Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

1.

Vì sao nói hệ thống pháp luật Mỹ là sự tiếp thu có chọn lọc hệ thống pháp
luật Anh? Yến

Hoa Kỳ nằm trong hệ thống thông luật nhưng không tiếp thu trọn vẹn thông luật Anh
mà có sự chọn lọc nhất định. Sự tiếp thu có chọn lọc này thể hiện thông qua 2 mặt khách
quan lẫn chủ quan.

Về mặt khách quan:

- Những cư dân đầu tiên và đông đảo nhất đến định cư ở Bắc Mỹ là người Anh và
mang theo pháp luật Anh vào năm 1607 gắn với khu định cư James Town.
- Dưới góc độ pháp lý: Vụ Calwin năm 1608: trong vụ tranh chấp này Scotland
tuyên bố sẽ áp dụng theo pháp luật riêng của mình mà không áp dụng thông luật
Anh, nên tòa án của Hoàng gia Anh ở London đã đưa ra tuyên bố rằng pháp luật
áp dụng ở các khu thuộc địa phải là thông luật Anh trên cơ sở phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của khu thuộc địa sở tại => Án lệ quan trọng ở nước Anh, các khu
thuộc địa Bắc Mỹ, Canada, Ấn Độ… cũng áp dụng theo nguyên tắc này.
- Những yếu tố nội tại của việc khó khăn trong việc áp dụng thông luật Anh: thứ
nhất phải có hệ thống tòa án thống nhất; thứ 2 phải có 1 đội ngũ LS và TP chuyên
nghiệp, thứ 3 có các hoạt động xuất bản tuyển tập án lệ. => Các điều kiện cần cho
việc áp dụng thông luật Anh kể trên chưa hoàn thiện, nhất là trong bối cảnh Anh
xâm lược Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ XVII. => Những khó khăn này bắt buộc phải áp
dụng thông luật Anh 1 cách có chọn lọc chứ ko phải máy móc, toàn bộ.

Về mặt chủ quan: Người Anh ở Bắc Mỹ đều có chung ý chí chống đối áp dụng thông
luật Anh, đồng thời các yếu tố Anh như văn hóa, ngôn ngữ, chủng tộc và pháp luật vẫn
giữ cho Bắc Mỹ nằm trong hệ thống thông luật trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc từ thông
luật Anh

2. Trình bày các yếu tố hạn chế sự ảnh hưởng của pháp luật Anh đối với pháp
luật Mỹ trong giai đoạn hình thành? Uyên

Thách thức về xây dựng hệ thống tòa án theo mô hình Anh phải có đội ngũ luật sư,
thẩm phán chuyên nghiệp, phải có hệ thống Tòa án, đội ngũ xuất bản các án lệ, đều
là những điều không thể thực hiện tại thời điểm đó, vì thành phần di cư tuy đa dạng
nhưng xét về chuyên môn, những người có hiểu biết về pháp luật không đủ trình độ để
xây dựng một hệ thống như thế, cộng thêm ý chí của người dân Anh di cư tới Bắc Mỹ
muốn chống lại sự cai quản của chế độ cũ. Họ muốn thoát khỏi sự kìm kẹp, bó buộc của
hệ thống thông luật cứng nhắc, tư tưởng cầm quyền của giai cấp phong kiến hà khắc, tìm
đến cơ sở phát triển hơn, tự do hơn.

3. Truyền thống pháp luật thành văn có ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử
hình thành pháp luật Mỹ? Trân

Ở cả cấp liên bang và tiểu bang, luật của Hoa Kỳ chủ yếu bắt nguồn từ hệ thống
thông luật của luật Anh, có hiệu lực vào thời điểm Chiến tranh Cách mạng. Tuy nhiên,
luật pháp Hoa Kỳ đã khác biệt rất nhiều so với nguồn gốc Anh Quốc của nó cả về nội
dung và thủ tục. Nó đã kết hợp một số đổi mới của Dân luật.

Truyền thống pháp luật thành văn có ảnh hưởng sâu rộng đối với lịch sử hình thành pháp
luật Mỹ. Với lịch sử độc lập từ Anh sau Chiến tranh Cách Mạng, Mỹ đã kế thừa truyền
thống thông luật của pháp luật Anh. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Mỹ sau đó đã phát
triển theo hướng luật thành văn, cụ thể người Mỹ đã cho ra đời bản Hiến pháp đầu tiên
của thế giới – một văn bản pháp luật có giá trị tối cao đối với người Mỹ và có ảnh hưởng
rất lớn tới Hiến pháp của một số nước sau này, trong khi ở Anh chỉ có Hiến pháp không
thành văn.

Luật liên bang và tiểu bang, còn được gọi là luật thành văn, là nguồn luật quan trọng thứ
hai trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

Các quy chế liên bang được thông qua trong phiên họp lập pháp được công bố trong Bộ
luật Hoa Kỳ (1789), được chia thành các tiêu đề, với mỗi tiêu đề giải quyết một vấn đề
khác nhau.

4. Trình bày về cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Mỹ. CV

Cấu trúc nguồn luật pháp luật Mỹ:

1. Án lệ:

Án lệ ở Mỹ được coi như là một phương pháp, cách thức giải thích luật.
Án lệ của Mỹ bao gồm án lệ liên bang và án lệ của các bang.

Án lệ chỉ được áp dụng theo chiều dọc mà không áp dụng theo chiều ngang, án lệ của
tòa cấp trên áp dụng cho tòa cấp dưới, còn những tòa cùng cấp hoặc chính tòa án đó
không bắt buộc phải tuân thủ án lệ của chính mình

Nguyên tắc stare decisis (nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ) được áp dụng một
cách linh hoạt, mềm dẻo hơn so với nước Anh. Tiền lệ pháp được tất cả các tòa trích
dẫn rất thường xuyên nhưng trong các bản án cũng dành rất nhiều chỗ cho quan điểm của
thẩm phán về chính sách chung, đặc biệt là những vụ việc mà tòa án coi là quan trọng. So
với các thẩm phán Anh, thẩm phán Mỹ đề cập nhiều hơn tới hệ quả thực tiễn của một
phán quyết và liệu những hệ quả này có phù hợp với nhu cầu chính sách hơn là với sự
kiên định của người thẩm phán trong việc xem xét vụ việc hiện tại trong mối quan hệ tiền
lệ pháp.

Tại sao án lệ chỉ áp dụng theo chiều dọc, không áp dụng theo chiều ngang? (Này là
tui ghi thêm đề phòng thầy hỏi thui nha mn)

Mô hình nhà nước liên bang của Hoa Kỳ không thể áp dụng án lệ theo chiều ngang mỗi
bang của Hoa Kỳ là một bang độc lập cho nên án lệ của bang này không ràng buộc với
bang khác.

