Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

I, BẢN CHÁT, MỤC ĐÍCH CÔNG NGHỆ VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

1, Bản chất
Chưng cất là phương pháp tách hỗn hợp chất lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa
vào sự khác nhau về độ bay hơi của chúng bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần quá
trình bay hơi và ngưng tụ
2, Mục đích công nghệ và phạm vi sử dụng
- Mục đích chuẩn bị: Thô chế, làm sạch các tạp chất thô, ví dụ: các chất keo, nhựa,
bẩn,...trong quy trình sản xuất rượu hoặc thô chế các nguyên liệu tinh dầu.
- Mục đích khai thác thu nhận sản phẩm nhưa: Cất cồn, cất rượu, cất các loại tinh
dầu.
- Mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, đó là quá trình tinh chế, ví dụ: Tinh chế
cồn, tinh chế các loại tinh dầu có kinh tế cao,...
II, CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1, Khái niệm
Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như
hỗn hợp khí – lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào nhiệt độ bay hơi khác nhau
của các cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa
của các cấu tử khác nhau).
Sự khác nhau về khả năng bay hơi thể hiện qua sự chênh lệch về nhiệt độ sôi,
hoặc ở cùng một nhiệt độ nhưng áp suất khác nhau. Trong bài này, nhóm nghiên
cứu về sự chênh lệch nhiệt độ sôi. Do sự chênh lệch về nhiệt độ, nên các cấu tử có
nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi trước và các cấu tử có nhiệt độ sôi cao hơn sẽ bay
hơi sau.
Khi chưng cất ta thu được nhiều sản phẩm và thường thì bao nhiêu cấu tử sẽ thu
được bấy nhiêu sản phẩm. Và ta xét đến trường hợp hỗn hợp gồm hai cấu tử, khi
đó quá trình chưng cất sẽ cho:
Sản phẩm đỉnh chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi lớn và một phần rất ít cấu tử có
độ bay hơi bé.
Sản phẩm đáy chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi bé và một phần rất ít cấu tử có
độ bay hơi lớn.
2.2, Hỗn hợp hai cấu tử
Phân loại hỗn hợp hai cấu tử
- Dung dịch lý tưởng: là dung dịch mà ở đó lực liên kết giữa các phân tử cùng loại
và lực liên kết giữa các phân tử khác loại bằng nhau, khi đó các cấu tử hòa tan vào
nhau theo bất cứ tỷ lệ nào. Cân bằng giữa lỏng và hơi hoàn toàn tuân theo định luật
Raoult.
- Dung dịch thực: là những dung dịch không hoàn toàn tuân theo định luật Raoult,
sự sai lệch với định luật Raoult là dương nếu lực liên kết giữa các phân tử cùng
loại lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử khác loại, ngược lai, sai lệch là âm nếu
lực liên kết giữa các phân tử cùng loại nhỏ lực liên kết giữa các phân tử khác loại.
Trường hợp lực liên kết giữa các phân tử khác loại rất bé so với lực liên kết giữa
các phân tử cùng loại thì dung dịch sẽ phân lớp, nghĩa là các cấu tử không hòa tan
vào nhau hoặc hòa tan không đáng kể.
Căn cứ vào mức độ hòa tan, có thể chia dung dịch hai cấu tử thành các loại sau:
1, Chất lỏng hòa tan vào nhau theo bất cứ tỷ lệ nào
2, Chất lỏng hòa tan một phần vào nhau
3, Chất lỏng không hòa tan vào nhau.
2.3, Cơ sở tính toán quá trình chưng cất hỗn hợp hai cấu tử
2.3.1, Cân bằng pha
Thành phần cân bằng của các pha trong hệ lỏng – hơi bão hòa đối với dung dịch
lý tưởng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn được xác định bởi định luật Raul: áp
suất riêng phần của mỗi cấu tử trong pha hơi bên trên dung dịch bằng tích số của
áp suất hơi bão hòa của cấu tử đó (ở cùng nhiệt độ) với nồng độ phần mol của cấu
tử đó trong dung dịch.
p  pbh .x

