Bài 3 Nguyên Tắc Tập Luyện TDTT - 10-4

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

Nguyên tắc này nói đến việc tập luyện TDTT phải đảm bảo tính tự giác

và tích cực của người học. Người học chăm chỉ, tự giác và tích cực tập
luyện hoàn thiện bản thân sẽ mang lại kết quả cao trong tập luyện.
1.1 Biểu hiện của tự giác tích cực
Người học có lòng ham thích tập luyện, khắc phục khó
khăn trong tập luyện. Tính tự lập là một trong những hình thức
cao nhất của tự giác tích cực.
2.2 Nguồn gốc của tự giác tích cực
Trong tập luyện TDTT thì hứng
thú chi phối tính tự giác tích cực của
người học. Để có được hứng thú
trong tập luyện TDTT, phải xuất
phát từ nhận thức hứng thú. Có 2
loại hứng thú xuất hiện trong tập
luyện TDTT.
- Hứng thú bền vững: nhận
thức đúng đắn trong tập luyện
(Nhận thức TDTT tăng cường sức
khỏe, phát triển thể chất, đẩy lùi
bệnh tật…)
– Hứng thú tạm thời:
là sự lôi cuốn của quá
trình sư phạm được thể
hiện bao gồm: vai trò của
người thầy, khả năng sư
phạm, khả năng tổ chức
và điều khiển của người
thầy, nội dung bài tập, bài
học, cơ sở vật chất, điều
kiện tập luyện, …
– Giáo dục nhận thức
tạo ra thái độ tự giác tích
cực bền vững, nghĩa là
tạo ra động cơ cho người
học. Động cơ đó được
biểu hiện:
+ Sự khát khao vươn tới
cái đẹp;
+ Tìm hiểu ý nghĩa chân
chính của TDTT;
+ Tìm hiểu mục đích
đúng đắn của TDTT;
+ Tìm hiểu bản chất, yêu
cầu của bài tập.
Từ đó người học tìm hiểu được quy luật, tính tuần tự, con
đường đạt được mục đích của mình.
– Kích thích khả năng phân tích, khả năng tự kiểm tra trong
quá trình tập luyện TDTT. Nghĩa là tạo cho người tập có sự
tham gia tích cực của ý thức và biến quá trình đó thành quá trình
tập luyện hợp lý. Bên cạnh đó giúp người tập có khả năng tự
đánh giá về một yêu cầu nào đó có giá trị nâng cao hiệu quả học
tập và rèn luyện.
– Giáo dục tính tự lập và khả năng sáng tạo, tạo điều kiện thuận
lợi cho người tập có khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề.
Truyền cho học sinh một số phương tiện cơ bản trong quá trình
học tập để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
– Lấy tiêu chuẩn rèn luyện thân thể hoặc đẳng cấp của vận
động viên như là cột mốc để người tập vươn tới. Đồng thời cũng
luôn có sự đan xen giữa kiểm tra đánh giá với biểu dương, khen
thưởng và động viên để tạo ra động lực thúc đẩy người học cố
gắng học tập, nâng cao tinh thần tự ý thức và lòng ham mê tập
luyện.
Khái niệm:
Trực quan là tât cả
những gì thuộc về thế giới
khách quan mà con người
cảm nhận được thông qua
các giác quan.
Hoạt động TDTT là một
quá trình nhận thức, vì
vậy trong giáo dục thể
chất, nguyên tắc trực quan
có vai trò đặc biệt trong việc phát triển các giác quan. Thông qua
trực quan làm cho người học có được hình tượng sinh động của
các bài tập và giúp cho việc xây dựng các biểu tượng vận động
chính xác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.1 Trực quan là tiền đề để
tiếp thu động tác
Nhận thức thực tế được bắt
đầu từ mức độ cảm giác –
“trực quan sinh động”. Hình
ảnh sinh động của các động
tác cần học được hình thành
với sự tham gia của các cơ
quan cảm thụ bên ngoài
cũng như bên trong, những
cơ quan tiếp nhận cảm giác
của mắt, tai, cơ quan tiền
đình, cơ quan cảm giác
cơ… các cơ quan cảm giác
khác nhau vừa bổ sung cho
nhau vừa làm chính xác hóa
“bức tranh” về động tác.
Hình ảnh cảm giác càng phong phú thì các kỹ năng, kỹ
xảo vận động được hình thành trên cơ sở cảm giác đó càng
nhanh, các tố chất thể lực và phẩm chất ý chí biểu hiện càng hiệu
quả hơn. Như vậy, trực quan không chỉ dừng lại ở quan sát mà
còn ở các giác quan khác.
(làm cơ sở)
– Trong hoạt động
TDTT, không có
trực quan sẽ không
thể hoàn thiện động
tác vì thông qua tri
giác, biểu tượng
trực quan được thể
