Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp

luật.
Tóm tắt:

Bản án số19/2017/DS-ST NGÀY 03/05/2017 VỀ TRANH CHẤP ĐÒI LẠI TÀI


SẢN. Khoảng 8h ngày 7/11/2016 chị T chuyển cho anh T 5 triệu đồng nhưng do nhân
viên ngân hàng bất cẩn đã chuyển nhầm số tiền là 50 triệu đồng . Ngay sau đó anh T rút
tiền và sử dụng, khoảng 9h cùng ngày nhân hàng thông báo cho anh T về việc chuyển
nhầm và yêu cầu anh T trả lại . Sau khi làm việc với công an thì anh T cam kết trả hết vào
ngày 21/11/2016, nhưng đến ngày anh T vẫn không thực hiện. Yêu cầu của nguyên đơn
anh Đặng Trường T có trách nhiệm trả lại cho Ngân hàng số tiền 40.000.000đ (bốn mươi
triệu đồng). Toà án giải quyết Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Ngân hàng NN &
PTNT VN buộc anh T trả lại ngân hàng 40 triệu đồng và đồng thời phải trả án phí

Câu 1: Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật ?

Trả lời:

Được lợi về tài sản không có căn cứ của pháp luật là sự phát sinh quyền tài sản của
của một chủ thể nào đó không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định hoặc tuy có căn cứ
nhưng căn cứ đã mất hiệu lực.

Về cơ sở pháp lý: Mặc dù Bộ luật dân sự 1995, 2005, 2015 đều có xác định nghĩa
vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hay được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật nhưng cả ba bộ luật đều chưa có những quy định cụ thể để có thể phân biệt giữa
khái niệm chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình với khái niệm được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật. Điều này đã dẫn đến những xung đột pháp lý cũng
như gây ra những khó khăn trong việc giải thích và áp dụng pháp luật.

Câu 2: Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh
nghĩa vụ ?

Trả lời:

Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận khi
người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu,
sử dụng tài sản đó. Vì vậy, trong trường hợp người không phải chủ sở hữu hoặc không
phải người được chủ sở hữu chuyển giao quyền mà chiếm hữu, sử dụng tài sản thì bị coi
là chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật dẫn đến phát sinh quan hệ nghĩa
vụ trong đó người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho
chủ sở hữu (người được chủ sở hữu chuyển giao quyền) đồng thời bồi thường thiệt hại về
tài sản nếu gây thiệt hại ( nếu có ).

1
Vì vậy hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.

Câu 3: Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có
trách nhiệm hoàn trả ?

Trả lời:

Người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có trách nhiệm hoàn trả trong
các điều kiện sau:

+ Thứ nhất, phải có người đã chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi từ tài sản của
người khác, được lợi ở đây có hai trường hợp là: một người nhận của ai đó một khỏan lợi
nào đó hoặc trường hợp một người không bị mất một cái gì đó về tài sản mà đáng ra họ
phải mất.

+ Thứ hai, việc được lợi đó phải không có căn cứ pháp luật: Người được lợi không
có cơ sở pháp lí để hưởng lợi từ tài sản đó. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt chế
định này với các chế định khác trong pháp luật dân sự như phạt vi phạm hợp đồng, khoản
tiền bồi thường thiệt hại;

+ Thứ ba, từ những hành vi trên đã gây thiệt hại cho những người khác. Thiệt hại
có thể là làm giảm đi tài sản hoặc là lăm cho tài sản của người khác không gia tăng;

+ Thứ tư, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi
về tài sản và việc gây thiệt hại.

Câu 4: Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật không ? Vì sao ?

Trả lời:

Sau khi Ngân hàng nhầm lẫn chuyển quá số tiền vào tài khoản của anh T khoảng
lúc 8h ngày 07/11/2016 thì liền sau đó anh T sử dụng 45 triệu đồng lúc này Ngân hàng
vẫn chưa có động thái đòi lại, thông báo cho anh T về việc chuyển nhầm số tiền và anh T
cũng không biết mình được chuyển quá số tiền cho đến khoảng 9h ngày 07/11/2016 khi
được Ngân hàng thông báo.Ta thấy rằng trong vụ việc được bình luận trên thì rõ ràng là
số tiền nêu trên không thuộc về anh T mà chỉ do sự nhầm lẫn của Ngân hàng mà anh T đã
nhận được số tiền đó nên đây là trường hợp được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Câu 5: Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế
nào ? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không ? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểu nào
đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu ?

