Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Source: studio binder, master class, biteable

Ngày nay, cut và transition được sử dụng trong hầu hết các phim và video, chúng
đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết mạch truyện và tạo ẩn ý cho các cảnh
quay. Sử dụng đúng cách các hình thức chuyển cảnh sẽ giúp sản phẩm của bạn trở
nên tuyệt vời hơn. Hãy cùng phân tích các loại hình cut và transition và các ví dụ
thực tế trong bộ phim vô cùng quen thuộc Harry Potter và hòn đá phù thủy. Bắt
đầu nào!
Đầu tiên, ta tìm hiểu chung nhất về cut và transition. Chúng là là 2 cách để chuyển
từ 1 cảnh quay sang cảnh quay kế tiếp. Từ đầu thập niên 1910, cut và transition bắt
đầu được sử dụng. Cho đến nay, các nhà làm phim đã vận dụng và sử dụng chúng
một cách linh hoạt và sáng tạo. Hãy cùng khám phá từng loại chuyển cảnh nhé!
1. Cross cut
- Cross cut là kỹ thuật cắt được sử dụng để diễn tả 2 hay nhiều hành động diễn ra
tại cùng một thời điểm.
- Cross cut dùng để diễn tả mối quan hệ giữa các hành động, thường là các hành
động diễn ra cùng lúc (2 người trò chuyện với nhau); thể hiện cách thực hiện mục
tiêu theo các cách khác nhau; tạo ra sự kịch tính, thu hút cho câu chuyện.
2. Cut away
- Cut away là kỹ thuật làm gián đoạn một cảnh đang diễn ra liên tục bằng cách
chèn vào một cảnh khác.
- Tác dụng:
+ Thêm cảnh ẩn dụ để tăng cảm xúc cho người xem.
+ Thể hiện điểm nhìn, nội tâm, trí tưởng tượng, hành động của nhân vật,
cảnh chèn lúc này phải liên quan trực tiếp đến nội dung của đoạn phim.
+ Che dấu các sự việc (liên quan đến nhân vật/sự vật/hiện tượng) nhưng
người xem vẫn hiểu rõ về sự việc đó (đánh nhau, sập nhà, …)
+ Thêm thông tin mô tả về đoạn phim (bối cảnh, thời gian, nhân vật, …)
3. Match cut
- Match cut là kỹ thuật cắt giữa 2 cảnh mà có sự tương đồng nhất định về hình ảnh
hoặc âm thanh.
- Match cut được chia làm 3 dạng:
+ Graphic match cut (tương đồng về visual như màu sắc, hình tượng, …): sử
dụng để kết hợp hoặc thay đổi cảm xúc trong câu chuyện, sự thay đổi trong một
quá trình thời gian liền mạch.
+ Movement match cut (tương đồng về chuyển động): tao ra sự liên kết trực
tiếp giữa các hành động ở 2 cảnh, tạo ra luồng kể chuyện nhấn mạnh vào mối quan
hệ giữa 2 cảnh.
+ Audio match cut (tương đồng về âm thanh): dùng để tạo ra sự liên kết
trong mạch truyện hoặc phóng đại tính chất của sự việc.
4. Jump cut
- Jump cut là khi một cảnh quay liên tục bị cắt thành nhiều phần nhỏ, trong đó một
số phần bị loại bỏ khỏi khung hình.
- Tác dụng:
+ Truyền tải sự trôi qua của thời gian
+ Phóng đại tính căng thẳng của sự việc
+ Giới thiệu các nhân vật
+ Nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật
+ Sử dụng trong phỏng vấn, quay Vlog để cắt bớt footage không mong
muốn.
5. Cutting on action
- Cutting on action là kỹ thuật ở đó một cảnh quay bị cắt sang một cảnh quay khác
trong khi chủ thể vẫn đang chuyển động (chủ thể chuyển động ở 2 cảnh quay là
giống nhau)
- Tạo ra cảm giác liền mạch trong cảnh quay, lừa người xem về việc cảnh quay đã
được cắt.
6. Fade
