trạng thái tại một thời điểm
nên trạng thái ngoại hối ròng của một ngoại tệ phản ánh số dư của ngoại tệ đó tại thời
điểm tính toán.

Thời điểm phát sinh trạng thái ngoại hối: Là ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng
chứ không phải tại thời điểm thanh toán

2. Phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá

2.1. Phương pháp xác định


Với những nội dung phân tích trên, trạng thái ngoại tệ ròng của mội loại ngoại tệ
(i) tại thời điểm t được xác định theo các phương pháp sau:

Thứ nhất: Bằng chênh lệch giữa doanh số phát sinh trường và doanh số phát sinh
đoản của ngoại tệ (i) trong một thời kỳ nhất định

Doanh số
phát sinh
=
đoản trong kỳ

Thứ hai: Trong thực tế, trạng thái ngoại tệ thường được tính tại thời điểm cuối
mỗi ngày giao dịch, tức là không tính riêng cho từng thời kỳ (phương pháp cộng dồn
doanh số). Vậy trạng thái ngoại tệ (i) cuối ngày (t) được tính trên cơ sở trạng thái
ngoại tệ cuối ngày hôm trước (t-1) cộng với chênh lệch giữa doanh số phát sinh trường
và doanh số phát sinh đoản của ngoại tệ đó.

Trạng thái Trạng thái Doanh số phát Doanh số


ngoại tệ ròng ngoại tệ ròng sinh trường _ phát sinh
cuối ngày = cuối ngày + trong ngày t đoản trong
giao dịch t giao dịch (t- ngày t
1)

18
Thứ ba: Xét từ góc độ kế toán, trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ (i) tại thời
điểm t được xác định bằng chênh lệch giữa TSC và TSN (bao gồm cả nội bảng và
ngoại bảng) của ngoại tệ t tại thời điểm t

Trạng thái
TSC tại thời TSN tại thời
ngoại tệ ròng = -
điểm t điểm t
thời điểm t

2.2. Trạng thái ngoại tệ và rủi ro tỷ giá


Tại thời điểm t, khi trạng thái ngoại tệ ròng khác 0, thì NHTM phải đối mặt với rủi
ro tỷ giá, cụ thể như sau:

Nếu trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ (i) > 0, thì ngoại tệ đó đang ở trạng thái
trường/ dương (long position). Với tỷ giá được yết theo kiểu ngoại tệ đóng vai trò là
đồng yết giá và nội tệ đóng vai trò là đồng định giá, thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi
ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lỗ ngoại hối đối với NHTM.

Nếu trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ (i) < 0, thì ngoại tệ đó đang ở trạng thái
đoản/âm (short position). Đối với trạng thái ngoại tệ đoản thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra
lỗ ngoại hối và khi tỷ giá giảm sẽ phát sinh lãi ngoại hối đối với NHTM.

Nếu trạng thái ngoại tệ ròng của ngoại tệ (i) = 0, thì ngoại tệ đang ở trạng thái cân
bằng (squarephsition). Đối với trạng thái ngoại tệ cân bằng, thì những hay đổi của tỷ
giá đều không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối đối với NHTM.

Sau đây là một ví dụ về ý nghĩa kinh tế về trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch:

19
Trạng thái Doanh số Doanh số Trạng thái
cuối ngày mua vào bán ra cuối ngày Ý nghĩa kinh tế
hôm trước hôm nay hôm nay hôm nay
Trạng thái ngoại tệ
trường:
-10 +50 -30 +10
• Lãi khi USD tăng giá

• Lỗ khi USD giảm giá


Trạng thái ngoại tệ đoản:

+10 +10 -40 -20 • Lãi khi USD giảm giá


• Lỗ khi USD tăng giá
Trạng thái ngoại tệ cân
bằng:
+5 +15 -20 0
Không phát sinh Lãi và lỗ
khi giá USD thay đổi

Vì trong số các giao dịch làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, thì hoạt động
mua bán ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối là chủ yếu, do đó, người ta
thường coi trạng thái ngoại tệ chỉ gồm trạng thái mua bán ngoại tệ của ngân hàng

II. Nguyên nhân rủi ro tỷ giá

1. Trạng thái ngoại tệ mở

1. Các hoạt động nội bảng


Các hoạt động nội bảng của NHTM sẽ gây ra rủi ro tỷ giá nếu TSC và TSN của
một ngoại tệ nào đó không cân xứng với nhau, tức ngoại tệ ở trạng thái mở. Các hoạt
động nội bảng liên quan đến TSC và TSN bằng ngoại tệ bao gồm:

20
TSC ngoại tệ TSN ngoại tệ
Các khoản cho vay bằng ngoại tệ Tiết kiệm và tiền gửi bằng ngoại tệ của

các cá nhân và tổ chức


Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ Phát hành giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
Tiền gửi bằng ngoại tệ tại các NHTM Tiền gửi bằng ngoại tệ của các NHTM

khác khác
Tiền mặt bằng ngoại tệ Các khoản vay bằng ngoại tệ
TSC khác TSN khác

Trạng thái ngoại hối của hoạt động nội bảng: Là sự chênh lệch giữa tổng tài sản có
và tổng tài sản nợ của ngoại tệ đó bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tương ứng, các
khoản mua, bán ngoại tệ giao ngay và có kỳ hạn.

Tổng tài sản


nợ bằng
=
ngoại tệ

2. Các hoạt động ngoại bảng


Các hoạt động ngoại bảng làm phát sinh trạng thái ngoại tệ mở bao gồm các hợp
đồng mua bán ngoại tệ chưa đến hạn thanh toán. Thị trường ngoại tệ là thị trường lớn
nhất trong các thị trường tài chính trên thế giới, với doanh số mua bán hàng nghìn tỷ
đôla Mỹ mỗi ngày. Hơn nữa thị trường này thực chất hoạt động 24/24h mỗi ngày bắt
đầu từ Sydney, Tokyo, Singapore, London và đến New York. Do đó, rủi ro tỷ giá có
thể phát sinh vào bất cứ thời điểm nào nếu ngân hàng duy trì trạng thái ngoại tệ mở,
nghĩa là rủi ro tỷ giá phát sinh ngay cả khi ngân hàng đóng cửa ngừng giao dịch.

Sự tham gia thị trường ngoại tệ của một ngân hàng thường được phản ánh thông
qua bốn hoạt động sau:

21
1. Mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu
2. Mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện đầu tư nước ngoài
trực tiếp và gián tiếp
3. Mua, bán ngoại tệ cho khách hàng và cho chính ngân hàng nhằm cân bằng
trạng thái ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
4. Mua, bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động

Hai hoạt động đầu, ngân hàng thực hiện mua hộ và bán hộ cho khách hàng để thu
phí, do đó, rủi ro tỷ giá không phát sinh (nghĩa là ngân hàng đồng thời vừa mua vừa
bán một lượng ngoại tệ nhất định nên trạng thái ngoại tệ không phát sinh). Hoạt động
thứ 3, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, tức là nhằm giảm rủi ro tỷ giá
(ngân hàng tiến hành mua bán ngoại tệ nhằm cân bằng trạng thái ngoại tệ, tức triệt tiêu
rủi ro tỷ giá). Như vậy rủi ro tỷ giá chỉ thực sự liên quan đến trạng thái ngoại tệ mở,
tức hoạt động 4 (ngân hàng mua vào mà chưa bán ra, hoặc đã bán ra mà chưa mua
vào)

Các hoạt động mua bán ngoại tệ tồn tại dưới dạng các hợp đồng phát sinh tiền tệ
như: hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn
ngoại tệ và hợp đồng hoán đổi ngoại tệ. Các hoạt động này được hạch toán bảng tổng
kết tài sản nên người ta thường gọi hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động ngoại
bảng về ngoại tệ, chúng tạo ra một trạng thái ngoại bảng đối với từng loại ngoại tệ
được xác định như sau:

- Trạng thái ngoại hối của hoạt động ngoại bảng:

= Tổng ngoại
_

tệ bán ra

22
3. Tổng trạng thái ngoại tệ mở
Hầu hết các dịch vụ NHTM hình thành nên tài sản nợ, tài sản có hay các khoản
thanh toán bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro và tổn thất ngoại hối. Và kết
quả của tất cả các hoạt động kinh doanh trên đều có thể phản ánh qua bảng ví dụ sau:

Bảng: Doanh số mua bán ngoại tệ/ tuần và số dư tài sản có, tài sản nợ bằng ngoại
tệ của các ngân hàng Mỹ tại thời điểm 26/9/1990

Hoạt động nội bảng Hoạt động ngoại bảng Trạng thái
Loại ngoại tệ Tài sản có Tài sản nợ Mua vào Bán ra ngoại tệ ròng
(1) (2) (3) (4) (5)
CAD (triệu) 24.819 25.100 102.224 101.568 +375
DM (triệu) 124.442 126.870 1.094.497 1.104.173 -12.104
JPY (tỷ) 15.050 12.864 127.118 128.747 +557
CHF (triệu) 45.667 45.958 316.195 316.124 -220
GBP (triệu) 40.336 38.702 348.191 348.315 +1.510
Nguồn: US Treasury Bulletin, March 1991, pp.99-104

• Trạng thái ngoại tệ ròng đối với một ngoại tệ được tính như sau:

Trạng thái ròng (5) = Trạng thái nội bảng + Trạng thái ngoại bảng

= (Tài sản có (1) – Tài sản nợ (2) ) + (Doanh số mua vào


(3) – Doanh số bản ra (4) )

Nếu trạng thái ròng của ngoại tệ lớn hơn 0, thì ta gọi là trạng thái trường (hay
trạng thái dương); nếu nhỏ hơn 0 thì là trạng thái đoản (hay trạng thái âm); nếu bằng 0
thì gọi là trạng thái cân bằng

Rõ ràng là để tránh được rủi ro ngoại hối đối với một ngoại tệ nhất định, tức là để
cho ngoại tệ này có trạng thái bằng 0, thì ngân hàng có thể tiến hành theo hai cách:
Thứ nhât, đồng thời làm cân xứng giữa “doanh số mua vào và doanh số bán ra” và cân
xứng giữa “số dư tài sản có và số dư tài sản nợ” đối với ngoại tệ này; Thứ hai, làm cho
trạng thái nội bảng và ngoại bảng ngược với nhau.

