TN Chương I

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CHƯƠNG I

Câu 1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có những điểm nổi bật nào?
a. Các nước tư bản: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài xâm lược
và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.
b. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt.
c. Phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
Câu 2. Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “như tiếng sét đã đánh thức nhân dân
châu Á tỉnh giấc mơ hàng thế kỷ”?
a. Quốc tế Cộng sản (thành lập năm 1919).
b. Cách mạng Tân Hợi (năm 1911).
c. Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917).
d. Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa được
công bố (1920).
Câu 3. Tính chất của xã hội Việt Nam từ khi Pháp xâm lược là gì?
a. Tư sản dân quyền.
b. Dân tộc dân chủ.
c. Thuộc địa nửa phong kiến.
d. Thuộc địa, phong kiến.
Câu 4. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam kể từ khi Pháp xâm lược là gì?
a. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai; mâu thuẫn giữa
nông dân với địa chủ phong kiến.
b. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
c. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
d. Mâu thuẫn giữa nông dân, công nhân với địa chủ phong kiến.
Câu 5. Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam từ khi Pháp xâm lược?
a. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
b. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư bản.
c. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai.
d. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn tay sai.
Câu 6. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiệm vụ hàng đầu cần phải được giải quyết
cấp thiết của cách mạng Việt Nam là gì?
a. Giải phóng dân tộc.
b. Đấu tranh giai cấp.
c. Canh tân đất nước.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 7. Phong trào cách mạng Việt Nam vào cuối năm 1928, đầu năm 1929 đã hình thành làn
sóng cách mạng nào?
a. Cách mạng tư sản dân quyền.
b. Cách mạng dân tộc, dân chủ.
c. Cách mạng vô sản.
d. Cách mạng tư sản.
Câu 8. Vụ ám sát Ba Danh (Bazin - trùm mộ phu đồn điền cao su của Pháp) xảy ra vào thời
gian nào? Do những ai thực hiện?
a. 2-1929, một số đảng viên của Tân Việt cách mạng Đảng.
b. 2-1929, một số đảng viên của Việt Nam quốc dân Đảng.
c. 3-1926, một số đảng viên của Đảng Thanh niên.
d. 2-1926, một số đảng viên của Đảng Thanh niên Cao vọng.
Câu 9. Phong trào yêu nước chống Pháp nào sau đây theo hệ tư tưởng phong kiến?
a. Phong trào Đông Du.
b. Phong trào Cần Vương.
c. Phong trào Duy Tân.
c. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây theo khuynh hướng dân chủ tư sản?
a. Khởi nghĩa Yên Thế.
b. Khởi nghĩa Yên Bái.
c. Khởi nghĩa Hương Khê.
d. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 11. Phong trào đình công, bãi công của công nhân Việt Nam trong những năm
1926 - 1929 thuộc khuynh hướng nào?
a. Khuynh hướng phong kiến.
b. Khuynh hướng dân chủ tư sản.
c. Khuynh hướng vô sản.
d. Khuynh hướng vô sản và khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 12. Chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chủ quyền
quốc gia bằng biện pháp bạo động, đại diện cho xu hướng này là ai?
a. Bùi Quang Chiêu.
b. Phan Châu Trinh.
c. Phan Bội Châu.
d. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 13. Vào nửa đầu thập kỷ 20, thế kỷ XX, một nhà yêu nước Việt Nam có cảm tình với
nước Nga Xôviết, với chủ nghĩa xă hội và đặt hy vọng vào Nguyễn Ái Quốc. Ông là ai?
a. Bùi Quang Chiêu.
b. Phan Châu Trinh.
c. Phan Bội Châu.
d. Nguyễn Thái Học.
Câu 14. Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá: “Ông là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia”. Ông là ai?
a. Phan Bội Châu.
b. Phan Chu Trinh.
c. Vua Hàm Nghi.
d. Nguyễn Thái Học.
Câu 15. Chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước của nhân
dân; thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối
đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài, đại biểu cho xu hướng này là ai?
a. Phan Bội Châu.
b. Phan Chu Trinh.
c. Phan Đình Phùng.
d. Nguyễn Thái Học.
Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc - từ người yêu nước trở thành người cộng sản?
a. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III - do Lênin thành lập và
tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
b. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương những vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lênin.
c. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vec-xay.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
Câu 17. Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa có cơ quan ngôn luận là tờ báo nào?
a. Thanh niên.
b. Cờ đỏ.
c. Độc lập.
d. Người cùng khổ.
Câu 18. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia
thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp vào thời gian nào?
a. Tháng 7-1919.
b. Tháng 10-1920.
c. Tháng 12-1920.
d. Tháng 11-1921.
Câu 19. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc đă vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa
đế quốc che giấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hoá văn minh”?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp.
b. Đường Kách mệnh.
c. Nhật ký trong tù.
d. Con rồng tre.
