Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 35

Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

LỜI NÓI ĐẦU


Hệ thống lạnh có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nó có mặt
hầu hết trong các ngành như chế biến thực phẩm, bảo quản, y tế, công nghiệp,
phục vụ đời sống tiện nghi của con người. Là một ngành quan trọng không thể
thiếu trong việc phát triển đất nước
Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sử dụng hệ thống lạnh, giảm sức lao
động của con người, năng cao sự tin cậy tuổi thọ của máy trong quá trình vận hành
sủ dụng máy móc việc tự động hóa các thiết bị lạnh là một nhu cầu tất yếu
Đối với sinh viên em, sau khi tìm hiểu và tiến hành làm đồ án môn học “ Kỹ
thuật lạnh”, cùng với sự hướng dẫn của thầy:TS. Nguyễn Thành Văn đã đem lại
cho em những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm cho công việc tương lai sau này.
Trong suốt quá trình làm đồ án được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
dẫn, các thầy cô giáo trong khoa và sự nỗ lực của bản thân, đến nay đồ án của em
đã hoàn thành. Tuy nhiên, trong khi làm đồ án, do kiến thức còn hạn chế nên khó
tránh khỏi sai sót. Vì vậy em rất mong có được sự quan tâm chỉ bảo quý báu của
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Đà Nẵng, Ngày 19 Tháng 06 Năm 2013

SVTH: LÊ CÔNG CẦU

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 1 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN

DÙNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH


1.1. Các thiết bị điều khiển:

Để làm nhiệm vụ điều khiển, đóng mở máy trong các mạch điện
người ta sử dụng nhiều thiết bị điện khác nhau.

1.1.1 Aptomat (MCCB):

Hình 1.1: Thiết bị đóng ngắt điện tự động (Aptomot)

Aptomat được sử dụng để đóng ngắt các mạch điện và bảo vệ thiết bị
trong trường hợp quá tải, Aptomat đóng ngắt không thường xuyên, cấu tạo
Aptomat gồm hệ thống các tiếp điểm có bộ phận dập hồ quang, bộ phận tự
động cắt mạch để bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Bộ phận cắt mạch điện bằng

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 2 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

tác động điện từ theo dòng cực đại, khi dòng vượt quá trị số cho phép Aptomat
sẽ cắt mạch điện để bảo vệ thiết bị

1.1.2 Rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR)

Rơ le nhiệt được sử dụng để bảo vệ quá dòng hoặc quá nhiệt. Khi
dòng điện quá lớn hoặc vì một lý do gì đó nhiệt độ cuộn dây mô tơ quá
cao. Rơ le nhiệt ngắt mạch điện để bảo vệ mô tơ máy nén.

Rơ le nhiệt có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài máy nén. Trường hợp đặt
bên ngoài rơ le nhằm bảo vệ quá dòng thường được lắp đi kèm công tắc tơ.
Một số máy lạnh nhỏ có bố trí rơ le nhiệt bên trong ở ngay đầu máy nén.

Hình 1.2: Rơ le nhiệt lắp trong máy nén

1- Dây nối, 2- Chụp nối; 3- Chốt tiếp điểm; 4- Đầu cực 5- Tiếp điểm; 6- Cơ cấu
lưỡng kim; 7- Điện trở; 8- Thân; 9- Vít

1.1.3 Công tắc tơ và rơ le trung gian:

Các công tắc tơ và rơ le trung gian được sử dụng để đóng ngắt các mạch
điện. Cấu tạo của chúng bao gồm các bộ phận chính sau đây:

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 3 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

Hình 1.3: Công tắc tơ

1. Cuộn dây hút;


2. Mạch từ tính;
3. Phần động (phần ứng);
4. Hệ thống tiếp điểm (thường đóng và thường mở);

Mạch từ: là các lõi sắt có hình dạng III và II gồm nhiều tấm tôn Silic ghép
lại tránh tổn hao dòng điện xoáy. Mạch từ được chia làm hai phần, phần cố
định (phần tĩnh) và phần động (phần ứng). Phần động gọi là nắp và được nối
với hệ thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn.

Cuộn dây hút: là cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện
trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi sắt cố định. Vì
vậy không được phép cho điện áp qua cuộn dây khi nắp mở. Cuộn dây làm
việc khi điện áp bằng ( 85 đến 110%)Iđm. Khi điện áp giảm còn (60% đến
70%)Iđm thì cuộn dây nhã nắp và các tiếp điểm bị ngắt.

Hệ thống các tiếp điểm có cấu tạo khác nhau và thường được mạ kẽm
để đảm bảo tiếp xúc tốt. Các thiết bị đóng ngắt lớn thì có bộ phận dập hồ
quang ngoài ra còn có thêm các tiếp điểm phụ để đóng mạch điều khiển.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 4 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

1.1.4 Rơ le bảo vệ áp suất :

Để bảo vệ máy nén khi áp suất dầu và áp suất hút thấp, áp suất đầu đẩy
quá cao người ta sử dụng các rơ le áp suất dầu (OP), rơ le áp suất thấp (LP) và
rơ le áp suất cao (HP). Khi có một trong các sự cố nêu trên, các rơ le áp suất
sẽ ngắt mạch điện cuộn dây của công tắc tơ máy máy nén để dừng máy.

