Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Câu hỏi thảo luận- kiểm tra 6 (nội dung bài 8)

Câu 1: Trình bày chu trình lý tưởng trong động cơ đốt trong.

-chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong, đó là một chu trình kín, thuận nghịch trong
đó không có một tổn thất năng lượng phụ nào ngoài tổn thất do nhả nhiệt cho nguồn
lạnh đã được quy định theo định luật II nhiệt động

Câu 2: Trình bày diễn biến quá trình nạp của động cơ đốt trong thực tế, vẽ đô
thị đường cong nạp.

diễn biến quá trình nạp của động cơ đốt trong

-Trong động cơ 4 kỳ, quá trình thay đổi môi chất được thực hiện lúc bắt đầu mở
suppap thải điểm b’. Từ b’ công của quá trình đến điểm chết dưới (ĐCD) (góc mở
sớm suppap thải) nhờ chênh lệch áp suất, sản vật cháy tự thoát ra đường thải, sau đó
piston đi từ ĐCD lên tới điểm chết trên (ĐCT) để tiếp tục đẩy cưỡng bức sản vật cháy
ra ngoài. Tại ĐCT (điểm r), sản vật cháy chứa đầy thể tích buồng cháy Vc với áp suất
Pr>Pth tạo ra chênh áp Δp; trong đó Pth là áp suất khí trong ống thải. Chênh áp Δpr
phụ thuộc vào hệ số cản, tốc độ dòng khí qua suppap thải và vào trở lực của bản thân
đường thải.

Suppap thải thường được đóng sau ĐCT (đóng muộn) nhằm tăng thêm giá trị "tiết
diện-thời gian” mở cửa thải, đông thời để tận dụng chênh áp AP. và quán tính của
dòng khí để tiếp tục thải sạch khí sót ra ngoài. Quá trình nạp môi chất mới vào xilanh
được thực hiện khi piston đi từ ĐCT xuống ĐCD.

Lúc đầu (tại điểm r), do Pr>Pk và Pr> Pth một phần sản vật cháy trong thể tích V, vẫn
tiếp tục đi ra ống thải. Bên trong xilanh, khí sót giãn nở đến điểm r0 (bằng Pk) rồi từ
đó trở đi, môi chất mới có thể bắt đầu nạp vào xilanh.
Câu 3: Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nạp của động cơ.

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến hệ số nạp nv, gồm có: tỷ số nén ε ; áp suất
cuối quá trình nạp Pa và nhiệt độ của môi chất cuối quá trình nạp Ta; nhiệt độ sấy
nóng môi chất mới ΔT; hệ số khí sót yr; nhiệt độ Tr, và áp suất Pr, của khí sót

Câu 4: Trình bày diễn biến quá trình nén của động cơ đốt trong thực tế, vẽ đồ
thị đường cong nén.

diễn biến quá trình nén của động cơ đốt trong

-Đầu quá trình nén nhiệt độ môi chất Ta thấp hơn nhiệt độ trung bình của xilanh,
piston, nắp máy... nên các chỉ tiết nóng kể trên truyền nhiệt cho môi chất, vì vậy
đường nén trong giai đoạn này (a-2) dốc hơn đường đoạn nhiệt của chu trình lý tưởng
(a-1).

Giá trị n1’ ở đầu quá trình nén lớn nhất vì có chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các chỉ tiết
nóng và môi chất khiến cho môi chất vừa chịu nén vừa nhận nhiệt thêm. Tiếp theo
piston càng nén càng làm tăng nhiệt độ môi chất trong xilanh và làm cho nhiệt độ
chênh lệch nhiệt độ của các chỉ tiết nóng và môi chất giảm dần, môi chất được nhận
nhiệt ngày càng ít làm cho quá trình nén càng gần với quá trình đoạn nhiệt và chỉ số
nén n1’ tiến sát với chỉ số đoạn nhiệt k1. Tới một điểm nào đó nhiệt độ môi chất bằng
nhiệt độ trung bình của vách xilanh vàcó thể coi điểm đó là nén đoạn nhiệt, chỉ số nén
n1’= k1(chỉ số đoạn nhiệt khi nén)

Tiếp theo của quá trình nén sẽ làm cho nhiệt độ môi chất trở nên lớn hơn nhiệt độ
vách xilanh và chiều truyền nhiệt sẽ thay đổi, môi chất truyền nhiệt cho vách xilanh,
kết quả làm cho đường nén thực tế (3-c) ít dốc hơn so với đường nén đoạn nhiệt (3-4)
và chỉ số nén n1’ càng ngày càng nhỏ hơn k1.
Câu 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nén.