Chúng ta có thể thấy rằng, để một ngân hàng tránh được hoàn toàn rủi ro ngoại hối
thì ngân hàng này phải có trạng thái bằng 0 đối với tất cả các ngoại tệ. Từ bảng trên

23
cho ta thấy đối với ngân hàng Mỹ, trạng thái ngoại hối là dương đối với đồng Đôla
Canada, Yên Nhật và Bảng Anh; nhưng lại là âm đối với đồng Mác Đức và Franc
Thụy Sĩ. Khi trạng thái ngoại hối dương (trường) thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro
khi đồng tiền này giảm giá. Khi trạng thái ngoại hối âm (đoản) thì ngân hàng phải đối
mặt với rủi ro khi đồng tiền này lên giá. Như vậy khi trạng thái ngoại hối của một
ngoại tệ là khác 0 thì ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá ngoại tệ này
biến động.

Từ những nội dung đã trình bày, tóm lại có thể kết luận rằng có 2 nguyên nhân chủ
yếu làm phát sinh rủi ro ngoại hối là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan:

Nguyên nhân khách quan: Do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với
ngân hàng. Nguyên nhân của sự biến động này là: mất cân đối giữa cung – cầu ngoại
tệ trên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế; chính sách thuế quan, năng suất lao
động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất giữa đồng nội tệ và ngoại tệ…

Nguyên nhân chủ quan: Do trạng thái ngoại hối ngân hàng không cân xứng, tức là
có sự chênh lệch giá trị tài sản Có và tài sản Nợ ngoại hối hoặc chênh lệch giữa doanh
số mua vào và doanh số bán ra của đồng tiền nước ngoài. Từ sự không cân xứng đó,
khi ngân hàng thực hiện mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính ngân
hàng nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động thì rủi ro sẽ xuất hiện khi tỷ
giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.

2. Sự biến động của tỷ giá và giới hạn trạng thái ngoại hối tại NHTM
Nếu tỷ giá không biến động, thì cho dù duy trì trạng thái ngoại tệ mở, thì NHTM
cũng không chịu rủi ro tỷ giá.

Mức độ rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào:

- Độ lớn của trạng thái ngoại tệ.


- Mức độ biến động và hướng (tăng hay giảm) của tỷ giá.

Bằng toán học ra có thể viết:

Lãi/lỗ đối với ngoại tệ = Trạng thái ngoại hối ròng ngoại tệ x Mức biến động tỷ
giá của ngoại tệ
24
Ví dụ: Một ngân hang có trạng thái ngoại hối trường ròng là 100 triệu USD và giả
sử rằng sau một tuần tỷ giá giao ngay USD/VND tăng từ 1 USD= 20.050 VND lên
1USD = 20.107 VND.

Gọi So là tỷ giá của USD trước khi thay đổi, So= 20.050

Gọi S1 là tỷ giá của USD sau khi thay đổi, S1= 20.107

Ta tính được tỷ lệ % thay đổi tỷ giá (% thay đổi giá trị của USD):

(S1 – So)/ (So) = (20.107 – 20.050)/ 20.050 = +0,28 %

Do USD có trạng thái trường, mà USD lại lên giá nên ngân hàng thu được lãi hối
đối quy VND là :

100 triệu USD x (20.107 – 20.050) = 5700 triệu VND

Ý nghĩa: với trạng thái ngoại hối trường là 100 triệu USD thì khi tỷ giá tăng 0,28%
thì ngân hàng thu được lãi hối đối quy VND là 5700 triệu VND

Rõ ràng là , nếu ngân hàng duy trì trạng thái ngoại tệ mở (dương hoặc âm) với bất
kỳ ngoại tệ nào, thì khi tỷ giá của đồng tiền này biến động càng lớn thì khả năng thu
được lãi (hay lỗ) cũng càng lớn. Do đó, để hạn chế rủi ro trong hoạt động ngoại hối,
ngân hàng nhà nước buộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào
cuối ngày phải duy trì tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm cuối ngày không được
vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời
điểm vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo.

≤ 20%; ≤ 20%

Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu
USD trở xuống được phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc
âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không vượt quá 5 triệu USD

∑ Trường thế ≤ 5 triệu USD ; ∑ Đoản thế ≤ 5 triệu USD

25
Và phải chậm nhất đến 14h của ngày làm việc, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài gửi báo cáo trạng thái ngoại tệ của ngày làm việc liền kề trước đó về
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) theo mẫu biểu sau:

26
BÁO CÁO KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ TRẠNG THÁI
NGOẠI TỆ HÀNG NGÀY

Ngày tháng năm

I. Mua bán ngoại tệ với khách hàng bằng Việt Nam đồng (không gồm giao dịch liên ngân
hàng)

Đơn vị: 1000


Giao dịch Ngoại tệ Mua Bán Tỷ giá chuyển khoản

Mua cao nhất Bán thấp nhất

Giao ngay USD

EUR

JPY
Kỳ hạn USD

Dưới 31 ngày

31-120

121-180
EUR

Dưới 31 ngày

31-120

121-180
JPY

Dưới 31 ngày

31-120

121-180

II. Trạng thái ngoại tệ cuối ngày: Vốn tự có (VND):

Đơn vị: 1000


Ngoại tệ TTNT (t-1) Mua Bán Tỷ giá quy đổi TTNT cuối
trạng thái ngày t (%)

27
(%)
USD

EUR

JPY

Ngoại tệ khác

(*)

* Đối với các ngoại tệ khác, chỉ báo cáo các ngoại tệ có giá trị TTNT lớn hơn hoặc bằng 1%
so với Vốn tự có.

Tổng trạng thái ngoại tệ dương so với Vốn tự có (%):

Tổng trạng thái ngoại tệ âm so với Vốn tự có (%):


Người lập biểu Kiểm soát Xác nhận của người có thẩm quyền

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Tên TCTD Số Điện thoại Mẫu 02

28
BÁO CÁO TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ CUỐI THÁNG
Ngày tháng năm
Chỉ tiêu Tài khoản Các ngoại tệ (nguyên tệ)

USD EUR JPY Ngoại tệ


khác (*)

Số dư TK mua bán ngoại tệ kinh 4911


doanh (A)

Số dư TK ngoại tệ bán ra từ các 4921


nguồn khác (B)

Số dư TK cam kết mua bán ngoại 9231


tệ giao ngay (C)

Số dư TK cam kết bán ngoại tệ 9232


giao ngay (D)

Số dư TK cam kết mua ngoại tệ 9233


có kỳ hạn (E)

Số dư TK cam kết bán ngoại tệ 9234


có kỳ hạn (F)

Trạng thái ngoại tệ nguyên tệ

T=A-B+C-D+E-F
Trạng thái ngoại tệ so với vốn tự
có (%)

Tỷ giá quy đổi trạng thái

Vốn tự có (VNĐ)

Tổng trạng thái ngoại tệ dương


so với vốn tự có (%)

Tổng trạng thái ngoại tệ âm so


với vốn tự có (%)

(*) Đối với các ngoại tệ khác, TCTD chỉ cần báo cáo đối với những ngoạitệ có giá trị TTNT
lớn hơn hoặc bằng 1% so với VTC. Mức sai số so với báocáo trạng thái ngoại tệ vào ngày
cuối tháng theo Mẫu biểu 01 (đối với từngngoại tệ):
Người lập biểu Kiểm soát Xác nhận của người có thẩm
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) quyền
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

29
Các ngân hàng phải có báo cáo thường xuyên về trạng thái ngoại hối cho các ngân
hàng nhà nước để phục vụ cho công tác giám sát rủi ro. Việc giới hạn trạng thái
ngoại tệ như vậy chủ yếu là giúp các ngân hàng phòng tránh rủi ro tỷ giá đặc biệt là
các ngân hàng có tư tưởng kinh doanh mạo hiểm, hạn chế các ngân hàng này có trạng
thái ngoại tệ mở quá lớn so với vốn tự có. Bởi khi rủi ro tỷ giá thực sự phát sinh, các
ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn và nếu để trạng thái ngoại tệ mở quá cao
thì ngân hàng sẽ chịu nhiều thua lỗ, giảm năng lực tài chính

3. Các nhân tố tác động đến trạng thái ngoại hối tại các NHTM
• Tỷ giá: tỷ giá là yếu tố có tác động rất lớn đến việc duy trì trạng thái ngoại hối
tại các ngân hàng. Nếu mức tỷ giả giao dịch bình quân liên ngân hàng duy trì ở trạng
thái ổn định không có nhiều biến động lớn hoặc tỷ giả giảm thì các ngân hàng sẽ duy
trì trạng thái ngoại hối đoản và ngược lại khi tỷ giá có xu hướng biến động theo chiều
hướng tăng thì các ngân hàng sẽ duy trì trạng thái ngoại hối trường.

• Lãi suất: lãi suất cho vay VND thường cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay
của USD, EUR và JPY (lãi suất thực của VND dương), vì thế các ngân hàng sẵn sàng
bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ và cho vay nội tệ để hưởng lãi suất cao, đến hạn hoàn trả
ngoại tệ họ sẽ mua ngoại tệ vào và khoản lãi thu được từ cho vay VND luôn lớn hơn
khoản thua lỗ do tỷ giá tăng (tức là VND mất giá) trong khi chính sách tỷ giá mà
NHNN theo đuổi lại ổn định trong thời gian dài và vì thế khi không bị tác động nhiều
bởi các yếu tố khác thì với lãi suất cho vay như hiện nay thì các ngân hàng thường sẽ
duy trì cho mình trạng thái ngoại tệ đoản

• Nguồn cung ngoại tệ (từ thị trường chứng khoán, đầu tư nước ngoài…): Thị
trường chứng khoán vào một số giai đoạn phát triển mạnh sẽ thu hút được nhiều nhà
đầu tư từ nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước. Họ sẽ chuyển ngoại tệ vào Viêt
Nam, tiến hành đổi sang nội tệ và bắt đầu đầu tư khiến cho nguồn cung ngoại tệ tăng
mạnh. Một số nguồn tin bất lợi từ các thị trường nước ngoài chẳng hạn như Cục dữ trữ
liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất làm cho giá USD giảm mạnh so với các tiền tệ
như EUR, JPY…cũng sẽ làm cho nguồn vốn đầu tư chuyển từ USD sang VND. Ngoài
nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì nguồn cung ngoại tệ cũng có thể đến từ các nguồn vốn
trực tiếp FDI, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA…Bên cạnh đó, vào một số
30
giai đoạn đặc biệt trong năm chẳng hạn như tết, lượng ngoại tệ từ nước ngoài đổ dồn
về Việt Nam rất nhiều do các kiều bào gửi về cho người thân cũng làm tăng lượng lớn
ngoại tệ trên thị trường. Tất cả những lý do trên đã làm cho trạng thái ngoại tệ của các
NHTM Việt Nam luôn ở trong tình trạng dư thừa. Trong khi đó, để tránh áp lức cho
lạm phát, NHNN không mua số ngoại tệ dư thừa này đã khiến cho tỷ giá USD/VND
liên tục suy giảm. Và chính điều này lại gây khả năng rủi ro tỷ giá cho các NHTM.

