Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG


VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại truyền thuyết
- Đặc trưng:
Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng. Nó
phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các
nhân vật lịch sử.
- Giá trị: Phản ánh và lí giải các nhân vật, sự kiện lịch sử, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống
cộng đồng, gắn với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
2. Văn bản
a. Xuất xứ
Trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “ Lĩnh Nam chích quái”, bộ sưu tập truyện dân gian
ra đời vào cuối TK XV.
b. Bố cục: 2 phần
- Phần một (từ đầu đến… không dám đối chiến bèn xin hoà): An Dương Vương xây thành,
chế nỏ giữ nước.
- Phần hai (còn lại): Bi kịch mất nước Âu Lạc của cha con An Dương Vương và bi kịch tình
yêu của Mị Châu - Trọng Thủy
Cả hai phần của truyện đều thể hiện rõ nhận thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò và
trách nhiệm của cha con An Dương Vương trước lịch sử.
c. Tóm tắt :
Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy
còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân
Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình
đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương
Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận,
cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết
con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang
xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu,
Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước
giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.
II. Phân tíchi
Truyền thuyết là lịch sử truyền m ệng của nhân dân. Nếu như chức năng của thần thoại là nhận
thức và lí giải các hiện tượng tự nhiên thì chức năng của truyền thuyết chủ yếu là nhận thức và
lí giải lịch sử. Do đó truyền thuyết chủ yếu hướng vào để tài lịch sử, nhằm phản ánh, lí giải các
sự kiện lịch sử trọng đại, các nhân vật lịch sử có vai trò và ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại,
phát triển của cộng đồng.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một trong những truyền thuyết
tiêu biểu hấp dẫn và có ý nghĩa nhất trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dương Vương
trong kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta. Trong tác phẩm, bằng trí tưởng
tượng phong phú, kết hợp giữa những yếu tố hư cấu với các yếu tố lịch sử, ông cha ta đã đưa ra
cách lí giải của riêng mình về nguyên nhân mất nước Âu Lạc; bày tỏ tình cảm, thái độ và cách
đánh giá về An Dương Vương, Trọng Thuỷ, Mị Châu - những nhân vật của một thời kì lịch sử.
1
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

Đồng thời, thông qua tác phẩm, ông cha ta cũng để lại những bài học lịch sử cho con cháu
muôn đời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
1. An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước
a. Xây thành
- An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam, vừa là nhân vật gắn với
nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ 18 thấy Thục
Phán là người có tài, nghĩ mình không có con trai, nên theo lời khuyên của Sơn Tinh đã truyền
lại ngôi báu cho Thục Phán. An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của mười tám đời
Hùng Vương, từng xây Cột Đá Thề trên đỉnh Nghĩa Lĩnh và nguyện “Đời đời gìn giữ non sông
và trông nom tôn miếu họ Hùng”. Thời ấy, Văn Lang đã có bờ cõi và nền văn hiến riêng. Vì
vậy, việc chống giặc giữ nước là vấn để sống còn của dân tộc. An Dương Vương đã tiến hành
dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu (Phú Thọ) về vùng đồng bằng Phong Khê (Đông
Anh, Hà Nội ngày nay) để phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông rồi bắt tay ngay vào việc
xây thành. Đó là quyết sách đúng đắn chứng tỏ trí tuệ sáng suốt và bản lĩnh vững vàng, thể
hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. Bởi về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát
triển của đất nước. Đồng bằng với đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi đào, thuận lợi cho việc
trồng lúa nước. Đồng bằng với sông ngòi ngang dọc trùng xếp, đi thuyền, đi bộ đều dễ dàng.
Nếu nội lực chưa đủ mạnh thì rừng núi hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất, nhưng muốn
phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa.
- Dời đô là quốc sách, nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng, thách thức đối
phương. An Dương Vương thấy trước mối đe doạ đó, nên ngay sau khi quyết định dời đô về
giữa Cổ Loa trống trải, người đã cho xây thành đắp lũy, sẵn sàng phòng thủ giặc ngoại xâm.
Việc xây thành gặp nhiều khó khăn “hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy” “tốn nhiều công sức mà
không thành” nhưng với lòng yêu nước, với bản lĩnh vững vàng, không sợ khó, sợ khổ, nhà vua
đã không bỏ cuộc mà kiên trì, quyết tâm xây thành giữ nước. Chuyện kể rằng thành cứ đắp ban
ngày thì ban đêm lại đổ, xây mãi không xong. Người xưa giải thích hiện tượng ấy là do thành
xây trên làng Gà – dân bản địa vốn thờ gà làm vật tổ - nên quân lính xây thì tinh con gà trắng lại
làm đổ. Lược bỏ yếu tố hoang đường, ta có thể thấy những khó khăn trong thực tế mà An
Dương Vương gặp phải khi tiến hành công việc xây thành. Đó là do ông chưa nắm được đặc
điểm của đất đồng bằng, do kĩ thuật còn hạn chế, trình độ hiểu biết thấp kém và chưa biết dựa
vào sức dân; hoặc do những phần tử phản động chống phá. Nó phản ánh cuộc đấu tranh ác liệt
giữa con người với thiên nhiên, thiên nhiên với con người.
 - An Dương Vương đã “lập đàn trai giới cầu đảo bách thần”. Tấm lòng lo nghĩ cho đất nước
của nhà vua đã làm cho bách thần cảm động. Vì vậy, Rùa Vàng - sứ thần Thanh Giang - đã hiển
linh giúp An Dương Vương xây dựng Loa Thành. Việc An Dương Vương lập đàn, đón mời cụ
già vào điện hỏi kế sách, ra tận cửa Đông đón sứ Thanh Giang, dùng xe bằng vàng rước Rùa
Vàng vào thành đã thể hiện thái độ trân trọng hiền tài, quyết tâm của nhà vua trong việc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Chi tiết này cho thấy nhân dân đã đề cao tính đúng đắn trong công
cuộc xây thành, đắp lũy bảo vệ đất nước của An Dương Vương, cho nên, không chỉ con người
mà cả thần linh cũng giúp sức. Được sứ Thanh Giang giúp đỡ, An Dương Vương xây thành chỉ
trong vòng nửa tháng là xong. Thành xây xong cao và rộng, gồm chín vòng thành hình xoáy
trôn ốc nên có tên là Loa Thành, Côn Lôn Thành hay Quỷ Long Thành. An Dương Vương
thành công vì đã kiên trì, quyết tâm, không nản chí trước thất bại tạm thời, được sự trợ giúp của
Rùa Vàng, vua tìm ra giải pháp phù hợp, trấn áp yêu quái – các thế lực phản động. Sự giúp đỡ
của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương Vương là hợp ý trời, hợp lòng
người, cho nên được thần dân ủng hộ.   