Trong đó:
- Áp suất riêng phần của cấu tử phân bố trong pha hơi bên trên chất lỏng trong
điều kiện cân bằng;
pbh - Áp suất hơi bão hòa của cấu tử đó ở cùng nhiệt độ;
x - Nồng độ phần mol của cấu tử trong dung dịch.
Mặt khác, áp suất riêng phần còn được xác định theo phương trình:

p x. pbh
ycb  
P P

Nếu hệ gồm hai cấu tử A và B, theo định luật Dalton, ta có áp suất chung là:

P  p A  pB

P  p Abh .x  pBbh .(1  x)


Hay:

Thay vào phương trình trên, ta có với cấu tử A:

p Abh .x
y Acb 
p Abh .x  pBbh .(1  x)

Trong đó:

pA, pB là áp suất riêng phần của cấu tử A và B

p Abh , pBbh là áp suất hơi bão hòa của cấu tử A và B.

p Abh

Gọi: pBbh là độc bay hơi tương đối của cấu tử A trong hỗn hợp, ta có:

 .x
y Acb 
1  x.(  1)

Phương trình trên gọi là phương trình đường cân bằng đối với cấu tử dễ bay hơi A và
đường biểu diễn nó gọi là đường cân bằng. Phương trình này dùng cho dung dịch lý
tưởng. Đối với dung dịch thực, số liệu cân bằng thường được xác định bằng thực nghiệm
2.3.2, Cân bằng vật liệu.

Ký hiệu các đại lượng như sau:

GF - lượng nguyên liệu đầu, kmol/s;

GD - lượng nguyên liệu đỉnh, kmol/s;

GB - lượng nguyên liệu đáy, kmol/s;

xF - nồng độ phần mol cấu tử dễ bay hơi trong hỗn hợp đầu.

xD - nồng độ phần mol cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đỉnh.

xB - nồng độ phần mol cấu tử dễ bay hơi trong sản phẩm đáy.

Phương trình cân bằng vật liệu toàn tháp: GF  GB  GD

Đối với cấu tử dễ bay hơi: GF .xF  GD .xD  GB .xB

x F  xB
GD  GF .( )
Lượng sản phẩm đỉnh : xD  xB

Lượng sản phẩm đáy : GB  GF  GD

- Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn luyện có dạng:

Rx x
y .x  D
Rx  1 Rx  1

Trong đó:

y – nồng độ phần mol của cấu tử dễ bay hơi trong pha hơi đi từ đĩa dưới lên đĩa.
x – nồng độ phần mol của cấu tử dễ bay hơi trog pha lỏng chảy tử đĩa đó xuống
đĩa dưới.

Gx
Rx 
GD − chỉ số hồi lưu.

Gx − lượng lỏng hồi lưu về tháp, kmol/s.

Trong phương trình trên đối với mỗi trường hợp cụ thể Rx và xD là những đại lượng
không đổi, vì thế phương trình trên có dạng đường thẳng

y  A.x  B

- Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng có dạng:

Rx  1 L 1
y .x  . xB
Rx  L L  Rx

GF
L
Trong đó: GD

- Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng cũng có dạng đường thẳng
y  A.x  B

2.3.3, Chỉ số hồi lưu thích hợp.

- Chỉ số hồi lưu tối thiểu của tháp chưng luyện:

xD  yF*
Rx min  *
y F  xF

Trong đó:
yF* − nồng độ cấu tử dễ bay hơi tron pha hơi cân bằng nồng độ trong pha lỏng xF trong

hỗn hợp đầu.

- Chỉ số hồi lưu làm việc thường được xác định qua chỉ số hồi lưu tối thiểu:
Rx  b.Rx min

Trong đó:
b – hệ số dư.
Vấn đề chợn chỉ số hồi lưu thích hợp rất quan trọng, vì khi chỉ số hồi lưu bé thì số bậc
của tháp lớp nhưng tiêu tốn hơi đốt ít, ngược lại khi chỉ số hồi lưu lớn thì số bậc của tháp
có ít hơn nhưng tiêu tốn hơi đốt lại lớn.
Trong tính toán công nghiệp, tùy theo yêu cầu của mức độ chính xác ta có ba cách xác
định chỉ số hồi lưu sau đây:
Để tính gần đúng ta có thể lấy chỉ số hồi lưu làm việc bằng:
Rx  (1, 2  2,5) Rx min