• Sự can thiệp của NHNN: Ngân hàng nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường ngoại
tệ có thể thông qua các quy định về trạng thái ngoại hối tại các NHTM (giảm trạng thái
ngoại hối từ 30% xuống còn 20%), chính sách tỷ giá (thả nổi, có kiểm soát)… Ngoài
ra, NHNN còn điều tiết thị trường thông qua nguồn dự trự ngoại hối của mình, tiến
hành tăng nguồn dự trữ ngoại hối khi thị trường đang bị dư ngoại tệ và giảm dự trự
ngoại hối khi thị trường đang thiếu nguồn cung ngoại tệ.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng tác động đến trạng thái ngoại hối của một
ngân hàng. Và tùy thuộc vào từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau mà nhân tố nào sẽ có
tác động mạnh hơn

III. Đo lường, đánh giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá


Khác với doanh nghiệp, giao dịch ngoại tệ của NHTM thường liên quan đến nhiều
loại ngoại tệ khác nhau với kỳ hạn cũng khác nhau. Để quản lý được rủi ro tỷ giá và
ngăn ngừa tổn thất, trước tiên, chúng ta nên xem xét tổn thất ngoại hối của NHTM
theo từng loại kỳ hạn đối với từng loại ngoại tệ riêng biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, giao
dịch của NHTM liên quan đến nhiều loại ngoại tệ với nhiều loại kỳ hạn khác nhau. Do
vậy, tổn thất giao dịch (transaction exposure) có thể xem xét dưới hai góc độ: tổn thất
ròng giao dịch cùng thời hạn (net exposure) và tổn thất ròng giao dịch gộp (Net total
exposure). Đây là hai khái niệm căn bản cần làm rõ trong quản lý tổn thất ngoại hối
của ngân hàng thương mại .

31
1. Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn
Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó
được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với trạng thái
ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định. Về mặt toán học, tổn
thất ròng giao dịch cùng thời hạn có thể xác định bằng công thức:

Trạng thái ngoại hối Trạng thái ngoại hối


NEi = của hoạt động ngoại + của hoạt động nội
bảng bằng ngoại tệ i bảng bằng ngoại tệ i

NEi = ( ∑ TS Có bằng ngoại tệ - ∑ TS Nợ bằng ngoại tệ )


+ ( ∑ D.số ngoại tệ mua vào - ∑ D.số ngoại tệ bán ra )

NEi Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm Trạng thái

>0 Lãi Lỗ Dương/Trường (long position)

<0 Lỗ Lãi Âm/Đoản (short position)

=0 Không rủi ro Không rủi ro Cân bằng (square position)

Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương khi NEi > 0
và, ngược lại, ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm khi
NEi < 0. Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn dương đối với một
loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn
thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó . Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao
dịch cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so
với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó.

• Quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ngoại tệ dương

Về nguyên tắc, cách thức phòng ngừa ở đây cũng tương tự như cách thức mà ngân
hàng cung cấp dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng trong trường hợp
32
khách hàng có một khoảng phải thu sẽ đến hạn trong tương lai. Tuy nhiên do ngân
hàng có nhiều giao dịch hơn nên cách phân tích và lựa chọn giải pháp quản lý rủi ro
hơi phức tạp hơn. Ngoài ra ngân hàng còn phải phối hợp cách quản lý rủi ro của mình
với tư vấn quản lý rủi ro cho khách hàng.

Ví dụ: Ngân hàng ACB nhận gửi của khách hàng A 500,000 USD cho khách hàng
B vay 1,000,000 USD cùng kỳ hạn 3 tháng. Ngoài ra mua của khách hàng C 120.000
USD, bán cho khách hàng D 250,000 USD cùng kỳ hạn 3 tháng.

Biết rằng:
Tỷ giá: USD/ VND: 20.911-13
Lãi suất kỳ hạn 3 tháng: VND: 7,8% - 11,16%/năm
USD: 3,82% - 4,68%/năm
Sau 3 tháng:
- Số tiền phải trả cho A là: 500,000 x (1+ 0,0382 x 3/12)= 504,775 USD
- Số tiền thu của B là : 1,000,000 x (1+ 0,0468 x 3/12)= 1011,700 USD
- Mua của C : 120,000 USD
- Bán cho D : 250,000 USD
Vậy trạng thái ngoại hối của USD ở ngân hàng TM là :

NEUSD = (1011,700 - 504,775) + (120,000 – 250,000) = (+) 376,925 USD


Với trạng thái dương USD này, nếu ba tháng sau khi đến hạn USD xuống giá so
với nội tệ thì ngân hàng ACB sẽ bị tổn thất ròng đối với các giao dịch USD trong cùng
thời hạn 3 tháng.

Để phòng ngừa rủi ro USD xuống giá, ngân hàng ACB có thể tiến hành 1 trong hai
nghiệp vụ :

- Bán ngoại tệ kì hạn 3 tháng trị giá 376,925 USD.

- Mua quyền chọn bán kỳ hạn 3 tháng trị giá 376,925 USD.

• Quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ngoại tệ âm

33
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể gây tổn thất giao dịch khi tỷ giá thay đổi trong
trường hợp NHTM có trạng thái ngoại tệ âm, ngân hàng có thể thương lượng với ngân
hàng khác một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá sau đây: mua ngoại tệ
kỳ hạn, mua quyền chọn mua, vay nội tệ sau đó mua giao ngay để có ngoại tệ (sử dụng
thị trường tiền tệ). Về nguyên tắc, cách thức phòng ngừa ở đây cũng tương tự như cách
thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng trong
trường hợp khách hàng có một khoản phải trả sẽ đến hạn trong tương lai

Ví dụ: Ngân hàng ACB nhận gửi của khách hàng A 500,000 USD cho khách hàng
B vay 300,000 USD cùng kỳ hạn 6 tháng. Ngoài ra mua của khách hàng C 180,000
USD, bán cho khách hàng D 350,000 USD cùng kỳ hạn 6 tháng.

Biết rằng:
Tỷ giá: USD/ VND: 20.911-13
LS kỳ hạn 3 tháng: VND: 7,8% - 11,16%/năm
USD:3,82%- 4,68%/năm
Sau 6 tháng:
- Số tiền phải trả cho A là: 500,000 x (1+ 0.0382 x 6/12) = 509,550 USD
- Số tiền thu của B là : 300,000 x (1+ 0.0468 x 6/12) = 370,020 USD
- Mua của C : 180 000 USD
- Bán cho D : 350 000 USD
Vậy trạng thái ngoại hối của USD ở ngân hàng ACB là :
NEUSD = (370,020 – 509,550) + (180,000 – 350,000)= (-) 372,530 USD
Với trạng thái âm USD này, nếu 3 tháng sau khi đến hạn USD lên giá so với nội tệ
thì ngân hàng ABC sẽ bị tổn thất ròng đối với các giao dịch USD trong cùng thời hạn
3 tháng.

Để phòng ngừa rủi ro USD lên giá, ngân hàng ACB có thể tiến hành 1 trong hai
nghiệp vụ :

- Mua ngoại tệ kì hạn 3 tháng 372 530 USD.


- Mua quyền chọn mua kỳ hạn 3 tháng 372 530 USD.

2. Tổn thất ròng giao dịch gộp


Thực tế giao dịch cho thấy rằng nhu cầu giao dịch tiền gửi và vay nợ cũng như
mua và bán ngoại tệ của khách hàng thường có kỳ hạn rất khác nhau. Chẳng hạn, ngân
34
hàng có thể nhận tiền gửi USD của khách hàng A kỳ hạn 2 tháng nhưng lại cho vay
USD khách hàng B kỳ hạn 3 tháng hoặc mua USD của khách hàng X kỳ hạn 3 tháng
nhưng lại bán USD cho khách hàng Y kỳ hạn 1 tháng. Sự khác biệt về kỳ hạn này
khiến cho việc xác định trạng thái giao dịch ngoại tệ gộp với nhiều loại kỳ hạn khác
nhau, từ đó, xác định tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ gộp của ngân hàng trở nên hết
sức phức tạp. Để xác định tổn thất giao dịch trong trường hợp này chúng ta có thể phát
triển thêm chỉ tiêu đo lường gọi là tổn thất ròng giao dịch gộp (Net total exposure).

Tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó (NTE) được xác
định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh theo thời
lượng (durations) của từng giao dịch. Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch gộp đối
với loại ngoại tệ nào đó được xác định bởi công thức:

NTE = ∑ RiNi/D – ∑ PiNj/D


Trong đó:

Ri: là giao dịch i hình thành nên khoản phải thu ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng.
Ri có thể là giao dịch tài sản có như cho vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu hay đầu tư
ngoại tệ…) và các giao dịch mua.

Pi: là giao dịch i hình thành nên khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng.
PI có thể là giao dịch tài sản nợ như nhận tiển gửi, phát hành trái phiếu kỳ phiếu hay
thu hút đầu tư bằng ngoại tệ và các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.

D: là thời lượng trung bình (duration) của tất cả các loại giao dịch kể cả giao
dịch tài sản c, tài sản nợ và giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ.

Ni và Nj là thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i và khoản phải trả
j.