Trả lời:

Khi được thông báo và yêu cầu trả lại số tiền chuyển nhầm là 45 triệu đồng anh T
đã cam kết sẽ trả dứt điểm vào ngày 21/11/2016 nhưng quá hạn anh T vẫn không thực
2
hiện nên nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm thì anh T sẽ phải chịu lãi chậm
(theo khoản 1 điều 357) với mức lãi là 10% ( theo khoản 2 điều 468 blds 2015) từ ngày
22/11/2016 khi có yêu cầu của ngân hàng cho đến khi trả dứt số nợ ( khoản 2 điều 579
BLDS 2015).

Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh


Tóm tắt:

QĐ số 14/2015/DS-GĐT về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở”. Vợ chồng bà
Nguyễn Thị Thanh Tao và người con có thuê căn nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu, phường 6,
quận 3,TP.HCM có nguồn gốc của Nhà nước ở từ sau 1975. 27/12/2002 công ty quản lí
kinh doanh nhà TP.HCM kí hợp đồng bán nhà trên cho bà Tao và 16/01/2003 UBND
TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất trên cho bà Tao. Trước đó
02/9/1999 bà Tao đã bán căn nhà này cho bà Dương Thị Bạch Diệp với giá 900 lượng
vàng, bà Diệp đã đặt cọc 410 lượng vàng. 27/8/2002, bà Tao lại tiếp tục lập hợp đồng
bán nhà cho ông Phương và đây là một hợp đồng có điều kiện. Tòa án sơ thẩm và phúc
thẩm tuyên bố hai hợp đồng trên vô hiệu.

Câu 1: BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh không?

Trả lời:

Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, các nên bên có thỏa
thuận để xác định về một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng được thực hiện
hoặc chấm dứt. Mặc dù hợp đồng có điều kiện được quy định trong BLDS nhưng cũng
chưa có định nghĩa khái quát nhất vê loại hơp đồng này mà chỉ nêu trường hợp nào là hợp
đồng có điều kiện. (Điều 120 BLDS 2015 ).

Câu 2: Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời
điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy định nào
của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không ?

Trả lời:

Trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao
kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa chuyển quyền sở hữu chưa có quy định nào của
Bộ luật Dân sự coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện. Bởi Điều 158 Bộ luật Dân sự
2015 của Việt Nam quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” .Theo định nghĩa
trên thì quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản: Quyền chiếm hữu, quyền định đoạt
và quyền sử dụng. Quyền chiếm hữu được hiểu một cách thông thường nhất là sự nắm
giữ, chi phối, quản lý một hoặc nhiều tài sản. Bên cạnh đó, tại Điều 192 Bộ luật Dân sự
năm 2015 cũng có quy định về quyền chiếm hữu: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ,
quản lý tài sản”, vì vậy trong trường hợp chưa có quyền sở hữu tài sản có nghĩa là chưa có
quyền định đoạt mà khi chưa có quyền định đoạt tài sản thì không được thực hiện giao kết
3
hợp đồng. Tuy nhiên, tài sản hình thành trong tương lai có thể hiểu là loại tài sản tồn tại
hoặc chưa tồn tại ở tại thời điểm giao dịch, nó được đảm bảo thuộc quyền sở hữu của cá
nhân hoặc tổ chức nhất định trong giao dịch về tài sản đó. Vì vậy, nên có một quy định cụ
thể hơn về việc áp dụng chế định này trong giao kết hợp đồng để có thể thỏa mãn được
các điều kiện trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc phát sinh hay hình thành tài
sản trong tương lai.

Câu 3: Trong quyết định số 14, Toà án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp
đồng giao kết có điều kiện không ?

Trả lời:

Trong quyết định số 14, Toà án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là hợp đồng
giao kết có điều kiện, thể hiện ở phần xét thấy đoạn " Tại hợp đồng ngày 27-8-200 hai
bên thỏa thuận “ tất cả hơp đồng trước đây giữa bà Tao và bà Diệp đã được hủy bỏ và
không có giá trị pháp lý…Sau kji bà Tao hoàn thành các thủ tục mua hóa gái nhà và
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu thỉ hai bên sẽ làm
thủ tục mua bán nhà tại phòng công chứng nhà nước và tiếp tục thực hiện mua bán nhà”.

Như vậy, có căn cứ xác định hợp đồng mua bán nhà giửa bà Tao với vợ chồng ông
Phương, bà Thanh là hợp đồng coa điều kiện….".