Hay Rx  1,3 Rx min  0,3

Xác định chỉ số hồi lưu từ điều kiện thể tích tháp nhỏ nhất ( không tính đến các chỉ tiêu
kinh tế vận hành). Trong trường hợp này ta cần thiết lập quan hệ giữa chỉ số hồi lưu và

thể tích của tháp Rx  V

Cũng dễ dàng thấy rằng, thể thích làm việc của tháp tỉ lệ với tích số mx ( Rx  1) hay tích

m y ( Rx  1) m
số , trong đó mx hay y là số đơn vị chuyển khối.
m
Vấn đề là phải xác định các trị số của mx hay y ứng với giá trị Rx khác nhau để thiết

lập quan hệ phụ thuộc giữa Rx hay mx ( Rx  1) trên đồ thị. Điểm cực tiểu của đường cong
vẽ được sẽ cho ta giá trị thể tích thiết bị nhỏ nhất và ứng với điểm đó sẽ có chỉ số hồi lưu
thích hợp.
Hình 1: Đồ thị xác định chỉ số hồi lưu thích hợp.

Ví dụ đối với Rx1  Rx min ta vẽ đường làm việc của hai đoạn tháp ( hình trên ), từ đó ta

xác định số đơn vị chuyển khối mx1 bằng phương pháp đồ thị thích phân theo công thức:
xD dx
mx  
xB x  xcb

Cho lần lượt các giá trị Rx khác nhau ta sẽ thu được các giá trị mx tương ứng. Quan hệ

phụ thuộc Rx  mx ( Rx  1) được biểu thị bởi đồ thị hình trên. Điểm cực tiểu là điểu ứng

với chỉ số hồi lưu thích hợp Rxth mà ta cần tìm.


Để xác định chi số hồi lưu chính xác nhất ta phải tính đến chỉ tiêu kinh tế. Muốn thế ta
phải xác định toàn bộ chi phí cho sản xuất của hệ thống với nhiều giá trị chi số hồi lưu
khác nhau. Tổng chi phi sản xuất của hệ thống bao gồm: khấu hao giá thành thiết bị A,
tiêu tốn sửa chữa P, tiêu tốn vận hành T.
Quan hệ giữa chi phí sản xuất và chỉ số hồi lưu biểu thị ở hình trên. Điểm cực tiểu của

đường tổng chi phí  ứng với chỉ số hồi lưu thích hợp và tổng chi phí bé nhất.

Hình 2: Xác định chỉ số hồi lưu thích hợp kinh tế nhất.

