Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP DINH DƯỠNG CỦA


MỘT SỐ LOẠI RAU AN TOÀN SỨC KHỎE TRONG
MÙA DỊCH COVID TẠI CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện


TRẦN NGỌC NHUNG B1811557

Cán bộ hướng dẫn


PGS.TS TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Cần Thơ, tháng 8 – 2021

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP DINH DƯỠNG CỦA


MỘT SỐ LOẠI RAU AN TOÀN SỨC KHỎE TRONG
MÙA DỊCH COVID TẠI CẦN THƠ

Sinh viên thực hiện


TRẦN NGỌC NHUNG B1811557

Cán bộ hướng dẫn


PGS.TS TRƯƠNG HOÀNG ĐAN

Cần Thơ, tháng 8 – 2021

2
MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH

DANH SÁCH BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH.........................................................................................................3
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU................................................................................................5
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................5
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................6
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.............................................................................................6
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................6
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................6
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...........................................................................7
2.1 Vị trí địa lí khu vực nghiên cứu................................................................................7
2.2 Các vấn đề của đề tài nghiên cứu..............................................................................9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................16
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................................16
3.1.1 Thời gian nghiên cứu.......................................................................................16
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu........................................................................................16
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................16
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp/sơ cấp...................................................16
3.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu............................................16
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN.................................................................................16

4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch COVID-19 là đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-
CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối
tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung
Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y
tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương
nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung
Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế
Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây
với mức tương đồng lên tới 79,5%.

Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ
sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại,
phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành
cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch
vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh,
đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt
động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Ngoài ra, các trường
học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh
hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm
2020.

Như chúng ta đã biết, đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và khó
lường trên toàn thế giới, gây thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã
hội. Các nước đều đang phải gồng mình chống chọi với làn sóng ngày càng khốc liệt từ
chủng Virus siêu lây nhiễm này, bên cạnh việc phòng tránh dịch bệnh một cách quyết liệt
thì vai trò Dinh dưỡng là hết sức quan trọng, dinh dưỡng tốt sẽ nâng sức đề kháng của

5
mỗi chúng ta. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp phòng tránh bên ngoài, chúng ta cần chăm
sóc sức khỏe từ bên trong.

Một trong những biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả là người
dân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh tạo
thành thói quen có lợi sức khỏe để đẩy lùi dịch bệnh bằng cách bổ sung các loại dinh
dưỡng khác nhau từ các loại thực phẩm ăn hằng ngày như rau, củ quả…Việc thực hiện
chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng để có một sức khỏe tốt phòng, chống
lại dịch bệnh.

Rau đóng một vai trò chủ đạo trong thói quen ăn uống của người Việt Nam, là
nguồn thực phẩm quen thuộc và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Rau được xem
là cách chính để cung cấp chất khoáng, các vitamin và để ăn kèm với hầu hết các món ăn
khác. Trong nhiều năm qua, đất nước đã tự cung tự cấp đủ về lương thực, mức sống tăng
lên, nhu cầu của người dân cũng tăng nhanh về mặt số lượng và nhất là về chất lượng. tại
các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó có Cần Thơ.

Rau củ mang lại nhiều lợi ích đối với con người. Những người ăn nhiều hoa quả
và rau củ trong khẩu phần ăn có nguy cơ mắc các bênh kinh niên thấp hơn. Rau củ cung
cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe và duy trì thể lực. Vì vậy, trong tình
thế dịch bệnh đang bùng phát mạnh như hiện nay, việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ
thể tăng cường sức đề kháng chống lại dịch bệnh là điều hết sức cần thiết.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát


Đánh giá được khả năng cung cấp dinh dưỡng của một số loại rau trong mùa dịch Covid
tại Cần Thơ. Đề xuất những giải pháp quản lý chất lượng rau và giải pháp quản lí chất
thải từ rau sau khi sử dụng hoặc rau bị hư hỏng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

