Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Bảng thành viên nhóm

STT Họ và tên
1 Hà Chí Hưng
2 Trần Tùng Lâm
3 Nguyễn Mạnh Kiên
4 Lê Thu Hương
5 Đỗ Tiến Đạt
6 Đỗ Minh Anh

Kế hoạch bài dạy

Trường: Họ tên giáo viên


Tổ: Nhóm 3 K69A
TÊN BÀI DẠY: ĐƠN CHẤT KIM LOẠI NHÓM IA
Môn học: Hóa Học; lớp: 12
Thời gian: 3 tiết

I. Mục tiêu
1. Về năng lực
1.1. Năng lực hóa học
a. Năng lực nhận thức hóa học
1. Nêu lên được vị trí và cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại
kiềm trong HTTH
2. Đưa ra được các tính chất vật lí (khối lượng riêng nhỏ , nhiệt độ nóng
a 1 1 1

chảy thấp, mềm).


1

3. Đưa ra được các tính chất hóa học của kim loại kiềm ( Tính khử mạnh
1

nhất trong số các kim loại), phản ứng với acid, phi kim và nước. Viết
được phương trình minh họa.
4. Nêu được các ứng dụng thực tế, điều chế( Điện phân muối halogenua
nóng chảy).
b. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
1 1 1

(1) Từ các hoạt động chung, quan sát thí nghiệm hóa học, hình ảnh,
video, tìm hiểu thông tin… rút ra được kết luận về tính chất và các
phương pháp điều chế kim loại kiềm.
(2) Thông qua hoạt động tìm hiểu thông tin, thảo luận quan sát video,
hình ảnh rút ra nhận xét về màu ngọn lửa của các kim loại kiềm.
c. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
(1) Vận dụng kiến thức đã học về kim loại kiềm chỉ ra được một số ứng
dụng của kim loại kiềm trong thực tiễn
(2) Vận dụng kiến thức đã học để giải thích về trạng thái tự nhiên của
kim loại kiềm.

1.2. Năng lực chung


(1) Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, năng động trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập và hoạt động nhiệm vụ nhóm.
(2) Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động, tích cực tham gia đóng góp
ý kiến, cùng các thành viên nhóm xây dựng kiến thức; tự tin trong quá
trình báo cáo kết quả hoạt động học tập.
(3) Năng lực sáng tạo:
2. Về phẩm chất
(1) Chăm chỉ: Năng động tham gia hoạt động nhóm, tích cực tìm tòi các
kiến thức và nghiên cứu các nội dung bài học.
(2) Trung thực và trách nhiệm: Trung thực trong quá trình tham gia hoạt
động học tập theo nhóm; có trách nhiệm trong hoạt động nhóm và với
kết quả thu thập được.

II. Thiết bị dạy học và học liệu


1. Chuẩn bị của giáo viên
 Thí nghiệm: Tính kim loại của kiềm(1 bộ/ nhóm)
- Cốc thủy tinh
- Acid HCl 0,05M; Na
 Thí nghiệm: Kiềm phản ứng với phi kim( 1 bộ/ lớp)
- Đèn cồn1, thìa sắt, bình tam giác1,
- Na, Khí O2 tinh khiết
 Thí nghiệm Na tác dụng với nước(1 bộ/ nhóm)
- Chậu nước, thìa sắt
- Na, phenolphthalein
2. Các video thí nghiệm:
 Video thí nghiệm Na và K tác dụng với nước:
https://www.youtube.com/watch?v=3_Ko1g2P4-I
 Video điều chế kim loại Na:
https://www.youtube.com/watch?v=T_-DRSdGwR4
 Video về màu ngọn lửa các KL kiềm
https://www.youtube.com/watch?v=d_-X69qxgfM
 Video thí nghiệm Rb tác dụng với nước:
https://www.youtube.com/watch?v=ytxx95g-kiA
 Video thí nghiệm K và Na tác dụng vơi axit:
https://www.youtube.com/watch?v=lDl4RS80Pak

