Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA XÃ HỘI – TRUYỀN THÔNG


----------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN VĂN HIẾN VIỆT NAM

Mãlớp học phần: SOS10217 (chiều thứ 2)

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Lợi

Nhóm 5

TP.HCM, ngày 20 tháng 4 năm 2021


Câu 1: Hãy trình bày những ưu điểm và nhược điểm trong tí
nh cách Việt Nam bắt
nguồn từ tính cộng đồng vàtính tự trị?

Bài làm

Tính cộng đồng và tính tự trị là 2 đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản sinh ra
hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của con người làng xã Việt Nam.

nh cộng đồng làtinh thần đoàn kết, tương thông tương ái, tương trợ, giúp đỡ lẫn

nhau. Sản phẩm của tính cộng đồng làmột tập thể làng xãmang tí
nh tự trị: làng nào
biết làng ấy, các làng tồn tại khábiệt lập với nhau vàphần nào độc lập với triều đình
phong kiến.

Biểu tượng truyền thống của tí


nh cộng đồng là sân đình - bến nước - cây đa.

Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi
phương diện: trung tâm hành chính, trung tâm văn hoá, trung tâm về mặt tôn giáo và
trung tâm về mặt tình cảm.

Bến nước là nơi phụ nữ quần tụ lại.

Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây cómiếu thờ lúc nào cũng khói hương
nghi ngút - đó là nơi hội tụ của thánh thần (Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề).
Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm
đồng, những khách qua đường... Nhờ khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh
cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài.

Ưu điểm:

Tinh thần đoàn kết, tương trợ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.

Cuộc sống của cư dân người Việt do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vìvậy mà
trong cuộc sống họ thường liên kết với nhau, nương tựa lẫn nhau. Từ đó, hình thành
nên nét đặc trưng của làng xãViệt Nam làtí
nh cộng đồng. Tí
nh cộng đồng chútrọng
sự đồng nhất đồng nhất (giống nhau - “cùng hội cùng thuyền”, “cùng cảnh ngộ”) cho
nên người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người

1
trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: “tay đứt ruột xót”, “ chị ngã em nâng”,
“lá lành đùm lá rách”

Khuyết điểm:

Ý thức về con người cánhân bị thủ tiêu: người Việt Nam luôn hoàtan vào các mối
quan hệ xãhội, giải quyết xung đột theo lối hoàcả làng.

Hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: "nước trôi thìbèo trôi", tì
nh trạng cha chung không
ai khóc.

Tư tưởng cầu an, cả nể, làm gì cũng sợ "rút dây động rừng".

Thói đồ kị, cào bằng, không muốn ai hơn mình.

Cái tốt nhưng tốt riêng sẽ trở thành cái xấu. Ngược lại, cái xấu nhưng xấu tập thể thì
trở thành cái tốt.

Khái niệm giátrị trở nên hết sức tương đối - Óc tư hữu í
ch kỉ: "bè ai người nấy chống,
ruộng nhà ai người nấy đắp bờ".


nh tự trị

Tinh thần tự lập cộng đồng: Tính tự trị chú trọng vào nhấn mạnh sự khác biệt, đầu
tiên đó là sự khác biệt giữa cộng đồng (làng, xã) này với cộng đồng (làng, xã) khác.
Mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc.

Nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của làng mình

nh tự trị của làng xãcòn thể hiện qua quyền sở hữu vàphân chia ruộng đất công

làng xã. Làng xãViệt Nam vốn xuất phát lànhững công xãnông thôn với chế độ sở
hữu tập thể về ruộng đất. Khi nhà nước ra đời, các công xãvẫn giữ được quyền sở
hữu vàchiếm dụng ruộng đất này.

Biểu tượng truyền thống của tí


nh tự trị là lũy tre. Rặng tre bao kí
n quanh làng, trở
thành một thành luỹ kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được,
đào đường hầm thì vướng rễ thông qua. Luỹ tre làmột đặc điểm quan trọng làm cho

2
làng xóm phương Nam khác hẳn ấp líTrung Hoa cóthành quách đắp bằng đất bao
bọc.

