Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG

TRONG DOANH NGHIỆP.


1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động
diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp.

Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

2. Tầm quan trọng của việc quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp

Vốn lưu động là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của doanh nghiệp vì doanh nghiệp nào cũng
cần một lượng tiền mặt thường xuyên để thanh toán và trang trải các chi phí phát sinh đột
xuất và mua các nguyên liệu cơ bản dùng trong sản xuất hàng hóa.

Vốn lưu động là một thước đo phổ biến cho hiệu quả, tính thanh khoản và sức khỏe tài
chính tổng thể của một công ty. Quản lý vốn lưu động bao gồm quản lý hàng tồn kho và
quản lý các khoản phải thu và các khoản phải trả. Các mục tiêu chính của quản lý vốn lưu
động trong doanh nghiệp bao gồm: suy trì chu kỳ hoạt động theo trình tự, giảm thiểu chi phí
sử dụng vốn lưu động và tối đa lợi nhuận từ đầu tư tài sản ngắn hạn.

Vốn lưu động phản ảnh kết quả của các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp bao gồm
thu nhập doanh thu và quản lý công nợ, quản lý hàng tồn kho và các khoản thanh toán cho
nhà cung cấp.

Quản lý vốn lưu động về cơ bản là một chiến lược kế toán tập trung vào việc duy trì sự cân
bằng đủ giữa tài sản lưu động và nợ phải trả của công ty. Một hệ thống quản lý vốn lưu
động hiệu quả giúp doanh nghiệp không chỉ trang trải các nghĩa vụ tài chính mà còn tăng
thu nhập.

3. Vốn lưu động bao nhiêu là đủ

Nhu cầu vốn lưu động khác nhau giữa các ngành và thậm chí có thể khác nhau giữa các
công ty tương tự. Điều này là do một số yếu tố, bao gồm sự khác biệt trong chính sách thu
và thanh toán, thời điểm mua tài sản, khả năng một công ty xóa một số khoản phải thu quá
hạn và trong một số trường hợp, các nỗ lực huy động vốn mà một công ty đang thực hiện.

Thông thường để đánh giá vốn lưu động của một doanh nghiệp chỉ số tỷ lệ vốn lưu động
thường được sử dụng.

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

· Nếu tỷ lệ vốn lưu động < 1. Doanh nghiệp có khả năng phá sản cao khi
không đủ khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn.

· 1< Tỷ lệ vốn lưu động < 2. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn
nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp tương đối ổn định doanh nghiệp có khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

· Tỷ lệ vốn lưu động > 2. Trong trường hợp này doanh nghiệp có lợi thế
cạnh tranh nhất định, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khỏe và ít nợ vay.
Tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, thông thường tỷ lệ vốn lưu động
lớn hơn 1.0 là có thể chấp nhận được

Ví dụ: Tính vốn lưu động của công ty cổ phần xây lắp 1 năm 2020

Từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp năm 2020: có thế thu thập được giá trị của tài
sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

Từ đây ta có thể tính được giá trị vốn lưu động năm 2020 của công ty cổ phần xây lắp 1 là
820,49 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn lưu động của doanh nghiệp khoảng 1.22 cho thấy doanh nghiệp
có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

You might also like