 NTE > 0: Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương. Khi đó, nếu ngoại
tệ xuống giá với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp với ngoại tệ đó.

 NTE < 0: ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm. Khi đó,nếu ngoại tệ
lên giá với nội tệ ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp với ngoại tệ đó.

35
Một khi đã xác định đúng trạng thái ngoại tệ, việc lựa chọn các giải pháp phòng
ngừa rủi ro tỷ giá cũng tương tự như đối với quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ròng
ngoại tệ giao dịch cùng thời hạn.

• Quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ngoại tệ dương

Ví dụ: Tại ACB có các giao dịch tiền gửi và kinh doanh USD như sau (giả sử
rằng ACB chỉ có thực hiện các giao dịch này, ngoài ra không có giao dịch khác)

Giao dịch Số tiền (USD) Kỳ hạn


Cho vay khách hàng A 100,000 4
Cho vay khách hàng B 150,000 6
Mua kỳ hạn khách hàng C 120,000 4
Mua kỳ hạn khách hàng D 250,000 2
Nhận gửi khách hàng X 60,000 2
Nhận gửi khách hàng Y 50,000 3
Bán kỳ hạn khách hàng M 90,000 3
Bán kỳ hạn khách hàng N 250,000 2

Do giao dịch ngoại tệ của ACB có thời hạn rất khác nhau nên chúng ta phải xác
định thời lượng trung bình của các giao dịch và dựa vào đó để xác định trạng thái ròng
giao dịch ngoại tệ gộp

Từ đây ta có thể xác định trạng thái ngoại hối của USD

Nghiệp vụ hình thành khoản phải thu


Thời Giá trị hiệu
Số tiền Kỳ hạn Trọng số
lượng chỉnh
Cho vay KHA 100,000 4 0.09 0.37 128,915.66
Cho vay KH B 150,000 6 0.14 0.84 290,060.24
Mua kỳ hạn KH C 120,000 4 0.11 0.45 154,698.80
Mua kỳ hạn KH D 250,000 2 0.23 0.47 161,144.58
Tổng cộng 734,819.28
Nghiệp vụ phát sinh khoản phải trả
36
Nhận gửi KH X 60,000 2 0.06 0.11 38,674.70
Nhận gửi KH Y 50,000 3 0.05 0.14 48,343.37
Bán kỳ hạn KH M 90,000 3 0.08 0.25 161,144.58
Bán kỳ hạn KH N 250,000 2 0.23 0.47 87,018.07
Tổng cộng 1070,000 1.00 3.1 335,180.72
NTE 399,638.55

Công thức tính:


Trọng số = Giá trị giao dịch / Tổng giá trị giao dịch
Thời lượng = Kỳ hạn giao dịch x Trọng số.
Thời lượng trung bình = Tổng giá trị thời lượng.
Giá trị hiệu chỉnh = Giá trị giao dịch x Thời hạn giao dịch / Thời lượng TB
Trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ gộp (NTE) = Tổng giao dịch hình thành khoản
phải thu sau khi điều chỉnh – Tổng giao dịch hình thành khoản phải trả sau khi điều
chỉnh

NTE= 399,638.55 > 0


Với trạng thái ròng giao dịch gộp dương có nghĩa là trong tương lai ACB có khoản
phải thu USD lớn hơn khoản phải trả USD. ACB đối mặt với rủi ro là nếu USD xuống
giá so với VND thì ACB sẽ bị tổn thất ròng giao dịch gộp USD.

Để tránh tổn thất do việc USD có thể xuống giá, NHTM có thể lựa chọn các
biện pháp:
- Bán ngoại tệ kỳ hạn với kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 3.1 tháng.
Hay là (3 + 0,1)x 30 = 93 ngày
- Mua quyền chọn bán có kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 3.1 tháng hay
93 ngày

• Quản lý rủi ro tỷ giá khi có trạng thái ngoại tệ dương

Ví dụ: Ngày 26/12 tại ACB có các giao dịch tiền gửi và kinh doanh USD như sau:
(giả sử ACB chỉ có thiện hiện các giao dịch này, ngoài ra không có giao dịch khác)

Nghiệp vụ Số tiền (USD) Kỳ hạn


Cho vay khách hàng A 100,000 1
Cho vay khách hàng B 120,000 2
37
Mua kỳ hạn khách hàng C 20,000 4
Mua kỳ hạn khách hàng D 50,000 2
Nhận gửi khách hàng X 150,000 3
Nhận gửi khách hàng Y 260,000 2
Bán kỳ hạn khách hàng M 90,000 3
Bán kỳ hạn khách hàng N 150,000 2

Do giao dịch ngoại tệ của ACB có thời hạn rất khác nhau nên chúng ta phải xác
định thời lượng trung bình của các giao dịch và dựa vào đó để xác định trạng thái ròng
giao dịch ngoại tệ gộp

Từ đây ta có thể xác định trạng thái ngoại hối của USD như bảng dưới đây:

Nghiệp vụ hình thành khoản phải thu


Kỳ Thời Giá trị hiệu
Số tiền Trọng số
hạn lượng chỉnh
Cho vay KH A 100,000 1 0.11 0.11 86,238.53
Cho vay KH B 120,000 2 0.13 0.26 206,972,48
Mua kỳ hạn KH
20,000 4 0.02 0.09 86,990.83
C
Mua kỳ hạn KH
50,000 2 0.05 0.11 86,238.53
D
Tổng cộng 448,440.37
Nghiệp vụ phát sinh khoản phải trả
Nhận gửi KH X 150,000 3 0.1 0.29 232,844.04
Nhận gửi KH Y 260,000 2 0.16 0.32 258,715,60
Bán kỳ hạn KH
90,000 3 0.16 0.48 388,073.39
M
Bán kỳ hạn KH
250,000 2 0.28 0.55 448,440.37
N
Tổng cộng 940,000 1.00 1.16 1,328,073.39
NTE (879,633.03)

Công thức tính:


Trọng số = Giá trị giao dịch / Tổng giá trị giao dịch.
Thời lượng = Kỳ hạn giao dịch x Trọng số.
Thời lượng trung bình = Tổng giá trị thời lượng.
Giá trị hiệu chỉnh = Giá trị giao dịch x Thời hạn giao dịch / Thời lượng TB.

38
Trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ gộp (NTE) = Tổng giao dịch hình thành khoản
phải thu sau khi điều chỉnh – Tổng giao dịch hình thành khoản phải trả sau khi điều
chỉnh
NTE= - 879,633.03 < 0
Với trạng thái ròng giao dịch gộp âm có nghĩa là trong tương lai ACB có khoản
phải trả USD lớn hơn khoản phải thu USD. ACB đối mặt với rủi ro là nếu USD lên giá
so với VND thì ACB sẽ bị tổn thất ròng giao dịch gộp USD.

Để tránh tổn thất do USD có thể lên giá, ACB có thể lựa chọn các biện pháp:
- Mua ngoại tệ kỳ hạn với kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 1.16 tháng. Hay là
(1+ 0,16)x 30 = 35 ngày
- Mua quyền chọn mua có kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 1.16 tháng hay 35
ngày

IV. Các công cụ và giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá


Đứng trước trạng thái ngoại tệ mở, nhà quản lý phải ra quyết định : (1) chấp nhận
trạng thái mở với kỳ vọng kiếm lợi nhuận do thay đổi tỷ giá hay là (2) sử dụng các giải
pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đây là một quyết định không đơn giản. để ra quyết
định này, trước hết, nhà quản lý ngân hàng phải dựa vào thong tin có ảnh hưởng để dự
báo tỷ giá, từ đó hình thành kì vọng về tỷ giá ngoại tệ trong tương lai. Kế đến, dựa vào
thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro để ra quyết định có phòng ngừa tỷ giá hay
không. Nếu quyết định nên phòng ngừa rủi ro để tránh tổn thất ngoại hối thì bước tiếp
theo nhà quản lý xem xét tiếp các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào

1. Áp dụng các công cụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro ngoại hối
1.1. Sử dụng hợp đồng ngoại hối kì hạn
Khái niệm:
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kì hạn là nghiệp vụ vào thời điểm hiện tại hai bên
mua bán thỏa thuận sẽ chuyển giao một hay một số ngoại tệ nhất định theo tỉ giá đã
thỏa thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai.

Tỷ giá thỏa thuận trong hợp đồng kì hạn là tỷ giá thỏa thuận vào ngày hôm nay
nhưng sẽ được thực hiện để chuyển giao ngoại tệ vào một ngày trong tương lai. Tỷ

39
giá kì hạn được xác định căn cứ vào tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của
hai đổng tiền giao dịch, theo công thức sau:

F = S + S x n x (Rb - Ra)
Trong đó:
F: là tỷ giá kỳ hạn của đồng tiền A so với đồng tiền B
S: là tỷ giá giao ngay của đồng tiền A so với đồng tiền B
Rb: là lãi suất của đồng tiền định giá B
Ra: là lãi suất của đồng tiền yết giá A
n: là thời hạn giao dịch
- Nếu F là tỷ giá mua thì S là tỷ giá mua, Rb là lãi suất tiền gửi, Ra
là lãi suất cho vay.
- Nếu F là tỷ giá bán thì S là tỷ giá bán, Rb là lãi suất cho vay, Ra
là lãi suất tiền gửi
Như vậy, tỷ giá kỳ hạn chịu tác động của lãi suất của hai đồng tiền biểu hiện như
sau:
Rb = Ra/ F = S
- Rb > Ra: thì F > S điểm kỳ hạn > 0 gọi là điểm gia tăng.
TỶ GIÁ KỲ HẠN= TỶ GIÁ GIAO NGAY + ĐIỂM KỲ HẠN
- Rb < Ra: thì F < S điểm kỳ hạn < 0 gọi là điểm khấu trừ.
TỶ GIÁ KỲ HẠN= TỶ GIÁ GIAO NGAY - ĐIỂM KỲ HẠN
Mục đích sử dụng:
- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm các hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm các khoản phải thu và phải trả bằng
ngoại tệ.
- Sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn để đầu cơ.