-tốc độ động cơ :càng tăng tốc động cơ càng không còn nhiều nhiên liệu bay hơi ở quá
trình nén ,làm cho chỉ số đa biến trung bình tăng nhanh khi tăng tốc động cơ .Chỉ số
đa biến trung bình phản anh mức độ trao đổi môi chất và thành xilanh .Thông số này
ảnh hưởng nhiều đến quá trình nén

-Phụ tải động cơ: Ở tốc độ thấp ,tải gây ảnh hưởng lớn đến Chỉ số đa biến trung
bình ,vì khi đóng bướm ga của động cở tốc độ thấp nhiều xăng chưa kịp bay hơi đi
vào xi lanh để bay hơi tiếp ở đầu quá trình nén ,đường nạp ít được xấy nóng ,tốc độ
môi chất thấp, xăng chưa kịp bay hơi.

-Tình trạng kĩ thuật: Nếu piston-xilanh mòn nhiều sẽ làm tăng lọt khí, gây mất nhiệt
và làm giảm n; Trường hợp có muội than bám trên đỉnh piston, mặt Nắp máy hoặc có
lớp cặn bám trên. mặt tiếp xúc với môi chất làm mát của xilanh sẽ ngăn tản nhiệt của
môi chất, làm tăng Chỉ số đa biến trung bình

-Kích thước xilanh : nếu tăng đường kính xilanh làm cho môi chất khó tản nhiệt làm
tăng Chỉ số đa biến trung bình.Với n1’giảm dần từ đầu đến cuối chu trình

Câu 6: Giải thích vì sao nói quá trình nén là quá trình đa biến.

-vì có chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các chỉ tiết nóng và môi chất khiến cho môi chất
vừa chịu nén vừa nhận nhiệt thêm. Tiếp theo piston càng nén càng làm tăng nhiệt độ
môi chất trong xilanh và làm cho nhiệt độ chênh lệch nhiệt độ của các chỉ tiết nóng và
môi chất giảm dần, môi chất được nhận nhiệt ngày càng ít làm cho quá trình nén càng
gần với quá trình đoạn nhiệt và chỉ số nén n1’ tiến sát với chỉ số đoạnnhiệt k1. Tới
một điểm nào đó nhiệt độ môi chất bằng nhiệt độ trung bình của vách xilanh vàcó thể
coi điểm đó là nén đoạn nhiệt, chỉ số nén n1’= k1(chỉ số đoạn nhiệt khi nén)

-Tiếp theo của quá trình nén sẽ làm cho nhiệt độ môi chất trở nên lớn hơn nhiệt độ
vách xilanh và chiều truyền nhiệt sẽ thay đổi, môi chất truyền nhiệt cho vách xilanh,
kết quả làm cho đường nén thực tế (3-c) ít dốc hơn so với đường nén đoạn nhiệt (3-4)
và chỉ số nén n1’ càng ngày càng nhỏ hơn k1.