Pháp luật hoa kỳ là một hệ thống pháp luật thực dụng. Quan điểm của Tòa án về vấn có
thể thay đổi theo thời gian, theo quan điểm của từng cá nhân thẩm phán.

2. Luật thành văn:

Luật thành văn của Hoa Kỳ rất phát triển, trên cơ sở tiếp thu luật thành văn từ châu
Âu lục địa. Quốc hội, liên bang và các bang thường xuyên sử dụng quyền lực lập pháp
của mình và trong trường hợp có sự xung đột của án lệ liên bang và luật do quốc hội liên
bang ban hành thì nguồn nào được ban hành sau sẽ được áp dụng

(Lí do: luật Hoa Kỳ là luật mang tính thực dụng cho nên Hoa Kỳ ko có một quy định
chuẩn chung, cứng nhắc và Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập kết hợp với
cân bằng và đối trọng cho nên tại Hoa Kỳ ko phải trong mọi trường hợp luật của quốc
hội sẽ được áp dụng mà nguồn nào được ban hành sau sẽ được áp dụng)
a. Hiến pháp:

Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1789 và được coi là đạo luật cơ bản của quốc gia, vì
vậy bất kể nguồn luật nào trên đất nước Mỹ, kể cả luật liên bang và bang đều không được
trái với nội dung Hiến pháp như đã được Tòa án tối cao Mỹ giải thích.

b. Điều ước quốc tế

Hiến pháp liên bang trao quyền ký kết, tham gia các ĐƯQT cho Tổng thống. Tuy nhiên,
trong hệ thống pháp luật Mỹ, tùy thuộc vào cách thức thông qua, ĐƯQT được phân chia
thành hai loại: Hiệp ước (Treaty), hiệp định hành pháp (Excecutive greement).

- Hiệp ước là loại điều ước quốc tế sau khi được Tổng thống ký kết hoặc tham gia
thì cần phải được Thượng viện phê chuẩn với tỷ lệ chấp thuận từ 2/3 số lượng các
Thượng nghị sĩ. Hiệp ước có giá trị pháp lý như pháp luật liên bang. Khi có sự mâu
thuẫn giữa quy phạm của hiệp ước với quy phạm pháp luật liên bang, giống như giải
quyết sự mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật liên bang với nhau, quy phạm ra đời
sau sẽ chiếm ưu thế

- Hiệp định hành pháp: là loại ĐƯQT được Tổng thống ký kết hoặc gia nhập mà
không cần thủ tục phê chuẩn của Thượng viện. Các hiệp định hành pháp liên quan đến
quy trình lập pháp được coi có vị trí giống như các hiệp ước. Đối với các hiệp định
hành pháp đơn thuần, Tòa án tối cao liên bang chỉ phán quyết rằng có giá trị pháp lý
cao hơn pháp luật của bang mà không đề cập đến hiệu lực của chúng với pháp luật
liên bang.

c. Luật:

Ở Mỹ có rất nhiều đạo luật ở cả cấp Liên bang và cấp bang. Trừ Hiến pháp Mỹ, các đạo
luật do quốc hội Mỹ thông qua có giá trị pháp lý cao nhất, cao hơn cả phán quyết của tòa
án cấp liên bang và cấp bang, cao hơn cả các đạo luật tương ứng của các bang

Ở Mỹ, các đạo luật do Quốc hội Mỹ và cơ quan lập pháp của các bang ban hành bất kể là
luật công hay luật tư đều được xuất bản và được biên tập định kì để đảm bảo công chúng
luôn có những thông tin cập nhật về những sửa đổi của pháp luật.

Mỗi bang của Mỹ đều có quyền ban hành luật riêng áp dụng trong bang, phần lớn pháp
luật thành văn của các bang vẫn độc lập tuyệt đối với pháp luật thành văn của các bang
khác.

d. Các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành:

Các cơ quan quản lí nhà nước ở cấp Liên bang và cấp bang đều ban hành các quy chế và
quy tắc để triển khai cụ thể các quy định cụ thể trong đạo luật có liên quan. Các văn bản
dưới luật do Chính phủ liên bang ban hành cũng được ưu tiên áp dụng trong mối quan hệ
với pháp luật của các tiểu bang.

3. Các nguồn bổ trợ:

Tập quán pháp: đóng vai trò là nguồn luật thứ yếu, có vai trò tương đối quan trọng trong
lịch sử hình thành pháp luật Mỹ. Hiện nay, các tập quán vẫn có vai trò nhất định, như
trong lĩnh vực thương mại, có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Học thuyết pháp lý: nhìn chung không giữ vai trò quan trọng với tư cách là một nguồn
luật như ở các nước theo truyền thống dân luật.

Tóm lại, học thuyết pháp lý và tập quán pháp không phát triển tại Hoa Kỳ.

5. Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa án lệ Anh và án lệ Mỹ.
Phương

- Điểm tương đồng:


+ Ở cả hai nước, án lệ đều là nguồn chủ yếu của pháp luật.
+ Nguyên tắc stare decisis là nguyên tắc được áp dụng trong cả hai hệ thống
pháp luật.
- Điểm khác biệt:

PL Anh PL Hoa Kỳ

Về vị trí so với pháp luật Pháp luật thành văn có vị Luật thành văn có vị trí
thành văn trí cao hơn án lệ nhưng cao nhất, đặc biệt là hiến
thẩm phán Anh thường pháp Hoa Kỳ. Án lệ nếu
cố gắng tìm cách để áp trái với Hiến pháp sẽ bị
dụng án lệ nhằm hạn chế tuyên bố là vi hiến.
tối đa sự áp dụng luật
thành văn.

Về nguyên tắc áp dụng Rule of stare decicis: Tất Rule of precedent: Án lệ


cả các tòa án đều phải chỉ được áp dụng theo
tuân theo án lệ (trừ Ủy chiều dọc mà không áp
ban phúc thẩm Thượng dụng theo chiều ngang.
nghị viện). Tòa cấp dưới phải tuân
thủ án lệ của tòa cấp trên
nhưng các tòa cùng cấp
không phải tuân thủ án lệ
của nhau.

Cách áp dụng Ở Hoa Kỳ án lệ được áp dụng linh hoạt và mềm dẻo


hơn so với nước Anh.

=> Nguyên nhân của sự khác nhau: lịch sử hình thành, lãnh thổ, hình thức chính
thể, chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội.