Ví dụ: Ngày 15/5/2012, công ty A ký một hợp đồng nhập khẩu trị giá 100,000
USD đến hạn vào ngày 15/8/2012 (3 tháng). Để hạn chế rủi ro USD tăng giá cho lô
hàng nhập khẩu, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng X. Biết rằng:

Tỷ giá giao ngay: USD/VND: 20000/20500


Lãi suất: USD: 3,5%- 3.75%/ năm
Lãi suất: VND: 9%- 12%/ năm
Các giao dịch:
Ở thời điểm hiện tại:
Công ty A mua USD của NH X theo hợp đồng kỳ hạn 3 tháng theo tỷ giá bán kỳ
hạn.

- NH X xác định và chào cho công ty A tỷ giá kỳ hạn F(USD/VND)


F(USD/VND) = S(USD/VND) + S(USD/VND )*(RVND - RUSD)*n
= 20500 +20500*3/12*(12%-3.5%) = 20935,6

40
Ở thời điểm hiện tại, chưa có chuyển giao ngoại tệ giữa hai bên, nhưng với tỷ giá
biết trước và cố định, công ty A biết chắc được số tiền cần phải trả khi hợp đồng khi
đáo hạn là 20935,6*100,000= 2,093,560,000 VND, cho dù tỷ giá giao ngay của
USD/VND là bao nhiêu. Như vậy, bằng việc ký hợp đồng kỳ hạn, công ty A đã cố
định được chi phí cũng như khoản lời/lỗ cho hợp đồng nhập khẩu.

Ở thời điểm đáo hạn:


- Nhận 100,000 USD từ hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn và chi trả
cho VCB số tiền là 2,093,560,000 VND
- Sử dụng 100,000USD mua được theo tỷ giá cố định để thanh toán
hợp đồng nhập khẩu.

1.2. Sử dụng hợp đồng giao sau:


Khái niệm:
Hợp đồng ngoại tệ giao sau là giao dịch trong đó hai bên mua bán thỏa thuận
với nhau sẽ chuyển giao cho nhau một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá cố định
trước vào một ngày cụ thể trong tương lai thông qua sở giao dịch (IMM).

Ví dụ: Ở thị trường Chicago các hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hóa như sau:

AUD GBP CAD EUR JPY CHF


Trị giá HD 12,500,
100,000 62,500 100,000 125,000 125,000
000
Ký quỹ:
- Ban đầu 1,215$ 4,050$ 1,080$ 2,700$ 1,890$ 4,050$
- Duy trì 900$ 3,000$ 800$ 2,000$ 1,400$ 4,050$

Tháng giao dịch 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10 , 12


Giờ giao dịch 7h20 sáng đến 2h chiều

Đặc điểm:
Thị trường giao sau thực chất là hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về các loại
ngoại tệ , số lượng ngoại tệ quy định cho mỗi lần giao dịch và ngày chyển giao ngoại
tệ

41
Để đảm bảo sự vận hành ổn định của thị trường giao sau, phòng giao hoán được
thành lập như người bán của tất cả người mua và người mua của tất cả người bán.
Người bán và người mua đều có tài khoản riêng để tiến hành thanh toán hàng ngày.

Nhằm tạo điều kiện cho hợp đồng giao sau tiến hành thuận lợi , khi bắt đầu tham
gia người mua và người bán đều phải thực hiện ký quỹ ban đầu. được tính theo tỷ lệ
phần trăm trên giá trị hợp đồng tại phòng giao hoán. Số tiền ký quỹ này sẽ được tính
toán và điều chỉnh hàng ngày. Phòng giao hoán sẽ sử dụng số tiền ký quỹ để thưc hiện
thanh toán hàng ngày giữa một bên lời và lỗ, nếu như có chênh lệch giữa tỷ giá thị
trường và tỷ giá thỏa thuận khi kí hợp đồng giao sau.

Hợp đồng giao sau được thanh toán hàng ngày, theo đó tỷ giá kí kết trong hợp
đồng chỉ có giá trị trong một ngày.

Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao.

Hợp đồng giao sau cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ dễ dàng thuận lợi
trong giao dịch.

Mục đích sử dụng:


 Sử dụng hợp đồng giao sau với mục đích đầu cơ.
 Sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
 Chuyển giao rủi ro tỷ giá cho cơ quan bảo hiểm: Ngân hàng chịu phí
bảo hiểm và khi rủi ro xuất hiện thì cơ quan bảo hiểm sẽ bồi thường thường thiệt
hại cho ngân hàng.
 Duy trì trạng thái ngoại hối hợp lý:
- Nếu tỷ giá biến động thất thường không theo quy luật, không dự đoán được:
ngân hàng nên duy trì trạng thái ngoại hối = 0 và đa dạng hóa các loại ngoại tệ
đang nắm giữ.
- Nếu tỷ giá biến động có thể dự báo được:
* Dự báo tỷ giá tăng: nên duy trì trạng thái độ lệch dương (trường thế).
* Dự báo tỷ giá giảm: nên duy trì trạng thái độ lệch âm (đoản thế).

1.3. Sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ


Khái niệm:

42
Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một số
ngoại tệ, trong đó kì hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai
giao dịch được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng.

Có hai loại giao dịch hoán đổi: giao dịch hoán đổi giao ngay - kì hạn, giao dịch
hoán đổi kì hạn - giao ngay.

Đặc điểm:
 Hai giao dịch đồng thời và ngược chiều nhau:
- Mua giao ngay đồng thời bán kì hạn.
- Bán giao ngay đồng thời mua kì hạn.
- Mua kì hạn M tháng đồng thời bán kỳ hạn N tháng.
- Bán kì hạn M tháng đồng thời mua kỳ hạn N tháng.
 Chỉ có hai đồng tiên giao dịch, trong đó cả hai giao dịch mua và bán
cùng một số lượng đồng tiền chính.
- Tỷ giá giao dịch trong hợp đồng hoán đổi đều được thỏa thuận tại thời điểm kí
kết hợp đồng.
- Ngày giá trị trong hợp đồng hoán đổi phải khác nhau
Mục đích:
- Nhà kinh doanh đầu tư sử dụng hợp đồng hoán đổi để đáp ứng nhu cầu thanh
toán cân đối nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau.
- Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phòng ngừa rủi
ro tỷ giá.
Cũng như các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sử dụng nghiệp vụ hoán đổi
ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, bảo hiểm rủi ro tỷ giá, cân bằng trạng thái
ngoại hối, kiểm soát nguồn vốn khả dụng và với mục đích kiếm lời.

Ví dụ: Sau khi nhận được yêu cầu vay 200,000 USD trong 2 tháng, Ngân hàng
B thực hiện Swap với Ngân hàng X kỳ hạn 3 tháng. Cho biết:
Tỷ giá giao ngay: EUR/USD: 1.2540-1.2552
Lãi suất kỳ hạn 2 tháng USD: 3.15-3.75%/năm
Lãi suất kỳ hạn 2 tháng EUR: 3.5-4%/năm
Ở thời điểm hiện tại:
- Số EUR phải trả khi mua 200,000 USD:
200,000/1.2540=159,489.6 EUR
- Số tiền lãi ngân hàng B thu được:
200,000*3.75%*2/12= 1250 USD
Ở thời điểm đáo hạn:
- Ngân hàng B thực hiện swap:
- Tỷ giá thực hiện:
Ft=1.2552+1.2552*2/12*(3.75%-3.5%)= 1.2557
- Mua EUR bằng USD. Số USD phải trả:
159,489.6*1.2557=200,217.1 USD
- Lợi nhuận của ngân hàng B trong nghiệp vụ này:
43
200,000-200,271.1+1250=978.9 USD
1.4. Sử dụng hợp đồng quyền chọn:
Khái niệm:
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo quyền chọn là hợp đồng mua bán quyền để
thực hiện việc mua bán ngoại tệ. Hay nói cách khác, đây là nghiệp vụ mua bán quyền
trong đó người mua quyền có quyền nhưng không bắt buộc phải mua (call option)
hoặc bán (put option) một số lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá được thỏa thuận trước
vào một ngày xác định trong tương lai hoặc trong một thời gian xác định.

Có hai loại quyền chọn:


a. Quyền chọn mua ( call option):

Là hợp đồng theo đó người mua quyền chọn có quyền mua nhưng không bắt
buộc mua một số lượng nhất định đồng tiền cơ sở theo tỷ giá đã xác định trước vào
một ngày xác định trong tương lai hoăc trong một khoảng thởi gian nhất định. Để có
quyền này người mua phải trả cho người bán một khoản phí nhất định. Còn người bán
quyền có trách nhiệm phải bán số lượng tiền cơ sở theo giá thực hiện nếu người mua
quyết định thực hiện quyền.

b. Quyền chọn bán ( put option):


Là hợp đồng theo đó người mua quyền chọn có quyền bán nhưng không bắt
buộc bán một số lượng nhất định đồng tiền cơ sở theo tỷ giá đã xác định trước vào một
ngày xác định trong tương lai hoăc trong một khoảng thởi gian nhất định. Để có quyền
này người mua phải trả cho người bán một khoản phí nhất định. Còn người bán quyền
có trách nhiệm phải mua số lượng tiền cơ sở theo giá thực hiện nếu người mua quyết
định thực hiện quyền.

Mục đích sử dụng:


Nếu nhà đầu cơ dự đoán đồng tiền nào đó trên thị trường trong tương lai tăng và
để kiếm lời thì họ sẽ mua hợp đồng quyền chọn mua.