Câu 7: Trình bày các phương pháp hình thành hòa khí trong động cơ diesel.
Trong động cơ

Vị trí bay hơi:

- Phương pháp thể tích.Nhiên liệu phun vào buồng cháy thành những hạt nhỏ phân bố
đều trong thể tích buồng cháy Vc , từ bề mặt các hạt nhiên liệu bay hơi hoà trộn với
không khí tạo thành hỗn hợp khí.
- Phương pháp màng.Khi nhiên liệu phun vào tạo thành những màng bám trên thành
buồng cháy. Từ mặt màng nhiên liệu sẽ bay hơi hoà trộn với không khí tạo thành hỗn
hợp khí.
- Phương pháp màng – thể tích.Nhiên liệu phun vào chia làm hai phần:- Một phần nhỏ
được đưa vào trung tâm buồng cháy.- Phần còn lại có kích thước hạt tương đối lớn tạo
thành màng mỏng bám lên thành buồng cháy và nó tập trung cháy ở giai đoạn 3 để đạt
công lớn 

Nhân tố điều khiển

-phun trực tiếp

-phun xoáy lốc

-phun dự bị

Câu 8: Trình bày diễn biến quá trình cháy của động cơ xăng trong thực tế ,vẽ đồ
thị đường cong cháy của động cơ xăng.

-Quá trình cháy diễn ra từ ĐCT đến ĐCD Cháy theo cơ chế lan truyền màng lửa của
nhiên liệu lỏng. Hòa khí được hòa trộn trước và xem như là hôn hợp đồng nhất. Quá
trình cháy bắt đầu tại vùng giữa 2 điện cực của bugi khi xuất hiện tia lửa điện cao thế
(góc đánh lửa sớm ) đến vùng hôn hợp xa nhất bị cháy và kết thúc ở khoảng 30-40°
sau ĐCT, tạo nên màng lửa rồi lan truyền với tốc độ tăng dần.

+ Giai đoạn cháy trễ

+ Giai đoạn cháy nhanh

+ Giai đoạn cháy rớt


Câu 9: Vì sao tồn tại góc đánh lửa sớm trong động cơ xăng

Nếu đánh lửa sai thời điểm thì công suất động cơ bị giảm đi, tiêu hao nhiên liệu và
lượng chất độc hại trong khí xả tăng lên.

- Để sử dụng triệt để năng lượng của nhiên liệu, tia lửa cần xuất hiện trước khi piston
đạt điểm chết trên của kỳ nén để đến khi piston đi xuống đúng lúc áp suất trong xi
lanh đạt trị số cao nhất.Khi bugi đánh lửa nhiệt lượng sẽ tỏa ra từ bugi cho đến phần
nhiên liệu phía dưới mà tốc độ lan truyền của ngọn lửa là không đổi vì vậy chúng ta
phải đánh lửa sớm hơn để nhiên liệu có thể cháy hết từ đó tận dụng tối đa năng lượng
của nhiên liệu đủ thời gian để tia lửa lan tỏa khắp. Và nếu không đánh lửa sớm, thì sẽ
cần phải đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn để có mức năng lượng như vậy.

Câu 10: Trình bày các hiện tượng: nguyên nhân; tác hại; cách khắc phục các
hiện tượng cháy không bình thường trong động cơ xăng

-Hiện tượng cháy kích nổ:do quá trình chuẩn bị hóa học bởi những phản ứng phía
trước màng lửa đã chín muồi,nên màng mới lan truyền với tốc độ lớn.Do tốc độ cháy
quá nhanh ,dung tích hòa khí không kịp giãn nở làm áp suất và nhiệt độ tăng lên đột
ngột .Ngoài ra còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như: tính chất của nhiên liệu , tỉ số
nén, cấu tạo buồng cháy........

Tác hại : tốc độ cháy nhanh, dung tích hòa khí không kịp giãn nỡ làm cho áp suất và
nhiệt độ tăng lên đột ngột tạo sóng áp suất truyền đi mọi phương theo tốc độ truyền
âm, đập vào thành vách xilanh gây nên tiếng gõ kim loại sắc và đanh.làm giảm hiệu
suất cũng như tính kinh tế của động cơ, gây hư hại như chạy piston, xupap, hỏng bạc,

Cách khắc phục :cần phải chế tạo xăng dùng cho động cơ có khả năng chống kích
nổ tốt.