6. Tại sao nguyên tắc Stare Decisis trong hệ thống pháp luật Mỹ được áp dụng
linh hoạt mềm dẻo hơn trong hệ thống pháp luật Anh? Thy

Hệ thống pháp luật Mỹ về cơ bản vẫn bắt nguồn từ thông luật của Anh, cho nên
nguyên tắc cơ bản của pháp luật vẫn là nguyên tắc tuân thủ án lệ của Tòa án (Stare
Decisis). Bản chất của nguyên tắc này là khi xem xét các vụ án thì buộc các Tòa án phải
tuân thủ các quyết định xét xử đã được đưa ra trước đây về các vụ án tương tự. Tuy
nhiên, ở Mỹ thì nguyên tắc tuân thủ án lệ có những đặc trưng riêng của mình. Chẳng hạn
như thực tiễn xét xử có đặc trưng là áp dụng mềm dẻo nguyên tắc đó, làm cho nguyên tắc
đó thích nghi với các điều kiện chính trị và kinh tế, xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển lịch
sử của đất nước. ( nguyên tắc này ở Mỹ chỉ được áp dụng theo chiều dọc thay vì cả chiều
dọc lẫn ngang ở Anh)

+ Nguyên tắc này ra đời và được áp dụng triệt để tại Anh từ thế kỉ XIX (từ 1966
Thượng nghị viện không chịu ràng buộc theo nguyên tắc trên).

+ Các luật gia Mỹ vẫn nhận thấy tầm quan trọng của nguyên tắc này trong việc đảm
bảo tính ổn định của án lệ song chính nó cũng sẽ trói buộc thẩm phán làm cho án lệ trở
nên cứng nhắc, không thể đáp ứng kịp được những thay đổi của nền kinh tế xã hội ở mỗi
giai đoạn phát triển lịch sử của đất nước. Đặc biệt, Tòa án tối cao khẳng định rằng kết
quả xét xử của một vụ phụ thuộc nhiều vào chính sách chung, quan điểm cá nhân của
người thẩm phán về vấn đề đang giải quyết và ở thời điểm giải quyết vụ việc hơn là án lệ
đã có trước đó. Trên thực tế, chỉ có tòa án tối cao liên bang và tòa án tối cao của các bang
mới thay đổi quan điểm xét xử của mình nhưng không diễn ra thường xuyên.

=> Chính lẽ đó mà hệ thống án lệ Mỹ vừa có tính ổn định vừa có tính linh hoạt, khiến
cho vai trò của án lệ mang tính tích cực hơn án lệ của Anh.

7. Trình bày các yếu tố làm nên giá trị trường tồn của bản Hiến pháp Mỹ. Ngọc

- Cơ sở hạ tầng: kinh tế tư bản.


+ Mỹ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, chính vì
vậy những mối quan hệ xã hội ở đất nước này cũng không ngừng thay đổi
- Kỹ thuật lập pháp:
+ Giải thích của Tòa án Tối cao: Tòa án Tối cao là cơ quan có tiếng nói cuối cùng
trong việc giải thích Hiến pháp, điều này đồng nghĩa là các cơ quan hành pháp, lập
pháp hoặc cơ quan tư pháp cấp dưới của Tòa án Tối cao cũng có quyền giải thích
Hiến pháp nhưng quyền giải thích tối cao và cuối cùng đối với Hiến pháp phải là
Tòa án Tối cao. Sau đó, năm 1803, Tòa án Tối cao đã xác lập quyền giải thích
Hiến pháp, nâng nó lên thành một tầm mới là quyền phủ quyết luật do Quốc hội
ban hành trong trường hợp vi hiến.
+ Cơ chế tu chính hiến pháp. Ngay trong nội dung Hiến pháp có những uy định về
cơ chế tu chính Hiến pháp, cho phép sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Cụ thể, khi có từ
⅔ thành viên của cả hai viện xét thấy cần thiết phải thay đổi hoặc theo yêu cầu của
⅔ số cơ quan lập pháp các bang, Quốc hội sẽ đưa ra những nội dung thay đổi đối
với Hiến pháp này thông qua Đại hội sửa đổi Hiến pháp; những thay đổi này sẽ trở
thành một bộ phận của Hiến pháp khi chỉ có ¾ các bang đồng ý phê chuẩn.

8. So sánh cấu trúc hệ thống tòa án Mỹ với cấu trúc các hệ thống tòa án Anh, Pháp.
Nguyệt

Mỹ Anh Pháp

Hệ thống tòa án Hệ thống tòa án kép Không có hệ thống Hệ thống tòa án có


gồm hệ thống tòa án tòa án đơn nhất. cấu trúc nhị nguyên
Liên bang và hệ Không phân định rõ hay còn được gọi là
thống tòa án bang. ràng về thẩm quyền cấu trúc kim tự tháp
Thẩm quyền chính xét xử và cấp xét xử đôi bao gồm hai
vẫn thuộc về tòa án vì có nhiều tòa có nhánh tòa án: tòa án
bang, thẩm quyền thẩm quyền chung có thẩm quyền xét
xét xử của tòa án xử chung và nhánh
liên bang là thẩm tòa án hành chính.
quyền hẹp và được Hệ thống được thiết
quy định cụ thể lập dựa trên nguyên
trong Hiến pháp tắc 3 cấp tòa và 2
cấp xét xử. Tuy
nhiên có ngoại lệ
khi Hội đồng nhà
nước vẫn còn thực
hiện chức năng xét
xử.

Cấu trúc tòa án Hệ thống tòa án liên Các tòa án cấp dưới Nhánh tòa có thẩm
bang - Tòa địa hạt quyền chung
- Tòa án sơ - Tòa pháp - Cấp tòa sơ
thẩm khu thẩm (tòa sơ
vực quan thẩm thẩm
- Tòa án phúc - Tòa gia đình quyền hẹp,
thẩm vùng tòa sơ thẩm
Các tòa án cấp trên
thẩm quyền
- Tòa án tối - Tòa công lý rộng, tòa
cao liên bang cấp cao gồm hình sự đặc
- Các tòa án 3 tòa: tòa nữ biệt)
đặc biệt: Tòa hoàng, tòa
- Cấp tòa phúc
khiếu kiện công bằng,
thẩm
Chính quyền tòa gia đình.
nước Mỹ; - Cấp tòa tối
- Tòa hình sự
Tòa thương cao - tòa phá
trung ương
mại quốc tế; án
- Tòa phúc
Tòa xét xử Nhóm tòa hành
thẩm
về thuế chính
Tòa án tối cao
Hệ thống tòa án - Cấp tòa sơ
bang thẩm (tòa
- Tòa án sơ hành chính
thẩm: Tòa sơ sơ thẩm thẩm
thẩm thẩm quyền chung,
quyền hạn tòa hành
chế; Tòa sơ chinh sơ
thẩm thẩm thẩm thẩm
quyền chung quyền đặc
biệt)
- Tòa án phúc
thẩm - Cấp tòa phúc
thẩm
- Tòa án tối
cao các bang - Cấp tòa tối
cao - Hội
đồng nhà
nước
Tòa xung đột
Hội đồng bảo hiến

Cơ chế bảo hiến Có tòa án riêng để Không có tòa án Có tòa án riêng để


thực hiện cơ chế riêng để thực hiện thực hiện cơ chế
bảo hiến - thẩm cơ chế bảo hiến bảo hiến - Hội đồng
quyền đặc biệt của hiến pháp
Tòa tối cao liên
bang là tòa có thẩm
quyền cao nhất
trong việc xam xét
tính hợp hiến của
các đạo luật, bên
cạnh đó tất cả các
tòa án liên bang đều
có thẩm quyền này.