Câu 4: Ngoài bản án này còn có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không?

Trả lời:

Ngoài bản án này ra còn có một số quyết định khác đề cập đến vấn đề này như:
Trong quyết định số 403/2011/DS- GĐT của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án
cũng đã xác định hợp đồng trên là hợp đồng có điều kiện. “Theo nội dung hợp đồng thì
bên A (bà Ngọc) hứa sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cho bên B (bà Thu) với giá
400.000.000 đ. Bên B nhận chuyển nhượng đất sau khi bên A làm xong thủ tục chuyển
nhượng. Như vậy, đây là hợp đồng có điều kiện là khi nào hoàn tất thủ tục chuyển
nhượng quyền sử dụng đất sẽ chuyển nhượng.”

Trong quyết định số 192/2006/DS-GĐT của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
tuy không trực tiếp nói đến hợp đồng có điều kiện nhưng đã đề cập đến vấn đề điều kiện
trong hợp đồng: “Ngày 6-11-2000, ông Dũng, bà Huyền lập “Hợp đồng mua bán hoặc
sang nhượng căn nhà trên cho ông Hùng với điều kiện: Bên mua phải đặt 50 lượng vàng
SJC, sau đó giao tiếp từ 50 đến 150 lượng vàng SJC cho bên bán; bên bán giao giấy tờ
liên quan đến căn nhà cho bên mua, để bên mua liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền làm thủ tục hợp thức hóa cho bên bán; khi bên bán đứng tên chủ quyền nhà thì bên
mua phải giao đủ vàng, bên bán đứng tên chủ quyền nhà thì bên mua phải giao đủ vàng,
bên bán sẽ giao giấy tờ nhà và ký các giấy tờ để sang tên nhà cho bên mua.”

4
Như vậy, với nội dung thỏa thuận trên thì điều kiện hai bên đã thỏa thuận khi bên
bán đứng tên chủ quyền nhà” thì hai bên mới chính thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ
về mua bán nhà theo quy định.”

Câu 5: Cho đến khi UBND bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp
đồng chuyển nhượng tranh chấp đã tồn tại chưa? Vì sao?

Trả lời:

Cho đến khi UBND bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp đồng
chuyển nhượng tranh chấp đã tồn tại.

Theo Khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Giao dịch dân sự có điều
kiện:

“1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ
giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”
(nay được quy định tại Khoản 1 Điều 120 Bộ luật dân sự 2015).

Trong hợp đồng chuyển nhượng tranh chấp thì điều kiện để điều kiện để hợp đồng
tiếp tục thực hiện là “Sau khi bà Tao hoàn thành các thủ tục mua hóa giá nhà và được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu, thì hai bên sẽ làm thủ tục mua
bán nhà tại Phòng công chứng nhà nước và tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà”, trước
khi điều kiện này được thực hiện thì đây chỉ mới là dự án chuyển nhượng, chưa thực sự là
hợp đồng chuyển nhượng. Như vậy, cho đến khi Uỷ ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp
giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp đồng chuyển nhượng tranh chấp đã tồn tại bởi điều kiện
trong thỏa thuận đã được đáp ứng và đã trở thành hợp đồng chuyển nhượng đích thực.

Câu 6: Hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp?

Trả lời:

Theo nội dung bản án số 26/2007/DS-GĐT ngày 12/7/2007 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân tối cao: Các bên đã thỏa thuận với nhau về mua bán căn nhà số 36
Nguyễn Thị Diệu với giá 900 lượng vàng SJC nhưng, ở thời điểm các bên thỏa thuận, bên
muốn bán mới “được công ty quản lý kinh doanh nhà thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh ký hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử
dụng đất ở”. Chính vì vậy, bà Tao và vợ chồng ông Phương hoàn toàn biết rõ tình trạng
pháp lý của căn nhà và chấp nhận giao dịch; bên cạnh đó, điều kiện mà các bên đã thỏa
thuận để giao dịch được xác lập là “tiến hành thủ tục mua hóa giá nhà”. Căn cứ vào quy
định của Bộ luật Dân sự 2005, tại Khoản 1 Điều 125 có nêu: “Trong trường các bên có
thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự, thì khi điều kiện đó xảy
ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc bị hủy bỏ.” Theo đó, khi căn nhà trên thuộc sở hữu của
bà Tao thì điều kiện trên đã xuất hiện nên giao dịch đã thỏa thuận phải được xác lập đúng
theo nội dung đã thỏa thuận, tức bà Tao phải chuyển sở hữu căn nhà trên cho vợ chồng
ông Phương. Bởi lẽ, khi ba Tao có chủ quyền sở hữu đối với căn nhà có tranh chấp, lúc
5
này bà Tao đã thực sự có đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu đôi với căn nhà số 36
Nguyễn Thị Diên (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt theo quy định của
Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015) nên đã đáp ứng được điều kiện “bên bán phải là chủ sở
hữu đối với tài sản”.