Nếu nhà đầu cơ dự đoán đồng tiền nào đó trên thị trường trong tương lai giảm và
để kiếm lời thì họ sẽ chọn mua hợp đồng quyền chọn bán. Nếu dự đoán sai nhà đầu tư
sẽ chọn mức lỗ tối đa là phí mua quyền

Nghiệp vụ quyền chọn sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủ ro tỷ giá.
44
Ví dụ: Theo dự báo về tỷ giá USD/JPY tăng sau 2 tháng nữa, nhà đầu tư A mua
spot 100,000USD với S0=78.68. Nhưng vì lo sợ tỷ giá USD/JPY giảm, Nhà đầu tư
A mua quyền chọn bán (put option) 2 tháng với ngân hàng X, giá thực hiện
E(ITM)=78.82 và mức phí 0.15 JPY/USD theo kiểu Âu.
Ở thời điểm hiện tại:
- Nhà đầu tư mua spot 100,000 USD, số tiền phải trả: 100,000*78,68=7,868,000
JPY
- Nhà đầu tư A mua quyền chọn bán của ngân hàng X, đồng thời đóng mức phí
là: 0.15*100,000= 15,000 JPY
Ở thời điểm đáo hạn:
- Trường hợp Sb<E: Nhà đầu thực hiện quyền chọn bán.
Số tiền ngân hàng phải trả cho nhà đầu tư: 100,000*78.82= 7,882,000JPY
LN của nhà đầu tư A: 7,882,000-(7,868,000+15,000)= -1000 JPY
Vậy trong trường hợp Sb<E thì dù tỷ giá USD/JPY có giảm bao nhiêu thì nhà
đầu tư vẫn cố định được mức rủi ro là lỗ 1000JPY, đồng thời, qua giao dịch trên,
ngân hàng X thu được một khoảng lời là 1000+15000=16000 JPY.
- Trường hợp Sb>E: Nhà đầu tư không thực hiện quyền, mà sẽ mua USD trên thị
trường giao ngay để thu một khoảng lợi nhuận:
Sb*100,000-(78,68*100,000+15,000)
Đồng thời ngân hàng cũng thu được một khoảng lợi nhuận là khoảng phí ban đầu
của nhà đầu tư: 15,000JPY.

2. Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá


Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng các chuyên gia
thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích cơ bản (Fundamental
Analysis) và phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)

Phân tích cơ bản: là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý
do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực
lượng tác động đến cung cầu của thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế,
xuất nhập khẩu, đầu tư…Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán
về giá trị sinh lời tiềm ẩn của thị trường để xác định xem thị trường được xác định cao
hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phương pháp này là quyết định xem
thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Các lý thuyết
chính của phân tích cơ bản là lý thuyết ngang giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá
lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn…
45
Phân tích kỹ thuật: đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về
quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá
và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ
giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng.
Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng,
nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo
cảm tính. Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử
dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần
hoặc trong tháng. Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là : lý thuyết Dow, lý
thuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave…

Như vậy mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy
nhà kinh doanh phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan
của mình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

3. Cho vay bằng ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng ngoại tệ khác
Áp dụng giải pháp cho vay bằng ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng loại ngoại tệ
khác ổn định hơn với tỷ giá kỳ hạn đã được ấn định trước trong trường hợp đồng tín
dụng.

Ví dụ: Giả sử ngân hàng cho khách hàng vay 10,000 FRF nhưng thu nợ bằng
GBP với tỷ giá kỳ hạn được ấn định là 1 GBP = 10 FRF do ngân hàng dự đoán đến
ngày thu nợ thì FRF sẽ giảm giá. Đến thời điểm trả nợ, tỷ giá thị trường:
Trường hợp 1:
1 GBP = 10 FRF => Ngân hàng thu 10,000 GBP, Ngân hàng và khách hàng đều
không bị thiệt hại.
Trường hợp 2:
1GBP = 12 FRF (FRF giảm giá) => ngân hàng thu 10,000 GBP, nhưng nếu
không áp dụng phương pháp này ngân hàng chỉ thu được:
10,000/12 = 833.3 GBP
Trường hợp này ngân hàng có lợi.
Trường hợp 3:

46
1 GBP = 8 FRF (FRF tăng giá) -> ngân hàng thu 10,000 GBP, nhưng lẽ ra phải
thu được:
10,000/8 =1,250 GBP
Trường hợp này khách hàng có lợi. Thực hiện biện pháp này ngân hàng chia sẻ
rủi ro với khách hàng.
4. Sử dụng các hợp đồng mua bán ngoại tệ song hành
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song
song cùng một lúc cả hai hợp đồng mua bán ngoại tệ, xuất khẩu nhập khẩu, cho vay
đầu tư…có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu ngoại tệ lên giá
so với đồng nội tệ thì ngân hàng sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ việc mua
ngoại tệ, hợp đồng xuất khẩu, cho vay…để bù đắp phần tổn thất do biến động tý giá
của việc bán ngoại ngoại tệ, hợp đồng nhập khẩu, đầu tư…. Và ngược lại.. Kết quả là
cho dù ngoại tệ lên giá hay xuống giá thì rủi ro về tỷ giá vẫn được trung hòa.

Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như ngân hàng có thể
hoạt động đa dạng hóa tất cả cả nghiệp vụ trên. Tuy nhiên vấn đề của phương pháp
này là khả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai nghiệp vụ có thời hạn và giá trị
tương đương nhau hay không ?

5. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ


Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ. Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi
nhuận rất lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó, tiềm ẩn
một rủi ro rất lớn và cũng sẽ không lường hết hậu quả. Do đó, ngân hàng thường kinh
doanh, và đầu tư trên nhiều loại ngoại tệ, chẳng hạn: Dollar Mỹ, Euro, Yên, Bảng Anh,
Franc. Người ta thường nói “không nên để tất cả quả trứng trong cùng một rổ”.

Biện pháp này không tiếp cận theo yếu tố trạng thái ngoại tệ ròng hay sự biến
động tỷ giá, mà quan tâm đến việc giảm rủi ro của cả danh mục. Đây là một biện pháp
dễ thực hiện, do đó được các hầu hết các ngân hàng Việt Nam sử dụng.

6. Tài trợ rủi ro

47
Là việc thực hiện các biện pháp tài chính nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của rủi
ro khi rủi ro đã xảy ra, chẳng hạn: tự khắc phục bằng dự phòng rủi ro, bằng nguồn lực
có sẵn hoắc chuyển giao rui ro thông qua hợp đồng bảo hiểm,..

Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, NH cần trích một phần lợi nhuận
để dành làm quỹ rủi ro về KDNT. Cũng giống như, hoạt động tín dụng, hàng năm đều
phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi
hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ. Trong KDNT, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng
thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần bằng. Trích lập quĩ rủi ro
có thể là 10% -20% lợi nhuận của năm đó về KDNT.

7. Một số giải pháp khác


Ngoài những biện pháp trên, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp khác để:

- Chủ động trước những biến động của tỷ giá, như: xây dựng chiến lược kinh
doanh trong từng giai đoạn cụ thể.

- Hoặc những giải pháp nhằm tăng khả năng quản trị rủi ro ngoại hối của chính
ngân hàng, như: nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động
trong các ngân hàng; xây dựng mô hình kiểm soát và quản lý hoạt động KDNT hiệu
quả; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý
rủi ro.

48
B. RỦI RO TÁC NGHIỆP
I. Rủi ro tác nghiệp

1. Khái niệm
Rủi ro tác nghiệp là những tổn thất xảy ra do những trục trặc trong quá trình vận
hành các hoạt động kinh doanh của NHTM như sai lệch về thông tin và xử lý thông
tin, bất hợp lí về quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ và sự phối hợp giữa các bộ phận
chức năng trong ngân hàng,…

Rủi ro tác nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu và luôn tiềm ẩn trong hoạt động của ngân
hàng nhưng chỉ đến những năm gần đây mới được quan tâm nghiên cứu đầy đủ hơn.
Các hoạt động kinh doanh trong NHTM thường rất phức tạp, được thực hiện theo quy
trình và được quy định rất chặt chẽ, nhưng không vì vậy mà không có những sai xót
xảy ra. Bất kỳ một sự bất cẩn hay yếu kém về mặt nghiệp vụ, thu thập xử lý thông tin
thiếu chính xác và không kịp thời của các bộ phận chức năng trong hệ thống đều có
thể ảnh hưởng đến những quyết định của giám đốc điều hành và toàn bộ các tác nghiệp
tiếp theo. Rủi ro này ngày càng có xu hướng gia tăng trong các NHTM trước sự mở
rộng quy mô, phạm vi và sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh; sự phức tạp của môi
trường kinh doanh, áp lực công việc tăng lên cùng với tốc độ và khối lượng giao dịch
tăng, sự lệ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ nhiều hơn… Do vậy, các ngân hàng tiên
tiến, có quy mô lớn trên thế giới luôn nghiên cứu nhằm tối ưu hóa quy trình tác
nghiệp trên cơ sở mô hình tổ chức phù hợp nhất đối với mỗi loại hình ngân hàng.

2. Các tác nghiệp của ngân hàng thương mại trong giao dịch hối đoái
Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về tác nghiệp của ngân hàng thương mại
trong giao dịch hối đoái để có thể thấy được tại sao hoạt động này lại dễ xảy ra
rủi ro tỷ giá như vậy.

Hoạt động giao dịch hối đoái của Ngân hàng bao gồm:
• Mua và bán ngoại tệ với đối tác/ khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn mua
và bán của đối tác/ khách hàng;

49
• Mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng
tiền đó của Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro.
• Mua và bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch nhằm thỏa
mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.
Phạm vi giao dịch : Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ các họat động
giao dịch hối đoái. Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện họat động giao dịch hối
đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của đơn vị mình và trong quy trình kinh doanh
ngoại tệ tại Chi nhánh, phòng giao dịch.

Các loại hình giao dịch: Các loại hình giao dịch hối đoái được phép tiến hành
bao gồm:
- Giao dịch hối đoái giao ngay
- Giao dịch hối đoái kỳ hạn
- Giao dịch hối đoái hoán đổi
- Giao dịch hối đoán quyền chọn
Đồng tiền giao dịch: Các giao dịch hối đoái được phép tiến hành giữa ngoại tệ với
đồng Việt Nam hoặc giữa các loại ngoại tệ với nhau. Các loại ngoại tệ được phép giao
dịch là các ngoại tệ được niêm yết trên Bảng tỉ giá công bố hàng ngày của Ngân hàng.
Việc công bố loại ngoại tệ nào trên Bảng công bố tỉ giá hàng ngày do quy đinh của
từng ngân hàng.

Hoạt động giao dịch ngoại hối luôn chứa đựng yếu tố dẫn đến rủi ro tỷ giá đó là
hậu quả của thay đổi cung cầu tiền tệ trên thị trường thế giới lên trạng thái ngoại tệ
tiêu biểu. Để ngân hàng thương mại cắt lỗ và thiết lập trạng thái lời thì mức lỗ phải
được điều chỉnh theo hạn mức.