Dưới đây chúng là cấu tạo và nguyên lý làm việc của các rơ le áp suất

1.1.4.1 Rơ le áp suất dầu :

Một điểm trong cấu tạo của rơ le áp suất dầu cũng cần lưu ý là khi hiệu
áp suất giảm, rơ le không tác động dừng máy ngay mà phải thông qua điện trở
đốt nóng cơ cấu lưỡng kim, cơ cấu lưỡng kim giãn nở nhiệt mới dừng máy.
Có nghĩa rằng, hiệu áp suất phải thực sự giảm và giảm trong một thời gian
nhất định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì trong quá trình làm việc, do
sự dao động hoặc do có lẫn các bọt khí hiệu áp suất có thể giảm tức thời. Đây
không phải là sự cố mà chỉ là những tác động mang tính nhất thời.
Trường hợp rơ le áp suất không có điện trở sấy và cơ cấu lưỡng kim
như trên, cần phải sử dụng rơ le thời gian để đếm thời gian giảm hiệu áp
suất. Chỉ khi hiệu áp suất giảm trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là 10 giây) thì mới tác động dừng máy nén.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 5 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

Hình 1.4: Sơ đồ hoạt động của rơ le áp suất dầu

Hình 1.5: Rơ le áp suất dầu

1- Phần tử cảm biến áp suất dầu; 2- Phần tử cảm biến áp suất hút;
3- Cơ cấu điều chỉnh; 4- Nút reset; 5- Bộ phận thử nghiệm

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 6 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

Rơ le bảo vệ áp suất dầu, lấy tín hiệu của áp suất dầu và áp suất cacte
máy nén. Phần tử cảm biến áp suất dầu “OIL” (1) ở phía dưới của rơ le được
nối đầu đẩy bơm dầu và phần tử cảm biến áp suất thấp “LP” (2) được nối với
cacte máy nén.
Nếu chênh lệch áp suất dầu so với áp suất trong cacte ∆p = pd - po nhỏ
hơn giá trị đặt trước được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định thì
mạch điều khiển tác động dừng máy nén. Khi ∆p nhỏ thì dòng điện sẽ đi
qua rơ le thời gian (hoặc mạch sấy cơ cấu lưỡng kim). Sau một khoảng thời
gian trễ nhất định, thì rơ le thời gian (hoặc cơ cấu lưỡng kim ngắt mạch điện)
ngắt dòng điều khiển khởi đến khởi động từ máy nén. Độ chênh lệch áp suất
cực tiểu cho phép có thể điều chỉnh nhờ cơ cấu 3. Khi quay theo chiều kim
đồng hồ sẽ tăng độ chênh lệch áp suất cho phép, nghĩa làm tăng áp suất dầu
cực tiểu ở đó máy nén có thể làm việc.
Độ chênh áp suất được cố định ở 0,2 bar

1.1.4.2. Rơ le áp suất cao HP và rơ le áp suất thấp LP

Trên hình 1.6 là cặp rơ le tổ hợp của HP và LP, chúng hoạt động hoàn
toàn độc lập với nhau, mỗi rơ le có ống nối lấy tín hiệu riêng.
Cụm LP thường bố trí nằm phía trái, còn HP bố trí nằm phía phải. Có
thể phân biệt LP và HP theo giá trị nhiệt độ đặt trên các thang kẻ, tránh
nhầm lẫn.
Rơ le áp suất cao được sử dụng bảo vệ máy nén khi áp suất đầu đẩy
cao quá mức quy định, nó sẽ tác động trước khi van an toàn mở. Hơi đầu đẩy
được dẫn vào hộp xếp ở phía dưới của rơ le, tín hiệu áp suất được hộp xếp
chuyển thành tín hiệu cơ khí và chuyển dịch hệ thống tiếp điểm, qua đó ngắt
mạch điện khởi động từ máy nén.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 7 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

Hình 1.6: Rơ le tổ hợp áp suất cao và thấp

Giá trị đặt của rơ le áp suất cao là 18,5 kG/cm2 thấp hơn giá trị đặt của

van an toàn 19,5 kG/cm2. Giá trị đặt này có thể điều chỉnh thông qua vít “A”.
Độ chênh áp suất làm việc được điều chỉnh bằng vít “B”. Khi quay các vít “A”
và “B” kim chỉ áp suất đặt di chuyển trên bảng chỉ thị áp suất.

1.1.5. Thermostat :

a) Nhiệm vụ:

Khống chế và duy trì nhiệt độ cần thiết trong buồng lạnh, ngăn đông hoặc
nhiệt độ trong phòng.

b) Cấu tạo:

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 8 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

Hình 1.7: Cấu tạo thermostat

c) Nguyên lí hoạt động:

Khi nhiệt độ dàn lạnh giảm xuống dưới mức yêu cầu, áp suất trong đầu
cảm nhiệt và trong hộp xếp giảm đến mức cơ cấu lật bật xuống dưới ngắt tiếp
điểm làm máy nén ngưng hoạt động.
Nhiệt độ trong buồng lạnh dần tăng lên, áp suất trong hộp xếp tăng theo,
hộp xếp dãn dần ra. Khi nhiệt độ tăng quá mức cho phép cũng là lúc hộp xếp
đẩy cơ cấu lật lên phía trên đóng mạch cho động cơ hoạt động trở lại.
Để các tiếp điểm đóng và ngắt dứt khoát người ta bố trí cơ cấu lật hoặc
nam châm vĩnh cửu để hút tiếp điểm.
Khi điều chỉnh nhiệt độ buồng lạnh bằng cách xoay núm điều chỉnh từ vị
trí nhỏ đén vị trí lớn thực chất là điều chỉnh sức căng ban đầu của lò xo. Mỗi
lần thay đổi vị trí núm xoay của lò xo thì nhiệt độ trong buồng lạnh thay đổi từ
5  70C. Các số ghi trên bảng chia độ (1  10) 0C hoặc các kí hiệu khác không

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 9 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

chỉ ra nhiệt độ của buồng lạnh mà chỉ quy ước định tính để chỉ độ lạnh lớn hay
nhỏ.

d) Kiểm tra:

Kiểm tra tĩnh: dùng VOM đo thông mạch tiếp điểm Thermostat. Ở nhiệt
độ bình thường các tiếp điểm của Thermostat đều đóng, như vậy nếu đo không
thông mạch thì Thermostat dã bị hỏng.
Kiểm tra động: lắp sơ bộ vào máy, cho máy chạy và chỉnh thermostat ở vị
trí nhỏ nhất, nếu sau thời gian hoạt động mà thấy thermostat tác động làm máy
dừng thì thermostat đang làm việc tốt.

