Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tên Lễ hội : hội xuân núi bà đen tây ninh

Truyền thuyết Núi Bà thường được gọi là Núi Bà Ðen do


truyền thuyết, có một người con gái tên là Ðênh (sau gọi
chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn
thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn
vùng Trảng Bàng, nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia
cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã
cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là “Linh
Sơn Thánh Mẫu”.
Núi bà đen tây ninh nằm trên địa bàn phường ninh sơn,
ninh thạch,xã thạnh tân thuộc tp tây ninh và 1 phần thuộc
xã suối đá, xã phan thuộc huyện dương minh châu. lễ hội
núi bà đen tây ninh được xem là 1 trong những lễ hội mùa
xuân lớn nhất ở miền nam nước ta mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc thường diễn ra vào dịp tết nguyên đán,
tiết xuân mát mẻ du khách từ 4 phương như thường lệ lại
đến núi bà đen lễ phật cầu bình ban. Đặc biệt tháng giêng
là tháng mà núi bà trở nên tấp nập và có nhiều hoạt động
vui chơi giải trí. Du khách khi đến đây sẽ đc chiêm
ngưỡng những hoạt động sôi noi hoành tráng của các lễ
hội, cung như cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, hung vĩ và
uy nghiêm của núi bà đen. Trên núi có nhiều tiên thánh
phật đền đài miếu mạo và nhiều cảnh quan đặc sắc trong
đó có vị thần chính là bà đen được sắc phong minh sơn
thánh mẫu . Hàng năm tại núi Bà Đen có hai lễ hội được
nhiều người biết đến, đó là hội Xuân núi Bà diễn ra từ
đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng Âm lịch, hội Vía Bà được
tổ chức từ ngày 4-6/5 Âm lịch
Từ chân núi, khách trẩy hội phải dùng chính sức mình để
chinh phục ngọn núi. Khi đên lưng chừng có thể ghé vào
lễ tại đền linh sơn thanh mẫu . sau đó có thể tiếp tục theo
đường mòn để lên chùa lễ phật. gần đỉnh núi còn có ngôi
miếu sơn thần đúng tại đây có cảm giác như đang lạc vào
chốn thần tiên khi nhiều đám mây là là dưới chân cung từ
đây khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh hồ
dầu tiếng đó là 1 công trình thủy lợi vào hàng đẹp và lớn ở
vn những người hành hương lên núi bà thường thích xin
những gói giấy đỏ bên trong giấy đựng 1 nhúm gạo hoặc
tiền lẻ điều này tựa nhưu nhận lộc bà đầu năm với hi vọng
1 năm làm ăn phát lộc phát tài
Các đại biểu và du khách cùng thưởng thức màn múa
trống hội, lân sư rồng và chương trình nghệ thuật với chủ
đề “Hương sắc Tây Ninh” do các ca sĩ, nghệ sĩ đến từ TP
Hồ Chí Minh biểu diễn; màn bắn pháo hoa nghệ thuật hấp
dẫn, đẹp mắt. Đồng thời bày tỏ sự hài lòng khi Ban Tổ
chức đã tạo điểm nhấn độc đáo trong bức tranh văn hóa
tâm linh của người dân khu vực Đông Nam Bộ, đó là
“Truyền thuyết Núi Bà Đen” với câu chuyện về nhân vật Lý
Thị Thiên Hương, đã góp phần tôn vinh những phẩm chất
tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đó là trung hậu, thủy
chung, kiên cường, không chịu khuất phục trước các thế
lực tàn bạo, xấu xa.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, sẽ có nhiều chương
trình chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể
thao, trò chơi dân gian… được tổ chức với những nội
dung mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường
công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân đến tham
quan, hoạt động tín ngưỡng theo đúng quy định, kiên
quyết bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan tại khu vực diễn ra lễ
hội.
Thông tin thêm:

Lễ Vía Bà được xem là lễ hội chính trong năm

Lễ hội núi Bà Đen khởi đầu bằng lễ Mộc Dục hay còn gọi
là lễ tắm tượng. Lễ này là một nghi thức cực kỳ thiêng
liêng chính vì vậy mà điện thờ sẽ được đóng kín và không
ai được phép đặt chân vào nếu không phải là người làm
lễ. Khi nghi thức tắm và thay áo cho tượng Bà vừa kết
thúc, các phụ nữ lại thắp nhang vái lạy Bà, lúc này nhang
đèn trong điện cũng được thắp lên và các cửa điện mở ra
cho khách hành hương vào lễ bái.

Ngày 5 là ngày lễ vía chính thức của Bà cũng là ngày Lễ


hội núi Bà Đen. Nghi lễ quan trọng nhất là “Trình thập
cúng” dâng lên Bà 10 món gồm hương, đèn, hoa quả, trà
bánh, rượu… Trong ngày này các vị sư thay nhau tụng
kinh liên tục trước bàn thờ Bà.
Ngày 6 dành cúng các cô hồn, uổng tử và chẩn tế cho bá
tánh. Trong ngày này các sư sãi tham dự sẽ đọc kinh sám
hối siêu độ cho các oan hồn. Buổi chiều sau lễ cúng ngọ
là lễ thí thực cô muối. Ban đêm các nhà sư tiếp tục các
chầu kinh siêu độ cho bá tánh.

Những nghi thức trong lễ hội núi Bà vừa có tính chất trang
nghiêm của lễ thức Phật giáo, vừa mang sắc thái tươi vui
rộn ràng của tín ngưỡng dân gian, chuyển tải một cách
dung dị những ước mong của đại chúng về một cuộc sống
ấm no, hạnh phúc…, thể hiện rõ nét đặc trưng của nền
văn hóa dân gian Nam Bộ.

You might also like