Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

– Vi phạm các nguyên tắc tập luyện như nguyên tắc liên tục,

nguyên tắc hệ thống…


– Thiếu sót trong tổ chức tập luyện, thi đấu như không khởi
động hoặc khởi động không kỹ, tổ chức tập luyện lộn xộn…
Nguyên nhân chấn thương
– Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất, kỹ thuật của buổi tập, sân
bãi, dụng cụ kém, thiếu, trang phục không phù hợp.
Nguyên nhân gây chấn thương
– Hành vi không đúng đắn của người tập như: ý thức kỷ luật kém,
không tôn trọng luật lệ thi đấu, cố ý chơi ác gây chấn thương cho đối
phương.
– Sức khỏe người tập chưa đảm bảo hồi phục sau thời gian đau ốm
hoặc vừa bị chấn thương chưa lành.
Tư liệu tham khảo
2. CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM

2.1. Xây xát da:


- Do bị ngã, cọ xát vào dụng cụ, vật cứng, đường chạy…
- Xử lý: dùng oxy già, cồn iot làm sạch vết thương Bôi thuốc
đỏ; mỡ kháng sinh băng vô trùng.
2.2. Vết thương rách da, tổn thương cơ và mạch máu:
Cần chú ý cầm máu và chống nhiễm trùng
a. Cầm máu:
- Vết thương nông, chảy máu mao mạch băng sạch ép
- Chảy máu ĐM & TM nhỏ đặt gạc vô trùng lên miệng vết
thương rồi băng ép lại
- Nếu chảy máu ĐM&TM lớn máu chảy xối xả Ga rô
ngay chuyển đi viện
CHÚ Ý KHI GARO
- Dây garo có thể là dây chun hoặc bất kỳ vật gì nhưng phải bền, chắc
- Khi chuyển nạn nhân đi viện, cứ 1h phải nới dây garo 1 lần, nới từ từ
trong khoảng 30s
- Không được garo quá 2h, nếu lâu quá sẽ gây hoại tử phần chi dưới
garo
b. Xử lý nhiễm trùng: người sơ cứu cần
Rửa tay sạch bằng xà phòng