1.1.6. Rơ le bảo vệ áp suất nước (WP) và rơ le lưu lượng

Nhằm bảo vệ máy nén khi các bơm giải nhiệt thiết bị ngưng tụ và bơm
giải nhiệt máy nén làm việc không được tốt (áp suất tụt, thiếu nước...) người
ta sử dụng rơ le áp suất nước.
Rơ le áp suất nước hoạt động giống các rơ le áp suất khác, khi áp suất
nước thấp, không đảm bảo điều kiện giải nhiệt cho dàn ngưng hay máy nén,
rơ le sẽ ngắt điện cuộn dây khởi động từ của máy nén để dừng máy. Như vậy
rơ le áp suất nước lấy tín hiệu, hiệu áp suất ở đầu đẩy của các bơm nước.
Ngược lại rơ le lưu lượng lấy tín hiệu của dòng chảy. Khi có nước chảy
qua rơ le lưu lượng tiếp điểm tiếp xúc hở, hệ thống hoạt động bình thường.
Khi không có nước chảy qua, tiếp điểm của rơ le lưu lượng đóng lại, đồng thời
ngắt mạch điện cuộn dây khởi động từ và dừng máy.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 10 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

CHƯƠNG 2
MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ CÁC
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

2.1 Mạch bảo vệ mất pha và khởi động sao - tam giác:

Trên hình 1.8 giới thiệu mạch bảo vệ pha và khởi động sao - tam giác
được sử dụng trong các hệ thống lạnh.

2.1.1 Các ký hiệu trên mạch điện:


- MC, MS và MD – Cuộn hút của các khởi động từ sử dụng đóng mạch chính,
mạch sao và mạch tam giác của mô tơ máy nén.
- AX1, AX2, AX3, OCX - Cuộn hút của các rơ le trung gian và rơ le báo sự cố.
- T, T1, T3 - Cuộn hút và tiếp điểm thời gian của rơ le thời gian tác động sau.
-R, S, T và N - Là các dây pha và dây trung tính.
-AX1, AX2, AX3, MCX, MS1, MD1,- Là các tiếp điềm thường mở lần lượt
của các rơ le trung gian AX1, AX2, AX3, MCX và công tắc tơ MS,MD.
-WPX, OPX, HPX, LPS - Là các tiếp điểm thường đóng của rơ le áp suất
nước, áp suất dầu và áp suất cao.
-START, STOP - Là các nút nhấn tắt và mở.
-OCR – Là tiếp điểm rơ le nhiệt.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 11 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

AT-3P-10A F AX1 AX2 EMERGENCY


R

S
AX3 START AX3
T

T3 MCX

R1 STOP

T1 HPX
MD1 MS1

OPX2

WPX
AX1 MS2 MD2

T4
T1
AX2 MC MD MS LPX
5S

L1 L2 L3

AX3
OCR
N

? CH B? O V?
M? T PHA KH? I Ð? NG SAO- TAM GIÁC

Hình 1.8: Mạch bảo vệ mất pha và khởi động sao-tam giác.

-L1, L2, L3, L4 – Là các đèn báo pha và đèn báo quá nhiệt.
-EMERGENCY – Là nút dừng khẩn cấp.

2.1.2 Mạch bảo vệ mất pha:

2.1.2.1 Mục đích:

Khi mất một pha là sự cố rất nguy hiểm, dễ gây cháy cho động cơ 3pha.
Nên ta phải dung mạch bảo vệ mất pha.

2.1.2.2 Nguyên lý làm việc:

Nếu các pha T,S không có điện, rơ le AX1,AX2 đều không có điện hoặc
một trong hai pha bị mất thì các tiếp điểm thường hở AX1,AX2 không đóng.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 12 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

Do đó mạch điều khiển không có điện nên máy nén không chạy được, bơm và
quạt cũng không chạy được. Khi pha R mất điện thì mạch cũng không có điện
nên không chạy máy nén, bơm và quạt được.

2.1.3 Mạch khởi động sao - tam giác:

2.1.3.1 Mục đích:

Do dòng khởi động của động cơ rất lớn, gấp 3-5 lần với động cơ 1pha.
Cho nên đối với động cơ trung bình và lớn phải giảm dòng khởi động cua động cơ:
+ Đối với động cơ có 6 cuộn dây( tương đương 2 động cơ nhỏ) thì ta
dùng mạch Y-Y, Δ- Δ. Tức là khi khởi động chỉ có 3 cuộn dây làm việc, dòng làm
việc giảm đi ½ nên dòng khởi động giảm đi ½ và khi động cơ đạt đến định mức thì
cho 3 cuộn dây còn lại đi vào hoạt động.
+ Dùng mạch Y- Δ. Khi bình thường động cơ chạy ở chế độ Δ, khi khởi
động động cơ chạy ở chế độ hình Y. Điện áp đặt lên mỗi cuộn dây giảm đi 3 lần,
nên dòng khởi động giảm đi 3 lần. Khi động cơ đạt được vòng quay định mức thì
quay là chế độ Δ.

2.2.3.2 Nguyên lý làm việc:

Khi nhấn nút START để khởi động máy, nếu hệ thống không có các sự cố
áp suất cao, áp suất thấp, áp suất dầu, áp suất nước, quá nhiệt thì tất cả các tiếp
điểm thường đóng HPX, LPX, OPX, WPX, OCR ở trạng thái đóng. Dòng điện đi
qua cuộn hút của rơ le trung gian (AX3). Khi cuộn hút (AX3) có điện nhờ tiếp
điểm thường m ở AX3 mắc nối tiếp với tiếp điểm thường mở MCX đóng lại nên
tự duy trì điện cho cuộn AX3. Tiếp điểm thường mở MCX đóng khi không có sự
cố áp suất nước ở bơm giải nhiệt máy nén và bơm giải nhiệt dàn ngưng và tất cả
bưm quạt giait nhiệt đều hoạt động.
Khi cuộn hút (AX3) có điện, tiếp điểm thường mở AX3 thứ hai của nó sẽ
đóng mạch điện cho các cuộn dây khởi động từ (MC) và (MS) hoặc (MD). Trong

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 13 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

thời gian 5 giây đầu (thời gian này có thể thay đổi tuỳ ý) rơ le thời gian T1 có
điện và bắt đầu đếm thời gian, mạch cuộn dây khởi động từ (MS) có điện, máy
chạy theo sơ đồ nối sao, cuộn (MD) không có điện.
Sau thời gian cài đặt 5 giây, tiếp điểm của rơ le thời gian nhảy và đóng
mạch cuộn (MD), mạch cuộn (MS) mất điện. Kết quả máy chuyển từ sơ đồ nối sao
sang tam giác.
Do cuộn dây (MC) nối với cặp tiếp điểm thường mở MS, MD nối song song
nên dù máy có chạy theo sơ đồ nào thì cuộn (MC) cũng có điện.
Khi xảy ra quá nhiệt (do máy quá nóng hay dòng điện quá lớn) thì cơ cấu
thanh lưỡng kim của rơ le quá nhiệt OCR nhảy và đóng mạch điện đèn báo
hiệu sự cố (L4) báo hiệu sự cố đồng thời cuộn hút (AX3) mất điện và đồng thời
các khởi động từ của mô tơ máy nén mất điện và máy dừng.