9. Trình bày thẩm quyền của tòa án tối cao liên bang. TV

a) Thẩm quyền xét xử:

TA tối cao liên bang có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, các phán quyết của
nó dù không được ghi nhận trong Hiến pháp nhưng được công nhận là có giá trị chung
thẩm.

Xét xử sơ thẩm trong 1 số vụ việc liên quan như sau:

_ Có một bên là đại sứ, lãnh sự nước ngoài

_ Các vụ việc giữa chính phủ Mỹ với liên bang


_ Các vụ tranh chấp của hai hay nhiều bang

_ Các tranh chấp giữa một bang với công dân một bang khác hay người nước ngoài

Xét xử phúc thẩm các vụ việc:

_ Vụ việc được kháng cáo, kháng nghị từ các toà hiến định, các toà án luật định liên
bang cũng như từ các toà án tối cao của bang ( chỉ trong những TH có lquan yếu tố liên
bang).

Các phương thức phúc thẩm của Tòa án tối cao liên bang

Phúc thẩm đương nhiên: Toà phải chấp nhận và xem xét đơn kháng cáo mà nó nhận
được. Tuy nhiên, vụ việc thuộc phạm vi này rất hạn chế.

Phúc thẩm thỉnh án: Các toà án phúc thẩm vùng của liên bang có thể xin Toà án tối
cao cho hướng dẫn về khía cạnh pháp lý của một vụ việc cụ thể mà nó đang giải quyết
( trước khi toà cấp dưới ra phán quyết đối với vụ việc). Trong trường hợp này, các thẩm
phán Toà án tối cao có thể đưa ra các hướng dẫn ràng buộc cho thẩm phán Toà án phúc
thẩm hoặc cũng có thể yêu cầu toà này chuyển toàn bộ vụ việc lên Toà án tối cao để giải
quyết. Đây thương là những vụ việc ảnh hưởng loén đến đời sống xã hội hoặc những vấn
đề mới mẻ chưa có tiền lệ xét xử

Phương thức thông qua “ trát lấy lên xét xử lại": Những vụ án được Toà tối cao đồng
ý lấy lên để xét xử lại, tức là Toà án tối cao có thể đưa ra lệnh tuỳ nghi ( không bắt buộc,
chỉ cần 4/9 thẩm phán thành viên đồng ý) thì toà án cấp dưới có nghĩa vụ phải chuyển
toàn bộ vụ việc mà mình đang xét xử cho Toà án tối cao trực tiếp xét xử theo yêu cầu
của một trong các bên đương sự liên quan trong vụ án. Đây được xem là cách có thể
giúp Toà án tối cao có quyền lựa chọn một hay một số nhóm vấn đề quan tâm để có thể
hình thành án lệ giải quyết một số nhóm vấn đề phát sinh trong xã hội. Đây là nét đặc
trưng của TA tối cao Mỹ trong vai trò lập chính sách.

Thẩm quyền giải thích Hiến pháp

Với vai trò của một bộ phận trong thể chế tam quyền phân lập, Toà án tối cao liên
bang còn có thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, sắc lệnh, chỉ thị của Tổng thống, đạo luật của các bang…
Thẩm quyền bảo hiến của Toà án tối cao

Đây là 1 trong những thẩm quyền đặc biệt của TA tối cao được hình thành từ thực
tiễn xét xử.

_Cơ chế bảo hiến ở Mỹ là cơ chế bảo hiến phi tập trung, tất cả các toà án liên
bang đều có thẩm quyền này và TA tối cao là toà có thảm quyền cao nhất trong việc xem
xét tính hợp hiến của các đạo luật.

_Thẩm quyền giám sát tính hợp hiến của TA gắn với việc giải quyết 1 vụ việc cụ thể.
TA chỉ thực hiện thẩm quyền này khi vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật.

_ Một đạo luật chỉ bị tuyên bố là vi hiến khi TA có đủ căn cứ rõ ràng rằng đạo luật đó
bị mâu thuẫn hoặc không phù hợp với Hiến pháp. Tuy nhiên, toà án không có thẩm quyền
huỷ bỏ hay tuyên bố đạo luật đó vô hiệu mà toà án chỉ không áp dụng đạo luật đó trên
thực tế.

10. So sánh cấu trúc nghề luật của các nước Anh, Pháp, Mỹ. Trúc

Cấu trúc nghề luật của nước Anh

● Nghề thẩm phán

● Nghề luật sư

- Luật sư tư vấn

- Luật sư bào chữa

Cấu trúc nghề luật của nước Pháp

● Nghề thẩm phán

● Nghề luật sư

● Nghề công chứng viên


● Nghề thừa phát lại

Cấu trúc nghề luật của nước Mỹ

● Nghề thẩm phán

- Thẩm phán bang

- Thẩm phán liên bang

● Nghề luật sư

Từ cấu trúc nghề luật của ba nước Anh, Pháp, Mỹ nêu trên cần so sánh bốn tiểu mục sau,
bao gồm:

1. Nghề thẩm phán

Cả ba hệ thống pháp luật Anh, Pháp, Mỹ đều có nghề thẩm phán giữa vai trò quan
trọng trong các phiên tòa. Tuy nhiên, quy trình bổ nhiệm thẩm phán có sự khác
biệt với pháp luật của Anh. Thẩm phán ở Pháp không cần kinh nghiệm, trong khi
đó ở Anh, các thẩm phán thường được bổ nhiệm từ các luật sư có năng lực và
phẩm chất tốt mà những yếu tố này chỉ có được sau nhiều năm hành nghề luật sư
tranh tụng. Ở Mỹ, có chia thành thẩm phán liên bang và thẩm phán bang. Với
thẩm phán liên bang, tùy theo vị trí trong hệ thống mà có các yêu cầu khác nhau;
còn đối với thẩm phán bang, việc tuyển chọn do các bang quy định, cơ bản có 3
cách tuyển chọn: tuyển cử thẩm, tuyển lựa theo công trạng và bổ nhiệm bởi thống
đốc và cơ quan lập pháp bang.

