Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tự tình

I. Giới thiệu chung


- Không rõ năm sinh năm mất.
 Quê quán: Quỳnh Đôi- Quỳnh Lưu- Nghệ An, nhưng chủ yếu bà sống ở
kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà
Nội), lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
 Hồ Xuân Hương sống vào thế kỉ XVIII – giai đoạn XHPK khủng hoảng
trầm trọng các cuộc khởi nghĩa nhân dân mở ra liên tiếp, đời sống nhân
dân lầm than, cực khổ trong đó đau khổ, bất hạnh nhất là người phụ nữ.
 Tiểu sử cuộc đời HXH còn nhiều vấn đề tranh luận phức tạp.
 Sự nghiệp
+ Là nhà thơ của phụ nữ
+ Sáng tác thể hiện tiếng nói cảm thông trước số phận bất hạnh, sự trân
trọng ca ngợi vẻ đẹp về hình thể và phẩm chất của người phụ nữ, phê
phán thể lực chà đạp hạnh phúc con người, qua đó thể hiện tiếng nói
mãnh liệt đòi quyền sống, tình yêu và hạnh phúc.
+ Là nhà thơ có phong cách thơ độc đáo, táo bạo, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh, phá vỡ tính quy phạm của văn học trung đại Việt Nam, sáng tác
mang đậm màu sắc văn hóa dân gian tiếp thu nhiều chất liệu, hình ảnh
mộc mạc từ ca dao, dân ca.
+ Là nhà thơ trào phúng.
+ Mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.
 Các tác phẩm: Lưu Hương kí gồm 24 bài chữ Hán, 26 bài chữ Nôm.
 Bải thơ “Tự tình” nằm trong chùm ba bài thơ “Tự tình” của HXH

Bài thơ thể hiện tâm trạng bức bối và niềm khát khao hạnh phúc. Điều này
xuất phát từ cuộc đời éo le, tình duyên ngang trái của HXH – một người có ý
thức sâu sắc về giá trị bản thân, khát khao mãnh liệt về hạnh phúc vuông
tròn, muốn xóa bỏ những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến nhưng
kết cục là tình duyên lỡ dở. Đây là tiếng lòng phổ biến trong thơ HXH.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Hai câu đề

- Hai câu đầu gợi ra bối cảnh của tâm trạng, nhà thơ lấy đêm khuya làm
nền cho xúc cảm. Đêm khuya là thời gian con người chìm sâu vào giấc
ngủ trong trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày lao động mệt mỏi
thì nhân vật trữ tình lại thao thức, trằn trọc không ngủ được. Trong văn
học, thi sĩ thường lấy thời gian của buổi chiều để thể hiện tâm tư, tình
cảm, nỗi nhớ đầy vơi của người con gái lấy chồng xa quê nơi đất khách :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Còn thời gian đêm khuya dành cho thân phận lẽ mọn, lỡ làng. Đối với họ,
khi màn đêm buông xuống, họ phải đối diện với sự cô đơn, lẻ loi chẳng khác
nào cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Họ phải vật lộn từng giây từng phút với
thời gian, chiến thắng thời gian để không buông xuôi, đầu hàng trước số phận
bởi dường như họ hiểu thời gian luôn phũ phàng, phụ bạc con người, mỗi bước
đi của thời gian đều nghiệt ngã.