Nếu xảy ra một trong các sự cố áp suất dầu, áp suất cao,áp suất hút thấp
hoặc áp suất nước, hoặc nhấn nút STOP thì cuộn hút(AX3) mất điện và máy nén
cũng sẽ dừng.

2.2 Mạch bảo vệ áp suất dầu:

2.2.1 Mục đích:

Rơ le áp suất dầu khác với rơ le khác ở hai điểm:


+ Có 2 đầu lấy tín hiệu áp suất, áp suất tác động là hiệu của 2 áp suất này ( áp
suất đầu đẩy bơm dầu và đầu hút máy nén)
+ Do bơm dầu đặt ngay trên trục khủy của máy nén, nên mạch điện phải thiết kế
sao cho khi khởi động chưa có áp suất dầu, máy nén vẫn khởi động được nhưng khi
máy nén hoạt động nếu mất áp suất dầu, máy nén phải dừng.

2.3.2 Các ký hiệu trên mạch điện:

-R, N – Là dây pha và dây trung tính.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 14 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

-MD, AX3, OPX và OP – Là các tiếp điểm thường hở: Công tắc tơ của máy
nén, rơ le trung gian AX3, OPX và của rơ le áp suất OP.
-L5 – Đèn bảo sự cố áp suất dầu thấp.
-Rơ le áp suất có dây mây so, tiếp điểm tác động hiệu áp suất và tiếp điểm nhiệt.
-RES – Là tiếp điểm thường đóng của cuộn dây reset.
2.3.3 Nguyên lý làm việc:

Hình 1.9 Sơ đồ mạch bảo vệ áp suất dầu.

Khi hiệu áp suất dầu và áp suất trong cacte máy nén giảm xuống quá thấp, tiếp
điểm OPX đóng mạch điện trở có điện, dòng điện đi qua điện trở và đốt nóng cơ
cấu lưỡng kim. Khi nhiệt độ cơ cấu lưỡng kim đủ lớn, do giãn nở nhiệt nên cơ cấu

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 15 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

lưỡng kim bị uốn cong làm hở tiếp điểm (Timer switch), mạch điện nối với rơ le áp
suất OP mất điện.
Khi hệ thống đang hoạt động bình thường công tắc tơ (MD) của máy nén đóng
tiếp điểm (MD) cấp điện cho rơ le áp suất, cơ cấu lưỡng kim của rơ le áp suất dầu
đóng, cuộn dây rơ le trung gian (OP) mắc nối tiếp với nó có điện. Mạch điện cuộn
(OPX) và đèn (L5) không có điện do tiếp điểm thường đóng OP và thường mở
OPX đang ở trạng thái hở.
Khi áp hiệu áp suất dầu nhỏ hơn giá trị định sẵn, dòng điện đi qua điện trở
sấy của rơ le và bắt đầu đốt nóng cơ cấu lưỡng kim, khi đủ nóng cơ cấu lưỡng kim
nhả ra cuộn dây rơ le trung gian (OP) mắc nối tiếp với nó mất điện, kéo theo các
tiếp điểm thường đóng OP đóng lại cấp điện cho OPX, cuộn dây rơ le trung gian
(OPX) và đèn (L5) có điện. Cuộn dây (OPX) có điện làm cho các tiếp điểm thường
đóng OPX1 mở ra, cuộn dây (AX3) trên mạch khởi động máy nén mất điện và tác
động dừng máy nén.

Thông thường khi sự cố xảy ra, các mạch điện sự cố sẽ tự duy trì, chỉ sau khi
xử lý xong sự cố và nhấn nút RESET mới có thể khởi động lại máy nén. Mạch
điện cuộn sự cố (OPX) cũng tự duy trì thông qua tiếp điểm thường đóng OPX2
của nó ở trên sơ đồ. Nếu không có mạch này thì sẽ rất nguy hiểm, vì người vận
hành có thể chạy lại máy ngay mà không để ý là đang có sự cố áp suất dầu.

Trên mạch áp suất dầu, sử dụng tiếp điểm thường mở của cuộn dây rơ le trung
gian AX3 như là điều kiện để mạch áp suất dầu có hiệu lực. Mạch sự cố của cuộn
(OPX) chỉ có hiệu lực khi cuộn (AX3) có điện tức khi máy nén đang hoạt động
mà mất áp suất dầu. Trường hợp khi khởi động máy, do bơm dầu chưa hoạt động
nên hiệu áp suất sẽ bằng 0, nhưng nhờ cuộn (AX3) chưa có điện nên mạch sự cố
áp suất dầu chưa có hiệu lực và máy vẫn có thể khởi động được.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 16 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

2.3 Mạch giảm tải:

2.3.1 Mục đích:

Mạch giảm tải trong sơ đồ đã chỉ ra trên hình 1.10 dưới được sử dụng để giảm
tải trong các trường hợp sau:
+ Khi mới khởi động đang chạy theo sơ đồ sao Y, do dòng khởi động rất lớn
nên bắt buộc giảm tải.
+ Khi vận hành do phụ tải lớn, người vận hành muốn giảm tải bằng tay.
+ Lúc chạy bình thường (chế độ tam giác ∆) nhưng áp suất hút quá thấp, hệ
thống hoạt động không hiệu qủa nên máy chuyển sang chế độ giảm tải.
2.4.2 Sơ đồ mạch điều khiển giảm tải:

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 17 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

F
R

THX2 MS

OFF
AUTO
MAN
COS

SV1 L6

Hình 1.10: Sơ đồ mạch điều khiển giảm tải.