- Fade được tạo ra khi một cảnh quay chuyển dần sang một màu duy nhất (thường
là đen hoặc trắng) hoặc chuyển dần từ một màu duy nhất sang một cảnh cảnh quay.
- Fade-in/fade-out on black tạo cảm giác bắt đầu/kết thúc một câu chuyện, hoặc
chuyển từ một cảnh quay kịch tính, cảm xúc sang một cảnh quay khác
- Fade-in/fade-out on white tạo cảm giác hi vọng, cầu nguyện, hồi ức …
7. Dissolve
- Dissolve là sự chuyển tiếp dần dần từ 1 cảnh quay này sang 1 cảnh quay khác.
- Tác dụng:
+ Thể hiện sự trôi qua của thời gian, thời gian dissolve càng lâu thì thường
thể hiện thời gian trôi qua càng lâu và ngược lại. Tương tự là thời gian.
+ Thể hiện sự liên kết giữa 2 cảnh.
+ Tạo cảm xúc cho câu chuyện.
8. Smash cut
- Smash cut là sự chuyển tiếp đột ngột từ cảnh này sang cảnh khác trong đó 2 cảnh
có tính chất trái ngược nhau. Smash cut thường được dùng khi đang diễn ra cuộc
hội thoại hoặc hành động.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa 2 cảnh quay.
+ Ngắt mạch cảm xúc của người xem, tạo cảm giác bí ẩn, hồi hộp hay dùng
để mở/kết một cảnh kinh dị, hồi hộp.
+ Phóng đại sự hài hước, châm biếm
9. Invisible cut
- Invisible cut là sự chuyển cảnh mà ở đó che dấu chính sự xuất hiện của chuyển
cảnh đó.
- Invisible cut tạo ra cảm giác liền mạch cho câu chuyện – cảnh quay được quay
liên tục, khiến cho người xem không nhận ra là cảnh quay vừa bị cắt và chú tâm
vào câu chuyện hơn.
10. Wipe
- Wipe là sự chuyển cảnh mà ở đó cảnh sau xuất hiện thay cảnh trước theo hướng
hay hình xác định (như di chuyển sang trái, phải trên dưới, hình ngôi sao, …).
- Tác dụng:
+ Thể hiện sự chưa hoàn thành của hành động.
+ Chuyển tiếp giữa các cảnh quay có bối cảnh khác nhau.
11. J-cut
- J-cut là khi âm thanh của cảnh sau xuất hiện trước phần hình ảnh của cảnh sau đó.
Kỹ thuật này được gọi là J-cut vì trên panel timeline của các phần mềm chỉnh sửa
thì phân cảnh này có hình chữ J.
- Tác dụng:
+ Thể hiện biểu cảm của nhân vật trong 1 cảnh quay đối thoại; tạo cảm giác
tự nhiên cho cuộc trò chuyện.
+ Thể hiện trước âm thanh nền của cảnh tiếp theo, gây sự tò mò, kích thích
cho người xem.
+ Tạo ra cảnh mở đầu ấn tượng.
+ Diễn tả sự cấp bách trong câu chuyện.
12. L-cut
- L-cut là khi âm thanh của cảnh trước vẫn tiếp tục ở cảnh sau. Kỹ thuật này được
gọi là L-cut vì trên panel timeline của các phần mềm chỉnh sửa thì phân cảnh này
có hình chữ L.
- Tác dụng:
+ Thể hiện biểu cảm của nhân vật trong 1 cảnh quay đối thoại; tạo cảm giác
tự nhiên cho cuộc trò chuyện.
+ Đưa giả giả thiết về suy nghĩ của nhân vật.
+ Tạo ra cảnh kết thúc ấn tượng.
+ Thể hiện dòng hồi tưởng của nhân vật
13. Iris
- Iris là một vòng tròn từ từ thu hẹp lại hoặc mở rộng ra đến hết khung hình. Iris
trước đây được tạo thành do đóng mở khẩu của máy quay khi quay. Hiện nay ít
còn được sử dụng.
- Tác dụng:
+ Iris in/out dùng để mở đầu hoặc kết thúc một câu chuyện.
+ Tạo cảm giác cổ kính, xưa cũ.

Như vậy là ta đã khám phá 13 hình thức chuyển cảnh. Hi vọng các bạn đã có cái
nhìn rõ hơn về những hình thức này và có thể áp dụng nó trong các sản phẩm của
mình. Xin chào.

You might also like