Ưu điểm:

Do sự khác biệt, cơ sở của tính tự trị tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi người
phải tự lo liệu lấy mọi việc => Truyền thống cần cù.

Nếp sống tự cấp, tự túc: mỗi làng đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của mì
nh, mỗi nhà
đều trồng rau, nuôi gà, thả cá => Đảm bảo nhu cầu về ăn; cóbụi tre, rặng xoan, gốc
mít => Đảm bảo nhu cầu về ở.

Khuyết điểm:

Óc tư hữu, ích kỉ: Bè ai người nấy chống; Ruộng ai người nấy đắp bờ; Ai có thân
người nấy lo, ai có bò người nấy giữ;,….

Óc bè phái, điạ phương cục bộ: làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương
mình: “Trống làng nào làng nấy đánh, Thánh làng nào làng nấy thờ; Trâu ta ăn cỏ
đồng ta”

Óc gia trưởng – tôn ti: tạo nên tâm lí “quyền huynh thế phụ”, áp đặt ý muốn của mình
cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vôlí, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ
cho sự phát triển xã hội.

Đặc điểm môi trường sống quy định tư duy. Cả hai quy định tính cách dân tộc. Cuộc
sống nông nghiệp lúa nước và lối tư duy biện chứng, dẫn đến hình thành nguyên lí
âm dương và lối ứng xử nước đôi. Cho nên tính chất nước đôi chính là một đặc điểm
tính cách dân tộc Việt: vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái địa
phương,… Tất cả những cái tốt và cái xấu cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người
Việt Nam.

3
Câu 2: Nêu những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?

Bài làm

4
Câu 3: Nêu những biểu hiện lối ứng xử tế nhị của người Việt Nam qua những lĩnh
vực văn hóa mà em biết?

Bài làm

Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hì


nh thành trong cuộc sống. Đối với nhiều
dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ lànét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về
tinh thần. Qua ẩm thực người ta cóthể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giácon
người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách
ăn uống…

Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chí
nh làsự thể hiện nét đẹp trong
văn hóa giao tiếp, làsự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau
qua thái độ ứng xử lịch lãm, cógiáo dục. Việc ăn uống đều cónhững phép tắc, lề lối
riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xãhội.

Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh
dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ.

Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ “kính
trên nhường dưới”, thể hiện sự kí nh cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày
nh trọng, tì
được xem làbữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau
vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Ngoài xãhội: việc mời khách đến nhàthể hiện nét văn hóa giữa người với người
trong xãhội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật
ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc
dừng đũa trước khách, vàcó lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm thiết
không chỉ đơn thuần làcuộc vui màcòn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của
người Việt.

Khi ăn, không nên ngồi quá sát mâm hay quá xa mâm cơm để vừa tay gắp đồ ăn trong
mâm. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mànói, cũng không được thổi đồ ăn

5
nóng. Khi nhai, tối kỵ chép miệng hay tạo ra tiếng ồn khi ăn. Chúýcách chấm đồ ăn,
chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, ngay cả miếng đã cắn
dở cũng không được để vào bát chấm.

Dùlàtrong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn
chưa hợp khẩu vị mình. Điều này tưởng chừng như đơn giản màlại cực kỳ có ý nghĩa
trong việc giáo dục nhân cách con người. Bởi nócóthể không ngon với người này
nhưng ngon với người khác vàdùgìmón ăn đó cũng được làm nên từ công sức, tâm
huyết của người chế biến nên chúng ta không ai cóquyền phêphán hay chêbai.

Văn hóa dùng đũa

Việc dùng đũa trong bữa ăn đã xuất hiện từ rất lâu đời vàcùng với dòng chảy của
thời gian, người Việt Nam bắt đầu hì
nh thành nét văn hóa trong việc sử dụng đũa.
Đôi đũa truyền thống được làm từ tre.