-Khảo sát hiện trạng sử dụng rau của người dân trong mùa dịch Covid tại Cần Thơ

6
-Khảo sát nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong việc sử dụng rau trong mùa
dịch Covid

-Đánh giá dinh dưỡng của một số loại rau cụ thể, một số loại rau cần cho sức khỏe trong
mùa dịch Covid thông qua các thành phần dinh dưỡng trong rau

-Đề xuất biện pháp xử lí rau hư, phần chất thải từ rau sau khi tiêu thụ còn dư, tránh gây ô
nhiễm môi trường

-Đề xuất giải pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng rau với tình
hình dịch bệnh như hiện nay, giải pháp hỗ trợ cung ứng cho mùa dịch, góp phần bảo vệ
sức khỏe, bảo vệ môi trường.

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-Phân tích hiện trạng và thành phẩn các nhóm rau phổ biến, nghiên cứu trên 3 loại rau
chính: rau cải, rau bắp cải và rau gia vị.

- Khảo sát các thành phần dinh dưỡng có trong rau, từ đó đưa ra lời khuyên nên ăn những
loại rau an toàn, tốt cho sức khỏe.

- Đưa ra 1 số loại rau khuyến cáo cần có trong mùa dịch

- Giải pháp quản lý và hỗ trợ cung ứng cho mùa dịch.

+Có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và kế hoạch hỗ trợ cung ứng
cho các địa phương khác khi cần thiết, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho
người dân trong mọi tình huống. Đặc biệt là lương thực.

+Đảm bảo hàng hóa lương thực thực phẩm trên địa bàn Cần Thơ, đáp ứng số lượng cho
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

-Đưa ra giải pháp xử lí rau củ thừa, tránh ô nhiễm môi trường.

7
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Vị trí địa lí khu vực nghiên cứu

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện
đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ hiện là đô thị loại I, là trung
tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng, Hải Phòng.

Năm 2019, Cần Thơ là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 24 về số dân, Danh
sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP xếp thứ 12 về Tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP), xếp thứ 11 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 40 về tốc độ tăng trưởng
GRDP. Với 1.282.300 người dân, GRDP đạt 117.500 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu
người đạt 94,5 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,50%. Năm 2020 GRDP tăng
1,02%, GRDP bình quân đầu người ước đạt 94,45 triệu đồng/năm, theo kế hoạch là 97,2
triệu đồng/năm.

Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của sông Mekong và ở vị trí trung tâm đồng bằng
sông Cửu Long, và là thành phố nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng
sông Cửu Long, nằm cách Hà Nội 1.877 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách
thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách Rạch Giá gần 120 km, cách biển Đông 75 km theo
đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C), Cần Thơ có tọa độ địa lý 105°13’38" – 105°50’35"
kinh độ Đông và 9°55’08" – 10°19’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông
Hậu, có vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp An Giang

Phía Đông giáp Đồng Tháp và Vĩnh Long

Phía Tây giáp Kiên Giang

Phía Nam giáp Hậu Giang.

8
Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Diện tích nội thành là 53 km². Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm
3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.400.200 người, mật độ dân số tính đến
2015 là 995 người/km². Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ 4 của cả
nước về diện tích và dân số, lớn thứ 5 về kinh tế, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất
của cả vùng hạ lưu sông Mekong.

Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mekong bồi đắp và được bồi
lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất trong thành
phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông
Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và
Pleistocene (phù sa cổ).

9
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với
độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ
thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành
phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao
Tân Lập. Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất
cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.

Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh rạch khá chằng chịt.
Vùng tứ giác Long Xuyên thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng
châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không
có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài dao động từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ nắng trung bình cả
năm khoảng 2.249,2 h, lượng mưa trung bình năm đạt 2000 mm. Độ ẩm trung bình năm
dao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền
nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.