2.4.3 Các ký hiệu dùng trong mạch điện:


-R, N – Là dây pha và dây trung tính;
-F – Cầu chì;
-MD, MS, TH1 – Là tiếp điểm thường mở của công tắc tơ (MD), (MS) và
rơ le áp suất thấp.
-COS – Là công tắc xoay;
-L6 - Là đèn báo giảm tải;
2.4.4 Nguyên lý làm việc:
Khi nhiệt độ phòng lạnh đạt yêu cầu rơ le nhiệt độ tác động mở ra làm cuộn
dây THX mất điện, kéo theo cặp tiếp điểm thường đóng THX2 đóng lại cấp điện
cho van điện từ SV1 có điện làm cho áp suất dầu trong xylanh giảm tải giảm
xuống. Làm cho lò so thắng lực đẩy áp suất dầu, cam giảm tải quay 1 góc giảm tải
làm lá van hút trồi lên( van hút lúc này ở trạng thái mở) cặp xylanh trên làm việc
không tải

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 18 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

Sau thời gian giảm tải nếu nhiệt độ môi trường cần làm lạnh tiếp tục giảm
xuống thì tiếp tục giảm tải các cặp xylanh tiếp theo
Nếu nhiệt độ phòng tăng, rơ le nhiệt độ TH1 đóng lại cuộn dây THX có điện,
làm cho cặp tiếp điểm thường đóng TH2 mở ra van điện từ mất điện đóng lại, áp
suất dầu trong xylanh giảm tải tăng lên thắng lực cản lò xo, làm cam giảm tải di
chuyển, van hút và ty giảm tải thụt xuống, lá van hút làm việc lại bình thường
Công tắc xoay COS trên sơ đồ điều khiển cho phép lựa chọn chế độ giảm
tải bằng tay MANUAL (ngay lập tức), chế độ giảm tải tự động AUTO hoặc
ngắt mạch giảm tải OFF.
Sơ đồ mạch điện trên hình trên cho thấy trong quá trình khởi động khi đang
chạy theo sơ đồ sao Y thì máy nén luôn luôn giảm tải vì lúc này cuộn dây khởi
động từ (MS) đang có điện, tiếp điểm thường mở của nó trên mạch giảm tải đóng
và cuộn (SV1) có điện.
Khi ở chế độ tự động AUTO, chỉ khi nhiệt độ phòng lạnh nhỏ hơn giá trị đặt
trước thì sẽ giảm tải.
Khi máy nén đang ở chế độ giảm tải, đèn (L6) sẽ sáng báo hiệu hệ thống
đang chạy chế độ giảm tải.

2.4. Mạch bảo vệ áp suất cao:

2.4.1 Mục đích:

Khi máy nén đang chạy áp suất ngưng tụ cao thì nhiệt độ cuối tầm nén cao dễ
gây cháy dầu bôi trơn, làm giảm năng suất lạnh, hiệu quả làm lạnh, và khả năng
mất an toàn cao. Vậy cần bảo vệ máy nén tránh bị áp suất cao.

2.5.2 Sơ đồ mạch điều khiển bảo vệ:

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 19 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

F
R

AX3

HP RES

UP - ON
HPX

HPX L7

Hình 1.11: Sơ đồ mạch điều khiển bảo vệ áp suất cao.

2.5.3 Các ký hiệu dùng trong mạch điều khiển:

- R, N – Là dây pha và dây trung tính;


-F – Cầu chì;
-HPX, HP – Là tiếp điểm thường mở của rơ le trung gian (HPX), và rơ le áp suất
cao;
-RESET – Là tiếp điểm thường đóng của rơ le reset;
-L7 - Là đèn báo áp suất cao
2.5.4 Nguyên lý làm việc:
Khi hệ thống hoạt động bình thường, tiếp điểm của Rơle áp suất cao HP mở,
đèn (L7) và cuộn (HPX) không có điện. Khi áp suất phía đẩy của máy nén vượt quá

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 20 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

giá trị đặt trước, tiếp điểm Rơle áp suất cao HP đóng. Cuộn dây rơ le trung gian
(HPX) có điện và đèn (L7) sáng báo hiệu sự cố. Lúc này tiếp điểm thường đóng
HPX2 nhả ra. Trên mạch khởi động cuộn (AX3) mất điện và tác động dừng máy
nén.

Rơle sự cố (HPX) cũng tự duy trì điện cho nó thông qua các tiếp điểm thường
đóng RES và tiếp điểm thường mở HPX1. Chỉ sau khi khắc phục xong sự cố và
nhấn nút RESET thì cuộn (HPX) mới mất điện.

2.5 Mạch bảo vệ áp suất hút thấp

2.5.1 Mục đích:

Áp suất hút thấp do nghẹt phin lọc, quạt dàn lạnh hỏng, thiếu ga, thì áp suất hút
thấp giảm…áp suất hút thấp làm mất áp suất dầu, nguy hiểm cho máy nén, do vậy
ta phải bảo vệ áp suất hút thấp

2.5.2 sơ đồ mạch:

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 21 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

F
R

MD

LP RES

LPX

LPX L7

2.5.3 nguyên lý hoạt động:

Khi sảy ra sự cố áp suất hút thấp thì rơ le áp suất tác động đóng lại cấp điện
cho cuộn dây rơ le trung gian LPX có điện, làm cho cặp tiếp điểm LPX thường mở
đóng lại duy trì dòng điện . tiếp điểm thường đóng LPX mở ra làm cuộn dây AX3
mất điện, máy nén dừng.

Khắc phục sự cố xong ta nhấn nút reset, cuộn dây LPX mất điện các tiếp
điểm của nó về lại trạng thái bình thường. lúc này ta khởi động máy nén bình
thường.