Trước khi cầm đũa, phải xếp hai đầu đũa cho đều nhau, lúc sử dụng chỉ động tới cạnh
trên của đũa, dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ vàngón giữa nhẹ nhàng cầm
đũa. Trẻ con được dạy rằng, trước bữa ăn phải so đũa, chú ý đến đầu đũa có đúng
hướng hay không, sau bữa ăn phải đặt đũa xuống một cách ngay ngắn, không nên để
đũa bị so le hay xôlệch.

Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng màphải đặt vào bát riêng rồi mới ăn. Không
dùng thìa đũa cá nhân của mình khuấy vào tôchung. Không xới lộn đĩa thức ăn để
chọn miếng ngon hơn. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. Không nhúng cả đầu
đũa vào bát nước chấm. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.
Những nguyên tắc nghe có vẻ giáo điều này thật ra lại giúp cho bữa ăn trở nên vệ
sinh vàgiữ tính lịch sự trong ăn uống.

Chuyện mời cơm

Tục mời cơm của người Bắc làcả một nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Chí
nh những
lời mời tưởng chừng như vô thức ấy đã giáo dục cho con người ta hiểu lẽ biết ơn, biết

6
nhận diện những hạnh phúc đơn thuần, bì
nh dị, cũng là để biết trân quý, tôn trọng sự
cómặt của nhau.

Văn hóa trang phục

Trang phục làmột trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở, mặc). Ðó làsản
phẩm văn hoá sớm nhất của xãhội loài người. Trang phục cũng được thay đổi theo
quátrình phát triển của lịch sử. Cóthể thấy rằng qua mỗi giai đoạn, trang phục của
người phụ nữ Việt Nam cũng có những bước chuyển biến khác biệt, nếu như thời xa
xưa, những bộ trang phục thanh lịch, thuần khiết được nhiều phụ nữ yêu thí
ch vàlựa
chọn thìhiện nay, trang phục đã có sự phácách vàlạ mắt hơn. Qua thời gian vẻ đẹp
truyền thống vàcách ăn mặc dần thay đổi để phùhợp với phong cách hiện đại vàphù
hợp hơn với xu hướng của sự phóng khoáng, nhưng không nghĩa vậy mà vẻ đẹp
truyền thống bị che phủ và đi vào lãng quên.

Phụ nữ thời Hùng Vương thường mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bósát vào người,
phí
a trong mặc yếm kín ngực cócổ tròn sát cổ, trang tríthêm hì
nh những tấm hạt gạo.
Cũng có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai vàngực hoặc kí
n
ngực, hở một phần vai và trên lưng. Hai loại sau cóthể làloại mặc chui đầu hay cài
khuy bên trái. Trên áo đều có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí
cách đều nhau quấn ngang bụng...

Tiền thân của tàáo dài hiện đại và đặc trưng trang phục của người Việt làbúi tóc, áo
cài bên tả (khác với Trung Hoa làvắt vạt áo bên hữu) cũng được xem là đã xuất hiện
từ thời kỳ này.

Thời Trần: Điểm nổi bật nhất trong triều đại nhàTrần chí
nh là3 lần đánh bại giặc
xâm lược Nguyên – Mông. Do liên tiếp phải đối đầu với những kẻ thùhùng mạnh,
nên tâm lýsẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” luôn thường trực trong cuộc
sống quân dân thời Trần, ảnh hưởng đến cả phục sức vàquan niệm thẩm mỹ của cả
dân tộc.

Bên cạnh tập tục xăm lên mình hai chữ “Sát thát” đã trở thành huyền thoại, người dân
Đại Việt còn xăm lên bụng những chữ “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” vừa

7
thể hiện tinh thần báo đền ơn nước, vừa thể hiện quan điểm thẩm mỹ lúc bấy giờ. Với
phụ nữ, trang phục thường làáo tứ thân, đàn ông thường để mì
nh trần hoặc mặc áo
tứ thân, quần mỏng bằng lụa thâm, màu sắc của hai giới cũng rất giản dị, thường là
màu đen. Tục nhuộm răng đen bắt đầu phổ biến.