2.2 Các vấn đề của đề tài nghiên cứu

-Tìm hiểu về các loại rau được sử dụng phổ biến hằng ngày hiện nay

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng các loại rau hay dùng hàng ngày:

Thực phẩm Carb (g) Carb (g) Fat (g) Protein (g) Calo / Kcal

(100g)
Rau muống 3.5 3.5 0 3 30
Rau đay 5 5 0 2.8 25
Rau mồng tơi 4 4 0 2 14
Rau ngót 6 6 0 5.3 36
Rau bí 3.5 3.5 0 2.7 18
Rau húng 5.5 5.5 0 2.2 18
Húng quế 3 3 1 3 23
Rau khoai lang 4 4 0 2.6 22
10
Rau kinh giới 6.5 6.5 0 2.7 23
Dọc mùng 3.8 3.8 0 0.25 14
Hoa chuối 5.5 5.5 0 1.5 20
Tía tô 7 7 0 3 26
Rau ngổ 4.5 4.5 0 1.5 16
Hẹ lá 3 3 0 2 16
Giá đỗ 7.5 7.5 0 5.5 44
Nấm thường tươi 5.7 5.7 0.8 4.6 35
Nấm mỡ 4.5 4.5 0.3 4 33
Nấm rơm 4.5 4.5 0.3 4 31
Nấm hương tươi 6 6 0.5 5.5 40
Me chua 7 7 0 2 27
Dưa cải bẹ 4.5 4.5 0 2 17
Dưa cải bắp 5 5 0 1 25
Mướp 3.5 3.5 0 1 16
Mướp tây / đậu 7 7 0 2 31

bắp
Măng tre 6 4 0 2 14
Bông hẹ 4 3 1 3 30
Súp lơ 5 3 0 2 25
Cần tây 4 2 0 1 16
Khổ qua (quả) 4 3 0 1 17
Khổ qua (lá) 3 0 1 5 30
Bí đao 3 1 0 0 14
Cây bạc hà lục 8 7 1 3 44
Cây bạc hà cay 15 8 1 4 70
Lá rau dền 4 0 0 2 23
Đậu nành (xanh) 11 4 7 13 147
Bí xanh (mùa hè) 3 1 0 1 16
Bí xanh (baby) 3 1 0 3 21
Ngải cứu (?) 8 ? 0 5 ~50-60
Quả hồng bì (?) 10 ? 0 2 ~30-40
Quả na 25 2 1 2 101
Quả nhãn 15 1 0 1 60
Rau diếp xanh (xà 3 1 0 0 15

lách xanh)
Rau diếp đỏ (xà 2 1 0 1 16

lách đỏ)
Xà lách búp Mỹ 3 1 0 1 14
11
Diếp Lô Lô 3 1 0 1.5 12
Lá diếp xoắn 5 2 0 2 23
Củ diếp xoắn 18 0 0 1 73
Dưa chuột gọt vỏ 2 1 0 1 12
Dưa chuột có vỏ 4 0 0 1 15
Rau mùi tây (ngò 6 3 1 3 36

tây)
Rau bina (bó xôi) 4 2 0 3 23
Cải thìa 2 1 0 1 9
Cải bắp 6 3 0 1 25
Cải thảo 3 1 0 1 16
Cải xoong / xà 1 0 0 2 11

lách xoong
Cải cúc / rau tần ô 3 3 1 3 24
Cải xoăn Kale 10.5 1.5 0 3 49
Cải xanh turnips 7 3 0 1 32
Cà tím 6 3 0 1 24
Cây đại hoàng 5 1.5 0 0.8 21
Cây atisô 11 5 0 3 47
Măng tây 4 2 0 2 20
Quả bơ 9 7 15 2 160
Rau thì là 7 2 1 3 43
Củ đậu 9 5 0 0.8 38
Đậu côve / đậu 7 3.5 0 2 31

đũa
Ớt xanh 9 1 0 2 40
Ớt xanh ngọt 5 2 0 1 20
Ớt đỏ ngọt 6 2 0 1 31
Ớt vàng ngọt 6 1 0 1 27
Ớt phơi khô 70 29 6 11 324
Đậu côve / đậu 7 3.5 0 2 31

