De thi PLDC mẫu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA LUẬT

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: Pháp luật đại cương
Thời gian làm bài: 75 phút
(Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu ; Sinh viên nộp lại đề kèm bài làm)

ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (5 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm
pháp luật .
2. Hành vi tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật đều được thực hiện
dưới dạng không hành động.
3. Hình thức chính thể quân chủ là hình thức nhà nước mà ở đó quyền lực của người đứng đầu
nhà nước là vô hạn.
4. Người mất năng lực hành vi dân sự là người nghiện các chất kích thích.
5. Các cơ quan ngang bộ thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương.
Câu 2. (2 điểm)

So sánh lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 3. (3 điểm) Bài tập tình huống

Bà A (50 tuổi) và bà B (48 tuổi), sinh sống tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, là
hàng xóm của nhau. Do không hợp tính, hai bà này thường hay xích mích, lời qua tiếng lại. Vì
vậy, bà B thỉnh thoảng nói không hay về bà A với những người khác. Bà A có một người con
là C, đang làm công nhân cho xí nghiệp X ở Đồng Nai. Một lần về thăm nhà, nghe kể chuyện
bà B nói xấu mẹ mình, anh C tức giận, tìm đến nhà bà B, đập phá đồ đạc.

Từ tình huống pháp luật nêu trên, hãy:


1. Xác định có hay không vi phạm pháp luật của các chủ thể.
2. Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật của các chủ thể (nếu có) trong tình huống
nêu trên.
--------------Hết------------
Thông qua Bộ môn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: Pháp luật đại cương
Thời gian làm bài: 75 phút
(Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu; Sinh viên nộp lại đề kèm bài làm)

ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (5 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều được phép thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật.
2. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là hình thức tuân thủ pháp luật.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương
ban hành thì đều có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
4. Trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam, Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu cơ
quan quyền lực nhà nước.
5. Tất cả các chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp
lý.
Câu 2. (2 điểm)

So sánh chấp hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 3. (3 điểm) Bài tập tình huống

Bà A (50 tuổi) và bà B (48 tuổi), sinh sống tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, là
hàng xóm của nhau. Do không hợp tính, hai bà này thường hay xích mích, lời qua tiếng lại. Vì
vậy, bà B thỉnh thoảng nói không hay về bà A với những người khác. Bà A có một người con
là C, đang làm công nhân cho xí nghiệp X ở Đồng Nai. Một lần về thăm nhà, nghe kể chuyện
bà B nói xấu mẹ mình, anh C tức giận, tìm đến nhà bà B, đập phá đồ đạc.

Từ tình huống pháp luật nêu trên, hãy:


1. Xác định có hay không vi phạm pháp luật của các chủ thể.
2. Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật của các chủ thể (nếu có) trong tình huống
nêu trên.
--------------Hết------------
Thông qua Bộ môn

You might also like