hiện một cách đầy
đủ và chính xác.
– Trực quan trực tiếp
là cơ sở cho trực quan
gián tiếp.
– Trực quan gián tiếp
bổ sung cho trực
quan trực tiếp hoàn
thiện và chính xác
hơn khi thực hiện các
động tác.
2.3. Mối quan hệ giữa hai loại trực quan
– Trực quan trực tiếp là cơ sở cho trực quan gián tiếp.
– Trực quan gián tiếp bổ sung cho trực quan trực tiếp hoàn
thiện và chính xác hơn khi thực hiện các động tác.
Nguyên tắc này đề cập đến đặc điểm cá nhân của người tập và xác
định được mức độ tác động phù hợp; bản chất của nó là yêu cầu quá
trình giáo dục phải tương ứng với khả năng của người tập, phù hợp với
lứa tuổi, giới tính, trình độ, đặc điểm cá nhân về thể chất và tinh thần.
Trong giáo dục thể chất, nguyên tắc này đặc biệt quan trọng vì
GDTC gây tác động rất mạnh mẽ đến các chức năng quan trọng trong
cơ thể sống, vì vậy chỉ một lượng vận động vượt quá mức chịu đựng
của cơ thể cũng đã có thể gây ra bất lợi cho sức khoẻ người tập. Như
vậy, việc tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo hiệu quả của quá trình
GDTC.
Sự thích hợp được thể hiện ở việc các nội dung bài tập
đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện. Có
bài tập cho số đông, cho cá nhân và một số trường hợp cá biệt.
Thích hợp không có nghĩa là không có độ khó mà phải lựa
chọn độ khó phù hợp, lượng vận động lựa chọn phải có tác dụng
phát triển.
Nguyên tắc này có liên quan đến tính thường xuyên trong tập
luyện và hệ thống luân phiên lượng vận động với nghỉ ngơi,
cũng như tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau
giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện.
– Việc tập luyện phải thường xuyên liên tục. Chỉ cần ngừng
tập luyện trong một thời gian tương đối ngắn là những mối liên
hệ phản xạ có điều kiện vừa xuất hiện đã bắt đầu mờ dần và tắt
đi, mức độ phát triển các khả năng chức phận vừa đạt được và
ngay cả một số chỉ số về hình thể cũng bắt đầu bị giảm. Nhưng
liên tục không có nghĩa là không nghỉ mà qua một hệ thống luân
phiên giữa lượng vận động và nghỉ ngơi. Ở người bình thường,
1 tuần tập từ 2 – 3 buổi trở lên là được.
Tuần 1: Chạy 2 phút, đi bộ 4 phút. Lặp lại 5 lần
Tuần 2: Chạy 3 phút, đi bộ 3 phút. Lặp lại 5 lần
Tuần 3: Chạy 5 phút, đi bộ 2.5 phút. Lặp lại 4 lần
Tuần 4: Chạy 7 phút, đi bộ 3 phút. Lặp lại 3 lần
Tuần 5: Chạy 8 phút, đi bộ 2 phút. Lặp lại 3 lần
Tuần 6: Chạy 9 phút, đi bộ 2 phút. Lặp lại 2 lần sau đó chạy
8 phút 1 lần.
Tuần 7: Chạy 9 phút, đi bộ 1 phút. Lặp lại 3 lần
Tuần 8: Chạy 13 phút, đi bộ 2 phút. Lặp lại 2 lần
Tuần 9: Chạy 14 phút, đi bộ 1 phút. Lặp lại 2 lần
Tuần 10: Chạy 30 phút.
– Trong quá trình tập luyện TDTT phải kết hợp nhuần nhuyễn
giữa tập lặp lại và biến dạng. Ngoài ra còn phải sắp xếp các
nội dung tập luyện một cách hợp lý sao cho nội dung trước là
tiền đề cho nội dung sau và tuân thủ nguyên tắc từ biết đến
chưa biết, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
Nguyên tắc này nói
đến quá trình tập luyện
phải là quá trình tăng
lượng vận động liên tục
và từ từ tăng chất lượng
của hoạt động vận động.
Tăng dần về:
+ Lượng vận động
+ Số lần thực hiện
+ thời gian thực hiện
+ Độ khó động tác
– Tạo điều kiện cho người
tập dễ dàng tiếp thu hình
thức vận động mới, dễ
dàng hoàn thiện những kỹ
năng, kỹ xảo đã có.
– Phạm vi tác động của
lượng vận động nhằm tiến
tới hoàn thiện thể lực.
– Đảm bảo LVĐ không
tạo ra quá sức trong tập
luyện cho người tập.
– Tạo ra khả năng hồi phục
và hồi phục vượt mức.
– Tạo cho cơ thể có những
chuyển biến sinh học trong
quá trình vận động theo chiều
hướng tiết kiệm hóa chức
năng.
– Phát triển các phẩm chất ý
chí thông qua quá trình khắc
phục những khó khăn được
tăng lên từ lượng vận động
đến độ khó của bài tập.
Hình thức đi lên theo đường thẳng (tuyến tính)