Câu 1 đã mở ra không gian và thời gian: Đêm khuya thanh vắng, lúc con
người tự đối diện với chính mình, thức dậy nhiều tâm tư, tình cảm sâu kín nhất.
Âm thanh tiếng trống vang dồn là âm thanh báo hiệu bước đi của thời gian
dồn dập, gấp gáp. Bước đi ấy kéo theo tuổi trẻ, nhan sắc phai tàn những
tình duyên lỡ dở khiến nhân vật trữ tình rơi vào tâm trạng rối bời . Đây là
nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy âm thanh tiếng trống để tả sự tĩnh mịch về đêm,
lấy ngoại cảnh để diễn tả tâm cảnh. Là cảnh vật tác động đến con người hay bởi
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?”
 Từ “trơ” không chỉ nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi, trơ trọi, sự tủi hổ, bẽ
bàng, thách thức với tạo hóa, với xã hội của người con gái mà nó còn
nhấn mạnh nỗi đau, sự bất hạnh của người phụ nữ hồng nhan phải
ngậm ngùi sống trong cảnh “giường đơn gối chiếc”
 Cụm từ “cái hồng nhan” chứa đựng nhiều ý nghĩa : “hồng nhan” chỉ
những người con gái xinh đẹp lẽ ra phải được nâng niu, trân trọng lại đi
cùng với từ “cái” gợi ra sự rẻ rúng, bạc đãi. Lời thơ mang giọng điệu
đay nghiến, bẽ bàng ở chỗ người phụ nữ lúc này giống như bông hoa đẹp
để cho người đời hái và thưởng thức, nhưng những kẻ hái thì lại hững hờ.
Vẻ đẹp của họ trở nên vô nghĩa trước dòng đời. Đồng thời “trơ cái hồng
nhan” còn là cách nói thách thức của một người phụ nữ có cá tính
mạnh mẽ. Phải chăng, đời quá lắm đau thương nên người con gái ấy có
thái độ “trơ” trước cuộc đời, tâm hồn hóa đá không còn cảm giác?
 Đối lập “cái hồng nhan” >< nước non, nhỏ bé >< mênh mông, hữu hạn
>< vô hạn vừa khẳng định nỗi cô đơn, lẻ loi vừa thể hiện ý thức cao độ
của HXH về bản thân vừa kín đáo thể hiện sự thách thức phẫn uất trước
giá trị của bản thân không được xã hội trân trọng.
-> Hai câu thơ như tiếng thở dài ngao ngán của người phụ nữ hồng
nhan đa truân trước số phận lênh đênh và tình cảnh trở trêu, tình
duyên lỡ dở.

2. Hai câu thực

- Trong nỗi cô đơn, lẻ loi một mình, con người bạc phận ấy đã tìm đến
rượu để giải sầu. Xưa nay “rượu ngon phải có bạn hiền” nhưng ở đây, con
người chỉ có bầu rượu làm bạn, không ai lắng nghe, không ai thấu hiểu.

- Nói rõ hơn tình cảnh của HXH, 2 câu vẽ lên hình ảnh người nữ sĩ độc ẩm
trong nhân duyên kết hợp hình ảnh say lại tỉnh thể hiện trạng thái phức hợp
nhằm nhấn mạnh nỗi cô đơn, xót xa cho đường tình duyên trắc trở, bế tắc.
Nữ sĩ tìm đến rượu để giải sầu nhưng càng uống nỗi buồn càng xoáy sâu, càng
nhận thức rõ tình cảnh của mình “sầu đong càng lắc càng đầy”. Rượu đã không
đủ sức làm cho con người quên đi thực tại đau đớn ê chề, mà ngược lại hơi men
ấy làm lòng người thêm tỉnh. Say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại say giống như cái
vòng luẩn quẩn của duyên phận oan trái đối với những người phụ nữ đương
thời trong đó có Hồ Xuân Hương.

- Nhân vật trữ tình đã tiếp tục tìm đến vầng trăng để làm bạn, mong mỏi
trăng có thể đồng cảm sẻ chia: “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Vầng
trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn, như người phụ nữ tuổi xuân đã
trôi qua nhưng chưa một lần hướng hạnh phúc trọn vẹn. Đây là tiền đề cho
niềm phẫn uất cho 2 câu tiếp.

- Phép đối “say lại tỉnh”, “khuyết – tròn” gợi ra sự quẩn quanh, bế tắc trong
hành trình đi kiếm tìm hạnh phúc của con người.

