Ndgsuyiaonch

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

CỦA CON LẮC LÒ XO (TRÊN MP NGANG) VÀ CON LẮC ĐƠN


LÝ THUYẾT CON LẮC LÒ XO
1. Chu kỳ dao động của con lắc lò xo không phụ thuộc vào
A. gia tốc trọng trường.
B. độ cứng lò xo.
C. khối lượng vật nặng.
D. trọng lượng vật nặng.
2. Xét con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi
luôn hướng
A. về vị trí cân bằng của viên bi.
B. ngược chiều chuyển động của viên bi.
C. theo chiều âm quy ước.
D. theo chiều dương quy ước.
3. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, thế năng của vật cực đại khi vật ở
A. vị trí cân bằng.
B. vị trí biên.
C. vị trí có li độ A/2.
D. vị trí có li độ -A/2.
4. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, thế năng của vật cực tiểu khi vật ở
A. vị trí cân bằng.
B. vị trí biên.
C. vị trí có li độ A/2.
D. vị trí có li độ -A/2.
5. Chọn phát biểu sai. Con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang khi thỏa mãn điều kiện là
A. bỏ qua ma sát giữa vật và mặt tiếp xúc.
B. khối lượng vật không đáng kể.
C. kích thích trong giới hạn đàn hồi của lò xo.
D. khối lượng của lò xo không đáng kể.
6. Tần số góc của con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang là
k
A.  = .
m
m
B.  = .
k
k
C.  = .
mg
g
D.  = .
k
7. Chu kỳ của con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang là
k
A. T = 2 .
m
1 k
B. T = .
2 m
m
C. T = .
k
m
D. T = 2 .
k
8. Dùng một lò xo lý tưởng và lần lượt gắn vào hai vật nhỏ có khối lượng M1 < M2. Kích thích chúng dao
động điều hòa trên mặt phẳng ngang với cùng biên độ. Tìm kết luận sai.
A. Thế năng đàn hồi cực đại của lò xo là không đổi.
B. Độ lớn cực đại của lực đàn hồi không đổi.
C. Động năng cực đại của M2 lớn hơn của M1.
D. Cơ năng toàn phần của hai hệ bằng nhau.
9. (BTVN) Trong mỗi chu kỳ dao động của con lắc lò xo, vật có thế năng bằng động năng tại bao nhiêu thời
điểm?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 6.
10. (BTVN) Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ T thì khoảng thời gian hai lần liền động năng
của vật bằng thế năng lò xo là
A. T/8.
B. T/4.
C. T/2.
D. T.
LÝ THUYẾT CON LẮC ĐƠN
1. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn không phụ thuộc vào
A. chiều dài dây treo.
B. gia tốc trọng trường,
C. khối lượng của vật nặng.
D. độ cao của con lắc so với mặt đất.
2. Khi tăng khối lượng của vật thì chu kỳ dao động của
A. con lắc đơn và con lắc lò xo đều tăng.
B. con lắc đơn và con lắc lò xo đều giảm.
C. con lắc đơn và con lắc lò xo đều không thay đổi.
D. con lắc đơn không đổi còn của con lắc lò xo tăng.
3. Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, động năng của vật cực đại khi vật ở
A. vị trí cân bằng.
B. vị trí biên.
C. vị trí có li độ góc α₀/2.
D. vị trí có li độ góc -α₀/2.
4. Chu kỳ của con lắc đơn dao động điều hòa là
l
A. T = .
g
g
B. T = .
l
l
C. T = 2 .
g
1 g
D. T = .
2 l
5. Thế năng của con lắc đơn ở li độ góc α là
A. Wt = mg (1 − cos  ) .
B. Wt = mgl (1 − cos  ) .
C. Wt = mgl ( cos  − 1) .
D. Wt = mgl cos  .
6. Chọn phát biểu đúng. Trong quá trình dao động điều hòa,
A. cơ năng của con lắc lò xo được bảo toàn, của con lắc đơn không bảo toàn.
B. cơ năng của con lắc đơn được bảo toàn, của con lắc lò xo không bảo toàn.
C. cơ năng của cả con lắc lò xo và con lắc đơn không bảo toàn.
D. cơ năng của cả con lắc lò xo và con lắc đơn được bảo toàn.
7. (BTVN) Hai con lắc đơn có cùng chiều dài nhưng có khối lượng m1 = 2m2. Thả chúng không vận tốc đầu
từ cùng một li độ góc α0. Bỏ qua ma sát, khi qua vị trí cân bằng thì tốc độ của chúng là
A. v2 = v1.
B. v2 = 2v1.
C. v1 = 2v2.
D. v1 = 4v2.

BÀI TẬP
Dạng 1: Lực kéo về, chu kỳ và tần số
1. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu giảm độ cứng
k đi 2 lần và tăng khối lượng m lên 8 lần, thì tần số dao động của con lắc sẽ
A. tăng 4 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần.
D. giảm 4 lần.
2. Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s2, Với chu kỳ T = 2 s.
Chiều dài của con lắc này là
A. 1,006 m.
B. 0,994 m.
C. 3,123 m.
D. 0,497 m.
3. (BTVN) Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng m1 thì dao động điều hòa với chu kỳ 1,8
s. Nếu thay vật nặng m2 thì chu kỳ dao động là 2,4 s. Khi ghép m1 và m2 với lò xo nói trên thì chu ký dao
động sẽ là
A. 2,5 s.
B. 2,8 s.
C. 3,6 s.
D. 3,0 s.
4. (BTVN) Một con lắc đơn có chu kỳ là 2 s. Nếu tăng chiều dài của con lắc thêm 20,5 cm thì chu kỳ dao
động mới của con lắc là 2,2 s. Chiều dài của con lắc là
A. 2,050 m.
B. 0,976 m.
C. 1,210 m.
D. 1,100 m.
Dạng 2: Động năng, thế năng và cơ năng
1. Một con lắc lò xo gồm vật m, gắn vào lò xo độ cứng 40 N/m dao động điều hoà theo phương ngang.
Biết lò xo biến dạng cực đại là 4 cm. Tại li độ x = 2 cm, vật có động năng là
A. 48 mJ.
B. 24 mJ.
C. 36 mJ.
D. 12 mJ.
2. Tham khảo các biến đổi động năng và thế năng nhằm chứng minh cơ năng của con lắc đơn được bảo
toàn:

Một con lắc đơn có dây treo dài 1 m và vật có khối lượng 1 kg dao động với biên độ góc 0,1 rad. Chọn
gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng toàn phần của con lắc là
A. 0,05 J.
B. 0,02 J.
C. 0,50 J.
D. 0,64 J.
3. (BTVN) Một con lắc lò xo dao động điều hòa với cơ năng 150 mJ. Khối lượng vật nặng là 400 g. Chọn
gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Khi động năng gấp 3 lần thế năng thì tốc độ của vật là
A. 0,50 m/s.
B. 0,75 m/s.
C. 1,00 m/s.
D. 1,25m/s.
4. (BTVN) Một con lắc đơn có chiều dài 1 m, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là 10 m/s2
và góc lệch cực đại là 9o. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Tốc độ của con lắc tại vị trí động
năng bằng thế năng là
A. 15 m/s.
B. 0,09 m/s.
C. 0,53 m/2.
D. 0,35 m/s.

You might also like