3. Sơ đồ, trò chơi:


 Sơ đồ tư duy tổng kết về kim loại kiềm
 Hình ảnh ngọn lửa của một số kim loại kiềm
 Link trò chơi Quizizz:
https://quizizz.com/join/quiz/6124cbfe609e65001e11abb6/start?
studentShare=true

4. Phiếu học tập


- PHT số 1, 2, 3, 4
- Bảng kiểm HS tự đánh giá trong Hoạt động 2

5. Chuẩn bị của học sinh


- SGK, vở, dụng cụ học tập
a) Giấy A0, bút dạ, băng keo
*Phân tích việc phân chia các hoạt động cụ thể trong quá trình học.
Hoạt động học Phương pháp và kĩ Phương pháp và công
(Thời gian) thuật dạy học cụ đánh giá
HOẠT ĐỘNG 1: Xác - PPDH: Phương pháp - Phương pháp vấn đáp
định vấn đề/ nhiệm vụ trực quan; đàm thoại gợi
học tập/ Mở đầu mở.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình - PPDH: Trực quan, đàm -Phương pháp: Quan sát,
thành kiến thức/ giải thoại vấn đáp.
quyết vấn đề -KT: Khăn trải bàn Công cụ: PHT, câu hỏi,
bảng kiểm.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện Tổ chức trò chơi quizz -Phương pháp: Vấn
tập đáp( qua trò chơi)
- Công cụ: câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận PPDH: Đàm thoại gợi - Phương pháp: Vấn đáp
dụng mở - Công cụ: Câu hỏi
-

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ Nhiệm vụ học tập/ Mở đầu

1. Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã học và tạo nên hứng thú tìm hiểu các kiến thức
mới
- Hoạt động nhằm mục tiêu tạo tình huống nhằm tạo vấn đề giới thiệu nội dung
của bài học mới
- Cụ thể:
 Tìm hiểu về vị trí và cấu hình electron nguyên tử.
 Tính chất vật lý và các ứng dụng của kim loại kiềm.
2. Nội dung: Học sinh tìm hiểu về kim loại kiềm và hoàn thành phiếu học
tập số 1, 2

3. Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi ở PHT số 1, 2


4. Tổ chức thực hiện:

 Chuyển giao nhiệm vụ học  Thực hiện nhiệm vụ học tập


tập
-GV giao PHT số 1 cho HS hoàn -HS nhận PHT, tìm hiểu kiến thức
thiện tại nhà nghiên cứu tài liệu hoàn thiện
-GV chia lớp ra thành 5-6 nhóm HS PHT số 1.
-GV chiếu PHT số 2, mô tả nhiệm vụ, -HS di chuyển về nhóm, nhận phiếu
cách thức và thời gian thực hiện học tập
-HS làm việc cá nhân, kết hợp cùng
-GV phát PHT 2 cho các nhóm
thảo luận nhóm hoàn thành PHT
số 2
- GV quan sát các nhóm làm việc,
ghi lại điểm tích cực, và những thiếu
sót trong cả quá trình làm việc của
nhóm dùng để nhận xét sau đó.

 Báo cáo, đánh giá các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn
hóa kiến thức.
- GV tổ chức cho HS hoạt động chung, mời 1 số nhóm báo cáo, các nhóm
khác góp ý, bổ sung, tự nhận xét những thiếu sót cần bổ sung của nhóm
mình.
- Qua quan sát: GV thấy được những khó khăn của HS và có các giải đáp hợp
lí.
- Qua báo cáo và góp ý bổ sung: GV nắm được HS đã thu nhận được kiến thức
nào và kiến thức nào cần được điều chỉnh và bổ sung ở các HĐ kế tiếp.
- Dựa vào các thông tin ở phiếu học tập số 1, 2 kết hợp với các kiến thức được
nhắc lại ở lớp dưới, HS có thể nêu được vị trí, cấu hình electron nguyên tử,
tính chất vật lý, ứng dụng của kim loại kiềm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/ Giải quyết vấn đề/ Thực thi
nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động 1
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí và cấu hình electron của kim loại kiềm và
tính chất vật lí của kim loại kiềm