2
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

b. Chế nỏ
- An Dương Vương trước hết là một nhà quân sự xuất sắc. Ông đã biết xây thành cao, đào hào
sâu để bảo vệ kinh đô, chống lại kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa đồng bằng vắng
vẻ, hơn ai hết An Dương Vương là người hiểu rõ, có thành cao hào sâu cũng chưa chắc giúp
được Âu Lạc đã chống lại được kẻ thù nếu như không có vũ khí lợi hại. Đó cùng là điều mà nhà
vua băn khoăn nhất sau khi xây được Loa Thành. Trí dũng và tinh thần cảnh giác chống giặc
ngoại xâm của An Dương Vương đã được thể hiện trong câu hỏi về kế sách giữ nước của nhà
vua với sứ thần Thanh Giang: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Cảm động trước
tấm lòng vì dân, vì nước của nhà vua, Rùa Vàng đã tháo vuốt của mình cho An Dương Vương
để làm lẫy nỏ thần. Tấm lòng lo cho vận nước của An Dương Vương đã được đền đáp xứng
đáng.
-  “Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy. Gọi là nỏ Linh quang Kim Quy thần cơ”.
Rùa Vàng giúp vua xây xong Loa Thành và cho nhà vua vũ khí để bảo vệ đất nước. Chi tiết chế
nỏ cũng là sự thần thánh hoá một nhân vật lịch sử có thật ở thời kỳ Âu Lạc đó là Cao Lỗ người
có tài chế nỏ liên châu. Cao Lỗ đã chế tạo ra cung nỏ và đúc được mũi tên bằng đồng, huấn
luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập luyện bắn nỏ. Vũ khí ấy tuy thô sơ nhưng không kém
phần lợi hại trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng mà thời Văn Lang chưa có được. Chọn
Cao Lỗ làm nỏ cho thấy An Dương Vương biết lựa chọn hiền tài để giao phó trọng trách của
non sông. Biết nhìn người và biết sử dụng người là tư chất rất cần có của người lãnh đạo đất
nước. Sức mạnh của thứ vũ khí ấy đã được các tác giả dân gian kì diệu hoá, thần thánh hoá bằng
hình tượng nỏ thần. Chiếc nỏ thần có khả năng bắn một phát giết hàng vạn giặc vừa là sản phẩm
của trí tưởng tượng bay bổng, vừa phản ánh trình độ chế tạo, sử dụng vũ khí chiến đấu của
người Âu Lạc vừa là ước mơ của người dân đất Việt yêu chuộng hòa bình “Có ngoại xâm thì
chống ngoại xâm” và khi “Có nội thù thì vùng lên đánh bại”. Nhờ có Quỷ Long Thành- một hệ
thống phòng thủ vô cùng kiên cố, có “Linh quang Kim thần cơ”, một loại vũ khí tấn công từ xa
hiệu nghiệm, An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược Âu Lạc,
khiến chúng thua lớn “chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến, bèn xin hoà”. Chiếc nỏ
trở thành vật bảo quốc của An Dương Vương. Nỏ thần tượng trưng cho sức mạnh của nhà
nước Âu Lạc, tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và khát vọng chiến thắng ngoại xâm của tổ tiên
ta thuở ấy. Nhà vua đã biết nắm lấy sức mạnh của vũ khí để bảo vệ đất nước. Ông đã hoàn
thành sứ mệnh của một vị vua hợp lòng dân. Chiến thắng của An Dương Vương chứng tỏ sức
mạnh quân sự của nhà nước Âu Lạc lúc bấy giờ, đồng thời khẳng định ý chí, tình thần đoàn kết
của nhân dân ta. Đây là bài học tích cực trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Phản ánh các sự kiện lịch sử có liên quan tới An Dương Vương trong truyền thuyết, nhân dân
ta đã phần nào kì ảo hoá các yếu tố lịch sử khách quan. Và chính việc sáng tạo nên những yếu
tố kì ảo đan xen với các yếu tố lịch sử đã khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng
trính khái quát, ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết nhà vua
xây thành được rùa vàng giúp đỡ, chi tiết rùa vàng cho vuốt để An Dương Vương chế tạo nỏ
thần đã khẳng định việc làm của An Dương Vương được lòng dân, hợp lòng trời nên được cả
thần và người cùng giúp đỡ. Đó là một cách để nhân dân ta ngợi ca công đức của nhà vua, tự
hào về những chiến công và thành tựu của nhân dân thời Âu Lạc. Nếu ở Thánh Gióng tập trung
phản ánh thể hiện là người chiến sĩ trực tiếp đánh giặc ở chiến trường. Thánh Gióng chính là sự
khái quát hoá, hình tượng hoá đội quân xâm lược đầu tiên của quân đội ta thời kỳ Văn Lang đội
quân sử dụng vũ khí là chiếc roi sắt và nhờ từng bụi tre để đập tan quân thù thì đến truyện An
Dương Vương tập trung phản ánh và thể hiện vai trò quan trọng và những phẩm chất cần thiết
của người chỉ huy lãnh đạo cộng đồng dựng nước và giữ nước.