2.3, Phân loại


2.3.1, Theo quá trình chưng cất
- Chưng cất phân đoạn: Dùng để có được một độ tinh khiết cao của phần cất hay
để chưng cất nhiều cấu tử khác nhau từ hỗn hợp. Có thể thực hiện dưới áp suất
thấp hơn để cải thiện bước tách nếu nhiệt độ sôi gần nhau.
- Chưng cất lôi cuốn: Dùng khi các chất lỏng cần tách hòa tan với nhau: nước và
cồn. Nếu hỗn hợp là những chất không tan vào nhau như nước dầu, có lắng cặn và
gạt đi.
2.3.2, Theo nguyên lý làm việc
a, Chưng cất đơn giản: Tách hỗn hợp các cấu tử có độ bay hơi khác nhau. Thường
để làm sạch sơ bộ và làm sạch các cấu tử khỏi tạp chất.
- Chưng cất bay hơi dần dần: Chủ yếu dùng trong phòng thí nghiệm để xác định
đường cong chưng cất Enghen. Chưng cất bay hơi một lần: Cho phép nhận được
phần chưng cất lớn hơn so với bay hơi một lần.
- Chưng cất bay hơi nhiều lần: Cho phép quá trình tách các phân đoạn theo mong
muốn
b, Chưng cất phức tạp
- Chưng cất có hồi lưu: Để nâng cao khả năng phân chia hỗn hợp lỏng, người ta
tiến hành cho hồi lưu một phần sản phẩm đỉnh. Nhờ sự tiếp xúc thêm một lần giữa
pha lỏng (hồi lưu) và pha hơi trong tháp được làm giàu thêm cấu tử nhẹ nhờ đó mà
độ phân chia cao hơn.
- Chưng cất có tinh luyện: Dựa vào quá trình trao đổi chất nhiều lần giữa pha lỏng
và hơi nhờ vào các đĩa hay đệm. Chưng cất sẽ có độ phân chia cao hơn nếu kết hợp
với hồi lưu.
- Chưng cất chân không và chưng cất với hơi nước: Độ bền nhiệt các cấu tử trong
dầu phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và thời gian lưu. Đối với các phân đoạn có
nhiệt độ sôi cao, người ta cần tránh sự phân hủy chung (320C – 420C) chưng cất.
Nếu nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ phân hủy chúng ta dùng chưng cất chân không
hay chưng cất hơi nước. Hơi nước làm giảm áp suất hơi riêng phần làm chsung sôi
ở nhiệt độ thấp hơn.
2.4, Các phương pháp chưng cất
2.4.1, Chưng cất đơn giản
Dùng để tách các hỗn hợp gồm các cấu tử có độ bay hơi rất khác nhau. Phương
pháp này thường dùng để tách sơ bộ hoặc làm sạch các cấu tử khỏi tạp chất
Thường được ứng dụng để chưng cất các sản phẩm không đòi hỏi có độ tinh
khiết cao. Trong công nghệ thực phẩm, phương pháp này thường được ứng dụng
để sản xuất các loại tinh dầu thô từ thực vật hoặc các loại rượu thủ công. Quá trình
chưng cất thường được thực hiện ở điều kiện thường. Nguyên liệu được đưa vào
nồi, sau đó gia nhiệt đến nhiệt độ sôi bằng các tác nhân như củi, than đốt trực tiếp
hoặc hơi nước. Hơi bay lên được đưa vào thiết bị ngưng tụ, sản phẩm ngưng tụ
được đưa về thùng chứa. Sau khi kết thúc mẻ chưng cất, bã hoặc phần chất lỏng
khó bay hơi được tháo ra ngoài ở đáy.