2. Nghề luật sư

Ở hai nước Pháp và Mỹ, nghề luật sư không phân chia thành các nhánh khác nhau.
Tuy nhiên, theo hệ thống pháp luật Anh, nghề luật được chia thành hai loại: nghề
luật tư vấn và nghề luật bào chữa. Sự khác biệt nằm ở quá trình đào tạo cũng như
về việc hành nghề,

luật sư tư vấn không được phép tham gia tranh tụng tại phiên tòa và cơ hội thăng
tiến cũng thấp hơn so với luật sư bào chữa. Còn ngược lại, luật sư bào chữa không
liên hệ trực tiếp với khách hàng, không được tư vấn cho khách hàng khi không có
mặt của luật sư tư vấn.

3. Nghề công chứng viên

Ở Anh, muốn trở thành công chứng viên, ứng cử viên phải qua ba bước: đào tạo
học thuật, thực hành và gia nhập. Ở bước đào tạo học thuật, các ứng viên phải
hoàn thành các môn học liên quan đến pháp luật theo quy định; giai đoạn thực
hành kéo dài trong 02 năm. Ở Pháp, để đủ điều kiện hành nghề thì cần phải có
bằng cử nhân và thi đậu vào khóa đào tạo nghề công chứng viên. Ở Mỹ, điều kiện
hành nghề không quá khó khăn như ở Anh và Pháp, khi chỉ yêu cầu người muốn
hành nghề công chứng phải thỏa mãn độ tuổi yêu cầu, hộ tịch, tham gia một khóa
học đào tạo, đậu kỳ thi công chứng do tiểu bang tổ chức, không có tiền án tiền sự
và đóng một khoản bảo lãnh

4. Nghề thừa phát lại

Ở các nước có hệ thống thông luật Anh và Mỹ, điều kiện hành nghề thừa phát lại
gồm có bằng tốt nghiệp và một khoản bảo lãnh. Tuy nhiên, ở Pháp, điều kiện này
có phần khó khăn hơn khi người hành nghề cần phải có bằng cử nhân luật, trải qua
hai năm thực tập trong một văn phòng thừa phát lại và thi đậu kỳ thi sát hạch về
khả năng hành nghề thừa phát lại.
Nhận định đúng, sai và giải thích tại sao

1. Do hoạt động pháp điển hóa phát triển từ rất sớm ở các khu thuộc địa Bắc
Mỹ nên người Mỹ luôn có tư tưởng hạn chế tiếp nhận pháp luật Anh. Yến

- Nhận định sai.


- Sau năm 1976 phong trào pháp điển hóa phát triển mạnh mẽ. Sự “khải hoàn của
thông luật Mỹ là sự khải hoàn của truyền thống”. Tiếng Anh và nguồn gốc Anh
của đại bộ phận dân cư đã giữ Mỹ lại trong truyền thống thông luật. Do vậy, việc
Mỹ đi theo một truyền thống khác truyền thống thông luật là bất khả thi mà nội
dung và phương pháp của thông luật đã đi vào đời sống văn hóa, xã hội và chính
trị Mỹ.
- Pháp luật Anh mà Mỹ tiếp nhận là pháp luật có hiệu lực ở Anh trong thời kỳ Anh
thống trị Mỹ, chứ không bao gồm pháp luật Anh ở giai đoạn từ 1776 về sau. Tuy
nhiên, trong 1 thời gian dài, đối với các luật gia Mỹ, pháp luật Anh vẫn là 1 hình
mẫu vì thời đó các trường ĐH và học thuyết Mỹ chưa phát triển. Pháp luật Mỹ nói
chung đã tiếp nhận những khái niệm, cách thức lập luận, lý thuyết về nguồn luật
Anh với tinh thần chỉ giữ lại những gì phù hợp với người Mỹ.
- Người Mỹ không tiếp nhận những quy định liên quan đến các vấn đề công quyền
của pháp luật Anh do nguyên nhân lịch sử, hệ thống tổ chức nhà nước Anh không
được người Mỹ ưa chuộng.

2. Việc áp dụng thông luật ở các khu thuộc địa được thực hiện theo đúng cách
thức mà thông luật được sử dụng ở chính quốc Anh. Uyên

Nhận định này là sai. Đơn cử như lúc Mỹ chưa thoát khỏi ách nô lệ của Anh thì thông
luật ở đây vẫn được áp dụng khác ở chỗ: Án lệ Anh là do Tòa án Tối cao ban hành, được
áp dụng chỉ theo hàng dọc (từ cấp trên xuống cấp dưới) chứ không theo chiều ngang và
bắt buộc phải tuân theo án lệ của chính nó. Còn án lệ Mỹ thẩm quyền ban hành ở các cấp,
không chỉ riêng tòa Tối cao, các tòa cùng cấp được sử dụng án lệ của nhau (tức áp dụng
án lệ theo cả chiều dọc lẫn ngang) và các tòa cùng cấp không cần phải tuân theo án lệ của
tòa ngang nó. Tòa án cũng không bắt buộc phải tuân theo án lệ của chính nó.
------> Nguyên tắc stare dicisis ở các khu thuộc địa có tính linh hoạt, mềm dẻo hơn so
với Anh.

3. Xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật Mỹ được giải quyết tương tự
như giải quyết xung đột trong tư pháp quốc tế. Trân

- Nhận định sai.


- Xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật Mỹ được giải quyết theo cách sau :

Tòa án tiểu bang thông thường có hai lựa chọn khi đối mặt với vấn đề chọn luật :

1/ Áp dụng luật tòa án (Lex fori) khi xung đột trong luật liên quan đến một vấn đề thủ
tục.

2/ Áp dụng luật nơi thực hiện hàng vi (Lex foci) khi xung đột trong luật liên quan đến
một vấn đề cơ bản.

Tòa án liên bang tuân theo các quy tắc khác với tòa án tiểu bang vì quyền tài phán của
liên bang bị giới hạn trong những gì đã được liệt kê trong Hiến pháp. Các quy tắc mà các
tòa án liên bang phải tuân theo liên quan đến việc áp dụng luật nào là vô cùng phức tạp.

- Trong khi đó, xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế được giải quyết bằng cách
áp dụng quy phạm xung đột hoặc quy phạm thực chất.

4. Do mỗi tiểu bang đều có cơ quan lập pháp riêng nên hoạt động lập pháp ở các
tiểu bang được thực hiện một cách độc lập, hoàn toàn không chịu sự chi phối ràng
buộc bởi pháp luật liên bang. CV

- Nhận định sai.


- Nguyên tắc trong việc phân quyền của Hoa Kỳ là thẩm quyền rộng thuộc về các
bang thẩm quyền hẹp thuộc về liên bang. Trong thời gian liên bang chưa thực hiện
quyền lập pháp của mình thì các bang có quyền đọc lập quy định với liên bang
nhưng một khi liên bang đã sử dụng quyền lập pháp của mình thì các bang phải
bãi bỏ các luật của mình và áp dụng theo luật của liên bang. Hơn nữa, ở mỗi tiểu
bang của Mỹ đều có hiến pháp riêng mà theo cách giải thích của tòa án tối cao của
tiểu bang, hiến pháp có hiệu lực cao hơn các đạo luật khác của tiểu bang nhưng
phải phù hợp với Hiến pháp của Liên bang.

