Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU

BÁC HỒ VỚI NGÀNH DỆT MAY VÀ CÔNG NHÂN


LAO ĐỘNG

Họ và tên người dự thi: Đào Thị Bích Ngọc


Đơn vị công tác: Phòng QA
Ngày tháng năm sinh: 10/7/1979 Số điện thoại: 0904616108
Câu 1: Ngày truyền thống Ngành DMVN và ngày thành lập Tập đoàn DMVN là ngày
nào?

Ngày truyền thống ngành DMVN là: Ngày thành lập Tập đoàn DMVN là:
 Ngày 29/4  Ngày 29/4
 Ngày 25/3  Ngày 25/3
 Ngày 14/9  Ngày 14/9
 Ngày 12/12  Ngày 12/12

 Câu 2: Là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước, ngành Dệt May
Việt Nam vinh dự được Bác quan tâm về thăm và có nhiều trao đổi, căn dặn. Bạn hãy
cho biết Bác Hồ đã đến thăm những đơn vị dệt may nào sau đây?
 Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định (TCty CP Dệt May Nam Định)
 Nhà máy Dệt 8/3 (Công ty CP Dệt 8/3)
 Xí nghiệp May 10 (Tổng Công ty May 10)
 Nhà máy Dệt Kim Đông Xuân (Cty TNHH1TV Dệt Kim Đông Xuân)
Câu 3: Trong một lần thăm và nói chuyện với CNLĐ dệt may, bác nhấn mạnh: "Mình là
chủ phải làm thế nào cho xứng đáng là chủ. Phải theo gương công nhân các nước bạn
yêu máy như yêu con, yêu nhà máy như nhà mình. Đó là làm chủ xứng đáng. Cái gì lợi
cho nhà máy là ích lợi cho mình, cái gì hại cho nhà máy là hại cho nhà mình. Đó là thái
độ của người làm chủ, làm chủ nước nhà, làm chủ nhà máy”.
Nội dung này này được bác nói đến trong lần thăm đơn vị nào của ngành:
 Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định
 Xí nghiệp May 10
 Nhà máy Dệt 8/3
 Nhà máy Dệt kim Đông xuân
Câu 4: Trao đổi với CNLĐ dệt may về nắm bắt khoa học kỹ thuật để phục vụ cho sản
xuất, Bác đã căn dặn: “Các cháu là những người đã tham gia kháng chiến, được Nhà
nước giao cho phụ trách máy móc, các cháu phải học hỏi để nhanh chóng nắm được
khoa học kỹ thuật, sản xuất được nhiều sản phẩm năng suất chất lượng tốt nhất, giá
thành rẻ nhất để phục vụ nhân dân, làm giàu cho đất nước”

