Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG……………..

TIỂU LUẬN

Một số vấn đề quỹ tín dụng ngân hàng

1
LỜI NÓI ĐẦU

Thành lập quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình mới là phù hợp với
nguyện vọng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, làm
đa dạng hoá tổ chức tín dụng và cũng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước
liên quan đến nhiều người. Do vừa trải qua sự đổ vỡ hàng loạt, Hợp tác xã tín
dụng nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân theo kiểu mới phải có bước chuẩn
bị kỹ lưỡng, thận trọng. Trong khi đó ta chưa có thực tế, đây là khó khăn cho
việc thành lập đưa Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn hiệu quả là trách
nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp.
Với hiểu biết của bản thân có hạn, lại chưa có kinh nghiệm, song tôi
mạnh dạn viết về mô hình này, chắc còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong
các Thầy, Cô giáo và bạn đồng nghiệp góp ý chân thành giúp đỡ tận tình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

2
PHẦN I
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ THÀNH LẬP QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến
lược rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Tổ chức lại và phát
huy có hiệu quả của hoạt động, Hợp tác xã tín dụng là một trong những giải pháp
quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn và cấp bách theo yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu triển khai thực hiện chính sách
tiền tệ, tín dụng ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
Hợp tác xã tín dụng ở nước ta đã ra đời đầu thập kỷ 60, và tồn tại đến
cuối thập kỷ 80, chặng đường ấy nó đã làm được một số việc không nhỏ:
- Huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng dân cư, và cho vay
vốn trở lại đối với những hộ có sức lao động nhưng thiếu vốn, nhằm phục vụ
sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
- Làm đại lý huy động tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng Nhà nước.
- Đã hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động của
Hợp tác xã tín dụng theo cơ chế cũ không chuyển hướng kịp thời, nên đã lâm
vào tính đổ vỡ hàng loạt, gây mất lòng tin với người dân. Ở nông thôn xuất
hiện hình thức tín dụng “chui”, huy động vốn và cho vay với lãi suất cao, gây
mất trật tự, ổn định. Từ đây phải đòi hỏi có một tổ chức tín dụng thích hợp
thay thế. Đó là Quỹ tín dụng nhân dân (thực chất đây là loại hình Hợp tác xã
tín dụng kiểu mới).
Cơ sở để thành lập Quỹ tín dụng nhân dân:
- Căn cứ theo Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài
chính ngày 24 tháng 5 năm 1990.
- Căn cứ vào Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng
Chính phủ triển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân.

3
- Thành lập Quỹ tín dụng nhân dân theo mô hình phải đảm bảo các
nguyên tắc:
+ Là một tổ chức kinh tế theo mô hình Hợp tác xã, được thành lập trên
nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, nhằm mục tiêu tương trợ vì quyền
lợi của mỗi thành viên.
- Mỗi Quỹ tín dụng nhân dân là đơn vị kinh tế tự chủ, có tư cách pháp
nhân, hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính, đồng thời
có sự quản lý hoạt động trong toàn hệ thống từ cơ sở đến Trung ương một
cách thông suốt, nhanh nhạy.
- Quy mô Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập tuỳ theo môi trường
kinh tế và trình độ cán bộ ở mỗi nơi để tổ chức cho thích hợp, trên cơ sở địa
giới xã và vùng lân cận, không nhất thiết theo địa giới hành chính đơn thuần.
+ Được cấp uỷ địa phương nhất trí và phải thực hiện đúng các điều kiện
cần thiết theo quy định.
Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng, người đông, trên 80% dân số sống ở
vùng nông nghiệp và nông thôn, các tổ chức tín dụng quốc doanh hoạt động
chủ yếu ở trung tâm huyện lỵ, thành phố. Đây là một trong những khó khăn
đối với cư dân. Người có vốn tạm thời nhàn rỗi không có nơi gửi, người cần
vốn cho sản xuất kinh doanh thì không có nơi để vay. Thấy rõ được vấn đề
này, năm 1995 Thanh Hoá đã chuẩn bị một cách tích cực để thành lập Quỹ tín
dụng nhân dân.
Đến cuối năm 1996 Thanh Hoá đã thành lập được 22 Quỹ tín dụng
nhân dân, trên 11 huyện, thị xã. Bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho
sản xuất và đời sống đối với nông nghiệp, nông thôn, hạn chế và đẩy lùi từng
bước nạn cho vay nặng lãi.
Thành lập được Quỹ tín dụng nhân dân đã khó, nhưng để đảm bảo cho
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động đúng hành lang pháp lý, ngăn chặn các
trường hợp xấu nhất có thể xảy ra càng khó khăn hơn. Đây là việc làm không
riêng của một cấp, một ngành. Khác hẳn với các loại hình hoạt động khác.