3. Hai câu luận

Nếu 2 câu thực, nhà thơ mở ra bối cảnh buông xuôi, bất lực của chủ thể trữ
tình thì ở 2 câu luận, chúng ta cảm nhận được có một mầm sống đang cựa mình
trỗi dậy.

- Thiên nhiên nhỏ bé nhưng không cam chịu và nỗi niềm uất ức của người
phụ nữ qua hình ảnh tự nhiên: “rêu” và “đá”.
Ở đây, rêu và đá là vật nhỏ bé, tầm thường nhưng tràn đầy sức sống mãnh
liệt qua động từ “xiên ngang”, “đâm toạc”, động từ mạnh “xiên, đâm” kết
hợp nghệ thuật đảo ngữ đẩy lên đầu câu như muốn phá tan mặt đất, bầu
trời mà kêu lên nỗi niềm ai oán. Nhà thơ đã hóa thân vào đá, vào rêu.
Xưa nay, người phụ nữ thường được nói đến với thái độ cam chịu, nhưng
người phụ nữ ở đây hoàn toàn khác. Cũng giống như những sinh vật bé
nhỏ kia, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh: đá phải kiên cường để
đâm toạc chân mây, rêu phải bản lĩnh để xiên ngang mặt đất tìm sự sống.
Người phụ nữ trước thực tại bất công, ngang trái đã lên tiếng đòi quyền
sống, quyền được hưởng tình yêu và hạnh phúc cho riêng mình.
-> Qua 2 câu thơ, tác giả không chỉ nói niềm phẫn uất mà là sự phản
kháng, khát khao xóa bỏ ràng buộc của lễ giáo phong kiến để tìm đường
hạnh phúc:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

4. Hai câu kết

 Thể hiện sâu sắc tâm trạng chán chường, mệt mỏi tuyệt vọng của HXH
khi đối diện với thực tế. Từ “ngán” đặt đầu câu càng nhấn mạnh tâm
trạng đó.
 Tác giả dùng nghệ thuật đối lập: mùa xuân của thiên nhiên, vũ trụ >< tuổi
xuân của con người. Xuân chỉ mùa xuân của đất trời, mùa của muôn hoa
khoe sắc, mùa của sum họp đoàn viên nhưng đồng thời cũng chỉ tuổi
xuân của con người.
Mùa xuân của tự nhiên thì tuần hoàn tiếp diễn, nhưng tuổi xuân của con
người ra đi không trở lại, sự đối lập giữa cái vô hạn >< hữu hạn. Sự trở
lại của mùa xuân là sự ra đi của tuổi xuân. Điều này càng nhấn mạnh
nỗi xót xa, tuyệt vọng của người phụ nữ.
 Trong câu cuối, hình ảnh sử dụng theo cấp độ tăng tiến. Mảnh tình đã
nhỏ, mong manh lại san sẻ chỉ còn lại tí con con. Câu thơ mang âm điệu
xót xa, ai oán, ngậm ngùi. Đó không chỉ là tiếng lòng của HXH – 1 người
phụ nữ có 2 lần làm lẽ mà đó là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong
XHPK vì trong thời đại đó hạnh phúc của người phụ nữ là 1 chiếc chăn
quá hẹp. Cuộc đời người phụ nữ là bài ca ai oán, xót thương khiến đại thi
hào dân tộc Nguyễn Du cũng phải cất lên:

Đau đớn thay phận đàn bà


Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ diễn tả sâu sắc mạch cảm xúc, tâm trạng của người phụ nữ từ nỗi
cô đơn, lẻ loi đến phẫn uất, phản kháng nhưng phản kháng không thành nên tâm
trạng ngày càng xót xa, ai oán, sự ý thức sâu sắc về bản thân của người phụ nữ
là tiếng than thân, tiếng phản kháng, tố cáo, lên tiếng đòi hạnh phúc.

2. Nghệ thuật

- Tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

- Sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng giàu sức biểu cảm

- Từ ngữ được sử dụng linh hoạt

- Giọng điệu phong phú, đa dạng.

You might also like