Hình 3: Hệ thống chưng cất đơn giản


Ưu điểm:
- Thiết bị đơn giản
- Thực hiện dễ dàng
2.4.2, Chưng cất bằng hơi nước
Hình 4: Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Phương pháp này được dùng để phân chia các chất lỏng không hòa tan trong
nước. Chẳng hạn dùng hơi nước để chưng cất tinh dầu sả, tinh dầu hương nhu,
quế,...; chưng cất các phần tử nặng trong chế biến dầu mỏ. Hơi nước được phun
trực tiếp vào chất lỏng có chứa thành phần cần chưng cất, làm cho nó sôi, hơi bay
lên hoà tan cùng với hơi nước để đến thiết bị ngưng tụ. Sau khi ngưung tụ ta thu
được hỗn hợp lỏng từ nước và chất dễ bay hơi thể lỏng không hòa tan trong nước.
Việc tách sản phẩm lỏng ra khỏi nước được thực hiện lắng phân ly hoặc ly tâm.
Đương nhiên nếu hỗn hợp lỏng có chứa cả nước với tỷ lệ đáng kể thì ta có thể
cấp nhiệt gián tiếp để chưng cất, giống như chưng cất đơn giản.
Ưu điểm: Tiến hanh quá trình với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của chất lỏng
chưng cất ở cùng áp suất.
2.4.3, Chưng cất liên tục
a, Chưng cất liên tục bằng hệ thống chưng cất đơn giản
Nguyên lý hoạt động: Dung dịch cần chưng cất được dẫn vào thiết bị chưng cất
I và được đun nóng bởi hơi nước gián tiếp đi trong ống ruột gà 1. Hơi của cấu tử dễ
bay hơi bay lên từ I có nồng độ y1, bị chưng cất II, được đun sôi bởi hơi nước
trong ruột gà. Hơi của cấu tử dễ bay hơi bay lên từ II có nồng độ y 2 vào thiết bị
ngưng tụ 3 và được ngưng tụ thành lỏng. Lỏng này vào thiết bị chưng cất III được
chưng cất, hơi bay lên có nồng độ y3 được ngưng tụ tại thiết bị ngưng tụ 3 thành
lỏng. Lỏng này vào thiết bị chưng cất IV và tiếp tục được chưng cất, hơi bố lên từ
thiết bị này có nồng độ y4 được ngưng tụ tại thiết bị ngưng tụ NT3 thành lỏng và
được lấy làm sản phẩm (nếu nồng độ đạt yêu cầu)
Hình 5: Sơ đồ chưng cất đơn giản, liên tục nhiều thiết bị
1.ống hơi nước bão hòa; 2. Thiết bị chưng cất; 3. Thiết bị ngưng tụ; 4. Sảm phẩm
ra
Đây là hệ thống chưng cất đơn giản nhiều lần liên tục gồm bốn nồi cùng với các
thiết bị cấp nhiệt và ngưng tụ tương ứng. Hơi đi ra từ các nồi chưng là y 1 < y2 < y3 <
y4...; nhiệt độ của pha lỏng ở đáy nồi sau thấp hơn ở nồi trước: t 1 > t2 > t3 > t4...;
nồng đọ pha lỏng ở nồi sau cao hơn nồi trước: x 1 < x2 < x3 < x4... Hệ thống này có
ưu điểm là đơn giản, sản phẩm có nồng độ cao theo yêu cầu (tùy số lượng ghép các
bộ chưng cất đơn giản) nhưng vẫn cồng kềnh, lượng năng lượng tiêu hao lớn (vì
thiết bị chưng cất nào cũng có bộ đốt). Mạt khác hệ thống muốn làm việc được liên
tục thì nguyên liệu phải vào liên tục và sản phẩm đáy ở các thiết bị chưng cất I, II,
III, IV cũng phải được xả liên tục. Theo chiều tăng dần của các thiết bị, nồng độ
cấu tử dễ bay hơi tăng lên dẫn đến hiện tượng cấu tử xả đáy cũng tăng lên. Do vậy
hiệu suất thu hồi của cấu tử dễ bay hơi trong hệ thống này giảm.
b, Chưng cất liên tục trên hệ thống tháp
Hình 6: Hệ thống tháp chưng cất
1. Bể chứa dung dịch; 2. Bơm; 3. Thùng cao vị; 4. Định lượng; 5. Thiết bị gia
nhiệt; 6. Tháp chưng cất; 7. Thiết bị ngưng tụ; 8. Thiết bị làm lạnh thêm;
9. Thùng chứa sản phẩm; 10. Thiết bị đo nồng độ; 11. Thiết bị chứa sản phẩm
đáy; 12; van xả nước ngưng
hđ – hơi đốt; nn – nước ngưng; n – nước làm mát
Nguyên lý hoạt động: Dung dịch chưng cất chứa trong bể chứa 1, được bơm 2
bơm lên thùng cao vị 3. Thùng này có tác dụng ổn định áp suất dung dịch vào tháp
trong quá trình làm việc. Từ thùng cao vị dung dịch qua định lượng 4 rồi chảy qua
thiêt bị gia nhiệt 5, khi đi qua gia nhệt dung dịch được đốt nóng lên nhiệt độ theo
yêu cầu (nhiệt độ sôi) bằng hơi đốt bão hòa trước khi đi vào tháp chưng cất 6 ở vị
trí đĩa tiếp liệu (vị trí tiếp liệu đã được tính toán cụ thể). Trong tháp chưng cất xảy
ra quá trình chuyển khối. Với một số đĩa nhất định cuối cùng trên đỉnh tháp ta thu
được cấu tử dễ bay hởi dạng nguyên chất. Hơi này ra khỏi tháp đi vào thiết bị
ngưng tụ 7 được hóa lỏng nhờ nước làm lạnh chảy ngoài ống từ dưới lên. Lỏng này
ra khỏi thiết bị ngưng tụ một phần được hồi lưu về tháp, một phần được lấy ra làm
sản phẩm. Để giảm tổn thất cho sản phẩm ta cho sản phẩm chảy tiếp qua thiết bị
làm lạnh thêm 8 để giảm nhiệt độ xuống trược lúc cho vào thùng chứa 9. Trong hệ
thống còn có thùng 11 để chứa sản phẩm đáy (cấu tử khó bay hơi). Nếu sản phẩm
đáy không có giá trị thì có thể xả theo cống ra ngoài. Để hệ thống làm việc liên tục
thì phải cho nguyên liệu vào liên tục và sản phẩm phải được lấy ra liên tục. Nồng
độ sản phẩm cần cao hay thấp được điều chỉnh bởi lượng hồi lưu về tháp nhiều hay
ít.
2.4.4, Một số hệ thống chưng cất
a, Hệ thống chưng cất làm việc gián đoạn