Tuy nhiên, “Khi điều kiện xảy ra, bà Tao không thực hiện (không đi công chứng,
chứng thực theo thỏa thuận)”. Trong cuốn Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và Bình luận
án (tập 1), tác giả Đỗ Văn Đại đã có nhận định: Khi điều kiện được thỏa mãn thì giao dịch
dân sự chỉ mới phát sinh thôi. Còn việc giao dịch phát sinh đó có hiệu lực hay không thì
còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do bà Tao không thực hiện việc “công chứng,
chứng thực” nên đã làm cho hợp đồng bị vô hiệu về mặt hình thức. Ở đây, giao dịch đã
hình thành khi điều kiện phát sinh nhưng chưa có hiệu lực vì không tuân thủ hình thức bắt
buộc. Nói cách khác, sau khi điều kiện phát sinh thì hợp đồng chỉ mới tồn tại và để có
hiệu lực thì còn phải thỏa mãn những điều kiện về hình thức và nội dung. Bên cạnh đó,
cần xem xét đến quyền sở hữu của bà Tao đối với căn nhà số 36 - Nguyễn Thị Diệu bởi
“thực tế, khi thuê nhà của Nhà nước thì ngoài bà Tao, còn có ông Trang và các con” nên
việc bà đứng ra thực hiện hợp đồng với bà Diệp và vợ chồng Phương là không đúng pháp
luật.

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết
hợp đồng có điều kiện.

Trả lời:

Trong thực tiễn, không phải lúc nào các bên cũng sẵn sàng thực hiện giao kết hợp
đồng mà chỉ khi một sự kiện nào đó xuất hiện làm phát sinh một hệ quả nhất định thì hợp
đồng mới được giao kết thực sự. Giao kết hợp đồng có điều kiện là một chế định tương
đối “mở”, nó cho phép các bên tự thỏa thuận với nhau nhằm đạt được một tiên lượng
trong tương lai, từ đó làm phát sinh giao dịch khi “điều kiện trong tương lai” này được
thỏa mãn. Bộ luật Dân sự nước ta không quy định chi tiết về chế định này (Đây là một
điểm khác biệt với nhiều hệ thống pháp luật đương đại. Chẳng hạn, theo Bộ nguyên tắc
châu Âu về hợp đồng (Điều 16.101), nghĩa vụ hợp đồng có thể có điều kiện nếu nó phụ
thuộc vào một sự kiện trong tương lai và không chắc chắn”. Bộ luật Dân sự Pháp mới
sửa đổi năm 2016 cũng theo hướng vừa nêu khi quy định tại Điều 304 rằng “nghĩa vụ có
điều kiện khi nó phụ thuộc vào một sự kiện trong tương lai và không chắc chắn.”) nhưng
với nội hàm của quy định trên, điều kiện phải là một yếu tố nào đó trong tương lai nhưng
không chắc chắn xảy ra trong tương lai và có ảnh hưởng tới sự hình thành của hợp đồng,
yếu tố này phải là yếu tố trong tương lai và nếu xảy ra thì hợp đồng không được hình
thành (phát sinh, tồn tại).

Tuy nhiên, chế định giao kết hợp đồng có điều kiện có một số bất cập, chính vì vậy
mà vô tình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự hay tạo ra sự nhầm lẫn trong
quyết định tuyên hợp đồng vô hiệu của Tòa án. Cụ thể, về nguyên tắc, khi thực hiện giao
kết hợp đồng chuyển quyền sở hữu, bên chuyển phải là chủ sở hữu đối với tài sản định
chuyển (vì quyền định đoạt tài sản của mình chỉ đối với chủ sở hữu tài sản đó). Tuy nhiên,

6
hợp đồng có điều kiện lại cho phép bên bán có quyền thực hiện việc chuyển quyền sở hữu
trên cho bên mua (mặc dù chưa làm phát sinh hợp đồng) thì có đang mâu thuẫn với quy
định trên hay không ? Bên cạnh đó, việc quy định về loại hợp đồng có điều kiện cũng chỉ
được quy định trong một số điều luật về định nghĩa, việc này cũng dẫn tới việc một số bản
án tuyên xử một hợp đồng là vô hiệu do không xác định hợp đồng đó là một giao dịch dân
sự có điều kiện. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Chính
vì vậy, cần có những quy định rõ ràng hơn đề về việc áp dụng chế định này như cần giải
thích rõ hơn thế nào là giao dịch dân sự có điều kiện, các đặc điểm cụ thể của hợp đồng
có điều kiện, điều kiện khi thực hiện hợp đồng có điều kiện... để hạn chế tranh chấp có thể
xảy ra giữa các bên.

Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu


Tình huống:

Ngân hàng cho công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay này được bà Quế
đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Quế. Việc
bảo lãnh bằng bất động sản đã được công chứng nhưng không có sự đồng ý của chồng
bà Quế. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu” và
“không có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ nêu
trên”.

Câu 1: Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ ? Cho ví dụ minh họa đối với
từng loại hợp đồng ?

Trả lời:

- Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không lệ thuộc vào hợp đồng phụ.
(Khoản 3, Điều 402 BLDS 2015). Tồn tại độc lập và được công nhận là có hiệu lực không
lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Ví dụ: Hợp đồng vay thế chấp tài sản đảm bảo. Hợp đồng vay tiền là một hợp đồng
độc lập, mà không nhất thiết phải có việc đảm bảo bằng thế chấp tài sản hay không, ngay
cả khi điều khoản thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp tài sản bị vô hiệu thì hiệu lực của hợp
đồng vay vẫn không bị ảnh hưởng.

- Hợp đồng phụ: Là một loại hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
(Khoản 4, Điều 402 BLDS 2015).Hợp đồng phụ có hiệu lực lệ thuộc vào hiệu lực của hợp
đồng chính. Hợp đồng phụ chỉ có hiệu lực nếu hợp đồng chính có hiệu lực. Khi hợp đồng
chính vô hiệu, hợp đồng phụ cũng bị vô hiệu hoặc khi hợp đồng chính vi phạm, thì hợp
đồng mới có thể thực hiện nếu hợp đồng phụ có nội dung liên quan đến việc thực hiện
nghĩa vụ phụ giữa các bên.

Ví dụ: Hợp đồng vay tiền có bảo lãnh. Ở đây hợp đồng chính là hợp đồng vay tiền
còn hợp đồng phụ là hợp đồng bảo lãnh.

7
Câu 2. Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?

Trả lời:

Chủ thể có nghĩa vụ trả tiền ngân hàng là Công ty Thiên Minh. Vì đây là chủ thể
thực hiện hợp đồng chính là vay ngân hàng còn việc thế chấp tài sản là hợp đồng phụ.
Nếu công ty Thiên Minh không vay tiền thì sẽ không có việc Bà Quế phải đứng ra bảo
lãnh.

Câu 3. Bà Quế tham gia nghĩa vụ với tư cách gì? Vì sao?

Trả lời:

Bà Quế tham gia nghĩa vụ với tư cách là bên có nghĩa vụ bảo lãnh. Vì bà Quế đã
đứng ra bảo lãnh với Ngân hàng bằng một bất động sản là tài sản chung của hai vợ chồng
bà cho công ty Thiên Minh.

Câu 4. Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không?
Vì sao?

Trả lời:

Việc tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu là hợp lý vì khi muốn thế chấp tài
sản phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, thế nhưng tài sản bà Quế thế chấp ở đây là
tài sản chung vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân. Việc công chứng tài sản để thế chấp
không dược chồng bà Quế đồng ý tức là Bà Quế đã vượt quá giới hạn tài sản của mình
đem thế chấp một nữa tài sản không phải là của mình.

Câu 5. Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì với Ngân hàng không?

Trả lời:

Theo Tòa án bà Quế không có trách nhiệm gì với ngân hàng "không có cơ sở để
buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ nêu trên".

Câu 6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên
quan đến trách nhiệm của bà Quế.