1
Câu nói này được bác nói trong lần thăm đơn vị nào của ngành:
 Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định
 Xí nghiệp May 10
 Nhà máy Dệt 8/3
 Nhà máy Dệt kim Đông xuân
Câu 5: Khi nhận được 02 bộ quần áo của một đơn vị gửi biếu, Bác đã gửi lại 01 bộ kèm
theo bức thư: “Cảm ơn các cô, các chú đã biếu Bác bộ áo. Bác nhận rồi, nay Bác gửi bộ
áo ấy làm giải thưởng cho một đợt thi đua. Khi nào đợt thi đua kết thúc, ai khá nhất thì
được giải thưởng ấy”. Nhận thư Bác, một phong trào thi đua mới sôi nổi diễn ra trong
toàn xưởng may. Anh chị em nào cũng quyết tâm lập thêm thành tích để đền đáp lại tình
cảm của Bác.
Đơn vị vinh dự hai lần may áo tặng Bác và nhận được thư Bác là đơn vị nào?
 Xí Nghiệp May Thăng Long  (Cty CP May Thăng Long) 
 Xí nghiệp May 10    (Tổng Cty May 10 - CTCP)
 Xí nghiệp May Chiến Thắng (Cty CP May Chiến Thắng)
 Xí nghiệp May Đức Giang (Tổng Cty Đức Giang - CTCP)
Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt cơ sở và lý luận cho việc thành lập tổ chức
Công đoàn Việt Nam. Ngay từ năm 1927, trong 1 tác phẩm của mình, Người đã nói rõ về
mục đích và tổ chức, hoạt động của công hội: Tổ chức công hội trước là để cho công
nhân đi lại với nhau cho có tình cảm; để nghiên cứu với nhau; để sửa sang cách sinh
hoạt của công nhân cho khá hơn; để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới. Tác phẩm ấy
có tên là gì?
 Công hội đỏ
 Đường cách mệnh
 Đường đến với vinh quang
 Đường đến với cách mạng tháng 10 Nga
Câu 7. Ngày 11 tháng 10 năm 1941, Bác viết bài thơ “Công nhân” gồm 20 câu, trong đó
có những câu:
“Thợ thuyền ta phải đứng ra
Trước ta cứu nước, sau ta cứu mình
Cùng nhau vào hội Việt Minh
Ra tay tranh đấu hy sinh mới là
Bao giờ khôi phục nước nhà
Của ta ta giữ công ta ta làm”
Bài thơ trên được in trên báo nào?
 Báo Việt Nam Độc lập
 Báo Lao động
2
 Báo Nhân dân
Câu 8: Quan tâm đến người lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số bao
nhiêu về quyền của những người làm công (tương tự như Luật lao động ngày nay):
 Sắc lệnh số 29 năm 1945
 Sắc lệnh số 29 năm 1946
 Sắc lệnh số 29 Ngày 2/3/1947
Câu 9: Nhấn mạnh về giá trị của lao động, Người nói: “Nước ta nghèo, muốn sung
sướng thì phải cần cù lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là
nguồn tạo nên hạnh phúc của mọi người và cho cả thế hệ mai sau. Cán bộ, công nhân,
viên chức đã hiểu như vậy cho nên đã cố gắng làm việc tốt. Nhưng vẫn còn một số chưa
hiểu đúng như thế cho nên lười biếng lao động”; và Bác lưu ý: “Nếu ai cũng hăng hái
làm mà có một số công nhân lười cũng không được. Muốn giữ kỷ luật lao động phải có
tinh thần hăng hái, có tính sáng tạo. Tính hăng hái, sáng tạo tỏ ra ở chỗ thi đua. Thi đua
không phải là tranh đua. Mọi người phải cố gắng tiến bộ, không giấu nghề, người đi
trước hiểu biết, dẫn người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ”. Những câu nói này
được Bác phát biểu tại đâu:
 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I (1950)
 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II (1961)
 Hội nghị cán bộ công đoàn cơ sở toàn miền Bắc năm 1962
Câu 10: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được đúc kết thành những bài
học lớn cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, CNVCLĐ học tập và noi theo; Những bài
học đó là gì:
 Bài học về lối sống giản dị, thực hành tiết kiệm
 Bài học về sử dụng thời gian
 Bài học về cách ứng xử
 Bài học về sự công bằng
 Bài học về dám nghĩ dám làm
 Bài học về lòng quyết tâm
 Bài học về chữ tín
 Bài học về sự sẻ chia
 Bài học về sự đoàn kết, dân chủ, kỷ luật
 Bài học về lao động là vinh quang
 Tất cả các bài học trên

3
Câu tự luận:Anh (chị) hãy viết những suy nghĩ, cảm nhận của mình về một trong những
bài học lớn của Bác Hồ. Liên hệ với những gương người thật, việc thật trong học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nơi anh (chị) công tác.
Bác Hồ với tinh thần tự học
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc
từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều
phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất
trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải
học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng
mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi
lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết
tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái
gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối
sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào, học được chữ nào, Bác ghép chúng lại
thành câu thực hành ngay. Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần
dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của
Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người
trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù
thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác
được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn
không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, toà soạn
báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài,
lúc là những đoạn ngắn cho súc tích. Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới
đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa
để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự, sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ
đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc, dù trời nóng hay rét Bác cũng
không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút
của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa,
chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo
không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ
khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt,
làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt
chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ
mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng
vô tận cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay. Học tập chính là hoạt
động tiếp thu tri thức của mỗi cá nhân, là tiền đề quan trọng dẫn tới sự phát triển ở mỗi
con người. Quá trình học tập bao gồm học tại trường, lớp, ở những giai đoạn nhất định
của cuộc đời và tự học suốt cả cuộc đời mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, còn
sống còn phải học. Đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ
4
được, không tiến bộ là thoái bộ, xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng
tinh xảo, mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào
thải mình”. Để việc tự học đạt kết quả tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người
cần phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng
viên phải hiểu rõ: “Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng... Học để tu dưỡng đạo đức
cách mạng... Học để tin tưởng... Học để hành...”. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm
phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch
Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý mà việc tự học của Người đã trở
thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ
thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo,
tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 
 Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm
gương tự học bền bỉ của Người đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt trong tình hình
hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi
mỗi cán bộ, đảng viên cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích
ứng với những biến đổi của xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu. Mặt khác, con người luôn ý
thức về tương lai, chú trọng năng lực suy nghĩ, năng lực lý giải cho tương lai của mình.
Để có được những năng lực ấy, mỗi người phải học tập không ngừng, học tập liên tục,
học tập suốt đời thông qua nhiều hình thức, nhưng tự học là điều rất quan trọng, và vấn
đề tự học trở thành một yêu cầu cấp bách, bắt buộc đối với mỗi cán bộ, đảng viên và
từng người lao động. Thậm chí tự học quyết định sự thành bại của từng người trước
những đòi hỏi ngày càng cao của nền sản xuất, của xã hội. Tinh thần, ý chí tự học của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay và cả mai sau vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục
hết sức sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo của dân tộc ta. Tư tưởng và tinh thần
tự học của Người mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự
vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

You might also like