Hình 7: Hệ thống tháp chưng cất làm việc gián đoạn


1. Nồi nấu; 2. Tháp chưng cất; 3. Thiết bị ngưng tụ; 4. Thiết bị làm lạnh thêm sản
phẩm; 5. Đo nồng độ; 6. Thùng sản phẩm; 7,8. ống dẫn; 9. ống hồi lưu;
n.l – nguyên liệu; hđ – hơi đốt; n.n – nước ngưng; n – nước; s.p – sản phẩm;
c – cặn
Khi hỗn hợp lỏng hai thành phần cần phân riêng đã được nạp đầy nồi nấu 1 thì
dừng nạp. Cấp nhiệt bằng hơi nước vào thiết bị đốt nóng loại ống xoắn đặt ngay
trong nồi nấu, gia nhiệt để hỗn hợp lỏng sôi và giữ cho nó sôi suốt quá trình chưng
cất. Hơi bay lên từ nồi nấu có nhiều thành phần dễ bốc hơi theo ống 7 đi vào đáy
tháp chưng cất 2 rồi đi qua các đĩa chóp ( hoặc lớp vật đệm đếu tháp đệm) để lên
đỉnh tháp. Khi đi ra từ đỉnh tháp, pha hơi đã có nồng độ chất dễ bốc hơi như ý
muốn, nó được đưa vào thiết bị hồi lưu 3 làm mát bằng hơi nước. Một phần pha
hơi được biến thành pha lỏng có nồng độ xem như của pha hơi, từ thiết bị hồi lưu
chảy qua ống chữ U chảy về đỉnh tháp. Phần hơi còn lại sẽ ngưng tụ hết nhờ thiết
bị ngưng tụ 4, làm mát bằng nước, sản phẩm lỏng chảy qua thiết bị đo nồng độ 5
rồi xuống thùng chứa 6.
Dòng lỏng hồi lưu có nồng độ cao ở đỉnh tháp, giảm dần khi xuống đáy tháp,
theo ống 8 chảy sang nồi nấu. Theo thời gian thì nồng độ thành phần dễ bay hơi
trong nồi nấu và trong pha hơi bay lên, liên tục giảm xuống. Đến khi nào pha lỏng
còn lại trong nồi có nồng độ chất dễ bay hơi như tính toán thì dừng quá trình chưng
cất, thao cặn bã khỏi nồi nấu. Nếu cặn bã còn giá trị kinh tế thì có thể gọi là sản
phẩm đáy tháp. Khi cặn bã không còn giá trị kinh tế thì xử lí như chất thải rồi trả
về môi trường thiên nhiên.
Có thể ghép nồi nấu vào ngay đáy tháp cho gọn, khi đó ống 7,8 biến mất.
b, Hệ thống chưng cất hỗn hợp lỏng hai cấu tử, làm việc liên tục (theo hình 4).
Hỗn hợp lỏng ban đầu được bơm lên thùng cao vị để ổn định áp lực. Từ thùng
cao vị 3 hỗn hợp lỏng chảy qua thiết bị gia nhiệt 4 bằng hơi nước nóng rồi chảy
vào đĩa cao nhất thuộc phần dưới của tháp (đĩa tiếp liệu). Nhiệt độ của hỗn hợp
lỏng sau khi gia nhiệt thường đạt đến nhiệt độ sôi. Cấp nhiệt cho tháp nhờ hơi nước
nóng và thiết bị truyền nhiệt đặt ở đáy tháp. Đối với tháp có năng suất lớn người ta
đưa phần cấp nhiệt đáy tháp riêng, như vậy dễ lắp đặt, vệ sinh và sửa chữa thay thế
hơn. Nếu hệ thống tháp đặt ngoài trời thì thiệt bị hồi lưu được lắp đặt dưới thấp và
nó trở thành thiết bị ngưng tụ hoàn toàn hơi đi ra từ đỉnh tháp. Dòng hồi lưu được
bơm hồi lưu đưa lên đĩa trên cùng của đỉnh tháp. Trường hợp này thuận tiện cho
việc điều chỉnh lưu lượng của bơm hồi lưu thay vì điều chỉnh nhiệt của thiết bị hồi
lưu khi đặt nó trên cao.
Hệ thống tháp chưng cất làm việc liên tục cho ta năng suất cao, chất lượng sản
phẩm ổn định, hiệu quả kinh tế hơn tháp làm việc gián đoạn. Để nâng cao hiệu quả