3
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

- Sự giúp đỡ thần kì của sứ Thanh Giang trong việc xây thành chế nỏ thể hiện đặc trưng chủ yếu
của truyền thuyết. Đây là chi tiết có nhiều ý nghĩa
+ Lí tưởng hóa việc xây thành chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm, kì ảo hóa sự nghiệp chính nghĩa
+ Đề cao anh hùng dân tộc, gửi gắm lòng kính trọng với vị vua có trách nhiệm với đất nước,
từng lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc
+ Thái độ đồng tình của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc của An
Dương Vương
=> Như vậy ở phần đầu của tác phẩm, với vị trí là vua nước Âu Lạc, là người lãnh đạo cao nhất
của một quốc gia, An Dương Vương đã khẳng định vai trò và công lao to lớn của mình trong
buổi đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Là một vị vua yêu nước, luôn có tinh thần trách nhiệm
trước đất nước, nhà vua xứng đáng được nhân dân đời đời mến phục ngợi ca
“Chết thì bỏ con bỏ cháu
Sống không bỏ ngày mùng sáu tháng giêng”
(Ngày An Dương Vương nhập điện)

2. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ


Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện đã được kết cấu theo kiểu lồng ghép là sự đan
xen giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Chính bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu
và bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước. Trong phần này, tác giả dân gian tập trung
phản ánh và khắc hoạ những nguyên nhân dẫn tới việc mất nước Âu Lạc và thể hiện thái độ,
tình cảm của mình trước trách nhiệm của mỗi nhân vật liên quan.
a. An Dương Vương
- Nguyên nhân, diễn biến:
+ An Dương Vương là người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước nhưng cũng mắc sai
lầm nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân chính đẩy Âu Lạc rơi vào thảm kịch ngàn
năm Bắc thuộc mà lịch sử không thể tha thứ. Sau chiến thắng, An Dương Vương sinh ra chủ
quan, tự mãn, không quan tâm đến việc củng cố lực lượng, không dựa vào sức mạnh đoàn kết
toàn dân để chống giặc mà lại ỷ vào vũ khí, vào sự hỗ trợ của thần linh. Những nhược điểm ấy
khi kẻ thù nắm được tất dẫn đến thất bại không thể tránh khỏi. Nhà vua quên rằng nguy cơ xâm
lược của kẻ thù phương Bắc luôn luôn tồn tại. An Dương Vương mất cảnh giác, chấp nhận lời
cầu hoà và cầu hôn cho con trai của Triệu Đà mà không phân tích được thực chất là âm mưu
thâm độc, chuẩn bị cho cuộc xâm lược tiếp theo. Trong lịch sử Việt Nam và thế giới cũng đã có
không ít những cuộc hôn nhân chính trị như vậy mà mục đích thường là để mang lại sự bình an
cho đất nước. Xưa, nhà Hán ở Trung Quốc có Chiêu Quân cống Hồ. Sau này, ở nhà Trần Việt
Nam có Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm Thành,… Như vậy có thể nói, trong
chính trị, hôn nhân nhiều khi chính là giao ước liên minh trong hoà bình, nhất là khi đó Âu Lạc
đã từng trải qua nhiều năm chiến tranh, một cuộc hôn nhân làm giảm bớt lửa binh đao chẳng
phải là hay hơn cho cư dân hai nước? An Dương Vương nhận lời cầu hôn của cha con Triệu Đà
có lẽ cũng vì hi vọng xây dựng một liên minh tốt đẹp trong hoà bình, mong mỏi hoà hiếu giữa
hai quốc gia, chấm dứt cảnh đao binh từ duyên tình con trẻ. Tiếc rằng liên minh đó đã không
thành bởi An Dương Vương thực lòng còn cha con Triệu Đà lại có sẵn âm mưu xâm lược. Trớ
trêu thay, đó lại là chỗ hở để kẻ dã tâm là cha con Triệu Đà lợi dụng. Nhà vua lại chủ quan,
thiếu cảnh giác, mơ hồ không nhận rõ âm mưu của kẻ thù xâm lược. Xét cho cùng, An Dương
Vương thua mưu sâu kế độc của quân thù
+ An Dương Vương gả con gái mình cho Trọng Thuỷ, lại nhận lời cho Trọng Thuỷ ở rể Âu
Lạc là “Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Đó là sự mất cảnh giác trầm trọng, tạo điều kiện
thuận lợi cho kẻ thù tự do vào thám thính đất nước. Nhưng từ xưa đến nay nhiều tộc người trên
4
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

mảnh đất Việt Nam này từng có phong tục trọng mẫu, đàn ông lấy vợ phải ở rể bên nhà vợ. Phải
