SH10 - Bài 13

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

Mục I.2. Từ dòng 8 đến dòng 10, trang 54 Không yêu cầu học sinh thực hiện
I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong t.b
1. Khái niệm năng lượng
- Là khả năng sinh công
- Chia làm 2 loại: Động năng và thế năng
+ Động năng: là dạng năng lượng sẵn sàng sinh
ra công
+ Thế năng: là loại năng lượng dự trữ, có tiềm
năng sinh công.
- Năng lượng tồn tại trong t.b dưới nhiều dạng
khác nhau như hoá năng, nhiệt năng,...chủ yếu là
năng lượng dưới dạng liên kết hoá học.

2. ATP – đồng tiền năng lượng của t.b


* C.tạo:
- ATP gồm bazơnitơ ađênin, đường ribôzơ và
3 nhóm phôtphat.
- Là hợp chất cao năng, 2 nhóm phôtphat cuối
cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất
khác trở thành ADP và lại được gắn thêm
nhóm phôtphat để trở thành ATP.
* Chức năng:
- Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho
t.b
- Vận chuyển chất qua màng
- Sinh công cơ học
II. Chuyển hoá vật chất
- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các
phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong t.b.
- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo
chuyển hoá năng lượng.
- Bản chất: đồng hoá, dị hoá.
+ Đồng hoá: là q.tr. tổng hợp các chất
hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản,
đồng thời tích luỹ năng lượng - dạng
hoá năng.
+ Dị hoá: là q.tr. phân giải các chất
hữu cơ phức tạp thành các chất đơn
giản hơn, đồng thời giải phóng năng
lượng.
Đồng hoá và dị hoá
Đồng hoá Dị hoá
- Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp - Quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp
từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải
lượng - dạng hoá năng: phóng năng lượng.
Chất hữu cơ phức tạp + ADP → Chất hữu cơ Chất hữu cơ đơn giản + ATP → Chất hữu cơ
đơn giản + ATP phức tạp + ADP

B. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Dựa vào trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta phân chia năng lượng thành mấy
loại?
A. 3 loại. B. 5 loại. C. 4 loại. D. 2 loại.
Câu 2: Các trạng thái tồn tại của năng lượng là
A. Thế năng. B. Động năng. C. Quang năng. D. Cả A và B
Câu 3: Năng lượng trong t.b thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng
A. quang năng. B. hoá năng. C. nhiệt năng. D. cơ năng.
Câu 4: Dạng năng lượng nào là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong t.b?
A. Điện năng. B. Quang năng. C. Hóa năng. D. Cơ năng.
Câu 5: Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong t.b là
A. Nhiệt năng và thế năng. B. Hóa năng và động năng.
C. Nhiệt năng và hóa năng. D. Điện năng và động năng.
Câu 6: “Đồng tiền năng lượng của t.b” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào?
A. NADPH. B. ATP. C. ADP. D. FADH2
Câu 7: Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là một hợp chất cao năng B. Là đồng tiền năng lượng của t.b
C. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong t.b.
D. Được sinh ra trong q.tr. chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của t.b
Câu 8: Ađênôzin triphôtphat là tên đây đủ của hợp chất nào sau đây?
A. ARP. B. ANP. C. APP. D. ATP.
Câu 9: ATP được c.tạo từ 3 thành phần là
A. Ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
B. Ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
C. Ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
D. Ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.
Câu 10: ATP được c.tạo từ 3 thành phần là
A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat
B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat
C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat
D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat
Câu 11: Ngoài bazơ nitơ, thành phần còn lại của p.tử ATP là
A. 3 p.tử đường ribôzơ và 1 nhóm phôtphat.B. 3 p.tử đường đêôxiribôzơ và 1 nhóm phôtphat,
C. 1 p.tử đường ribỏzơ và 3 nhóm phôtphat.D. 1 p.tử đường đêôxiribôzơ và 3 nhóm phôtphat.
Câu 12: Tại t.b, ATP chủ yếu được sinh ra trong
A. Ti thể. B. T.b chất. C. Lục lạp. D. Riboxom.
Câu 13: ATP chủ yếu được sinh ra ở bào quan
A. Lục lạp. B. LNC. C. Ti thể. D. Thể Gôngi.
Câu 14: ATP là một p.tử quan trọng trong trao đổi chất vì
A. Nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B. Các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D. Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
Câu 15: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của t.b” vì
(1) ATP là một hợp chất cao năng.
(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối
cùng cho các chất đó để tạo thành ADP.
(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của t.b.
(4) Mọi chất hữu cơ trải qua q.tr. oxi hóa trong t.b đều sinh ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là:
A. (1), (2), (3). B. (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 16: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của t.b?
A. Vận chuyển các chất quá màng sinh chất.
B. Tham gia hầu hết các hoạt động sống của t.b
C. Tổng hợp nên các chất cần thiết cho t.b. D. Sinh công cơ học.
Câu 17: Trong mỗi p.tử ATP có bao nhiêu liên kết cao năng?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 18: Trong p.tử ATP có mấy liên kết cao năng
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 19: Cho các p.tử:
(1) ATP (2) ADP (3) AMP (4) N2O
Những p.tử mang liên kết cao năng là
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4)
Câu 20: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
A. Cả 3 nhóm photphat. B. 2 liên kết photphat gần p.tử đường.
C. 2 liên kết giữa 2 nhóm photphat ở ngoài cùng. D. Chỉ 1 liên kết photphat ngoài cùng.
Câu 21: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho
các chất đó để trở thành
A. Bazơ nitơ ađênin. B. ADP. C. Đường ribôzơ. D. Hợp chất cao năng.
Câu 22: Liên kết P ~ P ở trong p.tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do
A. P.tử ATP là chất giàu năng lượng. B. P.tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau. D. Đây là liên kết mạnh.
Câu 23: Trong p.tử ATP, có 3 nhóm photphat nên chúng:
A. Hoạt động yếu. B. Hút nhau mạnh dẫn đến dễ hình thành p.tử.
C. Đều tích điện âm nên có xu hướng đẩy nhau, giải phóng năng lượng.
D. Dễ liên kết với các p.tử khác.
Câu 24: ATP có chức năng cung cấp năng lượng cho các q.tr.?
A. Sinh tổng hợp của t.b. B. Vận chuyển các chất.
C. Sinh công cơ học. D. Tất cả các q.tr. trên.
Câu 25: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Sinh trưởng ở cây xanh. B. Sự kh.t chất tan qua màng t.b.
C. Sự co cơ ở động vật. D. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
Câu 26: Trong t.b, ATP KHÔNG có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng cho q.tr. sinh công cơ học.
B. Cung cấp năng lượng cho t.b vận chuyển các chất qua màng
C. Xúc tác cho q.tr. tổng hợp tất cả các chất.
D. Cung cấp năng lượng cho t.b tổng hợp các chất.
Câu 27: Hoạt động nào sau đây của t.b KHÔNG tiêu tốn năng lượng ATP?
A. Vận chuyển chủ động. B. Vận chuyển thụ động.
C. Tổng hợp các chất. D. Sinh công cơ học..
Câu 28: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài t.b.
B. Chuyển hóa vật chất gồm hai q.tr.: đồng hóa và dị hóa.
C. Chuyển hoá vật chất giúp t.b thực hiện các đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng,
sinh sản.
D. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.
Câu 29: Khi nói về chuyển hoá vật chất trong t.b, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong q.tr. chuyển hóa vật chất, các chất được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong t.b
B. Chuyến hóa vật chất là q.tr. biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
C. Chuyển hóa vật chất là q.tr. quang hợp và hô hấp xảy ra trong t.b.
D. Chuyển hóa vật chất là tập họp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong t.b.
Câu 30: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng
B. Ở người già, q.tr. đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn q.tr. dị hoá
C. Đồng hoá là q.tr. tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng
D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong t.b và dịch ngoại bào

You might also like