kinh tế ta có thể dùng thiết bị truyền nhiệt để lấy nhiệt từ dòng cặn (sản phẩm đáy
tháp) cấp cho dòng hỗn hợp lỏng ban đầu nhằm giảm lượng hơi nóng cấp cho hệ
thống. Thậm chí còn có thể dùng hỗn hợp lỏng ban đầu có nhiệt độ còn thấp để
làm mát thiết bị hồi lưu thay cho nước mát.
c, Hệ thống chưng cất hỗn hợp lỏng ba cấu tử.
Hình 8: Hệ thống chưng cất hỗn hợp lỏng ba cấu tử A,B,C.
a. Phân riêng thành phần C khó bay hơi trước;
b. Phân riêng thành phần dễ bay hơi nhất trước tiên là thành phần A.
Ở hình 6.a hỗn hợp ban đầu được tháp thứ nhất, sản phẩm đáy chính là thành
phần C khó bay hơi nhất. Pha hơi đi ra từ đỉnh tháp gồ thành phần A và B, sau khi
qua thiết bị hồi lưu chúng ngưng tụ thành thể lỏng, một phần hồi lưu về đỉnh tháp
thứ nhất, phần còn lại chảy sang tháp thứ hai để phân riêng thành sản phẩm A lấy
ra từ đỉnh, sản phẩm B lấy ra từ đáy tháp. Ở hình 6.b thì thành phần A được lấy ra
ở đỉnh tháp, thành phần B và C là sản phẩm đáy tháp thứ nhất. Sau đó ở tháp thứ
hai phân riêng thành phần B và C.
2.5, Các biến đổi của nguyên liệu.
Các biến đổi chính trong quá trình chưng cất chủ yếu là sự thay đổi về pha diễn
ra trong suốt quá trình chưng cất. Kèm theo sự thay đổi về pha, sự thay đổi về
thành phần hóa học trong hai pha lỏng và khi diễn ra liên tục theo khuynh hướng
sau: trong pha lỏng, càng lúc càng giàu các cấu tử bay hơi; trong pha khí càng lúc
càng giàu các cấu tử dễ bay hơi. Sự thay đổi về thành phần hóa học thường dẫn đến
sự thay đổi các tính chất hóa lý khác như tỷ trọng, độ nhớt, khả năng truyền nhiệt
và các tính chất về nhiệt động lực học.
2.6, Các yếu tố ảnh hưởnh đến quá trình chưng cất.
Quá trình chưng cất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Nguyên liệu: Trong quá trình chưng cất, nồng độ các cấu tử trong hỗn hợp ban
đầu là yếu tố cần quan tâm. Nồng độ các cấu tử cần tinh sạch càng thấp, quá trình
chưng cất sẽ diễn ra càng phức tạp, năng lượng càng lớn.
- Sự chênh lệch nhiệt độ sôi giữa các cấu tử: Độ nhớt, nhiệt dung riêng, khả năng
dẫn nhiệt, nhiệt hóa hơi,… đều có ảnh hưởng đến quá trình chưng cất.
- Các tính chất về nhiệt động giữa nguyên liệu: Độ nhớt, nhiệt dung riêng, khả
năng dẫn nhiệt, nhiệt hóa hơi,...đều có ảnh hưởng đến quá trình chưng cất.
- Các thông số công nghệ như nhiệt độ, áp suất,...: Tùy theo phương pháp
thực hiện quá trình chưng cất mà các thông số công nghệ có ảnh hưởng khác
nhau. Sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ được trình bày trong phần
thiết bị và phương pháp thực hiện.
2.7, Thiết bị
Trong công nghiệp thường sử dụng nhiều loại thiết bị khác nhau để tiến hành
chưng cất. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản chung của các thiết bị vẫn giống nhau: diện