Dùng bông tẩm cồn lau sạch từ mép vết thương ra phía ngoài

Bôi thuốc sát trùng

Đặt gạc sạch và bông ép lại

Chuyển đi viện
*Các vết thương sâu cần tiêm phòng uốn ván, uống thuốc kháng
sinh chống nhiễm trùng.
2.3 Chạm thương trong vận động
Thường xảy ra trong vận động ngã, va đập dụng cụ…
a. Dấu hiệu:
- Đau vùng chạm thương
- Sưng tấy do đứt mao mạch gây chảy máu trong
- Bầm tím do tụ máu bên trong dưới da
b. Xử lý:
- Chườm lạnh ngay sau va chạm (bằng túi nước đá hoặc đắp khăn
lạnh, hoặc xịt cloretilamin).
- Ngày đầu chườm 20-30 phút, 2-3h chườm 1 lần
- Chườm lạnh từ 1-2 ngày (24-48h), sau đó chườm nóng và xoa bóp
nhẹ nhàng để tan máu tụ.
2.4. Bong gân
a. Khái niệm:
- Bong gân là tổn thương dây chằng quanh khớp và bao khớp ở các mức
độ khác nhau (khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay cái...)
b. Triệu chứng:
- Đau ở vùng khớp bị thương
- Sưng tấy đỏ rất nhanh vì khớp có dịch và máu
- Giảm khả năng hoạt động của khớp
c. Xử lý:
- Chườm lạnh ngay (2-3 ngày để làm co mạch, hạn chế chảy máu
bên trong). Mỗi ngày 2-3 lần; mỗi lần 20-30p.
- Tiếp theo chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng. Không nên dùng các
loại dầu, thuốc xoa bóp quá nhiều vì có thể gây vôi hóa dây chằng bao
khớp làm cứng khớp.
- Băng ép, bất động khớp, nghỉ tập 30-35 ngày để dây chằng có thời
gian hồi phục.
3. SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG PHẦN CỨNG
3.1 Sai khớp (trật khớp)
a. Khái niệm:
Sai khớp là sự sai lệch các diện khớp xảy ra đột ngột do các tác động
mạnh làm cho các đầu xương bật ra khỏi bao khớp, thường gặp ở khớp
khuỷu, khớp vai, khớp ngón tay cái.
Hình ảnh
minh họa
b. Triệu chứng:
- Đau dữ dội vùng khớp bị sai
- Biến dạng khớp: đầu xương lồi ra, ổ khớp rỗng.
- Khớp bị sai không thể cử động được
c. Xử lý:
- Bất động khớp tạm thời, đưa ngay đến bệnh viện (nếu kéo giãn
khớp rồi nắn trở lại dễ đứt dây chằng).
3.2 Gãy xương:
a. Khái niệm: gãy xương là loại tổn thương nặng trong chấn thương
TDTT thường gặp ở các dạng:
- Gãy xương kín: xương bị gãy, không tổn thương đến bề mặt da.
- Gãy xương hở: da, cơ bị rách, đầu xương bị gãy lồi ra ngoài vết thương
- Gãy xương hoàn toàn: xương gãy thành hai đoạn rời nhau
- Gãy xương không hoàn toàn: mẻ xương, lún xương, rạn xương.
b. Triệu chứng:
- Đau: khi để tay vào đúng điểm gãy thì cảm giác đau tăng lên
- Mất cử động, nạn nhân không thể tự nhấc chi khi bị thương lên được
- Biến dạng chi, chi bị gãy thay đổi hình dạng ngắn đi hoặc lệch vẹo
c. Sơ cứu ban đầu:
- Ủ ấm cho nạn nhân nếu trời lạnh, cho uống nước chè hoặc đường
nóng
- Bất động chỗ chi bị gãy bằng nẹp cố định bên ngoài quần áo chi bị
gãy. Đối với chi trên, khi nẹp xong dùng khăn chéo buộc chi vào thân
mình. Với chi dưới có thể buộc hai chi vào nhau, dùng chi lành đỡ cho
chi gãy.
- Nếu là gãy xương hở, phải
rạch quần áo nạn nhân rồi xử
lý như một vết thương cầm
máu, sau đó mới bất động
bằng nẹp cố định rồi chuyển
nạn nhân đi bệnh viện.
Hình ảnh minh họa
Chấn thương sọ não xảy
ra khi có va đập mạnh
vào hộp sọ làm ảnh
hưởng đến não, làm rối
loạn hoặc phá hủy các
TB thần kinh TW.
* Triệu chứng
- nạn nhân bị ngất, thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào mức
độ nặng nhẹ
- Khi tỉnh dậy, nạn nhân thấy chóng mặt, nhức đầu, buồn
nôn. Nặng thì lú lẫn, mê sảng, hôn mê sâu và tử vong.
c. Sơ cứu ban đầu:
- Nếu là vết thương hở gây chảy máu thì phải cắt tóc, băng ép cầm máu
- Để nạn nhân nằm gối đầu cao, chườm lạnh vào đầu và nhanh chóng
chuyển đi BV
- Khi có hiện tượng ngừng thở, tim ngừng đập thì phải tiến hành hà hơi
thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
PHẠM VI ÁP DỤNG: nạn nhân ngừng thở mà tim vẫn
còn đập hoặc còn thở nhưng thở yếu: thường xảy ra trong điện
giật, chết đuối, chấn thương sọ não.
- Làm thông đường hô hấp: lấy khăn lau miệng, móc hết
đờm dãi, đất trong miệng nạn nhân
- Đặt nạn nhân nằm ngửa (kê cao vai cho đầu nạn nhân
ngả về phía sau để tránh bị thụt lưỡi)
- người cấp cứu quỳ một bên phía đầu nạn nhân, một tay kéo hàm
nạn nhân xuống, một tay bóp mũi nạn nhân, sau đó hít một hơi
thật sâu rồi ngậm miệng mình vào miệng nạn nhân rồi thổi ra tối
đa, thổi xong dừng lại bỏ tay bịt mũi ra hít một hơi khác để làm
nhịp tiếp theo.
- thổi theo f=16-20l/p, trẻ em =20-22l/p
(thi thoảng lau đờm dãi cho đường thở thông thoáng, làm liên tục
đến khi nạn nhân tự thở được mới thôi)
PHẠM VI ÁP DỤNG: trường hợp tim đập rất yếu, không
bắt được mạch thì phải tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
- người cấp cứu quỳ một bên, đặt hai bàn tay chồng lên nhau (tay
phải đặt chéo lên tay trái), đặt ở 1/3 dưới xương ức.
- Dùng sức mạnh của cả hai tay ấn mạnh, rồi thả ra ngay.
- Làm nhịp nhàng 60-80l/p
- Kiên trì làm 20-30p
*chú ý:
- nếu chỉ có 1 người: cứ 4 lần ép tim + 1 lần hà hơi thổi ngạt
- Không xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu có vết thương lồng
ngực, chảy máu ngoài
- nếu có 2 người thì: 1 người hà hơi thổi ngạt + 1 người
xoa bóp tim ngoài lồng ngực
- dấu hiệu ép tim có hiệu quả:
+ sờ thấy ĐM yếu
+ sắc mặt nạn nhân hồng hơn
+ đồng tử không giãn to
Tiếp tục theo dõi nạn nhân trên đường đi BV cấp cứu

You might also like