4
Nếu Quỹ tín dụng nhân dân trên 1 địa bàn xã, phường nào đó bị đổ vỡ, nó có
sức công phá rất lớn, ảnh hưởng cả hệ thống, không có khả năng chi trả,
người rút tiền không được, chắc chắn hệ thống chính trị xã hội sẽ không bình
thường. Đây là vấn đề đặt ra, buộc nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý
phải thấy được hai mặt của một vấn đề.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cả
hai phương diện Quy mô vốn và chất lượng vốn, ngay trong năm 1997 – 1998
Quỹ tín dụng nhân dân chịu sự điều chỉnh cơ bản của 2 Luật:
- Luật Hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 và Luật Các tổ chức tín
dụng được Quốc hội nước Cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, Kỳ họp
thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997. Như vậy về công tác tổ chức Quỹ tín dụng
nhân dân phải tuân thủ Luật Hợp tác xã, về lĩnh vực hoạt động tiền tệ tín
dụng, Quỹ tín dụng nhân dân phải tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng.
Phải đánh giá cho được Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo 2 Luật
này đâu là thuận lợi, đâu là khó khăn, từ đó để các ngành chức năng, mà trực
tiếp là Ngân hàng Nhà nước quản lý, giúp đỡ Quỹ tín dụng nhân dân. (Khoản
2 Điều 42 Nghị định số 42/CP, ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành Điều
lệ mẫu Quỹ tín dụng nhân dân và Điều 72 Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày
13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân
dân). Thực tế đã ghi nhận điều đó. Ngay từ những ngày đầu thành lập Quỹ tín
dụng nhân dân đến nay, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đào tạo, hướng dẫn
và kiểm tra, thanh tra hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân, nhằm đưa hoạt động
của loại hình này mở rộng quy mô nhưng chắc chắn, bền vững.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bước đầu Quỹ tín dụng nhân dân hoạt
động vì mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, phục vụ phát triển sản xuất,
kinh doanh và phục vụ đời sống giữa các thành viên.
Số liệu cuối năm 1997 so với tháng đầu năm 1998.

5
6
So năm 1997
6 tháng đầu
Danh mục Số tuyệt đối Tỷ lệ %
năm 1998
tăng (+) giảm (-) tăng (+) giảm (-)
1 2 3 4
1. Số Quỹ tín dụng nhân dân 32 quỹ. + 10 quỹ. + 45,5
2. Tổng thành tiền. 11.260 thành viên. + 5.120 thành viên. + 83,3
3. Tổng nguồn vốn hoạt động. 20.300 triệu đồng. + 7.700 triệu đồng. + 61,1
Trong đó:
- Vốn điều lệ. 2.100 triệu đồng. + 700 triệu đồng. + 50,1
- Vốn huy động. 11.800 triệu đồng. +5.100 triệu đồng. + 76,1
- Nguồn vốn đi vay. 5.600 triệu đồng. + 2.600 triệu đồng. + 86,6
- Vốn khác 800 triệu đồng. + 300 triệu đồng. + 60,0
4. Số lượt thành viên vay vốn. 7.500 lượt. + 2.756 lượt. + 58,4
5. Tổng dư nợ. 18.743 triệu đồng. + 6.881 triệu đồng. + 59,4%
- Trong đó nợ quá hạn. 130 triệu đồng. + 37 triệu đồng.

Tuy vËy ®iÒu ®¸ng tiÕc x¶y ra. C¸c Quü tÝn dông
nh©n d©n ®i vµo khai tr­¬ng ho¹t ®éng tõ n¨m 1996,
®Õn n¨m 2005 trªn ®Þa bµn tØnh Thanh Ho¸ ®· ph¶i rót
giÊy phÐp ho¹t ®éng 3 Quü tÝn dông nh©n d©n vµo cuèi
n¨m 1998 mét quü, n¨m 1999 hai quü.

7
PHẦN II
RÚT GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
HOẰNG NGỌC, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc được Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước tỉnh Thanh Hoá cấp giấy phép hoạt động cuối năm 1995. Đến đầu năm
1996 đi vào khai trương hoạt động. Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc là
một pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng tổng kết tài sản, có con dấu riêng.
1. Bộ máy hoạt động.
- Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng có 3 thành viên, được Đại hội thành
viên bầu ra theo thể thức bầu cử trực tiếp, bỏ phiếu kín; các thành viên Hội
đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Có một kiểm soát viên do Đại hội thành viên bầu.
- Điều hành Quỹ tín dụng nhân dân là Giám đốc do Hội đồng quản trị
bổ nhiệm.
(Ba chức danh trên đã được Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Thanh Hoá chuẩn y).
- Một số chức danh khác gồm:
+ Cán bộ kế toán, cán bộ tín dụng, và thủ quỹ.
Như vậy bộ máy hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc đã
thực hiện đúng Quyết định số 155/QĐ-NH 17 ngày 16/8/1993 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ tín dụng
nhân dân.
2. Vốn hoạt động.
-Ban đầu khai trương hoạt động vốn điều lệ bắt buộc phải đủ. Quỹ tín
dụng nhân dân Hoằng Ngọc đã hội đủ 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng).
- Vốn huy động: Vốn huy động thời điểm đầu đặc biệt khó khăn, mới
đáp ứng được trên dưới 40 triệu đồng; không riêng gì Quỹ tín dụng nhân dân
Hoằng Ngọc, mà bất cứ một tổ chức tín dụng nào thu hút vốn huy động thấp