đũa
Ớt xanh 9 1 0 2 40
Ớt xanh ngọt 5 2 0 1 20
Các loại rau củ chứa nhiều carotenoid, vitamin B2, protein, giá trị dinh dưỡng là
thành phần dinh dưỡng của rau củ. Ví dụ, những loại rau có màu xanh như bắp cải, cải

12
dầu, rau cần, mộc nhĩ, cải dưa, củ cải và thì là có hàm lượng khoáng và vitamin rất phong
phú.

Những loại rau củ có màu đỏ, vàng, xanh đậm thì hàm lượng vitamin cao hơn những loại
có màu nhạt. Chúng có nhiều caroten và vitamin B2 nhất như bí đỏ, cà rốt…

-Đưa ra lời khuyên về một số loại rau nên sử dụng trong mùa dịch

Đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19, vai trò của hệ miễn dịch
là yếu tố quyết định, được xem là “vũ khí tối thượng” trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, để
giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng
giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể:

+ Vitamin A

Có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định
rằng việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ. Thiếu vitamin A
sẽ làm các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn
giảm đi. Vitamin A có nhiều trong rau ngót, rau dền,…

+ Vitamin E

Vitamin E làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bảo vệ tế bào khỏi các bệnh
nhiễm khuẩn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và
chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E có
nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên: đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa
mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.

+ Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau lành mạnh nhất, giúp bổ sung nhiều vitamin
(giàu hàm lượng vitamin A, C và E), có lợi cho sức khỏe miễn dịch. Chất sulforaphane có
trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ
thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp…

Bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe của người trưởng thành, nhất là trẻ nhỏ.

13
+Một số loại rau xanh được khuyến cáo sử dụng trong bữa ăn như: Súp lơ, cải bắp, ớ
chuông, bông cải xanh, cải bó xôi cũng chứa nhiều vitamin C, A, E. Đây là loại rau tốt
nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình.

-Đưa ra các biện pháp xử lí rau hư hỏng, thải bỏ

Hầu hết, rau thừa là chất thải hữu cơ là loại rác thải có nguồn gốc từ thiên nhiên hay nói
một cách dễ hiểu thì đây là nguồn rác thải từ thực phẩm,... Có thể nói những chất thải này
khi thải ra môi trường sống gây ra rất nhiều nguy hiểm và hệ lụy khôn lường. Do đó, việc
xử lý chất thải hữu cơ này ra sao có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó,
các nguồn rác thải hữu cơ sau khi được xử lý đúng quy trình có rất nhiều công dụng hữu
ích cho cuộc sống như có thể làm phân bón cho cây trồng, hoặc có thể làm thức ăn cho
động vật.

Nếu được xử lý theo đúng quy trình thì rác thải hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích thiết
thực. Tuy nhiên nếu không được xử lý đúng quy trình và khoa học các rác thải hữu cơ
này gây ra rất nhiều những nguy hại cho môi trường và con người cụ thể như sau:

+ Chất thải hữu cơ là một trong những loại chất thải dễ phân hủy tuy nhiên nếu không có
quy trình xả thải khoa học có thể gây mất vệ sinh và mỹ quan. Đồng thời đây cũng là cơ
hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây nên những mối nguy
hại khôn lường cho môi trường sống của con người.

+Hầu hết các chất thải được đánh giá là nguy hại đối với cuộc sống của mỗi chúng ta bởi
thực tế hiện nay trong thành phần rác thải sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ cao.
Khi bạn xả thại không đúng sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm như các chất thải này có thể
gây hôi thối, vi khuẩn phát triển làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, ảnh
hưởng tới đời sống.