1. Mục tiêu: Hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu a(1), a(2) của bài học,
góp phần phát triển năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp khi báo cáo kết
quả hoạt động nhóm. Cụ thể:
- Viết được công thức electron của kim loại kiềm.
- Nêu được các đặc điểm cấu tạo của các kim loại kiềm.
- Nêu lên được tính chất vật lí (tính mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ
nóng chảy khá thấp).
2. Nội dung: HS hoàn thiện PHT số 1, 2
3. Sản phẩm:
- Nêu được tính chất vật lí của kim loại kiềm:
 Có màu trắng bạc và có ánh kim.
 Các kim loại kiềm có độ dẫn điện tốt và nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng
chảy thấp, khối lượng riêng của kiềm khá nhỏ, độ cứng thấp.
 Nguyên nhân, lý do: Các kim loại kiềm được cấu tạo bởi cấu trúc mạng
tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc khá rỗng. Và trong tinh thể các
nguyên tử và ion được liên kết với nhau bằng lực liên kết kim loại yếu.
 Kim loại kiềm:
- Nằm ở nhóm IA của bảng THHH, gồm có các nguyên tố: Li, Na, K, Cs
và Fr
- Cấu hình electron nguyên tử:
Li: [He]2s1 Na: [Ne]3s1 K: [Ar]4s1
1 1
Rb:[Kr]5s Cs: [Xe]6s
4. Tổ chức thực hiện
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập  Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV phân chia lớp ra làm 5-6 - HS di chuyển về nhóm
nhóm HS. - HS hoàn thiện PHT số 1, số 2
- GV dùng dao cắt một mẩu nhỏ - GV tổng kết lại và kết luận
Na, HS quan sát và trả lời tiếp
tục vào PHT số 2
- GV chiếu bảng HTTH, PHT số 1
- GV đặt thêm câu hỏi sau phần
nội dung của PHT số 1,2

 Phương án đánh giá


- GV đánh giá bằng phương pháp quan sát, vấn đáp qua phần thực hiện
của HS trên PHT, phần trả lời và nhận xét của HS
- Từ sự quan sát HS tròn quá trình hoạt động học tập
- Từ kết quả hoàn thiện của phiếu học tập

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tính chất hóa học của kim loại kiềm
(1) Mục tiêu: Hoạt động này nhằm hướng tới mục tiêu a(3), b(1), b(2). Cụ
thể:
- Nêu được TCHH (có tính khử mạnh). Viết phương trình minh họa tính chất của
kim loại kiềm.
(2) Nội dung: Học sinh hoàn thiện PHT số 3, 4. Quan sát và xem video thí
nghiệm về tính chất lí và hóa học của kim loại kiềm
(3) Sản phẩm:
- Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm của kim loại kiềm phản ứng với phi
kim, acid và nước.
Viết được PTHH và giải thích
Tác dụng với phi kim: 2Na + O2  Na2O2; 4Na + O2  2Na2O
Tác dụng với acid tạo dung dịch muối: 2Na + 2H+  2Na+ + H2
Tác dụng với nước tạo dung dịch base: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2
- Viết được PTHH và trình bày được vai trò của kiềm là chất khử.
M  M+ + 1e
(4) Tổ chức thực hiện
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập  Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm - HS gộp các nhóm từ HĐ
- GV yêu cầu HS đọc tài liệu và trình trước thành nhóm mới
bày TCHH chung của kim loại kiềm? - HS làm việc cá nhân, đọc
* Góc quan sát: SGK và trả lời câu hỏi. HS
- GV chiếu PHT số 3 mô tả nhiệm vụ làm việc theo cặp để trả lời
cách thức thời gian thực hiện các câu hỏi
- GV chiếu các video thí nghiệm Na - Quan sát, nghiên cứu, làm
tác dụng với nước, HS quan sát và việc theo nhóm hoàn thiện
hoàn thành PHT PHT số 3
- GV giới thiệu các góc và nêu nhiệm - HS lắng nghe và lựa chọn góc
vụ cho mỗi góc. GV phát PHT số 4, xuất phát
phiếu hướng dẫn thực hiện thí - Thực hiện nhiệm vụ theo mỗi
nghiệm, và các dụng cụ hóa chất cho góc, sử dụng kỹ thuật “ Khăn
các nhóm trải bàn”.
- HD học sinh nghiên cứu và lựa chọn - HS quan sát và ghi lại màu
góc xuất phát ngọn lửa của KL kiềm.
- Thực hiện nhiệm vụ theo góc GV
Yêu cầu mỗi nhóm thực hiện 9p rồi
luân chuyển sang nhóm tiếp theo
- GV chiếu video màu ngọn lửa của
KL kiêm.

