Rơi T Do Trên L P

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Một vật rơi tự do. Trong 4 s cuối cùng rơi được 320 m. Lấy g = 10 m/s 2.
Tính:
a) Thời gian rơi.
b) Vận tốc trước khi vừa chạm đất.
Bài 2: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h = 320 m. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2.
a) Tính thời gian vật rơi cho đến khi chạm đất.
b) Tính vận tốc của vật khi vừa chạm đất.
c) Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối.
Bài 3: Thả một vật rơi tự do từ độ cao h = 19,6 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính:
a) Quãng đường vật rơi được trong 0,1s đầu và 0,1s cuối của thời gian rơi.
b) Thời gian để vât để vật đi hết 1 m đầu và 1 m cuối của độ cao h
Bài 4: Để biết độ sâu của một cái hang, những người thám hiểm thả một hòn đá từ miệng hang và đo
thời gian từ lúc thả đến lúc nghe thấy tiếng vọng của hòn đá khi chạm đất. Giả sử người ta đo được thời
gian là 13,66 s. Tính độ sâu của hang. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 và vận tốc âm trong không khí
là 340 m/s. Coi âm truyền theo một phương nào đó là thẳng đều.
Bài 5: Phải ném một vật theo phương thẳng đứng từ độ cao h = 40 m với vận tốc ban đầu v 0 bằng bao
nhiêu để nó rơi tới mặt đất:
a) Trước môt giây so với trường hợp vật rơi tự do.
b) Sau một giây so với trường hợp vật rơi tự do.
Lấy g = 10 m/s2.
Bài 6: Một quả bóng được ném từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu 4 m/s.
a) Khoảng thời gian giữa hai thời điểm mà vận tốc của quả bóng có cùng độ lớn bằng 2,5 m/s là bao
nhiêu ?
b) Độ cao lúc đó bằng bao nhiêu ?
Bài 7: Một bạn học sinh tung quả bóng cho một ban khác ở trên tầng hai cao 4 m. Quả bóng đi lên theo
phương thẳng đứng và bạn này giơ tay ra bắt được quả bóng sau 1,5 s kể từ khi ném. Lấy g = 9,8 m/s 2
a) Hỏi vận tốc ban đầu của quả bóng là bao nhiêu ?
b) Hỏi vận tốc của quả bóng lúc bạn này bắt được là bao nhiêu ?
Bài 8: Từ độ cao 300 m một quả cầu được ném lên thẳng đứng vận tốc đầu 15 m/s. Sau đó 1s, từ độ
cao 250 m quả cầu thứ 2 được ném lên với vận tốc đầu là 25 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Trong quá trình từ lúc
bắt đầu ném quả cầu 1 đến lúc 2 quả cầu gặp nhau khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa chúng (theo
phương thẳng đứng) là bao nhiêu? và vào lúc nào?
Bài 9: Một vật được ném từ mặt đất thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu 28m/s. Bỏ qua sức cản
không khí và lấy g = 9,8m/s2. Hỏi sau bao lâu kể từ khi ném vật đạt độ cao bằng nửa độ cao cực đại?
Bài 10: Từ một kinh khí cầu đang hạ thấp đều với vận tốc v0 = 2 m/s (so với mặt đất), người ta phóng
một vật thẳng đứng hướng lên với vận tốc v = 18 m/s (so với mặt đất). Lấy g = 10 m/s 2.
a) Tính khoảng cách giữa khí cầu và vật khi vật lên tới vị trí cao nhất.
b) Sau bao lâu vật rơi trở lại gặp khí cầu.
Bài 11: *Viên đạn 1 được bắn lên theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu V. Viên đạn 2 cũng được
bắn lên theo phương thẳng đứng sau viên thứ nhất t 0 giây. Viên đạn 2 vượt qua viên đạn 1 đúng vào lúc
viên 1 đạt độ cao cực đại. Hãy tìm vận tốc ban đầu của viên đạn 2.
Bài 12: *Một chiếc tàu đang chuyển động trên mặt nước nằm ngang với tốc độ không đổi v 1 thì bắn
thẳng đứng lên cao một viên đạn pháo với tốc độ ban đầu v 2. Tìm khoảng cách giữa tàu và viên đạn khi
nó lên cao nhất.
Bài 13: *Một viên bi rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 120 m xuống mặt phẳng ngang. Mỗi lần
va chạm với mặt phẳng ngang, vận tốc của bi nảy lên giảm đi n = 2 lần. Tính quãng đường bi đi được cho
đến khi bi dừng hẳn.
Bài 14: Vật A được ném thẳng đứng lên trên từ độ cao 300 m so với mặt đất với vận tốc ban đầu 20
m/s. Sau đó 1s vật B được ném thẳng đứng lên trên từ độ cao 250m so với măt đất với vận tốc ban đầu
25m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2 Chọn gốc toạ độ ở mặt đất, chiều dương hướng thẳng
đứng lên trên, gốc thời gian là lúc ném vật A.
a) Viết phương trình chuyển động của các vật A, B; tính thời gian chuyển động của các vật.
b) Thời điểm nào hai vật có cùng độ cao; xác định vận tốc các vật tại thời điểm đó.
c) Trong thời gian chuyển động khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là bao nhiêu và đạt được lúc nào.

You might also like