Có hai cách thiết lập hạn mức: Hạn mức trạng thái (position limit) và Giới
hạn lỗ (loss limit).
- Position limits là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân
kinh doanh ngoại tệ được phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục
đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn mức giữa các tổ
chức, giữa các dealer là không giống nhau. Position limits được chia làm 2 loại:
Daylight (ngày) và overnight (qua đêm).

50
 Hạn mức ngày (the daylight trading position limit) được thiếp lập như là
khối lượng lớn nhất của đồng tiền nhất định mà các giao dịch viên được phép
giao dịch. Tùy thuộc vào vị trí và khả năng của mình, mỗi trader sẽ được ấn
định khối lượng cao nhất được phép giao dịch.
 Hạn mức qua đêm (the overnight position limits) là hạn mức cho các
trạng thái vào cuối ngày giao dịch. Hạn mức này nhằm giám sát rủi ro
hối đoái của ngân hàng trong khoảng thời gian ngân hàng không hoạt
động và do đó không phản ứng được đối với thị trường). Hạn mức
qua đêm được thiết lập nhỏ hơn hạn mức ngày.
- Loss limit là một thước đo nhằm tránh mức lỗ trong quá trình giao dịch ngoại
hối. Loss limit là bắt buộc đối với các trưởng phòng giao dịch (senior officers in
the dealing room). Mức dừng lỗ (stop loss) là chênh lệch giá bất lợi tối đa giữa
giá của trạng thái mở và tỉ giá thị trường tại một thời điểm. Trong trường hợp
Dealer đang có một trạng thái mở với giá bất lợi so với giá hiện tại thì phải
chuẩn bị một mức dừng lỗ hợp lý để hạn chế lỗ nhiều một khi giá biến động
mạnh.
Trạng thái mở (chưa cân bằng - open position) của ngoại tệ là trạng thái phát sinh
trong giao dịch mua (hoặc bán) ngoại tệ nhưng chưa bán (hoặc mua) lại với số lượng
tương ứng. Trạng thái phát sinh do mua gọi là dư thừa, còn phát sinh do bán gọi là dư
thiếu.

Trạng thái ngoại tệ chung của toàn ngân hàng là trạng thái ngoại tệ mở tối đa
của toàn ngân hàng tại một thời điểm. Trạng thái này do Ngân hàng Nhà nước quy
định trong từng thời kỳ.

II. Quản lý bằng công cụ hạn mức

1. Hạn mức đối với đối tác và khách hàng:


1.1. Hạn mức cho mỗi bên đối tác:
Hạn mức mỗi bên đối tác sẽ dựa trên bảng xếp hạng tín dụng từ Hệ thống tính
điểm tín dụng
1.2. Hạn mức đối với khách hàng:
Theo quy định của NHNN được thề hiện rõ ràng trong điều 5 THÔNG TƯ Số:
20/2011/TT-NHNN QUY ĐỊNH VIỆC MUA, BÁN NGOẠI TỆ TIỀN MẶT CỦA CÁ
51
NHÂN VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP, quy định về hạn mức ngoại tệ đối
với cá nhân như sau “ Cá nhân là công dân Việt Nam được quyền mua ngoại tệ tiền
mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Thông tư này với mức 100 USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ
khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười)
ngày. Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha
hoặc mẹ (trong đó theo điều 2 của thông tư này quy định: Cá nhân là công dân Việt
Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu
cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn,
tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau: Học tập, chữa
bệnh ở nước ngoài; Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.)

- Hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng cán bộ giao dịch, từng bàn giao dịch và
cho toàn ngân hàng.
Mỗi NHTM có phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá riêng ngoài việc tuân thủ các
quy định của NHNN, hạn mức này linh động tùy theo ngân hàng. Từ đó mỗi ngân
hàng sẽ quy định hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh, trên cơ sở đó phân bổ hạn
mức cho từng nhà kinh doanh cụ thể. Hầu hết, các NHTM quản lý rủi ro thông qua hạn
mức về giá trị tối đa của một giao dịch hoặc hạn mức về trạng thái ngoại hối.

Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên Forex. .Hạn mức cho mỗi giao dịch
viên dựa trên kinh nghiệm của mỗi giao dịch viên. Trưởng phòng giao dịch được
cấp hạn mức cao hơn. Những người kinh doanh chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt
hái được nhiều thành công thường là những nhà kinh doanh chính ( cheif dealer) được
giao hạn mức nhiều hơn so với các “tân binh”.

2. Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh:


Ngoài việc quy định tổng hạn mức chung, đối với những tổ chức và cá nhân kinh
doanh liên quan đến nhiều đồng tiền, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với
mỗi đồng tiền là cần thiết. Những đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, còn
những đồng tiền biết động mạnh thì hạn mức thấp.Thông thường,hạn mức cho loại

52
tiền không dễ chuyển đổi và không ổn định phải thấp hơn hạn mức cho loại tiền dễ
chuyển đổi và ổn định.

Hạn mức cho từng loại tiền và cho tất cả các loại tiền, theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7 ngày
10tháng 01 năm 1998 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Ngân hàng phải
duy trì trạng thái ngoại tệ như sau:

- Trạng thái trường hay đoản của USD vào cuối ngày giao dịch không được vượt
quá 15% vốn pháp định và quỹ của ngân hàng.
- Tổng trạng thái trường (hay đoản) của tất cả các loại tiền vào cuối
ngày giao dịch không được vượt quá 30% vốn pháp định và quỹ của ngân
hàng.
Hạn mức quốc gia là tổng số dư cho tất cả các đối tác phân theo quốc gia.

3. Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể:

3.1. Trạng thái giao ngay:


Do đặc thù của thị trường giao ngay là chịu sự tác động bởi các yếu tố ngắn hạn
lên tỷ giá. Những tin đồn, những cuộc giao dịch lớn, can thiệp của ngân hàng trung
ương, những biến cố bất ngờ xảy ra… đều có thể ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ
lên sự biến động tỷ giá. Những biến động đến ngạc nhiên của tỷ giá chỉ diễn ra trong
vài phút, do đó, nhà kinh doanh phải nhanh chóng và thường xuyên thay đổi trạng thái
kinh doanh để chớp cơ hội kiếm lãi hoặc thoát khỏi rủi ro.

Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu nhà kinh doanh duy trì trạng thái giao ngay (trạng
thái mở) đều phải chịu rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro càng lớn.
Để quản lý tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn lỗ vốn, người ta sử dụng kỹ thuật định giá cuối
mỗi ngày giao dịch. Căn cứ vào trạng thái cuối ngày, từng nhà kinh doanh phải định
giá kết quả kinh doanh của chính mình theo tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch. Kết
quả này phải được báo cáo cho nhà kinh doanh chính và lãnh đạo kinh doanh đối
ngoại.

53
Giả sử trong ngày, nhà kinh doanh tiến hành các giao dịch như bảng dưới đây. Căn
cứ vào các giao dịch này ta tính được trạng thái cuối ngày; và căn cứ vào tỷ giá đóng
cửa ta tính được kết quả kinh doanh trong ngày như sau. Bảng 1

Giao dịch USD EUR Tỷ giá


Mua USD + 1,000,000 - 894,854.6 1 EUR = 1.1175USD
Bán USD - 1,000,000 + 894,294.4 1 EUR = 1.1182 USD
Mua USD + 500,000 - 447,347.2 1 EUR = 1.1177 USD
Trạng thái cuối ngày + 500,000 - 447,907.4
Định giá cuối ngày - 500,000 + 446,987.3 1 EUR = 1.1186 USD
(tỷ giá đóng cửa)

Kết quả KD trong ngày 0 - 920.1

Bảng 2 cho thấy, nhà kinh doanh bị lỗ 920,1 EUR trong ngày giao dịch. Việc định
giá trong ngày là cần thiết và là bắt buộc đối với mỗi nhà kinh doanh.

3.2. Trạng thái kỳ hạn:


Trên Interbank, các giao dịch kỳ hạn thường thuộc loại Spot - Forward Swap,
nghĩa là mỗi giao dịch gồm hai vế là: vế giao ngay áp dụng tỷ giá giao ngay, còn vế kỳ
hạn áp dụng tỷ giá kỳ hạn, và hai vế có ngày giá trị khác nhau. Do đó, trạng thái ròng
của giao dịch kỳ hạn phụ thuộc vào độ lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Tỷ
giá kỳ hạn được hình thành trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Trong
điều kiện bình thường, các mức lãi suất tiền tệ là ổn định, làm cho các điểm kỳ hạn
biến động cũng ít. Lãi suất không tăng lên nhanh chóng rồi sau đó lại giảm xuống
nhanh chóng giống như tỷ giá giao ngay. Do đó, nếu nhà kinh doanh dự tính sai lầm về
hướng biến động của lãi suất, thì ít có cơ hội để khắc phục thua lỗ nặng nề trong tương
lai. Kinh doanh kỳ hạn không thể có tốc độ nhanh như kinh doanh giao ngay. Nhà kinh
doanh kỳ hạn không thể thay đổi thường xuyên trạng thái kỳ hạn, mà nó thường được
duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Cũng giống như giao ngay, trạng thái kỳ hạn ròng cuối ngày cũng có thể trường
hoặc đoản, bao gồm các trạng thái của tất cả các hợp đồng còn hiệu lực và có các ngày

54
giá trị khác nhau. Việc định giá kết quả kinh doanh kỳ hạn hằng ngày được tính theo
phương pháp giả định rằng tất cả các hợp đồng kỳ hạn còn hiệu lực đều được thanh lý
ngay lập tức theo tỷ giá kỳ hạn cuối ngày hôm đó áp dụng tương ứng cho từng kỳ hạn

Ví dụ: bảng 2

55
Ngày Ngày Số lượng giao dịch
Tỷ giá hợp đồng CAD trong HĐ Tỷ giá định giá CAD định giá Lãi, lỗ/ngày
định giá đáo hạn (USD)
1/2 3/2 -1.000.000 1,1900 +1.190.000 1,2000 -1,200.000 -10.000
3/5 +1.000.000 1,2000 -1.200.000 1,2110 +1.211.000 +11.000
-10.000 +11.000 +1.000
2/2 3/2 - 1.000.000 1,1900 +1.190.000 1,2000 -1.200.000 -10.000
3/5 +1.000.000 1,2000 -1.200.000 1,2090 +1.209.000 +9.000
-10.000 +9.000 -1.000
1. Lỗ trong ngày 2/2 so với cuối ngày1/2 -2.000
2. Lãi trong ngày ½ +1.000
3. Lỗ cuối ngày 2/2 so với thời điểm ký hợp đồng ½ -1.000

56
Bảng 2 cho thấy kết quả định giá cuối ngày của các trạng thái kỳ hạn. Cuối ngày
1/2, các trạng thái kỳ hạn được định giá lại là lãi 1000 CAD, nhưng đến ngày 2/2, do
thị trường biến động, nên cũng trạng thái ấy được định giá lại trở nên lỗ 1000 CAD.
Việc định giá trong ngày là cần thiết và là bắt buộc đối với mỗi nhà kinh doanh kỳ
hạn.