chăng vì phong tục đó mà Trọng Thuỷ có thể điềm nhiên sang ở nhà vợ – nước Âu Lạc, mà việc
đó không bị coi là khác thường? An Dương Vương đã nhận lời cầu hôn của người phương Bắc
thì cũng không thể tránh được việc phải làm theo phong tục phương Nam, nhận rể ở ngay trong
nhà mình. Nhưng nếu cho Trọng Thuỷ ở rể mà cả cha con An Dương Vương đều cảnh giác, giữ
kín bí mật quốc gia thì liệu âm mưu của cha con Triệu Đà có điều kiện thực hiện được không?
Vậy sai lầm nghiêm trọng nhất của An Dương Vương đưa Âu Lạc đến diệt vong vẫn là do nhà
vua đã quá chủ quan, khinh địch. Nhà vua không những đã không giám sát, đề phòng Trọng
Thuỷ khi hắn ở rể Âu Lạc, cũng không nhắc nhở con gái bảo toàn bí mật quân sự của quốc gia.
Thất bại của An Dương Vương không phải chờ tới khi quân giặc tiến đến chân thành mới bộc
lộ, mà bộc lộ ngay từ khi nhà vua mất cảnh giác, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù phá từ trong
phá ra. Mầm mống mất nước khởi nguồn từ đây.
+ Nghe tin báo Triệu Đà lại cất quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương cậy có nỏ thần vẫn
điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?". Thái độ chủ quan
khinh địch đó đã dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại thảm hại. Tới khi giặc đã
tiến sát chân thành, An Dường Vương mới cẩm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy;
Những sai lầm nghiêm trọng của người đứng đầu đất nước không còn cơ hội sửa chữa. An
Dương thảm bại. Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, muôn dân chìm đắm trong kiếp nô lệ lầm
than. Sự nghiệp dựng nước, công lao xây thành, chế tạo vũ khí để giữ nước kết tinh từ trí tuệ,
mồ hôi, công sức của muôn dân, vì sai lầm của An Dương Vương, phút chốc tan tành. An
Dương Vương đã phải bỏ cả thành trì để chạy thoát thân, chỉ còn cách đem theo con gái lên
ngựa, bỏ thành mà chạy về phương Nam, hi vọng giữ lại một chút hạnh phúc gia đình. Cha con
An Dương Vương đã cùng đường mà quân thù thì cứ theo dấu lông ngỗng của Mị Châu rắc dọc
đường truy đuổi sát sau lưng. Quả là cha con An Dương Vương đã mất thế trời che, đất chở.
Đúng là nước đã mất thì nhà cũng tan.
 - Trách nhiệm
+ Đến khi hai cha con đứng bên bờ biển không còn lối thoát An Dương Vương đã hét lên: Trời
hại ta! Sứ Thanh Giang mau mau lại cứu phản ánh sự bế tắc về đường đi và bế tắc trong
nhận thức tư tưởng của hai cha con. Đến giờ phút này An Dương Vương vẫn nghĩ là trời hại ta
nhưng điều không thể ngờ tới kẻ thù không ai xa lạ chính là đứa con gái của mình. Khi Rùa
Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó” thì An Dương
Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân về hành động vô
tình phản quốc của Mị Châu. Nhà vua tự tay tuốt kiếm chém chết cô con gái yêu dấu, cũng là tự
xử một cách nghiêm khắc, quyết liệt đối với sai lầm của bản thân. Hai cha con An Dương
Vương vì chủ quan, mất cảnh giác nên đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đẩy Âu Lạc vào
thảm hoạ mất nước.
+ Đó là bài học xương máu về thái độ mất cảnh giác đối với kẻ thù dành cho những người đứng
đầu, chịu trách nhiệm về sự tồn vong của quốc gia. Hành động rút gươm chém Mị Châu thể
hiện lập trường dứt khoát của An Dương Vương là đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để
xử án, trừng trị kẻ đắc tội với non sông. Đặt quyền lợi của quốc gia lên trên lợi ích của gia
đình, chứng tỏ nhà vua đã có sự tỉnh ngộ dù đó là sự tỉnh ngộ muộn màng, không có gì còn có
thể cứu vãn, nhưng chính trong cái giờ phút thử thách quyết liệt ấy, càng khẳng định lòng yêu
nước của nhà vua trước sau không thay đổi.
- Thái độ của tác giả dân gian
+ An Dương Vương có công dựng nước và giữ nước, lại đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ
tình riêng. Vì vậy, nhân dân thương tiếc vị vua tài ba, anh dũng nên không muốn ông chết mà
bất tử. Không để An Dương Vương tự tử ở biển Đông như trong sử sách mà dân gian để thần
5
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