2.6 Mạch bảo vệ áp suất nước và quá dòng bơm, quạt giải nhiệt :

2.6.1 Mục đích:

Trong thực tế có nhiều trường hợp bơm nước vẫn chạy nhưng không có
nước giải nhiệt cho dàn ngưng và máy nén, do bơm bị air, bị tắc đầu hút của
bơm. Đây là một trường hợp rất nguy hiểm nên ta phải thiết kế mạch điện sao
cho khi mất áp suất nước thì máy nén phải dừng.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp áp suất nước chỉ mất thoáng qua rồi

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 22 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

phục hồi lại được, mà ta vẫn cho máy nén dừng thì viêc khởi động lại rất phức
tạp, nên ta phải thiết kế mạch điện sao cho nếu bị mất áp suất nước trong 1
thời gian nào đó rồi hồi phục lại được thì không có gì xảy ra, còn không mới
cho máy nén dừng.

Trong mạch còn có bảo vệ quá dòng bơm, quạt giải nhiệt.

2.6.2 Sơ đồ mạch điều khiển:

F
R

MCP1 MCP1 MCP2 RES T2


L8 AUX
WP1 WP2
OFF MCP2 WPX
AUTO MAN
COS1
MCF1
WPX

MCF1
MCX MCP1 MCP2 MCCF1

MCP1 MCP2 MCCF1 MCCF2

T3 T2
OCRP1 OCRP2 OCRCF1 OCRCF2
MCX 10 S
5M

Hình 1.12 Mạch bảo vệ áp suất nước và bơm, quạt giải nhiệt

Trên hình 1.12 giới thiệu mạch điều khiển, bảo vệ bơm, quạt giải nhiệt và bảo vệ
áp suất nước. Mạch điện có tác dụng điều khiển chạy các bơm, quạt giải nhiệt dàn
ngưng và bảo vệ máy nén khi mất áp suất nước.

2.6.3 Các ký hiệu dùng trong mạch:

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 23 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

- T, N – Là dây pha và dây trung tính;


- F, T3 – Cầu chì và rơ le thời gian tác động sau.
- MCP1,2, MF1,2, WPX, AX3, T2 – Là tiếp điểm thường mở của công
tắc tơ (MCP), (MCCF); rơ le trung gian (WPX), (AX3) và rơ le thời gian tác
động sau;
- OCRP1,2; OCRF1,2; WPX, RES – Là tiếp rơ le nhiệt và tiếp điểm
thường đóng rơ le áp suất nước và cuộn hút nút nhấn reset.
- RESET – Là tiếp điểm thường đóng của rơ le reset;
- L8, L9 - Là đèn báo quá dòng của bơm hoặc quạt và đèn báo mất áp suất
nước.
- (MCP), (MCCF), (MCX), (WPX), (AUX), (T2) ,(T3)– Là cuộn hút
công tắc tơ của bơm nước, quạt; rơ le trung gian, rơ le báo sự cố và rơ le thời
gian tác động sau;
- WP - Là tiếp điểm của rơ le áp suất nước;

2.6.4 Nguyên lý làm việc:

2.6.4.1 Mạch bảo vệ áp suất nước:

Trên hình 1.12 trình bày mạch bảo vệ áp suất nước. Trong hệ thống này có 02
bơm và 02 quạt giải nhiệt: Bơm v ừ a giải nhiệt dàn ngưng và vừa giải nhiệt máy
nén, sẽ có 02 rơ le áp suất nước (WP) bảo vệ.

Khi hoạt động bình thường, tiếp điểm của rơ le áp suất nước mở, cuộn dây rơ
le thời gian T2 không có điện.

Khi xảy ra sự cố mất áp suất nước bơm thì cuộn dây rơ le thời gian (T2) có
điện và bắt đầu đếm thời gian. Nếu sự cố kéo dài quá thời gian đặt (10 giây) tiếp
điểm T2 đóng lại, cuộn (WPX) có điện và đèn (L9) sáng báo hiệu sự cố. Cuộn
(WPX) tự duy trì nhờ tiếp điểm thường mở WPX1 đóng lại. Đồng thời với báo

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 24 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

hiệu sự cố tiếp điểm thường đóng của WPX2 trên mạch khởi động nhả ra, cuộn
(AX3) mất điện và máy dừng.

Rơle thời gian T2 rất quan trọng, nó có tác dụng điều khiển dừng máy khi áp
suất nước thực sự giảm trong một thời gian nhất định, mà không tác dụng tức thời.
Tránh trường hợp dừng máy do giảm áp suất tức thời khi có các bọt khí trong
dòng nước hoặc dao động bất thường khác. Sau sự cố áp suất nước, muốn khởi
động lại hệ thống, phải nhấn nút RESET mới có thể khởi động lại máy nén.

T3 là rơ le tác động sau, khi máy bơm, quạt giải nhiệt chạy được khoảng thời
gian 5 phút thì tác động đóng tiếp điểm thường hở T3 cấp điện cho máy nén chạy.

2.6.4.2 Điều khiển chạy các bơm và quạt :

Để chạy các bơm và quạt giải nhiệt có thể thực hiện theo hai chế độ:

- Chế độ bằng tay (MAN): Bật công tắc COS1 sang vị trí MAN, nếu không có
sự cố áp suất nước và sự cố quá dòng của các bơm quạt (tiếp điểm WPX và OCR
đóng) các cuộn dây khởi động từ của các bơm, quạt có điện và đóng điện cho mô
tơ các bơm, quạt.

- Chế độ tự động (AUTO): Bật công tắc COS1 sang vị trí AUTO. Ở chế độ tự
động bơm quạt sẽ khởi động cùng với máy nén. Sau khi nhấn nút START trên
mạch khởi động nếu không có bất cứ sự cố nào thì cuộn (AX3) có điện, đồng thời
đóng tiếp điểm AX3 cấp điện cho các cuộn dây của các khởi động từ (MCP) và
(MCCF) của bơm, quạt giải nhiệt và bơm, quạt hoạt động.

