Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề 11 (“Mùa xuân nho nhỏ”)

[1 - 0,75 - 0.5 - 3,25] PHẦN I (5,5 điểm) 


Nhà thơ Thanh Hải từng phác họa một bức tranh mùa xuân xứ Huế:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Ngữ Văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào của Thanh Hải? Hãy ghi lại ngắn gọn
hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Giữa hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của bài
thơ có điểm gì đặc biệt? 

2. Hãy xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

3. Ghi lại một vài câu thơ mà em từng được học (hoặc được đọc) cũng xuất
hiện hình ảnh hoa và chim khi miêu tả bức tranh mùa xuân.

4. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo kiểu lập luận tổng - phân - hợp,
cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử
dụng câu cảm thán và một thành phần biệt lập. (Gạch dưới và ghi chú rõ
câu cảm thán và thành phần biệt lập).
[0.5 - 0.75 - 2,25] PHẦN II (3,5 điểm)
Hình ảnh đất nước xuất hiện thật kỳ vĩ trong những vần thơ của Thanh Hải:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
(Ngữ Văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
1. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

2. Có thể thay từ “cứ” bằng từ “đang” trong câu thơ “Cứ đi lên phía trước”
được không? Vì sao?

3. Viết đoạn văn (khoảng ⅔ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sức
mạnh của niềm tin vào chính bản thân mình.
PHẦN III (1,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
“Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hòa ca 
Một nốt trầm xao xuyến. 

Một mùa xuân nho nhỏ 


Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc.”
(Ngữ Văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Câu 1. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Thể hiện niềm tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp tâm hồn mình.
B. Thể hiện khát vọng được dâng hiến cho cuộc đời của nhà thơ.
C. Thể hiện niềm tin vào cuộc sống của nhà thơ.
D. Thể hiện khát khao được bất tử của nhà thơ.
Câu 2. Đoạn thơ trên KHÔNG sử dụng phép tu từ nào?
A. Điệp cấu trúc
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 3. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về các hình ảnh “con chim hót, cành
hoa, nốt trầm xao xuyến” trong bài thơ?
A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
Câu 4. Nhận định nào đúng về từ “ xao xuyến” trong câu “Một nốt trầm xao
xuyến”?
A. Thể hiện cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau.
B. Thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó hết lòng.
C. Thể hiện tình cảm dấy lên trong lòng, kéo dài khó dứt.
D. Thể hiện một âm thanh ngân vang lên, kéo dài mãi.
Câu 5. Tư thế của nhân vật trữ tình được thể hiện rõ ở câu thơ nào?
A. Ta làm con chim hót
B. Ta làm một nhà hoa
C. Ta nhập vào hòa ca
D. Lặng lẽ dâng cho đời

You might also like