Câu 20. Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc có ư nghĩa là sự chuẩn bị về mặt tổ chức cho
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
a. Mở các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam (từ năm
1925-1927).
b. Chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1-1930).
c. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
d. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).
Câu 21. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên bầu ai làm bí
thư?
a. Nguyễn Ái Quốc.
b. Hồ Tùng Mậu.
c. Trần Phú.
d. Lê Hồng Phong.
Câu 22. Chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thực hiện năm
1928 nhằm mục đích gì?
a. Hội viên tự rèn luyện trong đấu tranh thực tiễn.
b. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào
phong trào công nhân.
c. Vận động cách mạng.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
Câu 23. Cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tờ báo nào?
a. Báo Người cùng khổ.
b. Báo lao động.
c. Báo công nhân.
d. Báo Thanh niên.
Câu 24. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã đi vào đấu tranh tự giác?
a. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm Sài Gòn - Chợ Lớn (1922).
b. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kỳ (1922).
c. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).
d. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định (1925).
Câu 25. Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của
một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
b. Đường cách mệnh (1927).
c. Đông Dương (1924).
d. Thư gởi Quốc tế nông dân (1928).
Câu 26. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được thể hiện trong tác
phẩm “Đường cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc?
a. Cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
b. Tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
c. Canh tân đất nước.
d. Cách mạng xã hội chủ nghĩa để đi lên xã hội cộng sản.
Câu 27. Chi bộ Cộng sản thành lập ở Bắc Kỳ tháng 3-1929 nhằm mục đích gì?
a. Củng cố Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
b. Xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạng.
c. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
d. Chuẩn bị thành lập một ĐCS thay thế Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Câu 28. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự
thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?
a. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.
b. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản
liên đoàn.
c. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
d. An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 29. Thành phần tham gia hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (2-1930)?
a. Đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông
Dương Cộng sản liên đoàn.
b. Đại biểu của Quốc tế Cộng sản, đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng, Đông
Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
c. Đại biểu của Quốc tế Cộng sản, đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng, Đông
Dương Cộng sản liên đoàn.
d. Đại biểu của Quốc tế Cộng sản, đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng, Đông
Dương Cộng sản Đảng.
Câu 30. Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức nào sau đây?
a. Chi bộ cộng sản (3-1919).
b. Tân Việt cách mạng đảng (7-1928).
c. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925).
d. An Nam Cộng sản Đảng (8-1929).
Câu 31. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do ai soạn thảo?
a. Nguyễn Ái Quốc.
b. Trần Phú.
c. Lê Hồng Phong.
d. Hà Huy Tập.
Câu 32. Mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam mà Cương lĩnh đầu tiên của Đảng nêu
ra là gì?
a. Làm cách mạng giải phóng dân tộc.
b. Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
c. Cách mang dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
d. Cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 33. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta, xác định mục tiêu chiến lược của
cách mạng Việt Nam là: “...............................và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”.
Hãy điền vào chỗ trống.
a. Xã hội chủ nghĩa.
b. Tư sản dân quyền.
c. Dân tộc dân chủ.
d. Dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 34. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua tại hội nghị thành
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3-2-1930, xác định giai cấp nào là lực lượng lãnh đạo cách
mạng?
a. Giai cấp tư sản.
b. Giai cấp vô sản.
c. Giai cấp nông dân.
d. Giai cấp địa chủ.
Câu 35. Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “nó chứng tỏ rằng giai cấp vô
sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”?
a. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
b. Chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời (1929).
c. Thành lập tổ chức Công hội đỏ Bắc Kỳ (1929).
d. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản (1929).
Câu 36. Sự kiện nào sau đây được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “là một bước ngoặt vô
cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta”?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
b. Vụ mưu sát toàn quyền Méc-lanh của Phạm Hồng Thái.
c. Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
d. Cả 3 sự kiện.

CHƯƠNG II
Câu 37. Luận cương chính trị (10-1930) xác định vấn đề cốt lơi của cách mạng tư sản dân
quyền là gì?
a. Vấn đề dân tộc.
b. Vấn đề chống tư sản và địa chủ phong kiến.
c. Vấn đề chống tư sản.
d. Vấn đề thổ địa.
Câu 38. Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng
tư sản dân quyền”?
a. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (2-1930).
b. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18-11-1930).
c. Luận cương chính trị tháng 10-1930.
d. Chung quanh vấn đề chính sách mới của Đảng (10-1936).
Câu 39. Luận cương chính trị (10-1930) xác định lực lượng chính tham gia cách mạng tư
sản dân quyền?
a. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tiểu tư sản.
b. Giai cấp nông dân.
c. Giai cấp công nhân.
d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Câu 40. Luận cương chính trị 10-1930 xác định điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của
cách mạng Việt Nam là gì?
a. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
b. Chuẩn bị “võ trang bạo động” cho quần chúng.
c. Tinh thần đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới.
d. Lấy giai cấp vô sản là động lực chính của cách mạng.