8
thì không thể mở mang được thành viên, được khách hàng. Hơn nữa sau năm
tài chính sẽ gặp khó khăn. Nguồn vốn khai thác tại chỗ bao giờ cũng sinh lời
cao, và nó bảo đảm cân đối giữa huy động vốn và cho vay.
- Vốn vay: Vốn vay là cần thiết khi thành lập vốn “mồi” mang lại lòng
tin cho khách hàng. Đặc biệt trong công tác thanh toán để đảm bảo sự tín
nhiệm của Quỹ đối với người gửi tiền. Khách hàng rút tiền gửi có những
trường hợp có thể xảy ra:
- Rút đúng cam kết thời gian gửi, thời gian rút.
- Rút trước thời hạn.
Dù rút đúng kỳ hạn hay rút trước kỳ hạn Quỹ tín dụng nhân dân đều
phải trả. Nếu khất khách hàng thì chắc chắn tiền gửi sẽ bị rút hàng loạt. Vậy
nếu vốn vay đáp ứng:
- Giải quyết trả tiền gửi cho khách.
- Cho vay thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy vậy vốn vay ràng buộc một số điều kiện nhất định. Vốn huy động
tại chỗ được nhiều thì được vay tỷ lệ tương ứng và ngược lại. Hơn nữa vốn
vay khả năng sinh lời thấp do: phải trả lãi vay cao; và chi phí vận chuyển trên
đường đi.
Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc sau hơn 2 năm hoạt động đã có
dấu hiệu đi xuống. Mặc dù Chi nhánh ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo nhiều
lần bằng văn bản, song không những không khắc phục được mà tiếp tục vi
phạm chế độ.
Ngày 13/7/1998 Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh
Hoá đã có Quyết định số 412 về việc rút Giấy phép hoạt động Quỹ tín dụng
nhân dân Hoằng Ngọc huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá (Quyết định có
hiệu lực từ ngày 01/8/1998).
Cơ sở rút giấy phép:
a. Qua công tác giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và công tác thanh tra
của các phòng ban chức năng cho thấy:

9
- Cấp uỷ chính quyền xã Hoằng Ngọc hiểu sai về loại hình này. Họ cho
rằng thành lập Quỹ tín dụng nhân dân để nhằm vay vốn của Nhà nước, vậy
nên không coi trọng khai thác nguồn vốn tại chỗ; can thiệp quá sâu vào công
việc của Hội đồng quản trị.
- UBND xã đã gây sức ép với Quỹ để vay 60.000.000đ (Sáu mươi triệu
đồng) để xây dựng trường học. (Đây là điều cấm).
- Vốn điều lệ đã giảm xuống mức quá thấp 20.000.000đ. Theo Quyết
định số 26/QĐ/NH 17 ngày 29/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
“V/v bổ sung, sửa đổi một số điểm về quy chế, tổ chức hoạt động của Quỹ tín
dụng nhân dân” thì mức vốn điều lệ tối thiểu phải đạt 50.000.000đ (Năm
mươi triệu đồng).
- Nợ quá hạn chiếm tới 20% khó có khả năng thu hồi.
b. Căn cứ vào Điều 37 giải thể Quỹ tín dụng nhân dân Điều lệ Quỹ
tín dụng nhân dân Ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 29/4/1997
của Chính phủ.
c. Căn cứ vào Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội
khoá X, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 (Luật số 01/1997/QH10)
quy định Nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước. “Cấp thu hồi
Giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp
do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp giải thể, chấp nhận chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; và Điều 29
Luật các tổ chức tín dụng”.
3. Những công việc phải làm, để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.
Việc Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hoá rút giấy phép
hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Ngọc có nghĩa là Quỹ tín dụng
nhân dân Hoằng Ngọc giải thể bắt buộc.
Việc giải thể bắt buộc một Quỹ tín dụng nhân dân khác hẳn với giải thể
một doanh nghiệp. Công việc phải làm tuần tự, thận trọng, không được coi
nhẹ bất cứ một khâu nào, dù đó là nhỏ nhất. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước

10

You might also like