-Hiện tượng cháy sớm: Cháy sớm xảy ra trước khi bugi bật tia lửa điện, làm sai quy
luật cháy bình thường của động cơ vì xuất hiện những điểm hoặc mặt nóng rực trong
buồng cháy, phần lớn do muội than tích nhiệt trên xupap thải hoặc trên cực bugi

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng cháy sớm, ví dụ cấu tạo của
động cơ, tình trạng sử dụng, lọc nhiên liệu, loại dầu bôi trơn, …. Tất cả các yếu tố làm
tăng áp suất môi chất và nhiệt độ môi chất trong xi lanh thúc đẩy việc tạo muội than
hoặc các mặt nóng rực bên trong buồng cháy đều là những nguyên nhân gây cháy
sớm.
Tác hại :piston gây ra hiện tượng rung giật, mất công suất động cơ và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các chi tiết của động cơ như piston, thành xylanh, thanh truyền, trục
khuỷu.

Cách khắc phục:kiểm tra bugi và vệ sinh buồng cháy


Câu 11: Trình bày diễn biến quá trình cháy của động cơ diesel trong thực

của động cơ diesel đồ thị đường cong cháy.

Trong động cơ Diesel, nhiên liệu được phun vào trong xilanh động cơ vào cuối kỳ
nén, do lực cản của không khí nén trong bưồng cháy, nhiên liệu được xé tơi thành
những hạt nhỏ không đều về kích thước và phân bố không đều trong không gian
buồng cháy. Các hạt nhiên liệu trong môi trường nhiệt độ cao được sấy nóng nhanh,
làm cho nhiệt độ của nó tăng cao. Nhiên liệu bắt đầu bay hơi từ bề mặt hạt rồi hơi
nhiên liệu khuếch tán nhanh. vào khối không khí nóng xung quanh, sau một khoảng
thời gian, xung quanh hạt nhiên liệu tạo ra các lớp hỗn hợp của hơi nhiên liệu và
không khí được gọi là các lớp hòa khí. Lớp hòa khí nằm sát với bề mặt hạt là hòa khí
đậm, có nhiệt độ hơi thấp vì hạt nhiên liệu hút nhiệt của lớp này để bay hơi, các lớp
cách bề mặt hạt càng xa hòa khí càng nhạt với nhiệt độ càng cao.

Câu 12: Vì sao tồn tại quá trình cháy trễ trong động cơ diesel

Do sự bốc cháy của hỗn hợp hòa khí không phải xuất hiện ngay sau khi đánh lửa ở sát
ngay tia lửa bắt đầu cháy, và quá trình bắt cháy này lan ra khu vực xung quanh.
Quãng thời gian từ khi hỗn hợp hòa khí được đánh lửa cho đến khi nó bốc cháy
Tính từ lúc bắt đầu phun nhiên liệu đến khi quá trình cháy thật sự diễn ra .Thời gian
từ lúc nhiên liệu phun vào buồng cháy đến lúc áp suất trong xy lanh bắt đầu tăng đột
ngột, và tách khỏi đường nén

Câu 13: Giải thích vì sao góc phun dầu sớm (góc đánh lửa sớm trong động cơ
xăng) phải đúng thời điểm?

-Góc phun dầu sớm phải đúng thời điểm để giúp cho động cơ có khả năng dễ khởi
động, có công suất cao, có thể cháy triệt để lượng nhiên liệu, kéo dài thời kỳ cháy làm
tốc độ tăng áp suất và áp suất cực đại tăng cao

-Góc đánh lửa sớm trong động cơ xăng để giúp nguyên liệu được đốt cháy toàn bộ thì
thể tích khí thải nguy hại phát sinh trong quá trình này cũng sẽ được hạn chế..Động cơ
hoạt động hết công suất, quá trình đốt sẽ không phải bù thêm nhiên liệu. Để bù lại lực
bị hao hụt nếu có xảy ra thất thoát. Do vậy đánh lửa sớm giúp cho nhiên liệu được tiết
kiệm một cách hiệu quả.

Câu 14: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cháy của động cơ

Câu 15: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giãn nở.