Câu 41. Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?
a. Vai trò lãnh đạo của Đảng và thực hiện liên minh công - nông.
b. Tập hợp đông đảo quần chúng thành lập đội quân chính trị.
c. Đảng kiên định trong đấu tranh.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 42. Chương tŕnh hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6-1932) xác định
nhiệm vụ trước mắt của cách mạng ở Đông Dương là gì?
a. Đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”.
b. Khởi nghĩa giành chính quyền.
c. Đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hàng ngày.
d. Đấu tranh chống bọn phản động ở thuộc địa và bè lũ tay sai.
Câu 43. Yêu cầu chung trước mắt của quần chúng nhân dân nêu trong Chương trình hành
động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6-1935)?
a. Đòi quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nuớc và ra nước ngoài.
b. Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, bỏ thuế thân, thuế ngụ cư…
c. Bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
Câu 44. Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản tại
Mátxcơva (tháng 7-1935) do ai dẫn đầu?
a. Lê Hồng Phong.
b. Trường Chinh.
c. Nguyễn Thi Minh Khai.
d. Hoàng Văn Nọn.
Câu 45. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) bàn về vấn đề gì?
a. Giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
b. Tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc.
c. Ngăn chặn chủ nghĩa phát xít.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
Câu 46. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935) vạch ra
nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là gì?
a. Đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền.
b. Đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.
c. Đấu tranh chống bóc lột giai cấp.
d. Đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Câu 47. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 2 (7-1936) có ý nghĩa gì?
a. Giải quyết tốt quan hệ giữa nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của cách mạng.
b. Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng trong dân tộc.
c. Sử dụng các hình thức đấu tranh linh hoạt.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 48. Điều kiện nào tạo ra khả năng đấu tranh công khai, hợp pháp cho phong
trào cách mạng Đông Dương giai đoạn 1936-1939?
a. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.
b. Chủ trương chuyển hướng chiến lược CM thế giới của Quốc tế Cộng sản.
c. Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.
d. Đảng Cộng sản đã xây dựng được cơ sở vững mạnh trong quần chúng.
Câu 49. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam được Đảng ta xác định trong thời kỳ 1936 - 1939 là
gì?
a. Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.
b. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.
c. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do,
dân chủ, cơm áo ḥòa bình.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
Câu 50. Mục tiêu cụ thể trước mắt của cao trào cách mạng 1936-1939 của cách mạng
Việt Nam là gì?
a. Độc lập dân tộc.
b. Các quyền tự do, dân chủ.
c. Ruộng đất cho dân cày.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 51. Tác phẩm “Tự chỉ trích” của đồng chí Nguyễn Văn Cừ (7-1939) có tác dụng
gì đối với cách mạng Việt Nam?
a. Có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh để khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong
trào vận động dân chủ.
b. Có tác dụng tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng.
c. Đây là một văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, về công tác vận động thành
lập mặt trận thống nhất rộng rãi trong đấu tranh CM.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
Câu 52. Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ 7 (11-1940) khẳng định nhiệm vụ
trước mắt của Đảng là gì?
a. Khởi nghĩa giành chính quyền.
b. Thành lập chính quyền cách mạng.
c. Kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Đông Dương chống phát xít Nhật-Pháp.
d. Chuẩn bị lãnh đạo cuộc võ trang bạo động giành chính quyền.
Câu 53. Trên cơ sở diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 2 và căn cứ vào tình hình
trong nước những năm 1939 - 1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định
nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân là gì?
a. Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
b. Ruộng đất cho dân cày nghèo.
c. Phá kho thóc Nhật để cứu đói.
d. Thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng.
Câu 54. Từ năm 1939 - 1945, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam được Đảng ta đưa lên hàng đầu
là gì?
a. Đi quyền dân chủ.
b. Giải phóng dân tộc.
c. Đánh đổ phong kiến.
d. Đánh đổ tư sản.
Câu 55. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân lúc mới được thành lập có bao nhiêu
chiến sỹ?
a. 33.
b. 34.
c. 35.
d. 36.
Câu 56. Chỉ thị ‘‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta’’ dự kiến thời cơ Tổng
khởi nghĩa là khi nào?
a. Khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương.
b. Trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II.
c. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II.
d. Trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương.
Câu 57. Để làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8-1945, chỉ thị “Nhật - Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta” đã đề ra chủ trương gì?
a. Phát động tổng khởi nghĩa.
b. Phát động khởi nghĩa từng phần.
c. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 58. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật - Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít
Nhật” được nêu ra ở đâu?
a. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15-4-1945).
b. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945).
c. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15-8-1945).
d. Đại hội quốc dân Tân Trào (16-8-1945).