 Báo cáo, đánh giá các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và
chuẩn hóa kiến thức:
- Sử dụng kỹ thuật phòng tranh: Các nhóm treo kết quả học tập lên bảng và vị
trí nhóm làm việc
- GV phát bảng kiểm ( phần phụ lục ) cho các nhóm, chiếu bảng giải thích
hiện tượng, viết PTHH để các nhóm đánh giá.
- GV gọi 1 nhóm lên trình bày kết quả làm việc các nhóm khác nhận xét và tự
bổ sung.
- GV nhận xét, lưu ý giải thích lên bảng và viết PTHH chính xác.
 Phương án đánh giá
- Qua quá trình quan sát: Trao đổi, thảo luận và tiến hành TNHH
- Qua kết quả của PHT: Đối chiếu với đáp án của GV
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế kim loại
kiềm:
1. Mục tiêu: Hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu a(4), b(1), c(1) và c(2), góp
phần phát triển năng lực giải quyết sáng tạo, năng lực hợp tác thông qua các hoạt
động học tập thảo luận. Cụ thể:
- Nêu lên được ứng dụng thực tế của kim loại kiềm
- Nêu lên được trạng thái tồn tại tự nhiên của kim loại kiềm
- Nêu lên được các phương pháp điều chế kim loại kiềm.
2. Nội dung: HS nghiên cứu về các ứng dụng, về trạng thái tự nhiên và mô tả
được phương pháp điều chế kim loại kiềm.
3. Sản phẩm:
a. Ứng dụng của kiềm:
- Các kim loại kiềm thường được dùng để chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng
chảy thấp
+) Hợp kim Na-K có nhiệt độ nóng chảy là 70⁰C và được dùng làm chất
trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân).
+) Hợp kim Li- Al có trọng lượng siêu nhẹ, và được sử dụng trong công
nghiệp sản xuất hàng không.
+) Kim loại Cs thường được sử dụng trong các tế bào quang điện.
b. Về trạng thái tự nhiên:
- Các kim loại kiềm thường tồn tại ở dạng các hợp chất (NaCl- nước biển), một
số ở dạng hợp chất silicat và aluminat có ở trong lòng đất.
c. Điều chế kim loại kiềm:
- Về nguyên tắc: Khử ion của kim loại kiềm trong các hợp chất bằng phương
pháp điện phân nóng chảy:
Ma+ +ne đpnc M
VD: Điều chế Sodium(Na)
+ Nguyên liệu: NaCl
+ Phương pháp: Điện phân nóng chảy NaCl. Thực hiện trong bình điện
phân có cực dương làm bằng than chì và cực dương được làm bằng thép.
+ Các phản ứng hóa học xảy ra.
Cực âm Na+ Cl- Cực dương
Na+ +1e Na 2Cl-  Cl2+ 2e
đpnc
2NaCl 2Na+ Cl2

4. Tổ chức thực hiện:


 Chuyển giao nhiệm vụ học tập  Thực hiện nhiệm vụ học tập  B
- Tiếp tục tổ chức HĐ nhóm đã phân - HS lắng nghe chuẩn bị thực hiện á
chia. nhiệm vụ. o
- GV đặt vấn đề: là một chất được - HS trả lời vấn đề
ứng dụng nhiều trong thực tế vậy - GV gọi đại diện 1 nhóm lên trả lời
Na trong công nghiệp được điều câu hỏi
chế như thế nào? - HS lắng nghe tiến hành làm việc
- GV cho HS nghiên cứu SGK kết nhóm, nghiên cứu SGK và hoàn
hợp hình vẽ 6.1(SGK.Tr108) thành nhiệm vụ
nghiên cứu về ứng dụng, trạng thái - GV chiếu hình ảnh về quá trình
tự nhiên và phương pháp điều chế điều chế Na, giới thiệu thêm về chu
kim loại kiềm. trình:

cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động


- GV gọi 1 nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại theo dõi và đưa
ra nhận xét, bổ sung củng cố lại bài của mình.
- GV tổng hợp lại các ý kiến và tiến hành kết luận đưa ra thông tin chính
xác.
- GV chiếu bảng sơ đồ tư duy, tổng kết lại kiến thức, giúp HS hệ thống
toàn bộ lượng kiến thức và chuẩn bị cho HĐ kế
 Phương án đánh giá
- Qua quan sát sự tích cực, năng động trong quá trình hoạt động học tập.
- Qua các HĐ chung, GV hướng dẫn HS thực hiện và thực hiện hiệu
chỉnh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập

1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về các phương
pháp điều chế kim loại. Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác của HS.
2. Nội dung: HS hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong phần mềm quizizz
3. Sản phẩm: HS hoàn thiện câu hỏi, bài tập phầm mềm quizizz
4. Tổ chức thực hiện:
 Chuyển giao nhiệm vụ học tập  Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV phân chia lớp thành 4 - HS sử dụng điện thoại để truy
nhóm cập Quizizz
- GV chia sẻ màn hình Quizizz - HS làm việc cá nhân kết hợp
tới học sinh. Thông báo về hoạt động nhóm hoàn thành
nhiệm vụ và thời gian thực trò chơi
hiện - GV quan sát, lắng nghe và
đánh giá các hoạt động của cá
nhân và hoạt động nhóm.

 Đánh giá,báo cáo sản phẩm học tập


- GV chiếu bảng thành tích tới HS cả lớp
- Nhận xét về thành phần số các câu trả lời đúng, sai
- Phân tích lượng câu hỏi có số trả lời sai nhiều, từ đó đưa ra nhận định
rút kinh nhiệm và nhắc lại kiến thức
- Biểu dương các nhóm hoạt động tiêu biểu.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

1. Mục tiêu: Giúp HS huy động được các kiến thức, và vận dụng được các kỹ
năng để giải quyết được một số tình huống trong thực tế.
Giáo dục cho HS được tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
Giúp HS đạt được mục tiêu c(1), và năng lực vận dụng sáng tạo của HS.
2. Nội dung: HS tìm hiểu tài liệu và internet về ảnh hương của nguyên tố kim
loại kiềm có trong cơ thể con người.
3. Sản phẩm: HS nắm bắt, hệ thống lại lượng kiến thức của bài học. Và trình
bày ảnh hưởng của nguyên tố kim loại kiềm có trong cơ thể người
Các nguyên tố của nhóm IA tồn tại trong cơ thể con người
Trong cơ thể con người có tồn tại hơn 100 nguyên tố trong đó các
nguyên tố nhóm IA chiếm một lượng nhất định và có vai trò đặc biệt
quan trọng đến cơ thể.
1. Sodium(0,2%) : Kim loại này tồn tại trong cơ thể con người dưới
dạng muối là chủ yếu (clorua, photphat..) lượng khác được kết hợp với
acid hữu cơ và protein. Không những vậy sodium còn có mặt ở dịch thể:
máu, bạch cầu,…
Nguồn Na được nạp vào cơ thể thường thông qua dạng muối ăn NaCl.
Cơ thể chúng ta cần 4-5 gram Na = 10-12,5 gram muối ăn hàng ngày.
Na được thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu
2. Potasium(0,4%): Kim loại này tồn tại trong cơ thể con người dưới
dạng muối ( clorua…). Bộ phận chứa nhiều K nhất cơ thể là cơ, mô thần
kinh...
Nguồn K được nạp vào cơ thể thường có trong thực vật( khoai tây).

4. Tổ chức thực hiện:


- Buổi học trước GV: giao nhiệm vụ cho nhóm HS tìm hiểu tại nhà một số
nguyên tố kiềm có trong cơ thể con người.
- HS tham gia tìm hiểu và trình bày trước lớp
- GV tham gia nhận xét và bổ sung cho lớp.

You might also like