Khi một trong các thiết bị bơm giải nhiệt máy nén, bơm và quạt giải nhiệt dàn
ngưng không làm việc thì cuộn (MCX) mất điện, mạch khởi động máy nén mất
điện và ngừng máy nén.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 25 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

2.6.4.3 Bảo vệ quá dòng bơm, quạt giải nhiệt:

Khi một trong 2 thiết bị gồm bơm nước giải nhiệt, quạt giải nhiệt dàn ngưng bị
quá dòng, rơ le nhiệt nhảy khỏi vị trí thường đóng và đóng mạch điện cuộn dây rơ
le trung gian (AUX) và đèn (L8) sáng báo sự cố. Cuộn dây sự cố (AUX) đóng
mạch chuông báo hiệu sự cố, đồng thời cuộn dây của rơ le trung gian (MCX) mất
điện. Tiếp điểm hường mở của nó trên mạch khởi động nhả ra, cuộn (AX3) mất
điện và máy dừng ngây lập tức.

2.7 Mạch cấp dịch và điều khiển quạt dàn lạnh:

2 . 7 . 1 Mạch cấp dịch dàn lạnh:

Mạch điện sẽ tác động ngừng cấp dịch cho dàn lạnh trong các trường hợp
sau đây:
F
R

XD2

MC
OFF

AUTO

MCF1 MCF2

R2
TH2

TH1 THX OFF L11 MCF L12 L13


AUTO

XD1

MCF1 MCF2

THX L10 SV2


OCRF OCRF2

Hình 1.13 Mạch cấp dịch và điều khiển quạt dàn lạnh.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 26 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

+ Trong giai đoạn rút dịch của quá trình xả băng (cuộn XD1 có điện

và tiếp điểm thường đóng XD1 mở).

+ Khi nhiệt độ phòng lạnh đạt yêu cầu thì tiếp điểm thermostat (TH) ngắt.

Có hai chế độ cấp dịch:

- Chế độ tự động (AUTO): Bật công tắc COS2 sang vị trí AUTO ở chế độ
này việc cấp dịch khi máy nén chạy và chỉ dừng khi xả băng hoặc khi nhiệt độ
phòng đạt yêu cầu. Khi hệ thống dừng, mạch cấp dịch ngắt.

- Chế độ bằng tay (MAN): Bật công tắc COS2 sang vị trí MAN, ở chế độ cấp
dịch bằng tay việc cấp dịch có thể thực hiện ngay cả khi máy nén đang ngừng
hoạt động miễn là nhiệt độ phòng không quá thấp và không phải trong giai
đoạn rút dịch của quá trình xả băng.

Khi hệ thống đang cấp dịch thì đèn L10 sẽ sáng báo hiệu đang thực hiện cấp dịch.

2.7.2 Mạch điều khiển quạt dàn lạnh:

Khi khởi động hệ thống, sau khi chạy bơm quạt giải nhiệt thì máy nén chạy
và tiếp điểm MC1 đóng cung cấp điện cho các cuộn dây của khởi động từ (MCF)
của quạt dàn lạnh và mô tơ quạt có điện và bắt đầu làm việc thì đèn L12, L13 sẽ
sáng báo quạt dàn lạnh đã chạy.

Thông qua công tắc COS3 có thể lựa chọn chế độ chạy quạt là tự động
AUTO hoặc bằng tay MAN và có thể dừng quạt khi xoay về vị trí OFF. Tuy nhiên
dù ở chế độ nào thì khi đang xả băng (cuộn XD2 có điện) thì quạt cũng phải dừng.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 27 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

2.7.2.2 Bảo vệ quá dòng quạt dàn lạnh:

Khi xảy ra sự cố quá dòng của quạt MCF1 hoặc MCF2 thì tiếp điểm rơ le
nhiệt OCRF1 hoặc OCRF2 sẽ nhảy và đèn (L11) sáng báo hiệu sự cố.

Lúc này các cuộn dây của khởi động từ (MCF) tương ứng sẽ mất điện, làm
cho rơ le trung gian (MCF) có điện sẽ đóng tiếp điểm thường hở của nó trên mạch
chuông báo, người vận hành dựa vào đèn báo chạy mà reset lại rơ le nhiệt .

2.8 Mạch xả băng ba giai đoạn:

2.8.1 Mục đích:

Khi băng bám nhiều trên dàn lạnh, hiệu quả trao đổi nhiệt giảm.Trong quá
trình làm việc, việc phải vào trong các buồng lạnh là bất đắc dĩ và cần hạn chế, mặt
khác bên trong buồng lạnh khi đang hoạt động cũng rất khó quan sát, kiểm tra mức
độ bám băng, hơn nữa nhiều dàn lạnh có vỏ bao che khá kín bên ngoài nên cũng rất
khó xác định mức độ bám băng.
Vì vậy, xác định mức độ bám băng dàn lạnh gián tiếp thông qua dòng điện mô
tơ quạt. Khi băng bám nhiều, đường gió tuần hoàn trong dàn lạnh bị thu hẹp, trở
lực tăng lên và dòng điện mô tơ tăng theo. Đối với người vận hành có kinh nghiệm,
khi dòng điện mô tơ tăng đến một giá trị nào đó so với dòng chạy bình thường thì
biết cần phải tiến hành xả băng. Một số hệ thống lạnh do MYCOM lắp đặt tại Việt
Nam người ta đánh dấu vị trí cần xả băng trên ampe kế của quạt dàn lạnh.

2.9.2 Nguyên lý làm việc:

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 28 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

F
R

MC

TIMER
24H

XD2

C1 TH3

XD1 TD1 TD2

L14 C1 L15

XD3

TD1 TD2

5M 20M

XD1 XD2 XD3

Hình 1.14 Sơ đồ mạch xã băng 3 giai đoạn


Quá trình xã băng thực hiện qua 3 giai đoạn và hoạt động hoàn toàn tự động. Thời
gian thực hiện hiện được đặt sẵn qua Rơle thời gian 24h.
Tiến hành xã băng như sau:
+ Ở chế độ bình thường tiếp điểm 1-3 của rơle thời gian 24h có điện, hệ thống hoạt
động bình thường.
+ Ở chế độ xã băng cặp tiếp điểm 1-2 của rơle thời gian 24h sẽ có điện, cấp điện
cho cuộn hút trung gian XD1. Cặp tiếp điểm thường đóng XD1 trở thành thường
hở, ngắt điện van điện từ SV1, ngừng cấp dịch cho dàn lạnh, máy chạy ở chế độ rút
dịch, quạt dàn lạnh vẫn chạy. Đồng thời cấp điện cho cuộn hút của rơle thời gian
TD1, sau thời gian 5 phút rơle thời gian tác động, cặp tiếp điểm thường mở TD1 sẽ