Câu 59. Chị thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (1945) xác định
kẻ thù cụ thể trước mắt, duy nhất của nhân dân Đông Dương là ai?
a. Quân Nhật.
b. Quân Pháp.
c. Quân Nhật - Pháp.
d. Quân Tưởng.
Câu 60. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (1945) xác định
phương châm đấu tranh là gì?
a. Chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng.
b. Tổng tấn công và nổi dậy trên phạm vi cả nước.
c. Tập trung, thống nhất và kịp thời.
d. Trường kỳ kháng chiến.
Câu 61. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4-1945) xác định nhiệm vụ quan trọng,
cần kíp lúc bấy giờ là gì?
a. Nhiệm vụ quân sự.
b. Nhiệm vụ chính trị.
c. Nhiệm vụ kinh tế.
d. Nhiệm vụ ngoại giao.
Câu 62. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4-1945) diễn ra ở đâu?
a. Hiệp Hòa, Bắc Giang.
b. Tân Trào, Tuyên Quang.
c. Chiêm Hoá, Tuyên Quang.
d. Từ Sơn, Bắc Ninh.
Câu 63. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4-1945) quyết định thống nhất các lực
lượng vũ trang và lấy tên là gì?
a. Cứu quốc quân.
b. Việt Nam giải phóng quân.
c. Quân đội nhân dân Việt Nam.
d. Vệ quốc quân.
Câu 64. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 được
Đảng ta đưa ra trong hội nghị nào?
a. Hội nghị mở rộng của Ban thường vụ Trung ương Đảng (9-3-1945).
b. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15-8-1945).
c. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15-4-1945).
d. Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng (5-1941).
Câu 65. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15-8-1945) xác định nguyên tắc để
chỉ đạo khởi nghĩa là gì?
a. Chiến tranh du kích, giải phòng từng vùng.
b. Đánh nhanh, thắng nhanh.
c. Đánh chiếm vùng thành thị, sau đó mở rộng đến vùng nông thôn.
d. Tập trung, thống nhất và kịp thời, đánh chiếm những nơi chắc thắng.
Câu 66. Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào, Tuyên Quang (từ 13 đến 15-8- 1945) chỉ
rõ khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân ta là gì?
a. “Phản đối xâm lược”.
b. “Hoàn toàn độc lập”.
c. “Chính quyền nhân dân”.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
Câu 67. Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (16-8-1945) đã quyết định những vấn đề
gì?
a. Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng; quyết định đặt tên nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, xác định quốc kỳ, quốc ca.
b. Thông qua Mười chính sách của Việt Minh.
c. Thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 68. Quyết định đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xác định quốc kỳ, quốc ca
được đưa ra tại cuộc họp nào?
a. Hội nghị mở rộng của Ban thường vụ Trung ương Đảng (9-3-1945).
b. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15-8-1945).
c. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (15-4-1945).
d. Đại hội đại biểu quốc dân (còn gọi là Quốc dân đại hội) (16-8-1945).
Câu 69. Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào - Tuyên Quang quyết định
thành lập tổ chức nào?
a. Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam.
b. Mặt trận Việt Minh.
c. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
d. Mặt trận nhân dân Đông Dương.
Câu 70. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tổ chức nào thực hiện nhiệm vụ của một Chính
phủ lâm thời?
a. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
b. Đảng Cộng sản Đông Dương.
c. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
d. Mặt trận Việt Minh.
Câu 71. Ủy ban dân tộc giải phóng do ai làm chủ tịch?
a. Hồ Chí Minh.
b. Trường Chinh.
c. Phạm Văn Đồng.
d. Võ Nguyên Giáp.
Câu 72. Nhân tố chủ yếu nào quyết định thắng lợi của cách mạng Tháng Tám
năm 1945?
a. Liên minh công - nông.
b. Bối cảnh quốc tế thuận lợi.
c. Sự lãnh đạo của Đảng.
d. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 73. Trong các bài học kinh nghiệm rút ra từ Cách mạng Tháng Tám,
bài học nào có ý nghĩa hàng đầu trong đường lối cách mạng của Đảng?
a. Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
b. Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
c. Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông.
d. Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến.
Câu 74. Trong các bài học kinh nghiệm rút ra từ Cách mạng Tháng Tám,
bài học nào xác định nguồn gốc sức mạnh của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945?
a. Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
b. Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
c. Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công - nông.
d. Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến.
Câu 75. Hồ Chí Minh đánh giá: “Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng
của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh
đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Đó là sự kiện
gì?
a. Nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời (1922).
b. Cách mạng Tân Hợi (1911).
c. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
d. Cách mạng Tháng Tám (1945).

You might also like