Thực tế luôn phải đối đầu với giặc ngoại xâm đã không cho phép sự cầu kỳ trên
phương diện thời trang, thế nên dễ hiểu vì sao giai đoạn này, trang sức vàtrang phục
đều cực kỳ đơn giản, phụ nữ không trang điểm diêm dúa, vua quan ăn mặc giản dị…
Đáng quý nhất làtinh thần độc lập tự chủ thể hiện trong việc nhàTrần không quy
định màu sắc trang phục theo quan điểm Khổng giáo coi trọng chính sắc, màvẫn
dùng các màu gián sắc như màu tía, màu hồng, biếc, lục… để may mặc cho quan các
cấp.

Thời Nguyễn: Đời sống xãhội trong thời kỳ này cóảnh hưởng không nhỏ đến trang
phục của người dân. Nếu như trang phục của tầng lớp thống trị ngày càng bị “pha
tạp” theo lối đua đòi cải cách nửa mùa, thìtrong xãhội, những phục trang truyền
thống như áo dài, áo yếm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… đã trở thành hơi
thở vàlàkết tinh văn hóa của cả dân tộc. Trong khi chiếc yếm đào vượt khỏi chốn
cung đình để cùng người phụ nữ cần lao “dầm mưa dãi nắng” ngoài đồng ruộng, hay
cùng áo tứ thân lượt làtrong những buổi hội Lim, thìthời trang phương Tây với
những chiếc váy xòe, những chiếc đầm cách tân hiện đại cũng dần du nhập và được
phụ nữ quýtộc trẻ ưa chuộng, trong đó Hoàng hậu Nam Phương – vị hoàng hậu cuối
cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, là người rất thí
ch mặc trang phục Tây
phương và mặc rất đẹp.

Áo dài: Nhắc đến trang phục truyền thống Việt Nam, chắc chắn phải đề cập đến áo
dài, vốn đã trở thành “quốc phục” tượng trưng cho tinh hoa dân tộc. Chiếc áo dài có
tuổi đời rất lâu năm, ngay trên mặt trống đồng vàhiện vật Đông Sơn người ta đã tìm
thấy hình ảnh của chiếc áo dài tha thướt. Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông
trận, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tàgiáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kí
nh hai bà,
phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tàmàthay bằng áo tứ thân.

8
Đến thế kỷ 19,20, áo dài bắt đầu trở thành thứ trang phục không thể thiếu trong đời
sống xãhội Việt, từ các bàhoàng, công chúa trong hoàng cung với các kiểu áo dài
được may trang trọng, quýphái bằng chất liệu gấm, thêu chỉ vàng… đến các bà, các
côvận áo dài đến trường, đến công sở, ra chợ, dạo phố. Một thời gian dài trong thế
kỷ 19-20, áo dài đã trở thành một loại thường phục được nam phụ lão ấu trên đất Việt
yêu chuộng. Trải qua nhiều biến động lịch sử, cùng với sự du nhập của khuynh hướng
thời trang phương Tây, áo dài đã có nhiều cải tiến theo từng trào lưu nhất định. Tuy
nhiên, dùở bất kỳ trào lưu cải cách nào, từ áo dài Le Mur, áo may dạng chí
t eo hay
cổ thuyền theo “mốt” Trần Lệ Xuân đến các loại áo dài vạt dài sát đất như hiện nay,
áo dài vẫn chứng tỏ khả năng bất biến màkhông phải loại trang phục nào cũng làm
được: đó là tôn lên vóc dáng và nét đẹp quyến rũ dịu dàng cho người phụ nữ.