5. Án lệ là nguồn luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong cấu trúc nguồn luật
Mỹ vì hệ thống pháp luật Mỹ thuộc truyền thống pháp luật án lệ. Phương

- Nhận định sai


- Tuy thuộc truyền thống pháp luật án lệ nhưng điều này là do do trong lịch sử Mỹ
chịu sự đô hộ của Anh, vì thế, vị trí của án lệ ở Mỹ không giống như ở Anh. Mỹ là
một quốc gia liên bang, có Hiến pháp thành văn và pháp luật mang tính thực dụng
cao; do vậy luật thành văn có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật.

6. Tòa án tối cao liên bang là tòa án duy nhất có thẩm quyền giải thích hiến pháp
và xem xét tính hợp hiến của một văn bản luật. Thy

Nhận định sai.

Trong cơ chế của Hoa Kỳ, HK trao quyền giám sát hiến pháp cho cơ quan tư pháp và
quyền này không quy định theo Hiến pháp (quyền phái sinh từ quyền giải thích hiến
pháp). Trong HP 1787 trao quyền giải thích hp cho tòa án tối cao là cơ quan có tiếng nói
cuối cùng. Điều này đồng nghĩa các cơ quan hành pháp, lập pháp và các tòa án cấp dưới
cũng có quyền giải thích hiến pháp và xem xét tính hợp hiến của một văn bản luật nhưng
quyền giải thích tối cao và cuối cùng đối với hiến pháp phải là tòa án tối cao. Tòa án tối
cao năm 1803 đã xác lập quyền giải thích hp, nâng tầm quyền này thành quyền phủ quyết
luật do Quốc hội ban hành trong trường hợp vi hiến. (xem thêm vụ Marbury v. Madison
1803)

7. Hiến pháp Mỹ là một bản hiến pháp có tính thích nghi cao với sự thay đổi
của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội vì những nội dung không phù hợp của
hiến pháp có thể được thay đổi một cách nhanh chóng, đơn giản thông qua cơ chế tu
chính hiến pháp. Ngọc

- Nhận định sai.

- Bởi vì:

+ Hiến pháp Mỹ là một bản hiến pháp “mở”: ngay trong nội dung Hiến pháp có những
quy định về cơ chế tu chính Hiến pháp, cho phép sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Cụ thể, khi
có từ 2/3 số thành viên của cả hai viện xét thấy cần thiết phải thay đổi hoặc theo yêu cầu
của 2/3 số cơ quan lập pháp các bang, Quốc hội sẽ đưa ra những nội dung thay đổi đối
với Hiến pháp thông qua Đại hội sửa đổi Hiến pháp; những thay đổi này sẽ trở thành một
bộ phận của Hiến pháp khi có ¾ các bang đồng ý phê chuẩn.

Nhờ có cơ chế tu chính hiến pháp, Hiến pháp Mỹ sẽ có tính thích nghi cao với sự thay đổi
của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, các quy định về sửa đổi Hiến pháp
liên bang tuy mềm dẻo linh hoạt nhưng cũng rất chặt chẽ nhằm đảm bảo Hiến pháp
không thể bị sửa đổi một cách quá dễ dàng.

+ Ở điều V của Hiến pháp quy định về sửa đổi hiến pháp

“Khi hai phần ba thành viên của hai Viện đều xét thấy cần thiết sẽ đưa ra những điều
sửa đổi đối với Hiến pháp, hoặc theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp ở hai phần ba
các bang, sẽ triệu tập một Hội nghị để đề xuất những điều sửa đổi; trong cả hai trường
hợp, các điều khoản sửa đổi Hiến pháp đều có hiệu lực như một bộ phận của Hiến pháp
khi được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của ba phần tư các bang, hoặc bởi Đại hội
của ba phần tư các bang, theo một thể thức phê chuẩn do Quốc hội đề nghị với điều kiện
là không một điều sửa đổi nào có thể được đề xuất trước năm 1808 theo một cách thức
ảnh hưởng đến đoạn 1 và đoạn 4 trong khoản 9 của Điều 1; và không một bang nào, nếu
bản thân không đồng ý, lại có thể bị tước đoạt quyền bỏ phiếu bình đẳng trong Thượng
Viện”.

8. Trong hệ thống tòa án Mỹ luôn có sự phân định rõ ràng tuyệt đối giữa các
cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Nguyệt

Nhận định trên là sai

Trong hệ thống tòa án liên bang, tòa sơ thẩm đối với vai trò lập chính sách có phần
hạn chế so với tòa phúc thẩm thường là tập trung vào việc thực thi công lý tuy nhiên
trong một số lĩnh vực pháp luật mới ban hành chưa có sự hướng dẫn chính xác, rõ ràng
của thẩm phán tòa án cấp trên hay cơ quan lập pháp mà cần xét xử thì các thẩm phán tòa
án sơ thẩm có thể viết ra những nội dung mới tức là thực hiện chức năng lập chính sách
( chức năng thường thấy ở tòa án phúc thẩm liên bang hay tòa án tối cao liên bang)

Trong hệ thống tòa án bang thì trên thực tế các hệ thống tư pháp ở mỗi bang rất khác
nhau có bang thì đi theo mô hình chuẩn chung của liên bang nhưng cũng có bang vì yếu
tố lịch sử mà có hệ thống tương đối phức tạp và trùng lặp có những tòa án có thẩm quyền
rất hẹp nhưng cũng có nhiều tòa án trùng lặp với thẩm quyền của tòa án khác về cả phạm
vi lãnh thổ lẫn tính chất vụ việc.

Từ các yếu tố trên có thể thấy trong một số trường hợp cấp sơ thẩm có thể thực hiện
chức năng như ở cấp phúc thẩm, trong hệ thống tòa án bang có trường hợp thẩm quyền
của các tòa án có thể trùng lặp với nhau về thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, trong hệ thống
tòa án Mỹ không có sự phân định rõ ràng tuyệt đối giữa các cấp xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm mà hai cấp này có sự liên hệ mật thiết và gắn bó với nhau.

9. Các tòa án liên bang là các tòa án cấp trên của các tòa án tiểu bang. TV

Sai.

Toà án liên bang và toà án tiểu bang là hai hệ thống toà án độc lập với nhau, hoàn
toàn tách biệt với nhau về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền. Mỗi 1 hệ thống toà án bang có cấu
trúc riêng, trong mỗi cấu trúc đó đề có các toà án cấp sơ thẩm và toà án phúc thẩm. Thẩm
quyền xét xử chính thuộc về toà án bang; thẩm quyền xét xử của toà án liên bang là thẩm
quyền hẹp và bị giới hạn bằng việc quy định cụ thể trong Hiến pháp.