Kim Quy hiện lên trao sừng tê bảy tấc cho An Dương Vương rẽ nước đi xuống biển Đông, hoà
vào cõi bất tử cùng non sông, đất nước. Đây là yếu tố kì ảo phản ánh thái độ và tình cảm của
nhân dân đối với ông, tuy nhà vua có mất cảnh giác chính trị để đến nỗi “cơ đồ đắm bể sâu”,
nhưng trong tâm thức của dân gian, An Dương Vương vẫn mãi là một ông vua yêu nước, được
nhân dân đời đời mến phục, ngợi ca. Chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng bất tử thể
hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của người xưa. Bằng đặc trưng truyền thuyết, chi tiết đầy
màu sắc huyền thoại giúp dân gian thể hiện mong muốn chữa lại sự thật lịch sử để giảm bớt đau
xót
+ So với hình ảnh Thánh Gióng về trời, An Dương Vương không rực rỡ hoành tráng bằng vì
ông để mất nước. Một người ta phải ngước mắt lên nhìn mới thấy. Một người ta phải cúi xuống
thăm thẳm mới nhìn thấy. Đây cũng là thái độ ngưỡng mộ và bất tử hóa mà tác giả dân gian
dành riêng cho mỗi người anh hùng
b. Mị Châu
Mị Châu là con gái của An Dương Vương Thục Phán, là một cô công chúa lá ngọc, cành
vàng, có tâm hồn ngây thơ trong trắng, nhẹ dạ, cả tin và không có một chút gì về ý thức công
dân. Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Mị Châu cũng là người phải chịu trách nhiệm lớn
trước bi kịch nước mất nhà tan và rơi vào chuyện tình yêu oan trái và đầy nước mắt.
- Nguyên nhân, trách nhiệm:
+ Bi kịch ấy được khởi nguồn từ khi Trọng Thủy nghe lời vua cha vờ yêu thương Mị Châu để
dò la bí mật nỏ thần. Nhưng Mị Châu vì quá yêu thương và tin tưởng Trọng Thủy nên đã mắc
sai lầm. Nàng tự ý đưa Trọng Thủy vào nơi đặt nỏ thần để Trọng Thủy biết được bí mật sức
mạnh của quân đội Âu Lạc và đánh tráo lẫy nỏ. Theo mạch kể của truyền thuyết không có
những lí giải về nguyên nhân sâu xa khiến cho Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh cắp
lẫy nỏ thần Kim Qui. Nhưng theo mạch truyện, Mị Châu rõ ràng đã tin Trọng Thủy đến với
nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ , nhưng vì
tình riêng mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình. Nếu sự mất cảnh giác
của ADV là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực
tiếp gây lên hoạ nước mất. Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng nên vô tình đã
tự biến mình thành tòng phạm với giặc.
+ Nhân dân ta đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện
sáng rõ sự mù quáng đáng trách, thiếu lí trí sáng suốt của Mị Châu. Trọng Thuỷ đánh tráo nỏ
thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước
thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?” Nàng quá cả tin vì bị tình yêu làm
mờ lí trí, không đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm tàng hiểm hoạ binh đao. Nhưng Mị
Châu vì quá yêu chồng nên không một lời hỏi nguyên cớ chia lìa, chỉ chăm chăm nghĩ về sự
đoàn tụ lứa đôi, không lường trước được mọi việc mà tin một cách mê muội. Nàng nói: “Thiếp
phận nữ nhi, nên gặp cách biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có chiếc áo lông ngỗng thường
mặc trên mình. Đến ngã ba đường thiếp bứt lông làm dấu, chàng cứ theo vết lông ngỗng đến ta
sẽ cứu được nhau”. Một lòng tin không hề nghi ngờ Mị Châu không nghĩ rằng người chồng của
mình sẽ phản bội lại mình.
+ Khi đánh giá về nhân vật này, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, người lên án, kẻ bênh vực.
Những người bênh vực thì đã lấy đạo tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử”, một quan điểm đạo đức thời phong kiến để bênh vực cho nàng. Theo họ, Mị Châu là
người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu
chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Vì vậy việc Mị Châu
không giấu giếm Trọng Thuỷ điều gì là vô tội. Nhưng trong một đất nước nhiều giặc giã, một
nàng công chúa lại chỉ biết làm trọn chữ “tòng” mà vô tình với vận mệnh quốc gia là có tội. Mị
6
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