+ Bên cạnh đó, nếu rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ
ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, việc sống trong một môi trường ô nhiễm sẽ gây ra
rất nhiều những bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng,
ngoài da,…

14
+Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Khi rác thải hữu cơ thải ra môi trường quá nhiều
mà không có biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm tạo nên mùi khó chịu cho
con người.

Để xử lý các chất thải hữu cơ mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc vứt rác cũng như bảo
vệ môi trường. Rác thải hữu cơ được thải ra môi trường ngày một nhiều vì vậy mà bản
thân những hộ gia đình cần có các biện pháp khắc phục tình trạng này và hỗ trợ phân loại
rác thải để giúp các công ty dễ dàng xử lý. Hiện nay, có 3 phương pháp xử lý rác thải hữu
cơ hiệu quả cụ thể như sau:

+Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp đốt

Đây là một trong những phương pháp truyền thống được áp dụng khá nhiều từ xa xưa
cho đến tận bây giờ. Với phương pháp có rất nhiều những ưu điểm như có thể xử lý triệt
để các chỉ tiêu chất thải ô nhiễm có trong rác thải sinh hoạt, xử lý toàn bộ chất thải mà
không tốn diện tích và thời gian. Tuy nhiên, vì lửa rất dễ gây nguy hiểm vì vậy bạn nên
cẩn thận khi sử dụng phương pháp này, tốt nhất nên xử lý ở khu vực thông thoáng và ít
cây cối, lá khô xung quanh.

+Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả hiện nay khi ép kiện được thực hiện dựa
trên cơ sở chất thải tập trung thu gom vào nhà máy sẽ được phân loại bằng nhiều phương
pháp thủ công trên băng tải. Những chất có thể tận dụng được như kim loại, nhựa, linon,
sẽ thu gom lại để tái chế còn những chất còn lại sẽ được băng chuyền chuyển đến hệ
thống ép thủy lực để làm giảm tối đa thể tích. Đồng thời khai thác được nguồn nguyên
liệu tái chế từ quy trình xử lý này.

+Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học

Đây là phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích vì có thể sử dụng các chất thải hữu cơ này
phục vụ cuộc sống đồng thời cũng không gây ra những ô nhiễm cho môi trường. Phương

15
pháp này thường được ủ với khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng trước khi mang ra sử
dụng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9 đến tháng 12/2021

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa bàn thành phố Cần Thơ.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp/sơ cấp

- Đối với dữ liệu thứ cấp: thu thập trên các trang báo, internet, tạp chí về thông tin các
loại rau an toàn, chứa nhiều chất dinh dưỡng

-Đối với số liệu sơ cấp: phỏng vấn online trên trang facebook khoảng 30 hộ dân hiện
đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ thông qua các biểu mẫu chuẩn bị sẵn.
Điều tra về tình hình sử dụng rau trong khẩu phần ăn uống hằng ngày, những hiểu biết về
lợi ích của rau đối với sức khỏe và biện pháp xử lí của các hộ dân đối với phần chất thải
của rau, rau thừa sau khi sử dụng và rau hư thối.

16
3.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu

– Tổng hợp số liệu thu thập được.

– Các số liệu được xử lý bằng chương trình Excel, sau đó được trình bày một

cách hợp lý qua bảng nhằm đáp ứng yêu cầu từng nội dung nghiên cứu.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN

- Khảo sát được hiện trạng dùng rau hằng ngày trong thực đơn bữa ăn của người
dân
- Đánh giá được dinh dưỡng của một số loại rau cụ thể, từ đó đưa ra lời khuyên về
một số loại rau tốt cho sức khỏe
- Có giải pháp quản lí rau thừa. rau hư hỏng, tránh gây ô nhiễm môi trường và bảo
vệ sức khỏe bản thân
- Có giải pháp hỗ trợ cung ứng lương thực cho người dân trong mùa dịch

TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://cantho.edu.vn/gioi-thieu/dia-ly-can-tho
https://baonongsan.com/bang-thanh-phan-dinh-duong-rau-cu-qua-hat/

17

You might also like