-Tốc độ động cơ :

-Phụ tải động cơ :

- Kích thước xi lanh

-Cấu tạo động cơ :

-Trạng thái nhiệt của động cơ :

Câu 16: Trinh bày diễn biến quá trình thải của động cơ đốt trong thực tế, vẽ đỏ
thị đường cong thải.
Trong động cơ 4 kỳ, suppap thải được mở sớm trước khi piston đến ĐCD khoảng từ
40°-80° góc quay trục khuỷu và được đóng muộn sau khi piston đến ĐCT khoảng từ
20°-40°. Như vậy thời gian mở của suppap thải để thải sản vật cháy ra khỏi xilanh ở
những động cơ khác nhau sẽ có những giá trị khác nhau, nhưng chúng thường nằm
trong giới hạn góc quay trục khuỷu.

Quá trình thải có thể được phân chia ra: giai đoạn thải sớm, tiến hành trong khi piston
tịnh tiến từ thời điểm mở suppap thải đến ĐCD trong khoảng 40-80 độ góc quay trục
khuỷu; gíaí đoạn thải cơ bản, tiến hành trong khi piston chuyển động từ. ĐCD đến
ĐCT; giai đoạn thải muộn, tiến hành từ DCT cho đến khi đóng suppap thải.

Cả hai giai đoạn thải cơ bản và thải muộn tiến hành trong khoảng 200-220° góc quay
truc khuỷu.

a.Giai đoạn thải sớm:Trong giai đoạn mở sớm suppap thải, piston chuyển động tịnh
tiến xuống ĐCD và không thể đẩy khí thải ra khỏi xilanh. Tuy nhiên ở đầu giai đoạn
thải sớm, khi động cơ làm việc ở chế độ toàn tải, áp suất trong xilanh bằng khoảng 4
kG/cm2. Bởi vậy, do bản thân khí thải có áp suất dư với tốc độ đột biến đạt
400+500m/s, được đưa ra khỏi xilanh. Dòng khí qua suppap thải với tốc độ lớn như
vậy luôn kèm theo hiệu quả đặc trưng bởi tiếng ồn; để giảm bớt tiếng ồn phải bố trí
thêm bộ tiêu âm.

b.Giai đoạn thải cơ bản :Khi piston chuyển động tới ĐCD, áp suất trong xilanh giảm
đến khoảng 2kG/cm2. Lúc này dòng chảy đột biến kết thúc và bắt đầu giai đoạn thải
cơ bản. Dòng khí trong thời gian thải cơ bản chuyển động với tốc độ bé hơn, trong khi
piston chuyển động lên ĐCT khí thải được đẩy ra ngoài với tốc độ khoảng 200-
250m/s, ở cuối quá trình thải đạt khoảng 60-100m/s. Như' vậy, giai đoạn thải sớm
ngắn nhưng tốc độ dòng khí rất lớn, còn giai đoạn thải cơ bản dài khoảng gấp ba lần
giai đoạn thải sớm, nhưng dòng khí ra khỏi xilanh trong giai đoạn này với tốc độ
chậm hơn. Bởi vậy lượng khí thải ra khỏi xilanh trong thời gian thải sớm và trong thời
gian thải cở bản dưỡng như bằng nhau.

c. Giai đoạn thải muộn:Giai đoạn thải muộn ứng với giai đoạn piston từ ĐCT đến
suppap thải đóng hẳn tại điểm IV (đóng muộn sau ĐCT một góc q).Việc đóng muộn
suppap thải cho phép sử dụng quán tính dòng khí thải ra khỏi xilanh để tăng cường
làm sạch xilanh khỏi khí cháy tốt hơn. Mặc dù vậy vẫn không tránh khỏi một phần
sản vật cháy còn sót lại trong xilanh sau mỗi chu trình dưới dạng khí sót.