Châu tin yêu chồng không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc
gia” của một người dân đối với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dù đó chỉ là do sự
nhẹ dạ, vô tình cũng thật đáng phê phán.
+ Trọng Thuỷ vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ
chạy cùng vua cha, lẽ ra phải biết đó là âm mưu của Trọng Thuỷ, thế mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ,
mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn rắc lông ngỗng làm dấu, có khác gì chỉ đường cho giặc
đuổi theo mình. Nàng vẫn chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân để đến nông nỗi hai cha con bị giặc
dồn đuổi đến đường cùng không còn lối thoát. Trước họa mất nước, Mị Châu vẫn khao khát gặp
lại chồng mình dù Trọng Thủy là con của kẻ thù cướp nước. Vì tình cảm cá nhân mà Mị Châu
đã vô tình tiếp tay cho giặc dẫn đến việc nước Âu Lạc rơi vào tay cha con Triệu Đà. Bởi thế,
dẫu bị lừa dối dẫn đến sai lầm, nàng vẫn bị kết tội là giặc và vẫn phải chết để trả giá cho sai lầm
ấy. Việc làm đó của nàng đã trực tiếp dẫn tới bi kịch nhà tan. Vì vậy, không thể cho rằng làm
một người vợ thì Mị Châu phải tuyệt đối nghe và làm theo lời chồng. Không thể cho rằng nàng
là người vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước bi kịch nước mất nhà tan. Tội lỗi
của nàng là hết sức nặng nề. Chính vì vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo
đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với
những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những
đã để cho Rùa Vàng - đại diện cho công lí của nhân dân - kết tội đanh thép, không khoan
nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua
cha. Mị Châu phải trả giá bằng sự nông nổi của mình, nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra
bi kịch bị phản bội của mình. Cuối cùng nàng đã nhận ra bộ mặt kẻ thù dù quá muộn màng.
- Thái độ, cách đánh giá của nhân dân
+ Thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí, nghiêm khắc mà nhân hậu,
công bằng. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng
mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã
tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền
nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời
cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông
mà minh oan cho nàng.
+ Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta dành cho Mị Châu còn thể hiện khi để nàng hoá thân thành
ngọc thạch, máu hoá thành hạt châu. Tấm lòng bao dung của nhân dân đối với Mị Châu đã tạo
nên sự hóa thân thật đẹp: “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều
biến thành hạt châu”. Hình ảnh ngọc trai vừa gợi nỗi đau nhưng cũng là một lời minh oan,
chiêu tuyết cho Mị Châu. Nàng sẵn sàng chết để chứng minh cho cha nàng thấy nàng không hề
phản bội lại tổ quốc và nàng xin trước khi chết là được hoá thành châu ngọc để lau sạch mối
nhục thù và tỏ dạ trong trắng với cha, với tổ quốc. Mị Châu quả thật đáng trách nhưng cũng thật
đáng thương. Truyền thuyết không còn chỉ kể lại trang sử mất nước mà chứa đựng cái nhìn
thương cảm cho lứa đôi – khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu. Đồng thời, thông qua chi tiết
thần kì, ông cha ta cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình và truyền lại một bài học lịch sử
muôn đời cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ riêng – chung.
- Đây là một truyền thuyết lớn, một tấn bi kịch lịch sử, phản ánh được những nét cơ bản của lịch
sử dân tộc thời kỳ Âu Lạc (thế kỷ thứ ba và thứ hai trước Công Nguyên). Nó đã được đông đảo
quần chúng nhân dân lưu truyền, hâm mộ và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu sử học,
văn học, nhiều nhà thơ như Cao Bá Quát, Tản Đà, Xuân Diệu, Tố Hữu… đã làm thơ về truyện
này nhất là về nhân vật Mị Châu:
Một đôi kẻ Việt người Tần 
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương
7
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