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 29 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

trở thành thường đóng, cấp điện cho cuôn hút XD2, ctđ XD2 từ thường đóng trở
thành thường hở làm ngừng quạt dàn lạnh, đồng thời XD2 cấp điện cho mạch điện
trở xã băng. Sau thời gian 20 phút xã băng rơle thời gian 24h sẽ tác động làm cho
cặp tiếp điểm 1-2 sẽ mở ra và đóng ctđ 1-3 cuộn hút XD1 mất điện làm cho ctđ
XD1 đóng lại cấp dịch cho dàn lạnh, cuộn hút XD2 mất điện làm cho ctđ XD2
đóng lại, cấp nguồn cho dàn lạnh. Máy hoạt động bình thường.
+TH2 là tiếp điểm của rơle nhiệt độ để bảo vệ không cho quạt dàn lạnh
chạy khi nhiệt độ trong dàn cao.
+TH3 là tiếp điểm của rơle nhiệt độ bảo vệ dàn lạnh khi điện trở còn đốt
nóng mà dàn lạnh hết băng.
+ Cuộn hút XD3 dùng khi dừng xã băng đột ngột khi có sự cố trong quá t
rình xã băng
Khi có sự cố ta nhấn nút STOP cấp điện cho cuộn hút XD3, làm cho ctđ
XD3 từ thường đóng trở thành thường hở, ngắt điện cho cuộn hút XD2, ngừng
cấp điện cho điện trở, đồng thời không cho quạt dàn lạnh chạy khi dừng sự cố
lúc xã băng. Sau khi khắc phục sự cố ta nhấn nút RESET điện trở hoạt động
bình thường.
2.9 Mạch chuông báo động sự cố:

2.9.1 Mục đích:

Các sự cố của hệ thống đều rất nguy hiểm gây mất an toàn (cho con người và
thiết bị), nên khi có sự cố thì mạch này tác động làm cho máy dừng và bảo cho
người vận hành biết (chuông reo và đèn bảo). Ngoài ra nó không cho phép máy tự
khởi động trở lại khi có điện trở lại. Chỉ khi nào người vận hành khắc phục được
sự cố nhấn nút ẩn RESET thì máy lạnh mới có thể tự khởi động trở lại.

2.9.2 Sơ đồ và nguyên lý làm việc:

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 30 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

F
R

OPX

LPX

HPX

MCX

AUX

BZX BZX Bell Stop


WPX

MCF RES1 RES2 Reset

OCR
BZ BZX RES

Hình 1.15 Sơ đồ mạch sự cố

Khi xảy ra các sự cố áp suất cao, mất áp suất nước, áp suất dầu thấp, quá dòng,
thì các tiếp điểm AUX, HPX, OPX, WPX, OCX, MCF sẽ đóng mạch điện của
chuông (BZ) có điện và chuông reo báo sự cố.
Khi đó người vận hành biết được sự cố, muốn tắt chuông thì phải nhấn nút
BELL STOP rơ le trung gian (BZX) có điện, được duy trì qua tiếp điểm thường hở
BZX của nó và đồng thời mở tiếp điểm thường đóng BZX để ngừng tiếng chuông.
Sau khi khắc phục các sự cố xong, nhấn nút RESET, điện đi qua cuộn dây của
rơ le trung gian (RES), tất cả các tiếp điểm thường đóng RES của nó trên các mạch
sự cố sẽ nhả ra, làm mất điện các cuộn dây của các rơ le trung gian (AUX), (HPX),

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 31 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

(OPX), (WPX), (OCX), (MCF) mạch báo sự cố và hệ thống có thể bắt đầu khởi
động.

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 32 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN

DÙNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH


1.1. Các thiết bị điều khiển………………………………………...Trang:2

1.1.1 Aptomat (MCCB)……………………………………………...Trang:2

1.1.2 Rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR)………………Trang:3

1.1.3 Công tắc tơ và rơ le trung gian………………………………..Trang:4

1.1.4 Rơ le bảo vệ áp suất ………………………………………….Trang:5

1.1.4.1 Rơ le áp suất dầu ……………………………………………Trang:5

1.1.4.2. Rơ le áp suất cao HP và rơ le áp suất thấp LP……………Trang:7

1.1.5. Thermostat : ………………………………………..…………Trang :8

1.1.6. Rơ le bảo vệ áp suất nước (WP) và rơ le lưu lượng ………….Trang:10

CHƯƠNG 2 MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ CÁC THIẾT BỊ CỦA HỆ


THỐNG LẠNH

2.1 Mạch bảo vệ mất pha và khởi động sao - tam giác:11

2.1.1 Các ký hiệu trên mạch điện:……………………………… …Trang:11

2.1.2 Mạch bảo vệ mất pha: ………………………………………..Trang:12

2.1.3 Mạch khởi động sao - tam giác:……………………………....Trang:13

2.2 Mạch bảo vệ áp suất dầu: ………………………………………Trang:14

2.3 mạch giảm tải: …………… .Trang:18

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 33 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

2.4. Mạch bảo vệ áp suất cao……………………………….……...Trang:19

2.5 Mạch bảo vệ áp suất hút thấp………………………………….Trang:20

2.6 Mạch bảo vệ áp suất nước và quá dòng bơm, quạt giải nhiệt.Trang:21

2.7 Mạch cấp dịch và điều khiển quạt dàn lạnh: …………………Trang :25

2.8 Mạch xả băng ba giai đoạn: ………………………………....Trang:27

2.9 Mạch chuông báo động sự cố: ……………………………….Trang :29


Mục lục: ………………………………….......................................Trang:32

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 34 SVTH: Lê Công Cầu


Đồ án môn học Thiết kế mạch điện điều khiển hệ thống lạnh

GVHD: TS. Nguyễn Thành Văn Trang 35 SVTH: Lê Công Cầu

You might also like