- Tăng hình thẳng dốc: LVĐ sau cao hơn LVĐ trước, tăng từ
từ.(sd trong tuần)
Hình thức bậc thang

- Tăng theo bậc thang: tăng LVĐ nhanh - ổn định LVĐ – tiếp
tục tăng LVĐ (sd trong tuần hoặc tháng)
Hình thức làn sóng

- Tăng theo làn sóng: phối hợp tăng từ từ - đỉnh cao- giảm
dần- chuyển sang sóng khác ở mức cao hơn. (sd theo chu kỳ
năm hoặc nhiều năm)
Huấn luyện
VĐV ĐK
Tuần 1: Chạy 2 phút, đi bộ 3 phút; lặp lại 6 lần
Tuần 2: Chạy 3 phút, đi bộ 3 phút; lặp lại 5 lần
Tuần 3: Chạy 5 phút, đi bộ 2 phút; lặp lại 4 lần
Tuần 4: Chạy 7 phút, đi bộ 3 phút; lặp lại 3 lần
Tuần 5: Chạy 8 phút, đi bộ 2 phút; lặp lại 3 lần
Tuần 6: Chạy 9 phút, đi bộ 1 phút; lặp lại 3 lần
Tuần 7: Chạy 30 phút
Sau khi tập chạy được ít nhất sáu tuần, thỉnh thoảng hãy tăng
tốc rồi trở về tốc độ thường để có thân hình cân đối và giảm cân.
Cụ thể: Khởi động bằng sáu phút chạy với tốc độ chậm rồi chạy
nhanh trong 15 – 20 giây; tiếp theo là giảm tốc độ trong ba phút.
Lặp lại chu kỳ này từ ba đến năm lần rồi kết thúc bằng sáu phút
chạy chậm. Hãy thực hiện quá trình này mỗi tuần/lần. Sau mỗi
tuần, hãy tăng thời gian chạy với tốc độ cao thêm 10 giây cho đến
khi bạn có thể chạy nước rút trong 80 giây.
Các nguyên tắc quan hệ chặt chẽ với nhau. “Tự giác tích
cực” là tiền đề chung để thực hiện các nguyên tắc khác
Bài tập biểu
diễn của VĐV
taekwondo

You might also like