Vuốt rùa chàng đổi móng


Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nợ tình kia dở dở dang
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Nghìn thu khói nhang
(Tàn Đà)
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
(Tố Hữu)
c. Về nhân vật Trọng Thuỷ
- Trọng Thuỷ là một tội nhân trong bi kịch mất nước của Âu Lạc
Trọng Thuỷ là một trong ba nhân vật chính của tác phẩm. Hắn là con trai của Triệu Đà,
con rể của An Dương Vương, là chồng của Mị Châu công chúa. Sang Âu Lạc theo mưu kế
nham hiểm của cha mình, Trọng Thuỷ lấy Mị Châu không phải vì tình yêu mà chỉ để lợi dụng
nàng thực hiện một mưu đồ chính trị, để hoàn thành nhiệm vụ gián điệp được cha hắn giao phó
mà thôi. Và với danh nghĩa một người chồng, Trọng Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc vai trò gián
điệp ấy. Hắn đã lợi dụng Mị Châu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lừa gạt tình cảm của nàng để đánh
cắp nỏ thần. Chính những việc làm này của hắn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch
nước mất nhà tan của cha con ADV và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân dân Âu
Lạc, là một kẻ rất đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời.
- Trọng Thuỷ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Trong tay của Triệu Đà, Trọng Thuỷ không hơn không kém cũng chỉ là một con bài chính
trị mà thôi So với Mị Châu, Trọng Thủy có diễn biến tâm lí phức tạp hơn. Xét về bản chất
Trọng Thủy là một kẻ gian trá và tham lam: lừa gạt vợ để lấy vuốt Rùa Vàng, vừa âm mưu cướp
được nước, vừa muốn được chiếm đoạt trọn vẹn trái tim của Mị Châu. Ban đầu, vì vua cha, vì
đất nước, vì tham vọng xâm lăng, Trọng Thủy phải vờ yêu thương Mị Châu để lừa dối và rắp
tâm chiếm đoạt lẫy thần nhưng những ngày ở Loa Thành, sống bên người vợ đẹp người, ngoan
nết, Trọng Thuỷ đã nảy sinh tình yêu thật sự với Mị Châu. Dẫu vậy, vì chữ hiếu, vì mục
đích xâm lược Âu Lạc, vì dã tâm của vua cha, Trọng Thủy vẫn phản bội Mị Châu. Nhưng trong
lời dặn dò Mị Châu trước khi về nước, ta cảm nhận được sự day dứt của Trọng Thủy: “Tình vợ
chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như
đến lúc hai nước thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”. Đây không hoàn
toàn là những lời dối trá, lạnh lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi ngùi, một nỗi đau li
biệt. Hắn bị dằn vặt giữa chữ tình và chữ hiếu bởi ý thức được hậu quả của việc trở về đất nước
với bí mật nỏ thần là hai nước sẽ thất hòa, vợ chồng li biệt nhưng sống theo lí tưởng của kẻ làm
trai trong xã hội phong kiến, Trọng Thủy đã không chọn tình nghĩa vợ chồng.
+ Trọng Thủy vẫn hi vọng thắng lợi của cuộc chiến sẽ giúp mình có được tình yêu. Khát vọng
hạnh phúc cá nhân ấy hiện lên rõ nét trong ao ước tìm lại được Mị Châu khi hai nước thất hòa.
Nhưng khi Trọng Thủy theo dấu vết lông ngỗng chạy ra biển cũng là lúc Mị Châu đã bị vua cha
chém đầu, Trọng Thủy ôm xác Mị Châu đem về táng ở Loa Thành. Không đắm mình trong hào
8
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