tích bề mặt tiếp xúc pha phải lớn, điều này phụ thuộc vào mức độ phân tán của
một lưu chất này vào lưu chất kia. Nếu pha khí phân tán vào pha lỏng dùng tháp
mâm, nếu pha lỏng phân tán vào pha khí ta có tháp chêm, tháp phun,..
2.7.1, Thiết bị chưng cất mâm xuyên lỗ
Hình 9: Thiết bị chưng cất mâm xuyên lỗ
a, Cấu tạo: Tháp mâm xuyên lỗ gồm nhiều mâm, trên mỗi mâm bố trí dòng chảy
chuyền, gờ chảy tràn và khoan rất nhiều lỗ trên mâm có đường kính 312mm.
b, Nguyên lý hoạt động:
- Hỗn hợp nhập liệu được đưa vào tháp qua ống nhập liệu 8, trong tháp chưng cất
pha lỏng và hơi tiếp xúc với nhau trên mâm dẫn đến cấu tử nhẹ bị lôi cuốn lên trên
đỉnh, còn cấu tử nặng thì chảy xuống đáy theo ống chảy truyền.
- Tại đáy tháp, hỗn hợp lỏng được tháo ra qua ống 6, một phần được lấy làm sản
phẩm đáy, phần còn lại qua nồi đun đáy tháp hóa hơi và quay lại tháp chưng cất
qua ống 5.
- Tai đỉnh tháp, hơi ra khỏi tháp qua ống 1 rồi đi vào thiết bị ngưng tụ thành lỏng –
sôi. Một phần được lấy làm sản phẩm đỉnh, phần còn lại hoàn lưu lại tháp qua ống
hoàn lưu 2.
c, Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Chế tạo đơn giản, vệ sinh dễ dàng, trở lực thấp hơn tháp chóp và ít tốn
kim loại hơn tháp chóp.
- Nhược điểm: Yêu cầu lắp đặt cao, mâm lắp phải rất phẳng, đối với những tháp có
đường kính quá lớn (>2,4 m) ít dùng mâm xuyên lỗ vì khi đó chất lỏng phân phối
không đều trên mâm.
2.7.2, Thiết bị chưng cất mâm chóp
Hình 10: Thiết bị chưng cất mâm chóp
a, Cấu tạo: Gồm có nhiều mâm, trên mỗi mâm bố trí chảy chuyền, gờ chảy tràn,
ống hơi và trên các ống hơi có gắn các chóp có tác dụng tăng khả năng tiếp xúc
pha giữa pha lỏng và pha hơi trên mâm.
b, Nguyên lý hoạt động tương tự mâm xuyên lỗ, khác ở chỗ hơi đi từ dưới lên qua
chóp và tiếp xúc với dòng lỏng làm bốc hơi cấu tử nhẹ.
c, Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Hiệu suất truyền khối cao, ổn định và ít tiêu hao năng lượng hơn nên có
số mâm ít hơn.
- Nhược điểm: Chế tạo phúc tạp và trở lực lớn.
2.7.3, Thiết bị chưng cất tháp đệm
Hình 11: Thiết bị chưng cất tháp đệm
a, Cấu tạo: Tháp có cấu tạo hình trụ, gồm nhiều bậc nối tiếp với nhau bằng mặt
bích hay hàn. Vật chêm được cho vào tháp theo một trong hai phương pháp: xếp
ngẫu nhiên hay xếp thứ tự.
b, Nguyên lý hoạt động cũng tương tự chỉ khác quá trình truyền khối xảy ra trên bề
mặt vật liệu chêm.
c, Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Chế tạo đơn giản và trở lực thấp
- Nhược điểm: Hiệu suất thấp, kém ổn định do sự phân bố các pha theo tiết diện
tháp không đều, sử dụng tháp chêm không cho phép ta kiểm soát quá trình chưng
cất theo không gian tháp trong khi đó ở tháp mâm thì quá trình thể hiện qua từng
mâm một cách rõ ràng, tháp chêm khó chế tạo được kích thước lớn ở quy mô công
nghiệp.

You might also like