9
Như vậy, qua hàng ngàn năm văn hiến, cùng với sự biến động của lịch sử, đặc trưng
trang phục dân tộc qua từng thời kỳ cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, vượt qua mưu
đồ đồng hóa của quân xâm lược Trung Hoa, trang phục Việt nói riêng vànền văn hóa
Việt Nam nói chung vẫn giữ được những nét đẹp riêng độc đáo, trong đó không thể
không kể đến những tinh hoa văn hóa kết tinh trên những bộ “quốc phục” mang đậm
nét thẩm mỹ vàứng dụng cao.

Văn hóa ứng xử

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn
ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chíchỉ làánh mắt không lời. Chính vìthế từ lâu
trong xãhội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có
thể cư xử cóchừng mực với nhau hơn.

Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã
được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao,
tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mànói cho vừa lòng
nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống
nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương
lẫn nhau. Vàcóthể nói chính những cái nôi đầu tiên màchúng ta học cách ứng xử,
giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé,
chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười.
Vàcónhững hành động như vòng tay cúi đầu xuống vàchào ông, chào bà, chào cô,
chào chú, khi được người lớn cho quàphải biết giơ hai tay nhận lấy vànói lời cảm
ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho
đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về
nhàphải gửi lời chào để người lớn trong nhàkhông phải lo lắng vìchúng ta. Cóthể
thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười vàniềm vui là điểm
tựa làvạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn
minh, rất lịch sự, vàlại cókhuôn phép, lễ giáo.

10
Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quývàtôn trọng. Những
người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng
tốt đẹp với khách hàng vìthế màcóthể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách
hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho
chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tì
nh trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé,
bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai
phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bàhọc đầu tiên về làm người, về cách
ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mối quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp vàxãhội.
Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những
điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xãhội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu
bạn cómột cách ứng xử phùhợp, hòa nhãvới tất cả mọi người.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

nh cộng đồng của người Việt dưới


1. Bảo tàng Nhân học, 2010, Vài ýkiến về tí
góc nhìn văn hóa, http://baotanglichsuquocgia.vn/vi/Articles/3096/7312/vai-
y-kien-ve-tinh-cong-djong-cua-nguoi-viet-duoi-goc-nhin-van-hoa.html
[02/04/2021].
2. Th.S Nguyễn Thị Hiền, 2019, Tìm hiểu một số biểu hiện tí
nh chất tự trị của
làng xã Việt Nam cổ truyền,
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/tim-hieu-
mot-so-bieu-hien-tinh-chat-tu-tri-cua-lang-xa-viet-nam-co-truyen-90.html
[02/04/2021].
3. Đào Thanh Hồng, 2020, Văn hóa ứng xử làgì
? Tầm quan trọng của văn hóa
ứng xử, https://timviec365.vn/blog/van-hoa-ung-xu-la-gi-new6641.html
[02/04/2021].
4. Không tác giả (2018), Trang phục Việt Nam - tinh hoa hơn 4000 năm lịch sử.
5. Không tác giả (2019), Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
m về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố
6. Trần Ngọc Thêm (1996), Tì
Hồ ChíMinh, TP.HCM.
7. Lâm Viên, 2020, Vẻ đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam,
http://www.baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202004/ve-dep-trang-
phuc-truyen-thong-cua-phu-nu-viet-nam-3000569/index.htm [02/04/2021].
8. Zip, 2019, Văn hóa ứng xử tinh tế trong mâm cơm của người Việt,
https://thegioihaisan.vn/van-hoa-ung-xu-tinh-te-trong-mam-com-cua-nguoi-
viet.html [02/04/2021].

12
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

Mức độ hoàn
Stt Họ vàtên MSSV Kýtên
thành (%)

1 TôThúy Nghi 201A080013 100%

Nguyễn Hoàng Vĩnh


2 201A080307 100%
Linh

3 Nguyễn Thị Xuân Nghi 201A080060 100%

4 Trần Thị Yến Linh 191A030501 100%

5 Nguyễn Tiến Lực 191A070187 100%

6 LêThị Ngọc Liên 201A080007 100%

You might also like