Trả lời:

Hướng giải quyết của Tòa án về vụ việc trên là không hợp lí. Vì trong vụ việc trên
có tồn tại 3 hợp đồng, hợp đồng thứ nhất là hợp đồng vay giữa công ty Thiên Minh và
ngân hàng, hợp đồng thứ hai là hợp đồng bảo lãnh giữa bà Quế với ngân hàng (hợp đồng
này làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh), hợp đồng thứ ba là hợp đồng thế chấp giữa bà Quế
với ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh . Như vậy, nghĩa vụ chính được

8
bảo đảm bởi nghĩa vụ bảo lãnh và nghĩa vụ bảo lãnh được bảo đảm bởi hợp đồng thế
chấp. Hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ của hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh là
hợp đồng phụ của hợp đồng vay. Khi hợp đồng thế chấp vô hiệu do vi phạm điều kiện về
nội dung (tài sản thế chấp không có sự đồng ý của chồng bà Quế) thì không ảnh hưởng
đến hợp đồng bảo lãnh, căn cứ theo khoản 3 điều 407 BLDS 2015

Tòa tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu là đúng nhưngviệc Tòa tuyên là “không
có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với khoản nợ nêu trên” đồng
nghĩa với việc Tòa mặc nhiên công nhận hợp đồng bảo lãnh là vô hiệu, không thuyết
phục. Tuy nhiên, người bảo lãnh là bà Quế vẫn chịu thiệt thòi vì phải trả nợ cho người
khác. Có lẽ, nên thiết lập một giải pháp trung hòa: người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm
đối với phần nghĩa vụ tương đương với tài sản mà họ sử dụng đề thế chấp. Ở đây, hợp
đồng thế chấp vô hiệu bà Quế vẫn còn trách nhiệm nhưng chỉ ở phạm vi phần bảo lãnh.

Vấn đề 4: Phân biệt thời hiệu khởi kiện tranh chấp về


tài sản và về hợp đồng.
Câu 1: Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời
hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản?

Trả lời:

Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng, Điều 429 BLDS 2015 quy định: “Thời
hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày
người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm.” Như vậy trong tranh chấp hợp đồng, BLDS quy định thời hạn để tiến hành khởi
kiện là ba năm.

Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, theo khoản 2 Điều 155
BLDS 2015 thì áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sở hữu. Đây là
loại thời hiệu khởi kiện không giới hạn thời hạn.

Câu 2: Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay
tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?

Trả lời:

Theo nhóm thảo luận, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng.
Vì: Số tiền 45 triệu đồng là tiền phạt do vi phạm thỏa thuận đặt cọc theo hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ngày 7/6/2010. Nếu đã có thỏa thuận thì tất yếu là thỏa thuận
trong hợp đồng.

Câu 3: Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng hay
tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?

9
Trả lời:

Theo nhóm thảo luận, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản. Vì số tiền 25 triệu đồng là tài sản đặt cọc của ông Vũ Văn V chứ không phải
số tiền có trong hợp đồng thỏa thuận. Số tiền 25 triệu đồng đó được hiểu là tài sản của
ông Vũ Văn V giao cho ông Tô Văn P để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.

Câu 4: Đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không?
Vì sao?

Trả lời:

Đường lối giải quyết của Tòa án về 2 khoản tiền trên là thuyết phục. Vì:

Thứ nhất: Đối với số tiền 45 triệu đồng, ông V yêu cầu đòi 45 triệu đồng tiền phạt
do vi phạm thỏa thuận đặt cọc, Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện.
Theo Điểm a khoản 3 Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự 2005 về thời hiệu khởi kiện vụ
án dân sự “Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người
khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về
đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”.

Thứ hai: Đối với số tiền 25 triệu đồng: ông V yêu cầu đòi ông P trả lại 25 triệu
đồng tiền đặt cọc (khoản tiền gốc). Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung do trường
hợp này thuộc trường hợp đòi lại tài sản nên không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Căn cứ
vào Điểm b Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NĐ-HĐTP “Đối với tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý,
chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện”. Theo điều
khoản trên thì Tòa án giải quyết như vậy là hợp lý.

Câu 5: Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng
BLDS 2015 ? Vì sao?

Trả lời:

Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi khi áp dụng BLDS 2015.
Tại vì, theo khoản 2 Điều 328, do đó khi đã giao kết hợp đồng đặt cọc rồi là bên nhận đặt
cọc từ chối việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải trả lại tiền
đặt cọc cho bên đặt cọc và một khoản tiền có giá trị tương đương hoặc theo thỏa thuận
của hai bên trong hợp đồng. Vì vậy, ông P phải trả lại 25 triệu đồng tiền đặt cọc và thêm
25 triệu đồng do vi phạm thỏa thuận đặt cọc (nếu không có thỏa thuận khác) hoặc 45 triệu
đồng tiền phạt do vi phạm thỏa thuận đặt cọc khi 2 bên đã thỏa thuận trước đó cho ông V.

10
11

You might also like