quang, danh vọng, trong hạnh phúc vui mừng hưởng vinh quang của sự thống trị uy quyền, sau
khi Mị Châu chết, ảo tưởng tiêu tan, tình yêu mất, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương
nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết.
Mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ là tham vọng
chiếm được Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp. Nhưng hai tham vọng đó không
thể dung hoà. Trọng Thuỷ tự tử vì hiểu ra rằng không thể giải quyết mâu thuẫn gay gắt trong
con người mình, vì sự day dứt ân hận khi đã phản bội lại tấm lòng trong trắng của Mị Châu.
Đây không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của
nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực. Trọng Thủy đã phải
trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Sự lừa dối nhơ
nhớp của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng,
không thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước. Bản án
đích đáng của Trọng Thuỷ là cái chết trong nỗi ám ảnh. Nhân dân đã bày tỏ thái độ căm phẫn
không tha thứ và không đội trời chung với kẻ cướp nước. Kẻ cướp nước sẽ bị toà án lương tâm
và lịch sử phán xét, sớm muộn chúng sẽ thất bại thảm hại trong cuộc chién tranh chính nghĩa
bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Đấy là niềm tin mạnh mẽ của nhân dân   trước
những thử thách của lịch sử.
- Suy nghĩ về mối tình Trọng Thuỷ – Mị Châu
+ Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ không phải là tình yêu lứa đôi đích thực.
+ Đó là một tình yêu bi kịch.
+Ý nghĩa: sáng tạo câu chuyện tình Mị Châu – Trọng Thuỷ ông cha ta nói lên tiếng nói chống
chiến tranh xâm lược.
Câu chuyện tình của Mị Châu - Trọng Thủy phải chăng là lời giải thích cho nguyên nhân và
nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước? Bi kịch tình yêu này giúp ta hiểu rằng con người không thể mù
quáng vì tình riêng mà quên đi nghĩa vụ công dân, trách nhiệm đối với đất nước. Đặc biệt, hạnh
phúc, tình yêu không thể đạt được nhờ những âm mưu, toan tính. Tình yêu Mị Châu – Trọng
Thuỷ thắm thiết nhưng bi thảm. Nhân dân ta không ca ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm
thương xót vì hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến tranh làm cho tan vỡ. Mối oan tình ấy đã được
đền bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng nước. “Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy
nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm”. “Ngọc trai - giếng nước” vừa là hình ảnh có
giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt xét về phương diện tổ chức cốt truyện. Nó là sự kết
thúc duy nhất hợp lí cho số phận của đôi trai gái Mị Châu, Trọng Thủy, cùng với sự thể hiện tư
tưởng, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân đối với bi kịch tình yêu này nói chung, nhân vật
Mị Châu nói riêng. Trước khi chết, Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, nặng đến
mức nàng không dám xin tha chết mà chỉ xin được: “biến thành châu ngọc để rửa sạch mối
nhục thù”. Vì vậy, đây không phải là hình ảnh kết tinh của mối tình thuỷ chung của Trọng Thuỷ
– Mị Châu vì sau khi tỉnh ngộ, Mị Châu không thể nhanh quên tội, tiếp tục thuỷ chung với kẻ
thù của mình. Đây là:
+ Lời minh oan, chiêu tuyết cho Mị Châu.
+ Chứng nhận Trọng Thuỷ đã tìm được sự tha thứ trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên
kia.
+ Là sự khoan hồng, ân xá cho kẻ đã biết ân hận, khát khao được hoá giải tội lỗi như Trọng
Thuỷ.
Như vậy, “ngọc trai – giếng nước” là hình ảnh mang ý nghĩa của sự hoá giải hận thù,
nói lên truyền thống ứng xử bao dung, đầy nhân hậu của dân gian đối với hai nạn nhân tỉnh ngộ
muộn màng của cuộc chiến tranh xâm lược. Đây cũng là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng
chiến tranh xâm lược, là tiếng nói nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ.
9
Nguyễn Thị Mai Loan THPT Tây Hồ

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
– Xây dựng nhân vật vừa gắn với “cốt lõi sự thật lịch sử” vừa lung linh yếu tố hoang đường, kì
ảo tạo nên “chất thơ và mộng” tràn đầy trong tác phẩm.
– Các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ và hành động được chọn lọc để khắc sâu hình tượng nhân
vật.
– Xây dựng hình ảnh nghệ thuật giàu chất tư tưởng – thẩm mĩ.
2. Nội dung
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủylà một truyền thuyết đặc sắc, tiêu
biểu cho hệ thống truyền thuyết Việt Nam. Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn và nêu lên
những bài học sâu sắc không bao giờ cũ đối với muôn đời - bài học về tinh thần cảnh giác, luôn
tỉnh táo để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, việc nước và việc nhà.

10

You might also like