Ngoài việc định giá lại hằng ngày các trạng thái kỳ hạn, để quản lý rủi ro tỷ giá
tốt hơn, các nhà kinh doanh kỳ hạn còn phải duy trì hạn mức cho từng kỳ hạn cụ thể
theo quy tắc kỳ hạn càng dài, hạn mức càng thấp.

Để quản lý rủi ro các trạng thái kỳ hạn một cách vĩ mô, các NHTM còn áp dụng
“Hạn mức rủi ro tỷ trọng của các trạng thái theo kỳ hạn”. Thông thường các trạng thái
kỳ hạn thường có các kỳ hạn khác nhau, từ một ngày đến vài năm. Một trạng thái
trường 12 triệu USD kỳ hạn 6 tháng sẽ có rủi ro nhiều hơn một trạng thái đoản cũng
12 triệu USD có kỳ hạn 1 tháng. Trong khi đó, về mặt hình thức thì trạng thái ngoại
hối kỳ hạn ngày hôm nay của nhà kinh doanh là bằng 0, nhưng rủi ro thực tế đối với
hai trạng thái này là rất khác nhau. Một phương pháp phổ biến để đánh giá rủi ro các
trạng thái ngoại hối kỳ hạn là việc tính tỷ trọng của từng trạng thái trên cơ sở thời hạn
chuẩn là một năm.

Bảng 3
Kỳ hạn Số lượng (triệu USD) Trạng thái Trạng thái tỷ trọng
1 tháng 12 Đoản (-) - 1,00
6 tháng 12 Trường (+) + 6,00
Trạng thái ròng Trường (+) + 5,00
Trạng thái tỷ trọng = (kỳ hạn tháng x số lượng) / 12 tháng

III. Quản lý bằng công cụ lệnh:

Thuật ngữ “lệnh” thường được hiểu là cách nào để bạn có thể bước vào và ra khỏi
thị trường. Ở đây chúng ta sẽ thảo luận các loại lệnh khác nhau mà có thể dùng để đặt
lệnh trong thị trường Forex. Trên các sàn khác nhau có thể chấp nhận các loại lệnh
khác nhau.

Nhưng có các loại lệnh giao dịch cơ bản sau:

57
1. Lệnh thị trường (Market order):
Là loại lệnh mua hoặc bán ở mức giá thị trường. Nếu giao dịch qua mạng chỉ cần
click vào nút lệnh, lệnh này sẽ thực hiện ngay. Nếu giao dịch qua điện thoại cách thức
sử dụng lệnh cũng tương tự nhưng mất vài giây để thực hiện.

Ví dụ: EUR/USD đang giao dịch ở giá 1.2939. Nếu bạn muốn mua chính xác ở giá
này, bạn sẽ click nút “Buy” và sàn giao dịch sẽ thực thi ngay lệnh mua chính xác với
giá đó.

2. Lệnh giới hạn (Limit order):


Là loại lệnh thực hiện đặt mua hoặc bán ở mức giá nào đó do nhà kinh doanh
quyết định. Đôi khi, chỉ một phần của lệnh có thể được thực hiện tại mức tỷ giá đã xác
định

Lệnh này nhất thiết phải chứa hai yếu tố: giá cả và thời hiệu ( duration) của lệnh.
Nhà kinh doanh xác định mức giá mà mình muốn mua hoặc bán một loại ngoại tệ nào
đó đồng thời xác định thời hiệu ( thời hạn hiệu lực) của lệnh, tức là thời gian lệnh vẫn
còn hiệu lực. Thời hiệu của lệnh có hai kiểu: GTC và GFD.

 GTC (Good till cancelled):


Một lệnh có thời hiệu kiểu GTC là lệnh vẫn còn hiệu lực trên thị trường cho đến
khi nhà kinh doanh quyết định hủy lệnh. Các giao dịch viên (dealer) sẽ không hủy lệnh
khi chưa có lệnh của nhà kinh doanh, do đó trách nhiệm của nhà kinh doanh là phải
nhớ rằng lệnh vẫn còn hiệu lực.

Các lệnh GTC: Sell limit (Đặt lệnh bán khi giá lên đến 1 mức mong muốn và bạn
dự đoán sẽ xuống) buy limit (Đặt lệnh mua khi giá xuống đến 1 mức mong muốn và
bạn dự đoán sẽ tăng lại).

 GFD (good for day):


Một lệnh có thời hiệu kiểu GFD là lệnh vẫn còn hiệu lực trên thị trường cho đến
hết ngày giao dịch. Tuy nhiên do thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch liên tục
nên phải thiết lập mốc thời điểm hết ngày giao dịch. Do đó nhà đầu tư nên hỏi sàn
giao dịch cho kỹ lưỡng.

58
Ví dụ: Tỷ giá EUR/USD đang hiện tại được ngân hàng bid ở giá 1.3034. Bạn dự
đoán giá sẽ lên tới 1.3040,sau đó sẽ quay đầu đi xuống và bạn đầu cơ khi giá lên khi
giá thị trường đạt mức 1.3040. Thông thường bạn sẽ phải ngồi trước màn hình theo dõi
và đợi đến khi thị trường lên tới giá 1.3040 (là mức giá mà bạn muốn bán), thay vì vậy
bạn sẽ dùng lệnh giới hạn sell limit ở giá 1.3040. Sau đó, nếu thị trường có thể tăng đạt
mức 1.3040 như bạn dự đoán, hệ thống sàn giao dịch sẽ tự động thực hiện lệnh bán tại
chính xác ngay giá đó cho bạn. việc bạn phải làm duy nhất là chỉ định rõ mức giá mà
bạn muốn mua/bán với một cặp tiền tệ cụ thể và định thời hạn giá trị đó được tồn tại
trong bao lâu (GTC or GFD).

3. Lệnh dừng lỗ (Stop loss orders):


Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay đoản đối với một đồng tiền
nào đó, muốn giới hạn các khoản lỗ tiềm tàng. Bản chất của lệnh này là nhằm phòng
ngừa rủi ro lớn có thể xảy ra. Lệnh Stop loss order chưa được thực hiện chừng nào tỷ
giá trên thị trường biến động chưa đến tỷ giá giới hạn cho phép. Mức tỷ giá mà tại đó
lệnh được thực hiện có thể là mức tỷ giá tiếp theo đã vượt ngoài giới hạn cho phép.
Hơn nữa, nếu tại mức tỷ giá tiếp theo mà lệnh vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, thì
có thể áp các mức tỷ giá xảy ra tiếp theo.

Nhưng điểm khác biệt giữa lệnh giới hạn và lệnh dừng là ở chỗ lệnh dừng thường
được sử dụng để hạn chế lỗ có thể phát sinh đối với giao dịch trong khi lệnh giới hạn
được sử dụng để tham nhập thị trường bằng cách mở ra một trạng thái ngoại tệ nào đó
nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.

Lệnh stop loss chứa đựng hai yếu tố: giá cả và thời hiệu giống như lệnh giới hạn .
Yếu tố thời hiệu GTC và GFD trong lệnh dừng cũng giống như lệnh giới hạn.

Các lệnh GTC: sell stop (Đặt lệnh bán khi giá xuống đến 1 mức mong muốn và
bạn dự đoán sẽ tiếp tục xuống mạnh), buy stop (đặt lệnh mua khi giá lên đến 1 mức
mong muốn và bạn dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh).

Ví dụ: Bạn mua BUY EUR/USD với giá 1.3034. Để tránh rủi ro trong trường hợp
thị trường rớt giá và có thể kiểm soát tối ưu mức thua lỗ, bạn gán lệnh cắt lỗ (sell stop)
ở giá 1.3014. điều này có nghĩa là khi phán đoán bạn sai và thị trường rớt xuống

59
1.3029 thay vì lên giá, sàn giao dịch sẽ tự động bán ở giá 1.3014 và kết thúc giao dịch
của bạn với tối đa 20 pips lỗ.

3.1. Take – profit order:


Nhà kinh doanh có thể ở trạng thái trường hay đoản đối với một đồng tiền nào đó,
muốn thoát khỏi trạng thái ngoại hối này khi đạt được một mức lãi nhất định. Tương
tự như lệnh Stop – loss order, take – profit order được thiết kế, khi thị trường biến
động một mức độ nào đó, thì lệnh được thực hiện.

3.2. Lệnh dùng để hủy lệnh khác OCO (Order cancels other order)
Là loại lệnh kết hợp hai lệnh: lệnh giới hạn và lệnh dừng. Hai lệnh giới hạn và
lệnh dừng có giá cả và thời hiệu được đặt chặt trên và dưới mức giá hiện tại. Khi nào
một trong hai lệnh được thực hiện thì lệnh kia sẽ bị hủy bỏ.

Ví dụ: Giá EUR/USD là 1.2040. Bạn đặt lệnh BUY ở giá 1.2095 cao hơn mức
kháng cự có khả năng đột phá và đồng thời đặt một lệnh SELL nếu giá rớt 1.1985.
Xem như mức 1.2095 đã được thị trường khớp giá, bạn sẽ kích hoạt thực hiện được
lệnh mua và đồng thời lệnh bán 1.1985 sẽ tự động bị hủy.

60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”- PGS-TS Nguyễn Văn Tiến
2. “
3. “
4. www.sbv.gov.com
5.

61

You might also like