_ Thẩm quyền được xác định như sau:

Những vụ việc chỉ thuộc thẩm quyền của một hệ thống toà án:

Toà án của bang được độc quyền xét xử đối với vụ việc luật pháp của bang quy định
và thoả mãn thêm điều kiện các bên trong vụ việc đều phải là công dân của bang mình.

Toà án liên bang có thẩm quyền chuyên biệt đối với một số vụ việc liên quan đến: thủ
tục xử lý phá sản, sở hữu công nghiệp, tranh chấp hàng hải, khiếu kiện chống lại các cơ
quan hành chính liên bang

Những vụ việc mà cả hai hệ thống toà án đều có thẩm quyền:


Các bên có quyền lựa chọn toà án bang hay toà án liên bang để giải quyết.

Các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống gồm:

1. Các tranh chấp liên quan đến việc diễn giải hay áp dụng Hiến pháp và các đạo luật
của liên bang
2. Các tranh chấp liên quan đến yếu tố “ đa chủng"

Đối với vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống toà án, nếu
bên nguyên khởi kiện tại một toà án bang không phải bang của bên bị thì bên bị có
thể yêu cầu chuyển vụ việc lên toà án liên bang

Các vụ việc hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của cả hai hệ thống toà án gồm
các vụ án mà cả cơ quan nhà nước cấp liên bang và cấp bang đều có quyền khởi tố.

10. Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống án lệ, tòa án tối cao của các tiểu
bang phải tuân thủ án lệ của các tòa án liên bang. Trúc

Nhận định sai.

Ở Hoa Kỳ có sự tồn tại song song của hai hệ thống Tòa án: Tòa án liên bang và Tòa án
tiểu bang. Điều này đồng nghĩa với việc không tồn tại sự ràng buộc về mặt thẩm quyền
giữa hai hệ thống này. quyết định thuộc Tòa án liên bang không ảnh hưởng đến Tòa án
tiểu bang và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ sau:

- Những quyết định của Tòa án Liên bang Tối cao Hoa Kỳ liên quan đến những vấn
đề của luật liên bang, bao gồm Hiến pháp Liên bang.

- Tranh chấp mang yếu tố “đa chủng” (diversity case)

Như vậy, trừ những ngoại lệ trên, tòa án tối cao của các tiểu bang không cần phải tuân
thủ án lệ của các tòa án liên bang.
Câu hỏi trắc nghiệm

1. Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của tòa án tối cao liên bang:

a) Được quy định trong Hiến pháp liên bang.

b) Được quy định trong phần các tu chính án.

c) Hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa tối cao liên bang.

Đây là một thẩm quyền đặc biệt của Tòa tối cao được hình thành từ thực tiễn xét
xử thông qua vụ kiện Marbury kiện Madison năm 1803.

2. Hiến pháp liên bang Mỹ:

a) Là bản hiến pháp duy nhất và là đạo luật tối cao của đất nước.

b) Là văn kiện lịch sử ghi nhận những thành quả của cuộc cách mạng giành
độc lập của 13 khu thuộc địa.

Vì:

Năm 1787, nước Mỹ vừa trải qua một cuộc chiến đầy cam go với đế chế Anh. Đất nước
bị tàn phá tan hoang, và đang chập chững bước vào giai đoạn phục hồi từ đống đổ nát với
một nền kinh tế “dị dạng” do việc tách khỏi mẫu quốc.
Ngoài ra, quốc gia này cũng phải chống đỡ những cuộc bạo loạn của các nhóm nông dân
hung tợn nổi dậy chống lại chính quyền và người dân thì thấp thỏm âu lo về một tình
trạng vô chính phủ. Thêm nữa, Hiệp ước Hòa Bình với người Anh hầu như không có hiệu
lực, và chính quyền Mỹ non trẻ cũng chẳng có chút vị thế gì trong con mắt của các quốc
gia châu Âu. Tóm lại, nước Mỹ khi ấy là một liên minh lỏng lẻo của 13 tiểu bang đang bị
“tê liệt” về mọi mặt, và như Tướng George Washington từng nhận xét, các tiểu bang
được liên kết với nhau bằng “một sợi dây làm bằng cát”. Trước tình thế nguy nan ấy, 55
đại biểu được 13 tiểu bang cử làm đại diện đến tham dự Hội nghị Liên bang với nhiệm vụ
sửa đổi và bổ sung những điều khoản cần thiết cho hiến pháp đương thời - còn gọi là
Điều khoản Liên bang. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu thảo luận, họ đi đến quyết định là “đập”
đi toàn bộ và xây dựng lại từ đầu Điều khoản Liên bang. Và bản Hiến pháp mới cho nước
Mỹ đã được ra đời trong hoàn cảnh như thế.
c) Là thỏa ước liên minh giữa các tiểu bang và thỏa thuận phân chia quyền lực
giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang.

3. Nội dung thông luật Anh được hệ thống pháp luật Mỹ tiếp nhận:

a) Chỉ giới hạn ở các nguyên tắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hợp đồng.

b) Không bao gồm các quy tắc pháp lý được hình thành sau khi nước Mỹ
giành độc lập.

Từ năm 1776 trở về sau, Bắc Mỹ tuyên bố pháp luật được áp dụng là không bao
giờ tiếp thu thông luật hay bất kì 1 án lệ nào từ nước Anh nữa.

c) Không bao gồm các quy định của Luật công bằng.

4. Nhận định nào sau đây là sai:

a) Nguyên tắc Stare Decisis trong hệ thống pháp luật Mỹ được áp dụng theo
đúng cách thức mà nó được áp dụng trong hệ thống pháp luật Anh.

Sai, nguyên tắc này trong hệ thống pháp luật Mỹ mềm dẻo và linh hoạt hơn so với
Anh.

b) Các thẩm phán Mỹ luôn tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc Stare Decisis để
đảm bảo tính thống nhất của hệ thống án lệ.

Sai, nguyên tắc này không phải là cơ chế duy nhất để đảm bảo tính thống nhất của
hệ thống án lệ. Thực tế trong hệ thống pháp luật Mỹ, không bắt buộc các Tòa phải tuân
theo án lệ của nó, tùy từng trường hợp mà có cách giải thích phù hợp dẫn đến kết quả
mới, án lệ mới.

Sai, án lệ chỉ được áp dụng theo chiều dọc, không được áp dụng theo chiều ngang,
và do mô hình nhà nước liên bang, do pháp luật Hoa Kỳ là hệ thống pháp luật thực dụng,
luôn thay đổi để phù hợp với thực tiễn, nên Hoa Kỳ không bắt buộc các thẩm phán tuân
thủ tuyệt đối nguyên tắc Stare Decisis.
c) Pháp luật Mỹ tiếp nhận nguyên tắc Stare Decisis từ thông luật Anh một cách
có chọn lọc.

