Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ ĐỊA 6

PHẦN I Trắc nghiệm ( 4,0 Điểm)


Câu 1. Để khôi phục và dựng lại lịch sử các nhà sử học đã, dựa vào những nguồn tư liệu
nào?
A. Tư liệu chữ viết. B. Tư liệu hiện vật.
C. Tư liệu truyền miệng. D. Cả ba nguồn tư liệu trên.
Câu 2. Công lịch quy ước
A. Một thập kỷ 100 năm. Một thế kỷ 10 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm
B. Một thập kỷ 10 năm. Một thế kỷ 100 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm
C. Một thập kỷ 1000 năm. Một thế kỷ 100 năm. Một thiên niên kỷ có 10 năm
D. Một thập kỷ 1 năm. Một thế kỷ 10 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm
Câu 3. Nối cột A và B cho phù hợp
A B
1. Tư liệu truyền miệng. a. Các di tích lịch sử, đồ vật
2. Tư liệu hiện vật. b. Sách vở, bia khắc trên bia đá.
3. Tư liệu chữ viết c. Các câu chuyện kể, lời kể truyền đời.
A. 1a, 2b, 3c. B. 1c, 2a, 3b. C. 1b, 2a, 3c. D. 1c, 2b, 3a.
Câu 4. Công cụ lao động chủ yếu của người nguyên thủy.
A. Rìu đá. B. công cụ lao động bằng sắt đồng.
C. Máy cày D. Lưỡi cuốc đồng
Câu 5. Xã hội nguyên thủy trải qua những giai đoạn nào?
A. Bầy người nguyên thủy. B. Công xã thị tộc.
C.Thị tộc mẫu hệ. D. Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc
Câu 6 :Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất?
 A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.                
B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.  
D Gây ra hiện tượng động đất núi lửa .                   
Câu 7: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền;
ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất
liền?
   A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
   B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
 C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên
chậm và nguội đi chậm hơn nước.
D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên
nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 8: Khu vực có mưa nhiều trên Trái Đất là vùng
A. Vùng chí tuyến
B. Vùng xích đạo
C. Vùng cực Bắc và cực Nam
D. Vùng sâu trong nội địa
Câu 9: Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
  A. Từ 201 - 500 mm.
   B. Từ 501- l.000mm.
 C. Từ 1.001 - 2.000 mm.
D Trên 2.000 mm.
Câu 10: Lượng mưa trong năm tại một địa phương được tính là
A. Lượng mưa trung bình của 12 tháng trong năm
B. Tổng lượng mưa của các tháng trong mùa mưa
C. Tổng số lượng mưa 12 tháng.
D. Lương mưa trung bình nhiều năm
 PHẦN II. Tự Luận ( 6,0 Điểm)
Câu 1.(3 điểm)  Khái quát những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên
thủy.
Câu 2.(1.5 điểm)  Em hãy nêu đặc điểm tự nhiên của các đới khí hậu trên Trái Đất? Việt Nam
nằm ở đới khí hậu nào?
Câu 3.(1.5 điểm) Nêu khái niệm của nội lực và ngoại lực? Nội lực và ngoại lực có tác động thế nào đến
bề mặt Trái Đất?

PHẦN I Trắc nghiệm ( 4,0 điểm.) Mỗi câu : 0,4 điểm.


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B B A C C B D C C
Phần II:Tự luận ( 6,0 điểm.)
Câu Nội dung Điểm
Khái quát những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời
nguyên thủy.
- Về kinh tế: 
+ Con người đã biết sử dụng kim loại để chế tác công cụ lao động; các
công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau ngày càng được sử dụng 1,5
phổ biến và phong phú về chủng loại.
+ Địa bàn cư trú của con người ngày càng được mở rộng, từ chỗ cư trú
1
trong các hang động, mái đá, con người đá dần chuyển xuống khai phá
khu vực đồng bằng ven những dòng sông lớn, như: sông Hồng, sông Mã,
sông Cả…
- Về xã hội: trong xã hội bước đầu có sự phân hóa, tuy nhiên, sự phân
hóa này không triệt để, không sâu sắc.
+ Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống. 1,5

2 - Đới nóng (hay nhiệt đới là nơi có lượng nhiệt cao, quanh năm nóng. Gió 1,5
thường xuyên thổi ở khu vực này là gió Tín Phong. Lượng mưa trung bình
năm đạt từ 1000-2000 mm.
- Hai đới ôn hòa (hay ôn đới) là nơi có lượng nhiệt trung bình. Trong năm
có bốn mùa rõ rệt. Gió thường xuyên thổi ở khu vực này là gió Tây ôn đới.
Lượng mưa trung bình năm đạt từ 500-1000mm.
- Hai đới lạnh (hay hàn đới) là khu vực giá lạnh và có băng tuyết hầu
như quanh năm. Gió thường xuyên thổi ở khu vực này là gió Đông cực.
Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500 mm.
- Việt Nam nằm ở đới nóng( nhiệt đới gió mùa)
*Khái niệm:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
* Tác động của nội lực và ngoại lực:
- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt
1,5
3 gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa
hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,

- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và
quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình
bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…

You might also like