Câu 17: Các yếu tổ ảnh hưởng đến sự hình thành các chất ô nhiễm trong quá
trình cháy của động cơ đốt trong.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành CO

-Ảnh hưởng của tốc độ phản ứng oxy hóa

-Ảnh hưởng bởi tính không đồng đều của hỗn hợp

-Ảnh hưởng của nhiệt độ quang thành xi lanh

-Ảnh hưởng tỉ lệ không khí và nhiên liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành HC

-Ảnh hưởng áp suất nén thấp

-Ảnh hưởng sự trùng lặp thời điểm đóng mở suppap

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành NOx

-Ảnh hưởng thời điểm đánh lửa

-Ảnh hưởng tỉ lệ không khí và nhiên liệu

Câu 18: Trình bày các phương pháp và công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do khí thải của động cơ đốt trong

Hệ thống tuần hoàn khí xả ERG:Các hợp chất NOx (nitơ oxit như NO, NO2,
N2O5, N2O…) được thải ra trong quá trình đốt cháy động cơ ô tô là những chất có
hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.EGR là thông qua việc tuần
hoàn, khí thải trở lại hệ thống nạp động cơ trong điều kiện có tải, làm giảm nhiệt độ
cháy đoạn nhiệt và nồng độ oxy trong động cơ diesel, tăng nhiệt dung riêng của hòa
khí, đồng thời hạ nhiệt độ cháy. Tất cả những thông số trên giảm xuống sẽ ngăn cản
quá trình sản sinh NOx, bởi những yếu tố thúc đẩy khả năng hình thành NOx trong
buồng đốt gồm nhiệt độ cao, áp suất cao.
Hệ thống thông hơi hộp trục khuỷu PVC:Trong quá trình làm việc của động cơ, dù
đã có xec măng bao kín nhưng vẫn sẽ có một lượng nhỏ khí cháy bị lọt xuống hộp
trục khuỷu. Vì vậy trong hộp trục khuỷu lượng khí lọt thường có 70-80% là khí không
cháy có thể là hơi nước và các khí thải khác, điều này gây ra một số tác hại như: Làm
bẩn dầu bôi trơn và làm dầu bôi trơn bị biến chất do những tạp chất có trong khí
cháy ,sự chuyển động tịnh tiến của Piston khó khăn hơn do khí cháy lọt xuống phía
dưới làm cho áp suất phía dưới Piston tăng cao, áp suất ở hộp trục khuỷu còn đẩy nhớt
qua các phớt gioăng làm kín đi ra ngoài làm cho tính năng của dầu bôi trơn không còn
đảm bảo.

Bởi các nguyên nhân không tốt ở trên nên cần có một hệ thống để dẫn khí lọt này về
buồng cháy và đốt lại. Từ đó hệ thống thông khí PCV (Positive Crankcase
Ventilation) hay còn gọi là thông khí các-te đã ra đời.Hệ thống thông hơi hộp trục
khuỷu PVC:giúp dọn những khí thừa không cần thiết, tăng tuổi thọ dầu và động cơ.
Nếu việc thông khí bị lỗi có thể dẫn đến hiệu suất kém, rỉ dầu, và gây hao mòn
nghiêm trọng động cơ.

Hệ thống lọc khí xả:bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm lượng
khí thải độc hại ra môi trường gồm 3 lớp cơ bản, đó là: Lớp xúc tác đầu tiên), Lớp xúc
tác oxy hóa, và hệ thống kiểm soát dòng khí thải.
Sau quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ, cho dù động cơ có tốt đến đâu thì vẫn
tạo ra những hợp chất vô cùng độc hại như: Nox, CO, HC… Vậy nên, để loại bỏ được
những chất độc hại này, bộ chuyển đổi xúc tác cần phải được trang bị một chiếc lõi
lọc có dạng tổ ong.

Trên bề mặt được phủ một lớp kim loại quý để làm xúc tác cho những phản ứng khử
cũng như oxy hóa được diễn ra một cách thuận tiện nhất trên bề mặt lõi lọc. Do đó, bề
mặt lõi lọc phải có diện tích lớn để các quá trình phản ứng được diễn ra dễ dàng, cũng
như ít tiêu hao lớp kim loại quý hơn.

Bởi vậy mà, bộ chuyển đổi xúc tác có thể chuyển đổi được khoảng 90% các hợp chất
có hại tới môi trường bên ngoài thành các hợp chất ít độc hại hơn.

You might also like