Đúng. Pháp luật Mỹ tiếp nhận nguyên tắc Stare Decisis từ thông luật Anh một
cách có chọn lọc.

Về khách quan, vụ Calvin năm 1608, Scotland tuyên bố là nó sẽ áp dụng theo pháp
luật riêng của mình và không áp dụng pháp luật Hoàng gia Anh đưa ra. Năm 1607, thẩm
phán Hoàng gia Anh đã tuyên bố pháp luật được áp dụng tại các khu thuộc địa phải là
thông luật Anh trên cơ sở phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của khu thuộc địa sở tại. Đây
là 1 án lệ quan trọng tại nước Anh. Tuy nhiên, những yếu tố nội tại trong việc áp dụng
thông luật Anh đòi hỏi phải có 1 hệ thống Tòa án thống nhất, phải có đội ngũ luật sư và
thẩm phán, phải có hoạt động thúc đẩy xuất bản các tuyển tập án lệ. Các yếu tố này là đều
không thể có trong bối cảnh của Bắc Mỹ vào thế kỷ 17 khi mà người Anh mới đặt chân
đến Bắc Mỹ. Nước Anh xâm lược Bắc Mỹ vào năm 1607 đầu thế kỷ 17, việc đòi hỏi
ngay khi xâm lược các yếu tố trên là bất khả thi với Bắc Mỹ. Khó khăn này đã yêu cầu là
phải áp dụng thông luật Anh một cách có chọn lọc chứ không thể áp dụng toàn bộ hay là
áp dụng máy móc được. Về chủ quan, người Anh ở Bắc Mỹ đều có chung ý chí chống
đối với sự áp dụng thông luật Anh, đồng thời các yếu tố bao gồm văn hóa, ngôn ngữ,
chủng tộc và pháp luật Anh đã giữ cho Bắc Mỹ áp dụng thông luật Anh trên cơ sở tiếp
thu có chọn lọc.

5. Chọn câu nhận định đúng:

a) Tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Mỹ không được đảm bảo do có sự
tồn tại song song hệ thống pháp luật liên bang và các hệ thống pháp luật tiểu bang.

Sai. Ở chỗ “do có sự tồn tại song song hệ thống pháp luật liên bang và các hệ
thống pháp luật tiểu bang”. Nhận định như vậy là sai vì nếu có sự mâu thuẫn giữa pháp
luật liên bang và pháp luật tiểu bang thì đã không thống nhất áp dụng pháp luật liên bang
rồi. Nếu pháp luật liên bang không quy định thì áp dụng pháp luật tiểu bang, không có gì
là không thống nhất.

Sai, trường hợp xung đột pháp luật giữa liên bang với các bang thì luật của liên
bang được áp dụng. Nguyên tắc phân quyền giữa Hoa Kì: thẩm quyền rộng thuộc
về các bang, thẩm quyền hẹp thuộc về liên bang. Trong trường hợp liên bang chưa
thực hiện quyền lập pháp của mình thì quyền lập pháp thuộc về các bang. Nhưng
một khi liên bang đã thực hiện quyền lập pháp của mình, thì lúc đó luật của liên
bang được áp dụng. Những vấn đề liên bang chưa quy định thì pháp luật của các
bang sẽ quy định. Trong tương lai, khi 1 vấn đề lập pháp được liên bang quy định
cụ thể hóa thành luật, mà vấn đề đó đã được các bang quy định thì sẽ xảy ra xung
đột pháp luật. Lúc này, luật của liên bang sẽ được thay thế cho luật của các bang.
Nên tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Mỹ vẫn được đảm bảo.

b) Cấu trúc đặc biệt của hệ thống pháp luật Mỹ là hệ quả thể hiện nhược điểm của
cấu trúc nhà nước liên bang.

Sai, trường hợp xung đột pháp luật giữa liên bang với các bang thì luật của liên
bang được áp dụng. Nguyên tắc phân quyền giữa Hoa Kì: thẩm quyền rộng thuộc
về các bang, thẩm quyền hẹp thuộc về liên bang. Trong trường hợp liên bang chưa
thực hiện quyền lập pháp của mình thì quyền lập pháp thuộc về các bang. Nhưng
một khi liên bang đã thực hiện quyền lập pháp của mình, thì lúc đó luật của liên
bang được áp dụng. Những vấn đề liên bang chưa quy định thì pháp luật của các
bang sẽ quy định. Trong tương lai, khi 1 vấn đề lập pháp được liên bang quy định
cụ thể hóa thành luật, mà vấn đề đó đã được các bang quy định thì sẽ xảy ra xung
đột pháp luật. Lúc này, luật của liên bang sẽ được thay thế cho luật của các bang.
Nên tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Mỹ vẫn được đảm bảo. Vì thế, cấu
trúc đặc biệt của hệ thống pháp luật Mỹ không phải là hệ quả thể hiện nhược điểm
của cấu trúc nhà nước liên bang.
c) Do cấu trúc hệ thống pháp luật liên bang tồn tại song song với pháp luật
của các bang nên hiện tượng xung đột pháp luật ở Mỹ rất phổ biến.

Sai. Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ diễn ra giữa pháp luật các bang, khi đó sẽ đc
TPQT điều chỉnh. Còn hệ thống pháp luật liên bang tồn tại song song với pháp luật của
các bang có phạm vi và nguyên tắc áp dụng riêng như giải thích ở câu a.

Đúng, xung đột pháp luật bao gồm xung đột pháp luật xảy ra giữa các bang với nhau và
giữa liên bang với các bang.
● Trường hợp xung đột pháp luật giữa liên bang với các bang thì luật của liên bang
được áp dụng. Nguyên tắc phân quyền giữa Hoa Kì: thẩm quyền rộng thuộc về các
bang, thẩm quyền hẹp thuộc về liên bang. Trong trường hợp liên bang chưa thực
hiện quyền lập pháp của mình thì quyền lập pháp thuộc về các bang. Nhưng một
khi liên bang đã thực hiện quyền lập pháp của mình, thì lúc đó luật của liên bang
được áp dụng. Những vấn đề liên bang chưa quy định thì pháp luật của các bang
sẽ quy định. Trong tương lai, khi 1 vấn đề lập pháp được liên bang quy định cụ thể
hóa thành luật, mà vấn đề đó đã được các bang quy định thì sẽ xảy ra xung đột
pháp luật. Lúc này, luật của liên bang sẽ được thay thế cho luật của các bang.
● Trường hợp xung đột pháp luật giữa các bang với nhau thì sẽ áp dụng các nguyên
tắc của tư pháp quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật.

You might also like